You are on page 1of 11

4.

Vận chyển mẫu bệnh phẩm


Mục tiêu:

- Kiểm soát tốt công tác quản lý chất lây nhiễm, đảm bảo không phát tán mầm bệnh
trong quá trình vận chuyển và xử lý phát sinh tại cơ sở y tế đảm bảo an toàn cho nhân
viên y tế, người tham gia, vận chuyển, quản lý chất lây nhiễm
- Nâng cao hiệu quả quản lý, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng
đồng
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ cơ sở y tế trong công tác vận chuyển và
xử lý chất thải y tế nguy hại

4.1 Vận chuyển mẫu trong cùng đơn vị (giữa các khoa phòng trong cùng: bệnh viện,
viện nghiên cứu, viện dịch tễ, phòng khám đa khoa...)

4.1.1 Thiết bị bảo hộ cá nhân

Chọn và sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân cần xem xét các yếu tố:

- Kích cỡ và hình dạng


- Độ vừa vặn, thoải mái và linh hoạt đảm bảo cho quá trình làm việc
- Yêu cầu trong việc làm sạch, khử trùng và bảo dưỡng
- Trang bị dùng 1 lần hay tái sử dụng?
- Khả năng tương tác với thiết bị khác
- Độ bền (chống ăn mòn, xuyên thủng...)
- Nguy cơ cản trở cho quá trình làm việc
- Đào tạo phù hợp khi sử dụng cho những công việc có nguy cơ cao, đặc biệt liên quan
đến mặc cới đúng cách
file:///C:/Users/ADMIN/Downloads/9789290619840-vie%20(3).pdf

Các thiết bị bảo hộ cá nhân phổ biến


4.1.2 Yêu cầu khi vận chuyển

- Việc vận chuyển, trung chuyển chất lây nhiễm y tế thông thường ngay tại cơ sở
phải đảm bảo không được làm rơi vãi, gây phát tán mùi hoặc nước rò rỉ và đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định:

+) Không dùng tay không để vận


chuyển mẫu bệnh phẩm

+) Không cầm trực tiếp vào mẫu


bệnh phẩm dù đã đeo găng tay
bảo hộ

+) Không trực tiếp bê khay mẫu


bệnh phẩm tránh sự cố tràn đổ
xảy ra

+) Đảm bảo 2 lớp khi vận


chuyển: ống nghiệm chứa mẫu
bệnh phẩm; hộp đựng kín có nắp

- Các thiết bị lưu chứa chất thải phải có kích cỡ phù hợp với thời gian lưu trữ. Các
thiết bị lưu chứa tại các khu vực công cộng phải đảm bảo tính mỹ quan tại cơ sở.
4.1. Thiết bị hiện đại trong vận chuyển mẫu

4.1.1 Pass Box – hộp chuyển hàng phòng sạch

Pass Box là thiết bị phụ trợ phòng xét nhiệm sạch, nó được dùng để vận chuyển các mẫu bệnh
phẩm và các đồ vật giữa các phòng hoặc từ ngoài vào phòng, nhằm giảm số lần mở cửa và
giảm ô nhiễm tới mức tối đa cho phòng xét nghiệm.

Phân loại: gồm 2 loại: +) pass box tĩnh

+) pass box động

Pass Box tĩnh ( Static Pass Box):


-Vận chuyển đồ vật qua các phòng có
tia UV để diệt khuẩn các đồ vật trước
khi vào phòng sạch.
-Trang bị: điện từ xếp lồng 2 cửa; có
đèn LED báo hiệu cửa mở hay không;
không có khóa bảo về và bộ lọc hút;
thông số kỹ thuật đèn cực tím là 8W
-Sử dụng nhằm hạn chế hoạt động di
chuyển của con người: +)giữa 2 phòng
sạch có cùng cấp độ sạch
+) Ở một số môi trường: bệnh viện,
phòng thí nghiệm, phòng sạch thực
phẩm..
+) Chuyển rác ra khỏi phòng sạch: yêu
cầu một pass box riêng và rác thải
không nguy hiểm với môi trường bên
ngoài

Cấu tạo:

(1). Thân hộp


(2). Cửa
(3). Kính cường lực
(4). Ổ cắm điện
(5). Công tắc điều khiển
(6). Đèn UV diệt khuẩn
Nguyên lý hoạt động:

- Đối với khóa cơ: Khóa liên động bên trong thực hiện bằng hình thức cơ học
- Đối với khóa điện tử: sử dụng mạch điện tử tích hợp bên trong, khóa điện tử, bảng
điều khiển, đèn báo
- Khi đưa đồ vật vào, đóng cửa lại và bật đèn UV chờ trong 15’ để diệt bớt vi khuẩn sau
đó mới đưa vào phòng sạch

Pass Box động (Dynamic Pass Box):


-Là thiết bị vận chuyển mẫu tự làm sạch
-Trang bị: tủ cửa liên động nằm ở 2 bên;
một khóa trong bảo về giúp kiểm soát bụi và
cacs chất lỏng lẻo đi qua; bộ lọc hút 0,3
micron; thông số kỹ thuật đèn cực tím 18W
-Sử dụng để truyền vật liệu từ môi trường
không giới hạn sang môi trường được kiểm
soát: +) giữa phòng sạch và môi trường
không sạch: xử lý chất bẩn qua hệ thống lọc
HEPA, cùng với đèn UV
+) giữa 2 phòng sạch có cấp độ sạch khác
nhau nhằm tránh sự lây nhiễm chéo

Cấu tạo:

Cấu tạo gần giống với Static Pass Box


Thêm bộ phận làm sạch

Nguyên lý hoạt động: Khi đồ vật được đưa vào, bụi được thổi bằng không khí sạch lọc bởi
Hepa Filter. Sau đó ổn định và bật đèn UV để diệt khuẩn trong thời gian nhất định mới đưa
vào phòng sạch.
https://trivietcorp.net/tim-hieu-su-khac-biet-giua-pass-box-tinh-va-pass-box-dong/

https://passbox.vn/can-chu-y-gi-khi-thay-the-loc-hepa-cho-pass-box/

https://passbox.vn/passbox-la-gi-ung-dung-cua-passbox-trong-phong-sach/#:~:text=C
%E1%BA%A5u%20T%E1%BA%A1o%20c%E1%BB%A7a%20Pass%20Box,-Nh
%C3%ACn%20chung%2C%20Pass&text=M%E1%BB%99t%20H%E1%BB%99p%20chuy
%E1%BB%83n%20h%C3%A0ng%20ti%C3%AAu,(c%C6%A1%20ho%E1%BA%B7c
%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD)

4.1.2 Hệ thống vận chuyển mẫu bệnh phẩm bằng khí nén – Vận chuyển mẫu chỉ bằng một
thao tác “nhấn nút”

-Ưu điểm: +) Vận chuyển nhiều loại


vật tư cùng 1 lúc: mẫu xét nghiệm,
mẫu bệnh phẩm, phim chụp X
quang, kết quả xét nghiệm..
+) Thời gian vận chuyển nhanh, chỉ
bằng 1 thao tác ‘nhấn nút’
+) Đảm bảo vận chuyển xuyên suốt
giữa các khoa phòng
+) Tính an toàn cao, tránh được 1 số
tác nhân bên ngoài trong quá trình
vận chuyển
+) giảm công lao động cho nhân sự,
từ đó có thời gian quan tâm bệnh
nhân nhiều hơn

+) Rút ngắn thời gian nhận-trả kết quả, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân

-Nhược điểm: +) Tốn kém

+) Đòi hỏi trình độ sử dụng máy móc kỹ thuật của nhân sự

Cấu tạo hệ vận chuyển mẫu TranspoNet:

+) Bộ điều khiển trung tâm: trực tiếp kết nối và điều khiển trên máy tính, phần mềm điều
khiển trên nền tảng Windown

+) Máy nén khí: cung cấp dòng khí cho hệ thống vận chuyển mẫu, với hai chế độ cung cấp là
khí nén và khí hút

+) Trạm vận chuyển


+) Hộp vận chuyển

+) Hệ thống đường ống: thiết kế đảm bảo kín khí và chịu được nhiệt, lực va đập để đảm bảo
an toàn và hiệu suất đường ống.

Quy trình:

+) Bước 1: Để mẫu bệnh phẩm vào hộp chuyển

+) Bước 2: Lắp hộp chuyển vào hệ thống ống dẫn

+) Bước 3: Ấn nút khởi động hệ thống

Lưu ý khi đặt mẫu vào hệ thống

+) Quan sát đèn báo tại vị trí trạm gửi và nhận có sáng không?

+) Để mẫu cần vận chuyển vào hộp: Chú ý quan sát xem hộp đã chứa mẫu bên trong chưa?

https://medinet.gov.vn/chuyen-muc/he-thong-van-chuyen-mau-benh-pham-xet-nghiem-bang-
khi-nen-cmobile1289-1042.aspx

https://www.sagomed.com.vn/he-thong-van-chuyen-mau
4.2 Vận chuyển mẫu ngoài đơn vị (giữa các đơn vị trên với nhau)

4.2.1 Thời gian vận chuyển

Thời gian vận chuyển được bố trí phù hợp, hạn chế người đi lại tránh tập trung quá đông
người và phương tiện đi lại

4.2.2 Lập kế hoạch và trao đổi thông tin

o Đối với đơn vị gửi mẫu


- Đảm bảo phân loại, đóng gói, dán nhãn và đảm bảo hoàn tất các thủ tục giấy tờ cần
thiết trước khi vận chuyển; chất lây nhiễm trước khi vận chuyển phải được đóng gói
trong các thùng, hộp hoặc túi kín, bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải
trên đường vận chuyển.
- Trao đổi trước với đơn vị tiếp nhận
- Lựa chọn đơn vị, phương tiện vận chuyển phù hợp nhằm đảm bảo thời gian vận
chuyển ngắn nhất không vượt quá thời gian bảo quản quy định
- Thông báo cho đơn vị nhận về ngày gửi, phương tiện vận chuyển và thời gian dự kiến
o Đối với đơn vị vận chuyển
- Tư vấn cho người gửi giấy tờ và hướng dẫn vận chuyển
- Tư vấn người gửi đóng gói đúng cách
- Giúp người gửi trong việc bố trí tuyến đường ngắn và phù hợp nhất; xác nhận tuyến
đường với người gửi
- Phương tiện vận chuyển: Cơ sở y tế, đơn vị được thuê vận chuyển chất lây nhiễm y tế
nguy hại phải sử dụng xe thùng kín hoặc sử dụng các loại phương tiện khác để vận
chuyển từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm nhưng phải đáp ứng yêu cầu theo quy
định.
- Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất lây nhiễm y tế nguy hại trên phương tiện vận chuyển
phải đáp ứng yêu cầu: Có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu được va chạm,
không bị rách vỡ bởi trọng lượng chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận
chuyển, có biểu tượng về loại chất thải lưu chứa theo quy định tại với kích thước phù
hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu trên thiết bị lưu chứa chất thải,
được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và bảo đảm không
bị rơi, đổ trong quá trình vận chuyển chất thải.
- Trong quá trình vận chuyển chất thải y tế cho cụm, khi xảy ra tràn đổ, cháy, nổ chất
thải y tế hoặc các sự cố khác phải thực hiện ngay các biện pháp ứng phó, khắc phục sự
cố môi trường theo quy định của pháp luật.
- Lưu trữ giấy tờ giao hàng và tiến hành vận chuyển
o Đối với người vận chuyển
- Nhân viên điều khiển phương tiện vận chuyển phải có giấy phép điểu khiển phương
tiện vận chuyển còn hiệu lực, phù hợp với loại phương tiện ghi trong giấy phép; thu
gom, vận chuyển các chất lây nhiễm y tế được phép hoạt động theo quy định của pháp
luật và theo kế hoạch của các cấp có thẩm quyển.
- Nhân viên vận chuyển phải được trang bị quần áo bảo hộ, mũ, khẩu trang, kính và
găng tay trong suốt quá trình vận chuyển đảm bảo giữ an toàn cho bản thân nhân viên
vận chuyển và cộng đồng.
- Người vận chuyển không được chất đầy quá tải xe, gây rò rỉ hoặc rơi vãi trong quá
trình vận chuyển; nếu rơi phải dừng lại lau và thu gom chất thải.
o Đối với đơn vị tiếp nhận mẫu
- Tổ chức tiếp nhận đầy đủ và kịp thời khi hàng đến
- Xác nhận đã nhận hàng tới người gửi

Quá trình vận chuyển mẫu là một quy trình khép kín đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các
đơn vị vận chuyển; yêu cầu cập nhật thông tin chính xác và thường xuyên đảm bảo mẫu được
vận chuyển đến nơi tiếp nhận an toàn và kịp thời gian dự kiến. Đơn vị gửi mẫu cung cấp
thông tin, đóng gói kỹ lưỡng thông qua đơn vị vận chuyển lựa chọn tuyến đường tốt nhất để
vận chuyển đến tay đơn vị tiếp nhận đúng thời gian và an toàn. Trong toàn bộ quá trình cần
phải đảm bảo quyền lợi giữa các bên; hạn chế tối đa sự cố tràn đổ có thể xảy ra và đồng thời
tiến hành khắc phục kịp thời nếu xảy ra sự cố.

4.2.3 Kế hoạch ứng phó với các tình huống nguy hiểm

- Xác định sự cố và vị trí có thể xảy ra: Cơ sở cần xác định khu vực, vị có khả năng cao
xảy ra sự cố, ước lượng mức độ nguy hiểm của sự cố đối với con người và môi trường
xung quanh.
- Đảm bảo thông tin liên lạc: Nên đầu tư và nâng cấp thường xuyên hệ thống thông tin
để rút ngắn thời gian truyền tin khi có sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển. Đối
với hệ thống liên lạc cần bố trí người túc trực trong suốt quá trình vận chuyển để
thông báo kịp thời đến các phòng, ban khi có sự cố xảy ra.
- Bảo trì thiết bị, hệ thống xử lý chất lây nhiễm y tế: Hệ thống xử lý và vận chuyển cần
phải được bảo trì định kỳ và thường xuyên để giảm thiểu sự cố có thể xảy ra.
- Quy trình ứng cứu: Quy trình được xây dựng dựa trên nguyên tắc cứu hộ cho con
người, môi trường, tài sản.
- Huấn luyện và đào tạo cán bộ, nhân viên: Cần phải tổ chức các lớp tập huấn thường
xuyên cho các cán bộ làm công tác vận chuyển và xử lý mẫu lây nhiễm, các biện pháp
xử lý sau sự cố, cùng các vấn đề liên quan khác.

Theo Nghị định số 103/2016/NĐ-CP quy định về đảm bảo an toàn sinh học phòng xét
nghiệm, cơ sở xét nghiệm có trách nhiệm:

1.Đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm.
2.Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, phương án xử lý sự cố an toàn sinh học bao gồm: xác
định, khoanh vùng các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét
nghiệm; các biện pháp, trang thiết bị, nhân lực để xử lý và khắc phục sự cố; phương án
phối hợp với các cơ quan có liên quan để ứng phó sự cố an toàn sinh học;

3.Đào tạo, tập huấn cho nhân viên của cơ sở xét nghiệm về các biện pháp phòng ngừa và
khắc phục sự cố an toàn sinh học.

Nghị định cũng yêu cầu hằng năm, cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III và cấp IV
phải tổ chức diễn tập phòng ngừa và khắc phục sự cố an toàn sinh học.

Cụ thể, khi xảy ra sự cố an toàn sinh học, cơ sở xét nghiệm có trách nhiệm khẩn trương
huy động nhân lực, trang thiết bị để xử lý sự cố theo phương án phòng ngừa, xử lý sự cố
an toàn sinh học quy định ở trên.

Đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ ít nghiêm trọng, cơ sở xét nghiệm phải tiến hành
lập biên bản về xử lý, khắc phục sự cố và lưu lại cơ sở.

Đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ nghiêm trọng, cơ sở xét nghiệm phải báo cáo sự
cố và các biện pháp đã áp dụng để xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học với cơ quan
quản lý .

Sau khi đã xử lý và khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học, cơ sở xét nghiệm phải tiến
hành kiểm điểm, phân tích nguyên nhân xảy ra sự cố và sửa đổi, bổ sung kế hoạch phòng
ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học.

https://tihe.org.vn/tin-tuc/chi-tiet/187-Quy-dinh-ve-an-toan-sinh-hoc-tai-phong-xet-
nghiem.html

https://caselaw.vn/van-ban-phap-luat/342763-thong-tu-so-40-2018-tt-byt-ngay-07-12-2018-
cua-bo-truong-bo-y-te-quy-dinh-ve-quan-ly-mau-benh-pham-benh-truyen-nhiem

https://vihema.gov.vn/xay-dung-co-so-y-te-dap-ung-noi-dung-quan-ly-chat-thai-y-te.html

4.2.4 Phương tiện vận chuyển

Hàng không Hướng dẫn về Kỹ thuật Vận chuyển An toàn Hàng hóa
Nguy hiểm bằng Đường hàng không (2) (sau đây còn được
gọi là “Hướng dẫn kỹ thuật ICAO”) là một tập hợp các
hướng dẫn chi tiết cần thiết cho việc vận chuyển quốc tế an
toàn hang hóa nguy hiểm bằng đường hàng không. Xuất bản
bởi Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), những
ràng buộc pháp lý quốc tế áp dụng trên tất cả các chuyến bay
quốc tế. Chúng thường xuyên được xem xét và cập nhật dựa
trên các ý kiến nhận được từ các Quốc gia và các tổ chức
quốc tế quan tâm, bao gồm cả WHO, hoặc dựa trên các
khuyến cáo của UNCETDG hoặc Cơ quan Năng lượng
Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cũng công bố
Quy định về Hàng hóa Nguy hiểm (3) (DGR), bao gồm các
điều khoản của ICAO và các yêu cầu hạn chế khác đến từ
việc cân nhắc khi hoạt động. IATA DGR áp dụng cho tất cả
thành viên của nó và một số hãng hàng không khác cũng
như tất cả các chủ hàng và đại lý cung cấp các chuyến hàng
nguy hiểm cho các bên khai thác.
Đối với các chuyến bay quốc gia, nhà chức trách hàng không
dân dụng quốc gia có thể áp dụng luật pháp quốc gia. Điều
này thường dựa trên các điều khoản của ICAO, nhưng có thể
kết hợp các biến thể. Các biến thể trạng thái và toán tử được
công bố trong cả Hướng dẫn kỹ thuật ICAO và trong Quy
định về Hàng hóa Nguy hiểm của IATA.
Đường sắt Một tập hợp các quy định liên quan đến Vận chuyển Quốc tế
Hàng hóa Nguy hiểm bằng Đường sắt (4) (RID) đã được
thành lập bởi Tổ chức liên chính phủ về vận chuyển quốc tế
bằng đường sắt (OTIF) và áp dụng cho các quốc gia ở Châu
Âu, Trung Đông và Bắc Phi. RID cũng được áp dụng đối với
vận tải nội địa ở Liên minh Châu Âu thông qua Hội đồng
Chỉ Định 2008/68 / EC (5).

Đường bộ Thỏa thuận liên quan đến Vận chuyển Quốc tế Hàng hóa
Nguy hiểm bằng Đường bộ (ADR) áp dụng cho các nước ký
kết. Ngoài ra, các phiên bản sửa đổi của quy ước đang được
sử dụng Cho các nước ở Nam Mỹ và Đông Nam Á. ADR
cũng áp dụng cho vận tải nội địa ở Liên minh Châu Âu
thông qua Hội đồng Chỉ Định 2008/68 / EC.

Đường biển Bộ luật Hàng hải Nguy hiểm Hàng hải Quốc tế do Quốc tế
công bố Tổ chức Hàng hải (IMO) là chỉ định bắt buộc đối
với tất cả các bên ký kết Công ước quốc tế về an toàn sinh
mạng trên biển (SOLAS).

Bưu điện Cẩm nang về Bưu chính do Liên minh Bưu chính Thế giới
(UPU) xuất bản đối chiếu theo Mẫu của LHQ bằng cách sử
dụng các hướng dẫn kỹ thuật của ICAO làm cơ sở cho các lô
hàng.
Cần lưu ý rằng “Các chất truyền nhiễm loại A”sẽ không
được chấp nhận để vận chuyển qua
dịch vụ bưu chính. Một số chất lây nhiễm trong các danh
mục rủi ro thấp hơn (chẳng hạn như “Chất sinh học, Loại B -
UN3373 ”hoặc“ Mẫu bệnh phẩm ”) có thể được vận chuyển
bằng đường hàng không đã đăng ký qua thư.
Các hạn chế địa phương / quốc tế cũng có thể có hiệu lực.
Do đó, cần liên hệ trước với các nhà khai thác dịch vụ công
cộng của quốc gia qua thư để bảo đảm loại vật liệu đóng gói
sẽ được chấp nhận bởi dịch vụ bưu chính được đề cập.

file:///C:/Users/ADMIN/Downloads/
orca_share_media1665802820570_6986883433529681394%20(1).pdf

You might also like