You are on page 1of 4

CÔNG NGHỆ LỌC NHỎ GIỌT Trickling Filter

Bể lọc sinh học Biophin một công trình nhân tạo, trong đó công trình được lọc qua lớp vật liệu rắn có
bao bọc lớp màng VSV.

Cấu tạo bể lọc sinh học Biophin:

Bao gồm các bộ phận: phần chứa VL lọc, hệ thống phân phối nước trên toàn bộ bề mặt bể, hệ thống thu
và dẫn nước sau khi lọc, hệ thống dẫn và phân phối khí cho bể lọc.

Nguyên lý hoạt động của bể lọc sinh học Biophin

- Các vật liệu lọc có độ rỗng và diện tích bề mặt tiếp xúc lớn . Nước từ hệ thống phân phối nước đến vật
liệu lọc chảy thành lớp mỏng qua khe hở của vật liệu, đồng thời tiếp xúc với màng sinh học ở trên và sau
đó được làm sạch nhờ các vinh sinh vật của màng.

- Các chất hữu cơ phân hủy hiếu khí sinh ra CO2 và nước, phân hủy kị khí sinh ra CH4 và CO2 làm tróc
màng ra khỏi vật mang, bị nước cuốn theo.
- Trên mặt giá vật liệu lọc lại hình thành màng mới. Hiện tượng này được lặp đi lặp lại nhiều lần→BOD
của nước thải bị vi sinh vật sử dụng làm chất dinh dưỡng và bị phân hủy kị khí và hiếu khí→nước thải
được làm sạch.

- Nước sau khi xử lí ở lọc sinh học thường chứa nhiều chất lơ lửng do các mảnh vỡ của màng sinh học
cuốn theo, vì vậy cần phải đưa vào lắng 2 và lưu ở đây thời gian thích hợp để lắng cặn. Do hệ thống thu
và dẫn nước làm nhiệm vụ

Các VSV trên màng lọc : là một hệ VSV tùy tiện

- Ở ngoài cùng của màng là lớp VK hiếu khí: trực khuẩn Bacillus
- Ở giữa là các VK tùy tiện: Alkaligenes, Pseudomonas, Flavobacterium, Micrococus và cả Bacillus
- Lớp sâu bên trong màng là VK kị khí khử S và nitrat : Desulfovibrio
- Phần cuối màng là các động vật nguyên sinh và một sô SV khác

Ưu nhược điểm của bể lọc sinh học

Ưu điểm

- Rút ngắn được thời gian xử lý.


- Đồng thời có thể xử lý hiệu quả nước thải qua quá trình khử nitrat hoặc phản nitrat hóa.
- Giảm việc trông coi
- Tiết kiệm năng lượng, không khí được cấp trong hầu hết thời gian lọc làm việc bằng cách lưu thông tự
nhiên từ cửa thông gió đi vào lớp vật liệu.

Nhược điểm

- Không khí ra khỏi lọc thường có mùi hôi thối và xung quanh lọc có nhiều ruồi muỗi.
- Hiệu suất làm sạch nhỏ hơn với cùng một khố lượng tải
- Dễ bị tắc nghẽn.
- Rất nhạy cảm với nhiệt độ
- Không khống chế được quá trình thông khí, dễ bốc mùi.
- Chiều cao hạn chế.
- Bùn dư không ổn định.
- Vì khối lượng vật liệu tương đối nặng, nên kéo giá thành xây dựng cao.

Ứng dụng của bể lọc sinh học Biophin

Bể lọc sinh học Biophin được sử dụng rộng rãi trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt những nơi có
diện tích lớn và vùng không có đủ nguồn điện. Thậm chí trong hệ thống xử lý nước thải cao su cũng
được ưu tiên áp dụng, vì khá nhiều nhà máy cao su ở trong các đồn điền cao su, gần nguồn nguyên liệu
nhưng điện khá yếu và hay cúp điện. Nên sử dụng bể lọc sinh học là giải pháp hiệu quả nhất.
*** Bằng công nghệ lọc sinh học (Trickling Filter), là một trong những phương pháp tối ưu hiện nay
để xử lý các nguồn nước thải từ các nhà máy, doanh nghiệp. Công nghệ này, bản chất là một thiết bị
phản ứng sinh học trong đó các vi sinh vật sinh trưởng cố định trên lớp vật liệu lọc. Một bể lọc thường
bao gồm một lớp vật liệu thấm nước và vi sinh vật kết dính trên đó. ( xu ly nuoc thai )
Vật liệu lọc thường được sử dụng là đá dăm hoặc hoặc khối vật liệu lọc có hình thù khác nhau. Nếu vật
liệu lọc là đá hoặc sỏi thì kích thước hạt dao động trong khoảng 0,5 -2,5 mm, trung bình là 1,8 mm. Bể
lọc với vật liệu là đá dăm thường có dạng tròn. Nước thải được phân phối trên lớp vật liệu lọc nhờ bộ
phận phân phối. Bể lọc với vật liệu lọc là chất dẻo có thể có dạng tròn, vuông, hoặc nhiều dạng khác với
chiều cao biến đổi từ 4 – 12m. Ba loại vật liệu bằng chất dẻo thường dùng là
+ vật liệu với dòng chảy thẳng đứng
+ Vật liệu với dòng chảy ngang
+ vật liệu đa dạng.

Bể lọc sinh học

Các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật dính kết trên lớp vật liệu lọc. Chất hữu cơ có
trong nước thải sẽ bị hấp phụ vào màng vi sinh vật dày 0,1 – 0,2 mm và bị phân huỷ bởi vi sinh vật hiếu
khí. Khi vi sinh vật sinh trưởng và phát triển, bề dày lớp màng tăng lên, do đó, oxy đã bị tiêu thụ trước
khi khuếch tán hết chiều dày lớp màng sinh vật. Như vậy, môi trường kị khí được hình thành ngay sát bề
mặt vật liệu lọc.
Khi chiều dày lớp màng tăng lên, quá trình đồng hoá chất hữu cơ xảy ra trước khi chúng tiếp xúc với vi
sinh vật gần bề mặt vật liệu lọc. Kết quả là vi sinh vật ở đây bị phân huỷ nội bào, không còn khả năng
dính bám lên bề mặt vật liệu lọc và bị rửa trôi.
Ưu điểm của công nghệ này là giảm được việc trông coi, giám sát từ đó tiết kiệm được chi phí nhân
công. Công nghệ xử lý nước thải bằng công nghệ Trickling Filter có thể sử dụng hệ thống thông gió tự
nhiên, từ đó tiết kiệm được năng lượng để vận hành. ( xulynuocthai )

PP VẬT LIỆU LỌC KHÔNG NGẬP TRONG NƯỚC

Ưu điểm

- Tiết kiệm chi phí nhân công (giảm việc trông coi)

- Tiết kiệm năng lượng (Có thể sử dụng cách thông gió tự nhiên)

Nhược điểm

- Hiệu suất làm sạch nhỏ hơn bể lọc có lớp vật liệu lọc ngập trong nước với cùng một tải lượng khối

- Dễ bị tắc nghẽn
- Rất nhạy cảm với nhiệt độ (ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh trưởng và phát triển của hệ vi sinh
vật trong bể)

- Không khống chế được quá trình thông khí, dễ sinh mùi

- Bùn dư không ổn định

- Giá thành xây dựng cao (Khối lượng vật liệu lọc tương đối nặng)

You might also like