You are on page 1of 15

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

VẬN HÀNH – BẢO TRÌ


HỆ THỐNG TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI
10M3/H
MỤC LỤC
1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ AN TOÀN
1.1 An toàn cá nhân

Luôn luôn mang áo bảo hộ ở khi vực công trường.

Luôn luôn mang nón bảo hộ ở khi vực công trường.

Luôn luôn mang mang găng tay bảo vệ khi sử dụng,pha chế hoá chất.

Luôn luôn mang giày bảo hộ ở khi vực công trường.

Đeo mặt nạ phòng độc hoặc thiết bị bảo vệ tai và kính bảo hộ khi làm
việc ở môi trường ồn ào và bụi bặm.

Đeo kính bảo vệ mắt khi có nguy cơ bị tổn thương mắt.

1.2 Điều kiện làm việc chung


• Vật tư và dụng cụ phải sắp xếp thành chồng theo thứ tự.
• Khu vực làm việc và kho bãi phải được xác định ranh giới rõ ràng để tiện sử dụng.
• Vật tư và dụng cụ phải được sắp xếp gọn gàng trong khu vực chỉ định.
• Luôn luôn giữ sàng khô và lau chùi sạch sẽ để tránh bị trượt, nếu cần thiết phải có biển
cảnh báo.
• Trách nhiệm chung của mọi người là phải giữ nơi làm việc an toàn và có trật tự.
• Luân tuân theo các yêu cầu về an toàn hoặc các biển báo cũng như các hướng dẫn về
an toàn lao động.
• Phải giữ thiết bị, dụng cụ trên giá để đồ hoặc trong hộp khi chưa sử dụng.
• Khi cần dỡ bỏ hàng rào bảo vệ, phải lắp đặt lại sau khi đã xong việc.
• Khi điều kiện làm việc thiếu thốn hoặc không an toàn, phải báo cáo ngay với cấp trên.
1.3 vật tư và các chất
• Vật tư nặng phải được đặt ở xung quanh các giá chứa hàng để
giảm thiểu tần số và mức độ nặng ở giữa.
• Dán nhãn tên vật tư để dễ dàng nhận dạng và tìm kiếm.
• Bước đi bình thường khi tiến lên phía trước, tránh phải sải chân
khi không cần thiết.
• Mỗi lần chỉ khuân vác một lượng hàng nhỏ thích hợp.
• Sử dụng xe đẩy phù hợp để vận chuyển các đồ vật nhỏ.
• Chất lỏng dễ cháy được cất giữ ở những nơi thoáng mát hoặc trong
các thùng chống cháy trừ những chất cần sử dụng ngay.
• Đóng chặt nắp bình chứa chất lỏng dễ cháy.
• Các chất độc hại cho sức khoẻ phải được cất giữ nơi khô ráo, thông
thoáng, an toàn và không dễ bắt lửa.
• Phải nghiêm chỉnh tuân theo các biện pháp kiểm soát ghi trên nhãn,
dãn trên thùng.
• Các chất không có ký hiệu cảnh báo có ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu không sử dụng
đúng cách và không có biện pháp an toàn.
1.4 Các công việc tìm ẩn nguy hiểm
1.4.1 Sử dụng
điện
• Dùng đúng ổ cắm và phích cắm khi đấu nối dụng cụ với nguồn
điện.
• Cáp chạy quanh lối đi phải được bảo vệ đúng cách.
• Trừ các dụng cụ được cách ly kẹp, các dụng cụ điện cầm tay phải
được tiếp đất đúng cách.
• Các dây dẫn phải được xem như là “đang có điện” cho đến khi
được kiêm tra là an toàn.
1.4.2 Không
gian chật hẹp
• Biết và lưu ý đến sự nguy hiểm khi làm việc ở không gian chật
hẹp.
• Chỉ người có tay nghề mới được làm ở không gan chật hẹp.
• Tiến hành các thí nghiệm về khí độc và chất khí dễ cháy và sự
thiếu oxy bằng các thiết bị đo chuyên dụng trước và sau khi vào khu vực chật hẹp.
• Luôn có người túc trực nhận thông báo tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra trong khu
vực chật hẹp để có thể gọi bộ phận hỗ trợ.
• Sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân do công ty cấp.
1.5 An toàn khi vận hành
• Nhân viên vận hành phải đọc và hiểu các hướng dẫn vận hành an toàn của nhà sản
suất.
• Nhân viên vận hành phải mang giày, mũ, găng tay bảo hộ lao động.
• Nhân viên vận hành phải kiểm tra toàn bộ hệ thống trước khi vận hành.
• Trong khi vận hành người vận hành phải quan sát hiện tượng, những rủi ro của hệ
thống để báo cáo kịp thời với người chịu trách nhiệm.
• Không nhờ cậy những người không có trách nhiệm làm công việc vận hành hệ thống.
• Phải giữ vệ sinh nơi hệ thống vận hành và có ý thước bảo vệ thiết bị của hệ thống.
• Khi đi lại hệ thống phải hết sức chú ý và cẩn thận, không giẫm đạp lên đường ống của
hệ thống.
• Tuyệt đối không được vận hành hệ thống khi không có giấy phép và không được chỉ
định.
• Không cho phép ai vào hệ thống.
• Không để hệ thống chạy quá giờ quy định.
• Phải hết sức chú ý tới hệ thống tự động, không để rò rỉ nước vào hệ thống điện tự
động, luôn kiểm tra điện trước khi vận hành.
• Kiểm tra áp của thiết bị đạt chuẩn của quy định hay không, tránh trường hợp quá áp
trong hệ thống.
• Không được hút thuốc, hay mang những chất dễ cháy nổ vào khu vực đặt hệ thống.
• Không được để, đặt bất kì vật dụng hay bất kì thứ gì lên hệ thống.
• Kiểm tra hoá chất châm vào thiết bị.
• Lấy mẫu định kì kiểm tra chất lượng của nước.
• Sau khi vận hành nhân viên vận hành phải kiểm tra mọi hoạt động của hệ thống đã
ngừng hãn hay chưa,
• Luôn có người trông coi và bảo vệ hệ thống.
2. CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ
• Tên dự án: Hệ thống tái sử dụng nước thải PVM
• Công suất: 10m3/h
2.1 Chất lượng nguồn nước cấp đầu vào
Nguồn nước đầu vào hệ thống xử lý hiện hữu có chất lượng và giới hạn thiết kế như
bản sau:

2.2 Chất lượng nước sau xử lý


Chất lượng nước sau xử lý của hệ thống đạt các chỉ tiêu được thể hiện như bảng sau:
3. MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
3.1 Hệ thống tái sử dụng nước thải
Mô tả quy trình hệ thống:
 Cấu hình: Bể chứa nước sau xử lý- Bộ lọc đĩa (Disk filter) – Cụm UF(UF
Skid) – Bể trung gian – Cụm RO (RO Skid) – Bể chứa (nước thành phẩm và
nước RO Reject)
 Bộ lọc đĩa (Disk Filter):
Được thiết kế nhằm loại bỏ các cặn bẩn có kích thước(> 100µm), bảo vệ và
nâng cao tuổi thọ màng UF. Bộ lọc đĩa được thiết kế tự động rửa ngược dựa
trên chênh lệch áp suất và thời gian hoạt động. Ngoài ra, còn được bổ dung
thêm bộ phận châm/trộn PAC trước khi vào bộ lọc đĩa DF để tăng khả năng
loại cặn bẩn của màng UF.
 Cụm UF (UF Skid):
Được sử dụng àng lọc sợi rỗi loại bỏ cặn bẩn, đảm bảo nước sau khí UF có chỉ
số SDI<5, bảo vệ màng RO phía sau. Màng UF cải tiến được rửa ngược bằng
khí để giảm tối đa lượng nước thải, tăng hiệu suất thu hồi của hệ thống.
 Cụm RO:
RO – Công nghệ lọc tiên tiến để loại bỏ ion trong nước với màng RO nhập
khẩu của hãng DuPont – Flimtec (USA), RO chủ yếu để loại bỏ các ion, chất
rắn hoà tan trong nước thải & cho ra dòng thành phẩm chất lượng nước tốt –
đạt chất lượng nước tái sử dụng. Ngoài ra, sau màng RO sẽ thải ra 1 dòng nước
thải, dòng thải này sẽ được tận dụng cho các nhà vệ sinh trong nhà máy, giảm
thiểu việc thất thoát nước.
Trong suốt quá trình vận hành, hoá chất chống cáu cặn được châm vào liên tục
để bảo vệ màng RO, hạn chế tối đa việc tắc nghẽn màng, giúp tăng tuổi thọ cho
màng RO. Đồng thời, hệ thống còn được bố trí bộ CIP (rửa màng) trong trường
hợp màng bị tắc nghẽn, tần suất CIP tuỳ thuộc vào chất lượng nước & quá
trình vận hành hệ thống.
Cụm CIP được thiết kế vận hành tự động thông qua các thiết bị kiếm soát áp
suất (tăng 10 – 15%), lưu lượng (giảm 10%) & TDS/ độ dẫn điện (tăng 5-
10%). Sau khi kết thúc quy trình CIP hệ thống được lập trình xả rửa bằng cụm
AutoFlushing để rửa lại một lần nước bằng nước sạch trước khi hệ thống hoạt
động lại bình thường.
Quy trình diễn ra được tự động hoá hoàn toàn nhờ vào hệ thống van điện được
kết nối & lập trình sẵn, không cần can thiệp trong quá trình này.
Hoá chất khử trùng được châm bào vể nước sau xử lý để đảm bảo hàm lượng
vi khuẩn luôn ở mức cho phép và theo tiêu chuẩn yêu cầu.
Với chất lượng nước thải cấp vào RO, khả năng bị đóng cáu cặn gây tắc nghẽn
màng RO và lượng Clorine dư trong nước ảnh hưởng đến màng là khá cao. Để
giảm thiểu điều này WASOL đề xuất sử dụng Hydrex 4102 và Hydrex 4103 để
chống cáu cặn & bảo vệ mạng RO. Hoá chất này đã được FDA – Cục quản lý
thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ xác nhận sử dụng an toàn cho các nhà máy
thực phẩm và thực tế WASOL đã cung cấp cho các nhà máy thực phẩm như
Suntory Pepsico, Saf Viet, VietAvis… tất cả đều sử dụng an toàn.
3.2 Hệ thống phân phối nước sau xử lý
Mô tả quy trình hệ thống:
Bể chứa nước thành phẩm – Cooling Tower 1&2&3
Cấu hình: Bồn chứa nước RO Reject - WC
 Dòng RO Permeate:
Nước sau xử lý (dòng RO permeate) được dẫn vào bồn chứa. Tại đó bồn chứa có hệ thống
châm và kiểm soát hàm lượng Clo trong nước để đảm bảo hàm lượng Clo luôn trong giới
hạn cho phép (0,2 – 0,5 mg/L). Nước từ bồn chứa sau xử lý sẽ được bơm cấp đến các
điểm sử dụng (Cooling Tower), tại các điểm sử dụng sẽ được lắp đặt đồng hồ đo lưu
lượng để kiểm soát lượng sử dụng nước trong ngày.
 Dòng RO Reject:
Dòng RO Reject được tận dụng để sử dụng làm nước xịt rửa, vệ sinh hệ thống. Nước từ
dòng này có đặc điểm áp suất cao (~ 8 - 10 bar) nên không cần bơm cấp mà dẫn nước vào
một bồn trung gian (RT03), tại bồn có lắp đặt bơm để sử dụng cho việc vệ sinh hệ thống
khi cần thiết, phần còn lại sẽ gộp chung với dòng thải của hệ thống xử lý nước hiện hữu
chảy ra Đại Nam. Điểm đấu gộp nằm trước đồng hồ đo COD online để kiểm soát chất
lượng nước xả thải.

4. THÔNG SỐ KỸ THUẬT VÀ HÌNH ẢNHCÁC


THIẾT BỊ CHÍNH.
MỤC HẠNG MỤC/ MÔ TẢ NHÃN HIỆU HÌNH ẢNH
I HỆ THỐNG UF Wasol
Bơm cấp PU01-A/B Grundfos
- Loại: Bơm trục ngang
- lưu lượng: 21m3/h @ 5bar
- Tần số: 50 Hz

Bộ lọc đĩa Veolia


- Công suất: 21m3/h
- Kích thước lọc: 100 µm
- Tự động rửa ngược các bộ
phận riêng lẻ dựa trên chênh
lệch áp suất hoặc thời gian;

Cụm UF Kuraray
- Vật liệu màng: PVDF (Poly
vinylidene fluoride)
- Diện tích màng hoạt động: 40
m2
- Công suất: 21 m3/h
- Hiệu suất thu hồi: >95%
- Kích thước lọc: 0.01 – 0.02
µm
- pH hoạt động: 1 - 11
Bồn trung gian (RT01) Wasol

II HỆ THỐNG RO
Bơm cấp PU01-A/B Grundfos
- Loại: bơm trục ngang
- Lưu lượng: 21 m3/h @ 3.5bar
- Tần số: 50Hz

Bộ lọc SF Wasol
- Kích thước lọc: 5 µm
- Vật liệu vỏ: SS304
- Loại chứa: 7 lõi 30 in
Bơm cao áp grundfos
- Loại: bơm trục đứng
- Lưu lượng: 21m3/h @ 16.4
bar
- Áp suất hoạt động tối đa: 25
bar

Vỏ màng RO Codeline
- Loại: chứa màng RO-8040
- Vật liệu: FRP
- Áp suất làm việc: 300 Psi
Màng RO
- Loại màng: 8”
- Tỷ lệ thu hồi: ~50% Dow - Dupont
- Công suất: 10m3/h
- Áp suất làm việc: có thể lên
đến 70 bar
- pH hoạt động: 1- 13

Bồn chứa nước sau xử lý (RT02) Wasol


- Thể tích: 11.5 m3

III HỆ THỐNG PHÂN PHỐI NƯỚC


Bơm cấp cooling(PU04-A/B) Grundfos
- Loại: bơm trục ngang
- Lưu lượng: 10 m3/h @ 6 bar

Bơm tuần hoàn (bể T02 PU05-A/B) Grundfos


- Loại: bơm trục ngang
- Lưu lượng: 10 m3/h @ 1.0
bar

Bồn chứa nước RO reject (RT03)


- Dung tích: 3000l
- Vật liệu: SS304

IV CỤM HOÁ CHẤT VÀ CỤM CIP


Bồn dung dịch CIP Pakco
- Vật liệu: PE/FRP
- Dung tích: 1000L

Bơm CIP (PU07) Grundfos


- Loại: bơm trục ngang
- Lưu lượng: 24 m3/h @ 4.0
bar

Bơm plushing (PU08) Grundfos


- Loại: bơm trục ngang
- Lưu lượng: 20 m3/h @ 4.0
bar

V Hệ thống đo và điều
khiển
Thiết bị đo độ dẫn điện & pH Mettler
- Loại: Đo, hiển thị và kiểm
soát
- Khoảng đo EC: 0 – 2000
µS/cm
- Khoảng đo pH: 0 - 14
Tủ điện

5. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG


5.1 Chuẩn bị trước khi vận hành
Các bước chuẩn bị trước khi vận hành:
 Bước 1: Kiểm tra nước cấp đầu vào (đạt theo các thông số thiết kế đầu vào)
 Bước 2: Kiểm tra nguồn điện cung cấp đủ 3 pha, điện áp 3 pha tương đương
nhau.
 Bước 3: Kiểm tra lượng hoá chất nếu hết phải pha. Cách thực hiện như bảng
dưới:
TÊN HOÁ CHẤT LƯỢNG HOÁ LƯỢNG NƯỚC THIẾT LẬP BƠM
CHẤT

Hydrex 4102 10 kg 250 lít 1 L/h

Hydrex 4301 10 kg 250 lít 1,25 L/h

NaOCl 30 kg 250 lít 3 L/h

PAC 10 kg 250 lít 2,5 L/h

Ca(OH)2 25 kg 250 lít 3 L/h

H2SO4 15 kg 250 lít 2.5 L/h

5.2 Nguyên lí điều khiển của hệ thống


5.2.1 Nguyên lí
hoạt động của cụm UF – RO:
 Điều kiện hoạt động ON/OFF của hệ thống:
Hệ thống tái sử dụng nước – cụm UF
- Hệ thống hoạt động khi:
Cảm biến mực nước (LS01) trong bể chứa nước thải sau xử lý (T14) ở mức báo đầy,
cảm biến mực nước (LT01) trong bể trung gian (RT01) không ở mức báo đầy và cảm
biến các bồn hoá chất báo đầy.
- Hệ thống không hoạt động khi:
Cảm biến mực nước trong bể chứa nước thải sau xử lý (T14) ở mức báo cạn.
Cảm biến báo mực nước trong bể trung gian (RT01) ở mức đầy.
Cảm biến một hoặc các bồn hoá chất báo cạn.
Hệ thống tái sử dụng nước thải cụm UF hoạt động theo nguyên lý sau:

You might also like