You are on page 1of 4

Mã tài liệu

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ VIỆT HÀN


Phiên bản 01
Ngày hiệu lực
QUY TRÌNH NHẬN VÀ XỬ LÝ DỤNG CỤ
Số trang
Khánh Hòa, ngày 01 tháng 8 năm 2023

1. Mục đích
Xây dựng và ban hành quy trình nhận và xử lý dụng cụ tại Phòng khám đa
khoa Quốc tế Việt Hàn
2. Phạm vi áp dụng
Các phòng thực hiện thủ thuật, kỹ thuật vô khuẩn tại phòng khám
3. Định nghĩa:
- Tiệt khuẩn (Sterilization): là quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng
của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn.
- Khử khuẩn (Disinfection): là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất cả vi sinh
vật gây bệnh trên dụng cụ (DC) nhưng không diệt bào tử vi khuẩn. Có 3 mức độ
khử khuẩn (KK): khử khuẩn mức độ thấp, trung bình và cao.
- Khử khuẩn mức độ cao (High level disinfection): là quá trình tiêu diệt
toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn.
- Khử khuẩn mức độ trung bình (Intermediate-level disinfection): là quá
trình khử được M.tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, nhưng không
tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.
- Khử khuẩn mức độ thấp (Low-level disinfection): tiêu diệt được các vi
khuẩn thông thường như một vài virut và nấm, nhưng không tiêu diệt được bào tử
vi khuẩn.
- Làm sạch (Cleaning): là quá trình sử dụng biện pháp cơ học để làm sạch
những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ bám trên những DC, mà không nhất
thiết phải tiêu diệt được hết các tác nhân nhiễm khuẩn; Quá trình làm sạch là một
bước bắt buộc phải thực hiện trước khi thực hiện quá trình khử khuẩn (KK), tiệt
khuẩn (TK) tiếp theo. Làm sạch ban đầu tốt sẽ giúp cho hiệu quả của việc KK hoặc
TK được tối ưu.
- Khử nhiễm (Decontamination): là quá trình sử dụng tính chất cơ học và
hóa học, giúp loại bỏ các chất hữu cơ và giảm số lượng các vi khuẩn gây bệnh có
trên các DC để bảo đảm an toàn khi sử dụng, vận chuyển và thải bỏ.

4. Các bước thực hiện

Dụng cụ sau khi sử dụng


Xử lý ban đầu (ngâm trong dung dịch presept
0,014% trong 30 phút, sau đó xả nước sạch

Cho vào thùng có nắp đậy


(vận chuyển an toàn)

Khử khuẩn bằng tay


Với hóa chất khử khuẩn

Tráng với nước sạch

Sấy khô dụng cụ


(Kiểm tra chất lượng dụng cụ, tra dầu mỡ)

Đóng gói, test, dán nhãn dụng cụ

Tiệt khuẩn dụng cụ


(phân loại dụng cụ để chọn chương trình tiệt khuẩn

Lưu trữ và bảo quản dụng cụ


5. Kiểm tra, giám sát: P hụ tráchđộ
(Tủ lưu trữ có nhiệt trung
18 –tâm
22 0tiến hành
C, độ ẩm kiểm tra giám
40 – 50% và sát chất
lượng dụng cụ sau khi xử kiểm
lý theotra
quy định.
chất lượng DC trước khi sử dụng)
- Bảng kiểm quy trình nhận và xử lý dụng cụ
Bảng kiểm tra đánh giá tuân thủ quy trình nhận và xử lý dụng cụ
TT Nội dung Có Không
1. Kiểm tra dụng cụ sau khi sử dụng đã được làm sạch ban
đầu, kiểm tra số lượng, ghi số
2. Khử khuẩn dụng cụ bằng tay hoặc bằng máy đúng quy
trình kỹ thuật
3. Dụng cụ được sấy khô, kiểm tra chất lượng, tra dầu mỡ

4. Đóng gói, ghi test, dán nhãn dụng cụ theo quy định

4. Chọn chương trình hấp thích hợp cho từng loại dụng cụ
5. Lưu trữ, bảo quản dụng cụ đúng quy định (tủ lưu trữ có
nhiệt độ từ 18 – 22 0C, độ ẩm 40 – 50 %, gọn gàng, sạch sẽ)
6. Sổ theo dõi kiểm tra chất lượng dụng cụ sau xử lý, sổ giao
nhận dụng cụ với phòng thủ thuật

- Tài liệu tham khảo:


1. Thông tư số 16/2018/TT – BYT hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác
kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
2. Quyết định 3671/QĐ - BYT về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát
nhiễm khuẩn.

You might also like