You are on page 1of 4

CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI 3

LỌC KHUNG BẢN

1. Lọc sử dụng dùng để làm gì? Cho ví dụ.

Lọc thường là hoạt động cơ học hay vật lý để tách các chất rắn trong dung dịch lỏng hoặc
không khí ra khỏi môi trường chứa nó bằng cách sử dụng những lớp vật liệu lọc để ngăn cản
và giữ lại các chất rắn. Sản phẩm sau quá trình lọc sẽ được loại bỏ cặn, một lượng vi sinh vật,
các thực thể vật lý không có lợi cho sản phẩm.

Ví dụ:

 Nước bẩn chảy qua lớp cát lọc, chất bẩn sẽ bị giữ lại trên bề mặt của các hạt cát (mặc dù
chất bẩn len lõi sâu vào bên trong lớp cát, nhưng bản chất của việc lọc cát là lọc bề mặt).
 Than hoạt tính có cấu trúc rỗng xốp, nhờ đó có điện tích bề mặt riêng cực lớn. Nước bẩn
chảy qua lớp than, các cặn bẩn nhỏ li ti len lỏi vào bên trong các lỗ xốp và bị giữ lại.

2. Nêu các phương pháp tạo chênh lệch áp suất khi lọc.
- Tạo chênh lệch áp suất nhờ trọng lực của chính cột dung dịch cần lọc.
- Tạo chênh lệch áp suất nhờ hút chân không (lọc hút)
- Tạo áp lực bằng khí nén
3. Lọc có mấy chế độ, được đặc trưng bằng đại lượng nào?
Gồm có 2 chế độ:
- Lọc với áp suất không đổi (ΔP = const) – bã lọc và vách lọc không chịu được nén ép.
- Lọc với tốc độ không đổi (W = const) – áp suất lọc biến thiên theo thời gian lọc.
4. Trình bày phương trình Paysei?
Phương trình vận tốc lọc: Lượng nước lọc thu được trên một đơn vị diện tích bề mặt
vách ngăn trong một đơn vị thời gian
dV
W=
Sd
Trong đó:
V: thể tích nước lọc thu được, m3
S: diện tích bề mặt vách ngăn lọc, m2
: thời gian lọc, s

5. Lọc ổn định và lọc không ổn định là gì? Ưu nhược điểm?


 Lọc ổn định là quá trình liên tục.
- Ưu điểm: áp suất thông số kỹ thuật không đổi theo quá trình, thiết bị tự động thải bã.
- Nhược điểm: cấu tạo phức tạp, khó vận hành.
 Lọc không ổn định (thiết bị lọc gián đoạn) là quá trình mà huyền phù được cấp vào hệ
thống lọc liên tục, nước trong chảy ra liên tục nhưng tháo bã theo từng mẻ (lọc khung
bản).
Trang 1
- Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, dễ vận hành.
- Nhược điểm: hiệu suất thấp, tháo bã theo chu kỳ và tốn thời gian.
6. Phương trình vi phân lọc và nghiệm của nó?
∆P
dV
- Phương trình vi phân lọc: =
( V
S . dτ μ r 0 . X 0 + Rv
S )
2 Rv. S 2∆P.S
2
- Tích phân với ∆ P=const thu được: V + 2
V= τ (1)
r 0. X0 μ . r0 . X 0
V
- Đặt q = : Lượng nước lọc riêng (m3/m2).
S
- Phương trình (1) viết gọn lại như sau: q2 + 2.C.q = K.τ
- Vậy nghiệm của nó là q.
7. Nêu sơ đồ thí nghiệm lọc khung bản?

1. Khung khuấy huyền phù


2. Bơm huyền phù
3. Thiết bị lọc khung bản
4. Áp kế

8. Nêu cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của lọc khung
bản?
 Cấu tạo
Máy lọc ép khung bản là một thiết bị làm việc theo nguyên tắc nén áp suất. Nó được
cấu tạo chủ yếu là khung và bản. Khung giữ vai trò chứa bã lọc và là nơi nhập huyền
phù vào. Bản tạo ra bề mặt lọc với các rãnh dẫn nước lọc hoặc là các lỗ lọc.

Trang 2
Khung và bản thường được chế tạo dạng hình vuông và phải có sự bịt kín tốt khi ghép
khung và bản. Khung và bản được xếp liên tiếp nhau trên giá đỡ. Giữa khung và bản là
vách ngăn lọc. Ép chặt khung và bản nhờ cơ cấu đai vít xoắn nhờ tay quay. Lỗ dẫn
huyền phù nhập liệu của khung và bản được nối liền tạo thành ống dẫn nhô ra để ghép
với hệ thống cấp liệu. Nước lọc chảy ra từ bản qua hệ thống đường ống và lấy ra ngoài.

 Nguyên lý hoạt động

- Đây là thiết bị lọc áp lực làm việc gián đoạn nghĩa là nhập liệu vào liêu tục, nước
lọc tháo ra liên tục nhưng bã được tháo ra chu kì.
- Huyền phù được đưa vào rãnh. Khi rửa, nước rửa đưa vào rãnh. Trên bề mặt của
bản, người ta xẻ các rãnh thẳng đứng song song nhau và hai rãnh nằm ngang ở hai
đầu. Rãnh nằm ngang bên dưới có thông với van để tháo nước lọc và nước rửa.
Khung rỗng tạo thành các phòng để chứa cặn.
- Huyền phù dưới tác động của áp suất được đưa vào rãnh rồi vào khoảng rỗng của
khung, chất lỏng đi qua vải lọc sang các rãnh của bản rồi theo van ra ngoài, còn bã
được giữ lại trong khung.
- Để rửa bã, người ta ngừng cho huyền phù và cho nước rửa vào. Nước rửa đi qua
lớp vải lọc, qua toàn bộ bề dày lớp bã kéo theo chất lỏng còn lại trong bã qua lớp
vải lọc thứ hai sang bản bên cạnh rồi theo ống ra ngoài. Do đó, khi rửa bã cứ một
van đóng, một van mở.
- Khi rửa xong thì mở tay quay, khung và bản tách xa nhau, bã sẽ rơi xuống máng
dưới rồi lấy ra ngoài.

 Ưu điểm

Bề mặt lọc trên một đơn vị diện tích sản xuất lớn.
Động lực quá trình lọc (hiệu số áp suất) lớn.
Có thể kiểm tra quy trình làm việc.
Có thể ngừng hoạt động một vài bản (khi thấy nước lọc chảy ra qua van của bản nào bị
đục thì ta đóng van đó lại).

 Nhược điểm

Thao tác bằng tay nhiều.


Rửa bã chưa tốt.

Trang 3
Vải lọc nhanh bị rách.

 Phạm vi sử dụng

Được ứng dụng phổ biến trong:

- Công nghiệp thực phẩm (nước nắm, rượu, nước giải khát,...).

- Xử lý môi trường (tách nước trong bùn, xử lí nước thải,...).

- Dầu khí, hóa chất, thuốc nhuộm, luyện kim, dược phẩm, sản xuất giấy và các khu vực
khác cần thiết để tách chất rắn-lỏng, công nghiệp lọc nhỏ.

9. Trình tự tiến hành thí nghiệm


- Cho vào thùng khuấy 30 đến 40 L nước.
- Bật máy khuấy để khuấy tạo huyền phù.
- Bật bơm và mở từ từ van cho huyền phù qua máy lọc.
- Giữ áp suất lọc cố định.
- Đo lượng nước lọc sau mỗi đơn vị thời gian Δt.

Trang 4

You might also like