You are on page 1of 100

Bệnh viện Da

liễu
Sở Y tế, Tỉnh
Khánh Hòa
06.01.2021
10:22:42
+07:00

SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA
BỆNH VIỆN DA LIỄU
.........………

QUY TRÌNH & BẢNG KIỂM


THỰC HÀNH
KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN


Khánh Hòa, năm 2021
MỤC LỤC TÀI LIỆU

Stt Nội dung Trang

I. QUY TRÌNH

1 Quy trình thực hành rửa tay thường quy 1

2 Quy trình rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh 3

Quy trình vệ sinh tay ngoại khoa bằng dung dịch xà phòng khử
3 5
khuẩn

4 Quy trình vệ sinh tay ngoại khoa bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn 7

Quy trình vệ sinh trần, nhà, tường, cửa sổ, cửa ra vào, đèn, quạt
5 10
trần

6 Quy trình kỹ thuật vệ sinh bề mặt giường, bàn, đệm, ghế 12

7 Quy trình vệ sinh hành lang, cầu thang 14

8 Quy trình kỹ thuật vệ sinh sàn nhà 15

9 Quy trình vệ sinh bề mặt khi có máu và dịch cơ thể 17

10 Quy trình vệ sinh bồn rửa tay 19

11 Quy trình vệ sinh nhà vệ sinh 21

12 Quy trình vệ sinh buồng phẫu thuật trước khi phẫu thuật 23

13 Quy trình vệ sinh buồng phẫu thuật khi kết thúc phẫu thuật 25

14 Quy trình vệ sinh thiết bị y tế 28

15 Quy trình xử lý đồ vải bẩn 29

16 Quy trình xử lý đồ vải lây nhiễm 30

17 Quy trình quản lý chất thải rắn 32

18 Quy trình xử lý sự cố đổ tràn chất thải thủy ngân 34

Quy trình xử lý các trường hợp rủi ro, phơi nhiễm với bệnh nghề
19 36
nghiệp

20 Quy trình xử lý dụng cụ không chịu nhiệt 39


21 Quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt 40

II. BẢNG KIỂM

1 Bảng kiểm phương tiện rửa tay thường quy 42

2 Bảng kiểm đánh giá tuân thủ rửa tay thường quy 43

3 Bảng kiểm quy trình rửa tay thường quy 44

4 Bảng kiểm quy trình sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn 45

Bảng kiểm quy trình vệ sinh tay ngoại khoa phương pháp vệ sinh
5 46
tay bằng dung dịch xà phòng khử khuẩn

Bảng kiểm quy trình vệ sinh tay ngoại khoa phương pháp sát
6 47
khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn

Phiếu đánh giá tác dụng không mong muốn của hóa chất vệ sinh
7 49
tay

8 Phiếu giám sát tuân thủ vệ sinh tay 50

9 Bảng kiểm quy trình làm vệ sinh nhà tắm, nhà vệ sinh 53

10 Bảng kiểm vệ sinh bề mặt khoa phòng 54

11 Bảng kiểm vệ sinh bề mặt giường, bàn, đệm, ghế 55

12 Bảng kiểm vệ sinh trần nhà, tường, cửa và các dụng cụ khác 56

13 Bảng kiểm vệ sinh bồn rửa tay 57

14 Bảng kiểm vệ sinh cầu thang, hành lang 58

15 Bảng kiểm vệ sinh bề mặt khi có máu, dịch tiết cơ thể 59

Bảng kiểm vệ sinh buồng phẫu thuật trước khi bắt đầu một ngày
16 60
làm việc

Bảng kiểm vệ sinh buồng phẫu thuật khi kết thúc các cuộc phẫu
17 61
thuật trong ngày

18 Bảng kiểm quy trình thu gom đồ vải 63

19 Bảng kiểm quy trình xử lý đồ vải lây nhiễm 64

20 Bảng kiểm đánh giá thực hành phân loại chất thải rắn y tế 65
21 Bảng kiểm đánh giá thực hành thu gom chất thải rắn y tế 66

22 Bảng kiểm đánh giá thực hành vận chuyển chất thải rắn y tế 67

23 Bảng kiểm đánh giá thực hành lưu giữ chất thải rắn y tế 68

Bảng đánh giá thực trạng thiết bị, dụng cụ để phân loại, thu gom,
24 69
vận chuyển chất thải rắn y tế

25 Bảng kiểm giám sát thực hành khử khuẩn, tiệt khuẩn 70

26 Phiếu điều tra nhiễm khuẩn vết mổ 71

Bảng kiểm đánh giá thực hiện hướng dẫn phòng ngừa và kiểm
27 74
soát nhiễm khuẩn vết mổ

28 Bảng kiểm sát khuẩn da vùng phẫu thuật 76

29 Bảng kiểm thực hành lâm sàng phòng viêm phổi bệnh viện 77

30 Bảng kiểm giám sát quy trình đặt ống thông tiểu 79

31 Giám sát thực hành chăm sóc thông tiểu 81

32 Bảng kiểm trước và sau khi đặt catheter trung tâm 82

Biên bản kiểm tra công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa,
33 84
phòng
1

QUY TRÌNH
THỰC HÀNH RỬA TAY THƯỜNG QUY
I. MỤC ĐÍCH
- Giữ cho bàn tay luôn sạch
- Ngăn ngừa truyền tác nhân gây bệnh qua tay NVYT cho người bệnh .
- An toàn cho người bệnh và nhân viên y tế
II. CÁC CƠ HỘI RỬA TAY THƯỜNG QUY
- Trước khi tiếp xúc với người bệnh
- Trước khi thực hiện các thao tác vô khuẩn, trước khi mang găng
- Sau khi tiếp xúc với người bệnh
- Sau khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, các chất bài tiết, tháo bỏ găng.
- Sau khi tiếp xúc với các dụng cụ nhiễm khuẩn, đồ vải nhiễm khuẩn, chất
thải và các vật dụng trong buồng bệnh.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG
- Tất cả cán bộ nhân viên, học viên … đang công tác và học tập tại bệnh
viện.
- Khách thăm quan, người bệnh và người nhà người bệnh.
IV. PHƯƠNG TIỆN VÀ DỤNG CỤ CHO MỖI VỊ TRÍ RỬA TAY
THƯỜNG QUY
- Lavabo: Cỡ đủ lớn, mặt nhẵn, chiều cao từ bồn tới sàn nhà khoảng 70-80 cm
- Vòi nước: Chiều cao khoảng 25- 30 cm, vòi khố có cần gạt.
- Nước sạch ( nước máy)
- Giá và hộp đựng khăn lau tay
- Giá đựng dung dịch xà phòng
- Khăn lau tay một lần
- Dung dịch xà phòng
- Dụng cụ thu gom khăn bẩn (thùng, giỏ nhựa…)
V. NỘI DUNG QUY TRÌNH
Các bước
Trách nhiệm Mô tả/Biểu mẫu
thực hiện
- Đứng trước bồn rửa tay
Đối tượng thực - Tháo, cất đồ trang sức
Chuẩn bị
hiện vệ sinh tay - Mở nước chảy, không làm bắn nước ra
ngoài
2

Làm ướt bàn tay, lấy 3-5ml xà phòng hoặc


Đối tượng thực dung dịch rửa tay vào lòng bàn tay. Chà 2
hiện vệ sinh tay Bước 1 lòng bàn tay vào nhau cho xà phòng (dung
dịch rửa tay) dàn đều (5 lần)

Đối tượng thực Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các
hiện vệ sinh tay Bước 2 ngón tay của bàn tay kia và ngược lại (5 lần)

Đối tượng thực Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các
hiện vệ sinh tay Bước 3 kẽ trong ngón tay (5 lần)

Đối tượng thực Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này
hiện vệ sinh tay Bước 4 vào lòng bàn tay kia và ngược lại (5 lần)

Đối tượng thực Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay
hiện vệ sinh tay Bước 5 kia và ngược lại (5 lần)

Đối tượng thực Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay
hiện vệ sinh tay Bước 6 kia và ngược lại (5 lần)

Đối tượng thực


Rửa sạch Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay
hiện vệ sinh tay

Làm khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch, sử


Đối tượng thực dụng ngay khăn và giấy sạch lau tay để lót
hiện vệ sinh tay Làm khô ngăn da tay chạm trực tiếp vào khóa vòi
nước để khóa vòi nước lại

* Ghi chú: Thời gian rửa tay tối thiểu là 40-60 giây
3

QUY TRÌNH RỬA TAY


BẰNG DUNG DỊCH SÁT KHUẨN NHANH
I. MỤC ĐÍCH
- Ngăn ngừa truyền tác nhân gây bệnh qua tay NVYT cho người bệnh .
- An toàn cho người bệnh và nhân viên y tế
II. CÁC CƠ HỘI RỬA TAY BẰNG DUNG DỊCH SÁT KHUẨN
NHANH
Các cơ hội rửa tay như trong rửa tay thường quy và chỉ áp dụng rửa tay
bằng dung dịch sát khuẩn nhanh khi bàn tay không nhìn thấy vết bẩn, không
dính máu hoặc dịch cơ thể.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG
- Tất cả nhân viên y tế
- Khách thăm quan, người bệnh và người nhà người bệnh.
IV. NƠI TRANG BỊ LỌ DUNG DỊCH SÁT KHUẨN TAY NHANH
- Đầu giường người bệnh nặng, người bệnh cấp cứu
- Trên các xe tiêm, thay băng, xe đựng dụng cụ làm thủ thuật .
- Bàn khám bệnh, xét nghiệm
- Trong phòng cấp cứu phòng làm thủ thuật.
- Cửa ra vào mỗi buồng bệnh
V. NỘI DUNG QUY TRÌNH
Các bước
Trách nhiệm Mô tả/Biểu mẫu
thực hiện

Đối tượng thực Lấy 3-5ml dung dịch chứa cồn vào lòng bàn
Bước 1
hiện vệ sinh tay tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau (5 lần)

Đối tượng thực Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các
Bước 2
hiện vệ sinh tay ngón tay của bàn tay kia và ngược lại (5 lần)

Đối tượng thực Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các
Bước 3
hiện vệ sinh tay kẽ trong ngón tay (5 lần)

Đối tượng thực Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này
Bước 4
hiện vệ sinh tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại (5 lần)
4

Đối tượng thực Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của
hiện vệ sinh tay Bước 5 bàn tay kia và ngược lại (5 lần)

Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay
Đối tượng thực Bước 6 kia và ngược lại (5 lần).
hiện vệ sinh tay
Chà sát tay đến khi khô tay.

* Ghi chú: Thời gian chà sát tay từ 20- 30 giây, hoặc chà sát cho đến khi tay
khô. Không áp dụng phương pháp này khi bàn tay dính máu và vết bẩn, dịch tiết
cơ thể.
5

QUY TRÌNH VỆ SINH TAY NGOẠI KHOA


BẰNG DUNG DỊCH XÀ PHÒNG KHỬ KHUẨN
I. MỤC ĐÍCH
Loại bỏ phổ vi khuẩn vãng lai và định cư có trên da bàn tay, cổ tay, cẳng
tay và khuỷu tay nhằm ngăn ngừa lan truyền tác nhân gây bệnh từ tay nhân viên
y tế vào vết mổ trong quá trình phẫu thuật
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
Mọi nhân viên y tế trực tiếp tham gia phẫu thuật (phẫu thuật viên, phụ
mổ, dụng cụ viên, bác sỹ gây mê, KTV gây mê …)
III. PHƯƠNG TIỆN
- Phương tiện phòng hộ cá nhân: quần áo, mũ vải, khẩu trang, dép dành
riêng cho khu phẫu thuật được làm sạch và khử khuẩn.
- Bồn rửa tay ngoại khoa chuyên dụng bằng inox. Vòi cấp nước có cần gạt
tự động.
- Dung dịch xà phòng khử khuẩn chứa Chlorhexidine 4%
- Nước rửa tay: nước RO được lọc qua màng siêu lọc, được khử khuẩn
bằng tia cực tím
- Bàn chải mềm vô khuẩn, khăn tiệt khuẩn sử dụng 1 lần.
IV. NỘI DUNG QUY TRÌNH
Các bước
Trách nhiệm Mô tả/Biểu mẫu
thực hiện

Mặc quần áo khu phẫu thuật, tháo bỏ trang


Nhân viên y tế Chuẩn bị
sức trên tay, cắt móng tay ngắn, đội mũ
tham gia phẫu
chùm kín tóc, mang khẩu trang che kín mũi
thuật
miệng, đi dép dành riêng cho khu phẫu thuật.

- Làm ướt bàn tay.


Nhân viên y tế - Lấy 3ml-5ml dung dịch xà phòng khử
Đánh kẽ
tham gia phẫu khuẩn vào lòng bàn tay.
móng tay
thuật - Chà sạch kẽ móng tay của từng bàn tay
bằng bàn chải trong 30 giây

Nhân viên y tế * Rửa tay lần 1 trong 1 phút 30 giây:


tham gia phẫu - Làm ướt bàn tay tới khuỷu tay.
thuật
- Lấy 3ml-5ml dung dịch xà phòng khử
6

khuẩn vào lòng bàn tay.


- Chà bàn tay như quy trình rửa tay thường
quy (chà lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ ngón,
Rửa tay mu ngón, ngón cái), sau đó chà tay tới cổ
lần 1 tay, cẳng tay và khuỷu tay.
- Tráng tay dưới vòi nước theo trình tự từ
đầu ngón tay tới khuỷu tay, loại bỏ hoàn toàn
dung dịch khử khuẩn trên tay.

Nhân viên y tế Rửa tay


tham gia phẫu Rửa tay lần 2: tương tự rửa tay lần 1.
lần 2
thuật

Nhân viên y tế Làm khô toàn bộ bàn tay, cổ tay, cẳng tay tới
tham gia phẫu Làm khô khuỷu tay bằng khăn tiệt khuẩn sử dụng 1
thuật tay lần.

Chú ý:
(1) Thời gian tay tiếp xúc với hóa chất được tính bằng tổng thời gian chà
tay của 2 lần rửa tay. Không tính thời gian di chuyển tới bồn rửa tay, thời gian
tráng lại bằng nước sạch và lau khô tay;
(2) Trong quy trình rửa tay, bàn tay luôn hướng lên trên.
7

QUY TRÌNH VỆ SINH TAY NGOẠI KHOA


BẰNG DUNG DỊCH VỆ SINH TAY CHỨA CỒN
I. MỤC ĐÍCH
Loại bỏ phổ vi khuẩn vãng lai và định cư có trên da bàn tay, cổ tay, cẳng
tay và khuỷu tay nhằm ngăn ngừa lan truyền tác nhân gây bệnh từ tay nhân viên
y tế vào vết mổ trong quá trình phẫu thuật
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
Mọi nhân viên y tế trực tiếp tham gia phẫu thuật (phẫu thuật viên, phụ
mổ, dụng cụ viên, bác sỹ gây mê, KTV gây mê …)
III. PHƯƠNG TIỆN
- Phương tiện phòng hộ cá nhân: quần áo, mũ vải, khẩu trang, dép dành
riêng cho khu phẫu thuật được làm sạch và khử khuẩn.
- Bồn rửa tay ngoại khoa chuyên dụng bằng inox. Vòi cấp nước có cần gạt
tự động.
- Dung dịch xà phòng thường (xà phòng không chứa chất khử khuẩn).
- Dung dịch vệ sinh tay chứa cồn.
- Nước rửa tay: Nước máy hoặc nước RO được lọc qua màng siêu lọc,
được khử khuẩn bằng tia cực tím
- Khăn tiệt khuẩn sử dụng 1 lần.
IV. NỘI DUNG QUY TRÌNH
Các bước
Trách nhiệm Mô tả/Biểu mẫu
thực hiện
Mặc quần áo khu phẫu thuật, tháo bỏ trang
Nhân viên y tế
Chuẩn bị sức trên tay, cắt móng tay ngắn, đội mũ
tham gia phẫu
chùm kín tóc, mang khẩu trang che kín mũi
thuật
miệng, đi dép dành riêng cho khu phẫu thuật.

Rửa tay bằng xà phòng thường, không


Rửa tay dùng bàn chải, 1 phút
bằng xà - Mở vòi nước, làm ướt bàn tay tới khuỷu tay
Nhân viên y tế phòng - Lấy 3ml-5ml dung dịch xà phòng thường
tham gia phẫu thường vào lòng bàn tay.
thuật - Chà bàn tay như quy trình rửa tay thường
quy (lưu ý chà kỹ các kẽ móng tay), sau đó
chà cổ tay, cẳng tay lên tới khuỷu tay
- Rửa tay dưới vòi nước, theo trình tự từ đầu
ngón tay tới khuỷu tay, loại bỏ hoàn toàn xà
8

phòng trên tay.


- Lau khô tay bằng khăn tiệt khuẩn theo trình
tự từ bàn tay tới khuỷu tay.

Chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn


trong thời gian tối thiểu 3 phút
- Lấy 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn vào
lòng bàn tay trái, nhúng 5 đầu ngón tay của
bàn tay phải ngập trong dung dịch chứa cồn
(5 giây), sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới
khuỷu tay của tay phải (chà cho tới khi tay
khô).
- Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn
vào lòng bàn tay phải, nhúng 5 đầu ngón tay
của bàn tay trái ngập trong dung dịch chứa
cồn (5 giây), sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới
khuỷu tay của tay trái (chà cho tới khi tay
khô).
- Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn,
chà bàn tay như quy trình VST thường quy
Chà tay (chà lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ ngón, mu
Nhân viên y tế bằng dung ngón, ngón cái, các đầu ngón tay) cho tới khi
tham gia phẫu dịch vệ tay khô.
thuật sinh tay
- Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn
chứa cồn
vào lòng bàn tay trái, nhúng 5 đầu ngón tay
của bàn tay phải ngập trong dung dịch chứa
cồn (5 giây), sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới
khuỷu tay của tay phải (chà cho tới khi tay
khô).
- Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn
vào lòng bàn tay phải, nhúng 5 đầu ngón tay
của bàn tay trái ngập trong dung dịch chứa
cồn (5 giây), sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới
khuỷu tay của tay trái (chà cho tới khi tay
khô).
- Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn,
chà bàn tay như quy trình VST thường quy
(chà lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ ngón, mu
ngón, ngón cái, các đầu ngón tay) cho tới khi
tay khô
9

Chú ý:
(1) Nếu thời gian chà tay chưa đủ 3 phút thì lấy tiếp 3ml-5 ml dung dịch
VST chứa cồn, chà bàn tay như quy trình VST thường quy cho tới khi đủ 3 phút;
(2) Trong quá trình VST, bàn tay luôn hướng lên trên.
10

QUY TRÌNH VỆ SINH


TRẦN NHÀ, TƯỜNG, CỬA SỔ, CỬA RA VÀO, ĐÈN,
QUẠT TRẦN
I. MỤC ĐÍCH
- Đảm bảo cho các bề mặt luôn sạch và đẹp.
- Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cho người bệnh.
- Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế.
II. DỤNG CỤ
- Thang trèo
- Chổi lau, khăn lau.
- Nước lau kính
- Nước xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn phù hợp (Cồn, dung dịch
Javen, Presept..)
- Phương tiện bảo hộ cá nhân: mũ, khẩu trang, găng tay vệ sinh, tạp dề.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG
Tất cả các khoa, phòng trong bệnh viện.
IV. NỘI DUNG QUY TRÌNH
Các bước
Trách nhiệm Mô tả/Biểu mẫu
thực hiện
Thông báo cho khu vực phải vệ sinh về
Hộ lý Thông báo kế hoạch vệ sinh trần nhà, tường, quạt,
đèn,….

Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất vệ sinh, mang


Hộ lý Chuẩn bị
phương tiện PHCN.

- Đưa NB ra khỏi phòng.


- Cho các vật dụng trên bàn vào tủ đầu
giường hoặc che đậy lại tránh bụi, tắt quạt.
Che đậy
Hộ lý - Trong trường hợp không di chuyển phải có
tránh bụi
phương tiện che ngăn ngừa bụi bẩn rơi vào
người bệnh và phát tán ra xung quanh buồng
bệnh và môi trường.
11

- Quét nhẹ nhàng, cẩn thận trần nhà, tường,


cửa từ trên xuống loại bỏ bụi và màng nhện,
chú ý tránh bụi rơi vào mắt.
- Lau cửa, kính, tường men, các dụng cụ
như quạt trần, đèn, v.v… bằng chất tẩy rửa
hoặc dung dịch khử khuẩn (nếu vùng lây
Lau sạch nhiễm), sau đó lau lại bằng nước sạch và lau
Hộ lý
khô bằng khăn sạch. Khi bề mặt quá bẩn có
thể dùng bàn chải và chất tẩy rửa cọ rửa
sạch sẽ và lau xử lý hết các vết bẩn trên trần,
tường, sau đó lau lại bằng nước sạch.
- Lau sau cùng sàn nhà và những đồ vật bị
vấy bẩn trong quá trình xử lý theo quy
trình.

Hộ lý Thu dọn, đưa dụng cụ, chất thải ra khỏi


Thu dọn
phòng

Hộ lý Vệ sinh tay Tháo găng tay và rửa tay.

Hộ lý Ghi chép Ghi vào sổ nhật ký hộ lý công việc hằng


ngày đã hoàn hành (nếu có).
12

QUY TRÌNH
KỸ THUẬT VỆ SINH BỀ MẶT GIƯỜNG, BÀN, ĐỆM, GHẾ
I. MỤC ĐÍCH
- Đảm bảo cho các bề mặt luôn sạch và đẹp.
- Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cho người bệnh.
- Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế.
II. DỤNG CỤ
- Xô đựng nước.
- Khăn lau.
- Nước xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn phù hợp (dung dịch Javen,
Presept..)
- Phương tiện bảo hộ cá nhân: mũ, khẩu trang, găng tay vệ sinh, ủng, tạp dề.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG
Tất cả các khoa, phòng trong bệnh viện.
IV. NỘI DUNG QUY TRÌNH
Các bước
Trách nhiệm Mô tả/Biểu mẫu
thực hiện

Chuẩn bị Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất vệ sinh, mặc


Hộ lý
phương tiện PHCN.

Hộ lý Pha hóa chất Pha hóa chất lau bề mặt theo quy định

Dọn dẹp và lấy bỏ các đồ đạc không cần


Dọn rác thiết, các chất thải có trên các bề mặt
Hộ lý giường, bàn, ghế, đệm trong khu vực cần vệ
sinh cho vào thùng đựng chất thải.

* Đối với giường, tủ, bàn, ghế, đệm dùng


Lau ẩm cho người bệnh không lây nhiễm:
Lần 1: lau sạch bụi bằng khăn ẩm.
Hộ lý L ầ n 2 : lau bằng nước xà phòng.
Lau sạch Lần 3:lau lại bằng nước sạch và dùng khăn
sạch để lau khô.
* Đối với giường, tủ, bàn, ghế, đệm dùng
cho người bệnh lây nhiễm, người bệnh tử
13

vong
Lần 1: Lau sạch bụi bằng khăn ẩm.
Lần 2: lau bằng nước xà phòng.
Lần 3: lau lại bằng nước sạch, để khô.
Lần 4: lau lại với dung dịch khử khuẩn, để
khô

Dọn dẹp, kê gọn gàng đồ đạc trong khu vực


Hộ lý Sắp xếp lại vệ sinh.

Hộ lý Thu dọn Thu dọn, đưa chất thải, dụng cụ ra khỏi


phòng.

Hộ lý Vệ sinh tay Tháo găng tay và rửa tay.

Hộ lý Ghi chép Ghi vào sổ nhật ký hộ lý công việc hằng


ngày đã hoàn hành (nếu có).

Chú ý:
Khi NB ra viện cần thực hiện quy trình khử khuẩn trước khi sử dụng cho NB kế
tiếp.
14

QUY TRÌNH
VỆ SINH HÀNH LANG, CẦU THANG
I. MỤC ĐÍCH
- Đảm bảo cho các bề mặt luôn sạch và đẹp.
- Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cho người bệnh.
- Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế.
II. DỤNG CỤ
- Xô đựng nước
- Cây lau, khăn lau, tải lau, bàn chải
- Nước xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn phù hợp (Cồn, dung dịch Javen,
Presept..)
- Phương tiện bảo hộ cá nhân: mũ, khẩu trang, găng tay vệ sinh, tạp dề.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG
Tất cả các khoa, phòng trong bệnh viện.
IV. NỘI DUNG QUY TRÌNH
Trách nhiệm Các bước thực hiện Mô tả/Biểu mẫu

Hộ lý Chuẩn bị Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất vệ sinh, mặc


phương tiện PHCN và đặt biển báo.
Hộ lý Pha hóa chất Pha hóa chất lau bề mặt theo quy định

Thu gom chất thải và quét ẩm cầu thang


Hộ lý Thu gom
vào túi/thùng đựng chất thải.
Dùng tải sạch thấm nước xà phòng lau
tay vịn, biển báo, hướng dẫn, bề mặt bậc
Lau sạch thang, bờ tường trước tiên và sau cùng
Hộ lý lau lại bằng nước sạch và để khô.
Nếu cầu thang bẩn nhiều, nên cọ với nước
và xà phòng trước, sau đó dùng khăn lau
lại.

Hộ lý Thu dọn lại Dọn dẹp, tháo dỡ biển báo.


Thu dọn chất thải, dụng cụ.

Hộ lý Vệ sinh tay Tháo găng tay và rửa tay.

Hộ lý Ghi vào sổ nhật ký hộ lý công việc hằng


Ghi chép
ngày đã hoàn hành (nếu có).
15

QUY TRÌNH
KỸ THUẬT VỆ SINH SÀN NHÀ
I. MỤC ĐÍCH
- Đảm bảo cho các bề mặt luôn sạch và đẹp.
- Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cho người bệnh.
- Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế.
II. DỤNG CỤ
- Xô đựng nước.
- Cây lau, khăn lau.
- Tải lau sạch, bàn chải.
- Nước xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn phù hợp (dung dịch Javen,
Presept..)
- Phương tiện bảo hộ cá nhân: mũ, khẩu trang, găng tay vệ sinh, ủng, tạp dề.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG
Tất cả các khoa, phòng trong bệnh viện.
IV. NỘI DUNG QUY TRÌNH
Các bước
Trách nhiệm Mô tả/Biểu mẫu
thực hiện
Mang phương tiện PHCN, chuẩn bị đủ
Hộ lý Chuẩn bị phương tiện vệ sinh môi trường bề mặt, đặt
biển báo theo đúng quy định.

Pha Pha hóa chất làm sạch và khử khuẩn môi


Hộ lý hóa chất trường theo đúng hướng dẫn về nồng độ và
cách pha

Thu dọn đồ đạc trong buồng bệnh gọn gàng,


Hộ lý Dọn rác loại bỏ những đồ vật không cần thiết, đã
hỏng trong phòng bệnh ra khỏi buồng bệnh.

Lau ẩm Lau ẩm cho sạch bụi và hót sạch chất thải,


Hộ lý chú ý các góc ở dưới gầm giường, bàn,
ghế…
* Đối với khu vực không lây nhiễm:
- Chia sàn buồng bệnh làm đôi theo chiều
Hộ lý Lau sàn dọc để lau sạch từng bên một, đặt biển báo
để dành 1/2 lối đi.
- Lau lần 1: Nhúng tải vào dung dịch nước
16

xà phòng. Lau theo đường zíc zắc chú ý


đường nọ nối đuôi đường kia, không để sót
chỗ chưa lau. Mỗi tải chỉ lau trong diện tích
20m2. (Thay tải mới hoặc giặt sạch tải, tiếp
tục lau như trên cho hết buồng bệnh).
- Lau lần 2: Lau với nước sạch và để khô.
* Đối với khu vực lây nhiễm và khi có dịch
cúm A/H5N1, SARS…
- Lần 1: Lau nước xà phòng.
- Lần 2: Lau nước sạch
- Lần 3: Lau dung dịch khử khuẩn (đã được
pha theo đúng quy định trước mỗi ca làm
việc).

Hộ lý Kê lại đồ đạc đã dịch chuyển trong quá trình


Sắp xếp vệ sinh vào đúng chỗ.

Hộ lý Thu dọn, đưa dụng cụ, chất thải ra khỏi


Thu dọn
phòng

Hộ lý Vệ sinh tay Tháo găng tay và rửa tay.

Hộ lý Ghi chép Ghi vào sổ nhật ký hộ lý công việc hằng


ngày đã hoàn hành (nếu có).
17

QUY TRÌNH
VỆ SINH BỀ MẶT KHI CÓ MÁU VÀ DỊCH CƠ THỂ
I. MỤC ĐÍCH
- Hộ lý tuân thủ đúng quy trình vệ sinh bề mặt khi có máu và dịch cơ thể.
- Nhằm ngăn ngừa phát tán và lây lan tác nhân gây bệnh cho mọi người
trong bệnh viện.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho tất cả các khoa, phòng, bộ phận trong bệnh viện
III. NỘI DUNG QUY TRÌNH

Trách nhiệm Các bước thực hiện Mô tả/Biểu mẫu

Hộ lý
Bề mặt có máu
(Nhân viên và dịch cơ thể - Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất vệ sinh,
làm bắn/ đổ mang phương tiện phòng hộ cá nhân và
tràn máu, đặt biển báo.
dịch) Chuẩn bị - Pha hóa chất lau bề mặt theo quy định.
vật dụng

Hộ lý - Dùng khăn giấy (bông, gạc…)phủ lên


trên vết máu, dịch đổ tràn.
(Nhân viên Xử lý chất
đổ tràn - Rưới dung dịch khử khuẩn nồng độ 1%:
làm bắn/ đổ Germisep 2,5g (1 viên/ 150ml nước),
tràn máu, Javen 3,8g (10ml/ 100ml nước)…. lên trên
dịch) khăn giấy (bông, gạc…) và để 15-20 phút.

- Lau chùi khu vực có đổ tràn với khăn


giấy, bỏ khăn giấy vào túi nhựa đựng
Hộ lý chất thải lây nhiễm.
(Nhân viên - Dùng giẻ lau thấm dung dịch khử khuẩn
làm bắn/ đổ Vệ sinh bề nồng độ 1% (theo tỷ lệ như trên) lau lại
tràn máu, mặt ô nhiễm vùng bề mặt ô nhiễm.
dịch) - Lau lại bề mặt được khử khuẩn bằng
khăn sạch ẩm.
18

- Dọn dẹp, tháo dỡ biển báo.


Hộ lý
- Thu dọn chất thải, dụng cụ.
(Nhân viên Thu gom,
dọn dẹp - Tháo phương tiện phòng hộ cá nhân và
làm bắn/ đổ rửa tay.
tràn máu,
dịch) - Ghi vào nhật ký hộ lý công việc hằng
ngày (nếu có).
19

QUY TRÌNH
VỆ SINH BỒN RỬA TAY
I. MỤC ĐÍCH
- Loại bỏ vi sinh vật và vết bẩn trên bề mặt bồn rửa tay.
- Đảm bảo bồn rửa tay luôn được vệ sinh sạch sẽ.
II. DỤNG CỤ
- Nước sạch
- Khăn lau, bàn chải, nhíp gỡ tóc…
- Nước xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn phù hợp (dung dịch Javen,
Presept..)
- Phương tiện bảo hộ cá nhân: mũ, khẩu trang, găng tay vệ sinh, ủng, tạp dề.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG
Tất cả các khoa, phòng trong bệnh viện.
IV. NỘI DUNG QUY TRÌNH
Các bước
Trách nhiệm Mô tả/Biểu mẫu
thực hiện
Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất vệ sinh, mang
Hộ lý Chuẩn bị phương tiện PHCN (chú ý mang găng tay
dày, tạp dề chống thấm).

Hộ lý Pha hóa chất Pha hóa chất lau bề mặt theo quy định.

- Dọn dẹp và lấy bỏ các đồ đạc không cần


thiết, các chất thải có trên các bề mặt bồn
Dọn rác rửa tay cho vào thùng đựng chất thải (ví dụ,
đồ dùng cá nhân của NB, chai lọ, bàn
Hộ lý chải,v.v…).
- Dùng nhíp gỡ tóc hoặc những thứ khác
khỏi miệng vòi, lỗ tháo nước và dây giật
nước.

- Thấm ướt khăn lau trong dung dịch làm


sạch và vắt kỹ, bắt đầu làm vệ sinh từ bên
Kỹ thuật ngoài vào bên trong bồn rửa tay, thùng đựng
Hộ lý vệ sinh khăn lau tay, chai đựng xà phòng, cần
nhấn/nút bấm bơm xà phòng của chai đựng
xà phòng.
20

- Lau các bề mặt quanh chậu rửa, bao gồm


gạch lát tường, các gờ, các ống dẫn, phần
bên dưới bồn rửa, chỗ để khăn giấy, chỗ để
xà phòng, lau bên trong và ngoài chậu, trong
đó có miệng vòi, dây giật nước, vòi nước và
ống thốt nước.
- Cho nước chảy từ vòi ra rửa kỹ bồn, cho
nước chảy vào ống thốt nước, kiểm tra độ
thông thống hệ thống nước thải và làm sạch
ống thốt nước bằng bàn chải cọ rửa không
làm trầy xước men, vật liệu làm bồn vệ sinh
tay.

Hộ lý Bổ sung Bổ sung thêm xà phòng và khăn lau tay.

Dọn dẹp cho khăn vào thùng đựng chất thải


Thu dọn hoặc cho vào bao thu gom đồ vải và đưa ra
Hộ lý ngoài chuyển xuống nhà giặt.
Thu gom phương tiện vệ sinh bề mặt.

Hộ lý Vệ sinh tay Tháo găng tay và rửa tay.

Hộ lý Ghi chép Ghi vào sổ nhật ký hộ lý công việc hằng


ngày đã hoàn hành (nếu có).

Chú ý:
Báo cáo cho điều dưỡng/KTV trưởng khoa những vật bị nứt vỡ hay gãy hoặc rỉ
sét.
21

QUY TRÌNH
VỆ SINH NHÀ VỆ SINH
I. MỤC ĐÍCH
- Loại bỏ vi sinh vật và vết bẩn trong nhà vệ sinh.
- Đảm bảo nhà vệ sinh luôn được vệ sinh sạch sẽ.
II. DỤNG CỤ
- Nước sạch
- Khăn lau, bàn chải, nhíp gỡ tóc…
- Nước xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn phù hợp (dung dịch Javen,
Presept..)
- Phương tiện bảo hộ cá nhân: mũ, khẩu trang, găng tay vệ sinh, ủng, tạp dề.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG
Tất cả các khoa, phòng trong bệnh viện.
IV. NỘI DUNG QUY TRÌNH

Các bước
Trách nhiệm Mô tả/Biểu mẫu
thực hiện
- ĐDT/KTV trưởng khoa triển khai quy trình
cho hộ lý trong khoa. Chuẩn bị sẵn bảng
kiểm nhật ký vệ sinh nhà vệ sinh và bút cho
Chuẩn bị hộ lý.
ĐDT/ KTV
trưởng khoa, - Hộ lý chuẩn bị phương tiện vệ sinh đầy đủ
bao gồm việc lắp ráp trang thiết bị, chuẩn bị
Hộ lý dung dịch cọ rửa và kiểm tra tính an toàn
của phương tiện.
- Sau đó rửa tay, mang khẩu trang, tạp dề
chống thấm, đeo găng tay dầy quá cổ tay.

Hộ lý Xả nước Xả nước bồn cầu - đóng nắp khi xả

Đổ/bôi chất cọ rửa vào trong bồn cầu (bao


gồm cả phần dưới vành bệ, chỗ đọng
Đổ/ bôi nước/hóa chất, nên để chổi cọ bồn cầu
Hộ lý trong đó để thấm hóa chất và khử khuẩn)
hóa chất
và các vùng có ứ đọng chất bẩn, nắp bồn cầu,
bệ ngồi, các bờ tường, chân tường,…
22

Dùng giẻ lau đã thấm ướt hoặc cọ vệ sinh


chuyên dụng để lau/cọ tất cả những vết bắn
Lau/ cọ tóe hoặc vết bẩn trên tường, bắt đầu lau/cọ từ
Hộ lý bờ tường chỗ cao nhất xuống đến chỗ thấp nhất, từ bên
ngoài vào bên trong và từ chỗ sạch đến chỗ
bẩn.

- Lau bên ngoài và xung quanh bồn cầu, bao


gồm cả vòng nắm, giá để giấy vệ sinh, hệ
thống ống dẫn, các thùng vệ sinh, bể chứa
Lau/ cọ
nước, nắp bồn cầu, bên trên, bên dưới và các
bồn cầu
Hộ lý bản lề (bao gồm cả các thùng vệ sinh).
- Cọ rửa bên ngoài, bên trong và xung
quanh bồn cầu bằng chổi cọ chuyên dụng,
đặc biệt là các vết ố, dòng nước và dưới
vành bồn cầu.

Hộ lý Xả nước rửa bồn cầu, rửa chổi cọ trong nước


Xả nước
xả, lau cán chổi cọ.

Sau cùng dùng giẻ sạch lau khô chỗ ngồi ở


Hộ lý Lau khô bồn cầu, tay gạt nước xả, nắp bồn cầu, đóng
nắp, kiểm tra và bổ sung giấy vệ sinh nếu cần.

Hộ lý Thu dọn Thu dọn dụng cụ

Hộ lý Vệ sinh tay Tháo phương tiện PHCN và rửa tay

- Đánh dấu, ký tên vào bảng nhật ký vệ sinh


Hộ lý, nhà vệ sinh hằng ngày đã hoàn hành.
ĐDT/ KTV Ghi chép - Cuối tuần hộ lý thu lại bảng kiểm giao cho
trưởng khoa Đ DT/ KTV trưởng lưu và đóng thành tập
vào cuối năm.
V. BIỂU MẪU
1 Nhật ký vệ sinh nhà vệ sinh
SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA
BỆNH VIỆN DA LIỄU

SỔ NHẬT KÝ
VỆ SINH NHÀ VỆ SINH
KHOA:………………………………………
KV NHÀ VỆ SINH:……………………………..

NĂM:……….
NHẬT KÝ VỆ SINH NHÀ VỆ SINH
KHOA…………………………… KHU VỰC NHÀ VỆ SINH:……………………………………

KHU VỰC NHÀ VỆ SINH T2 T3 T4 T5 T6


Ngày …………… …………… …………… …………… ……………
Thời gian …… ..… …… …… …… ….. …... …... ….. …..

NỘI DUNG CHẤT LƯỢNG 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2


Khử mùi Không mùi
Rửa giỏ rác hàng ngày Sạch
Vệ sinh bồn rửa tay Sạch, không mùi hôi
Đánh cọ tường, sàn nhà, bồn cầu Sạch, không chất cặn bã
Lau cửa, gương Sạch, không bụi
Lau bóng đèn, quạt thông gió Sạch, thực hiện hàng tuần
Quét mạng nhện Sạch, thực hiện hàng tuần
KÝ TÊN
Ghi chú:
Mỗi nhà vệ sinh một bảng đánh giá, đánh dấu ký treo trước nhà vệ sinh, cuối tuần hộ lý thu lại và giao cho ĐDT/KTV trưởng lưu cuối năm đóng
thành tập phục vụ cho kiểm tra cuối năm.
Cột số 1: Hộ lý làm vệ sinh
Đánh dấu chéo (X) vào ô tương ứng khi đã thực hiện công việc đó và ký tên ở hàng cuối cùng (ký 1 lần/buổi)
Cột số 2: Điều dưỡng trưởng/KTV trưởng kiểm tra chất lượng vệ sinh nhà vệ sinh của khoa, phòng sau khi hộ lý thực hiện xong công việc
+ Đánh chữ Đ vào ô tương ứng nếu kiểm tra chất lượng vệ sinh ĐẠT
+ Đánh chữ K vào ô tương ứng nếu kiểm tra chất lượng vệ sinh KHÔNG ĐẠT
+ Sau đó ký tên vào hàng cuối cùng (ký 1 lần/buổi).
23

QUY TRÌNH
VỆ SINH BUỒNG PHẪU THUẬT TRƯỚC KHI PHẪU THUẬT
I. MỤC ĐÍCH
- Đảm bảo cho các bề mặt luôn sạch và đẹp.
- Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cho người bệnh.
- Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế.
II. DỤNG CỤ
- Xô đựng nước.
- Cây lau, khăn lau.
- Tải lau sạch, bàn chải.
- Nước xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn phù hợp (dung dịch Javen,
Presept..)
- Phương tiện bảo hộ cá nhân: mũ, khẩu trang, găng tay vệ sinh, ủng, tạp dề.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG
Hộ lý các khoa, phòng trong bệnh viện.
IV. NỘI DUNG QUY TRÌNH
Các bước
Trách nhiệm Mô tả/Biểu mẫu
thực hiện
- Chuẩn bị phương tiện vệ sinh.
- Vệ sinh tay, mang phương tiện phòng hộ cá
nhân theo quy định.
Hộ lý Chuẩn bị
- Rút hết dây điện, tắt tất cả các máy trong
phòng mổ.
- Đặt biển báo “Sàn ướt” ở cửa ra vào.

Pha dung dịch vệ sinh bề mặt và dung dịch


Hộ lý Pha khử khuẩn môi trường theo nồng độ và tỷ lệ
hóa chất hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sử dụng khăn lau khô, sạch, thấm dung dịch


Vệ sinh khử khuẩn môi trường để lau tường, đèn mổ
Hộ lý bề mặt hoặc đèn thủ thuật, các bề mặt máy móc,
máy móc thùng đựng rác, đồ nội thất trong phòng.

- Sử dụng tải lau khô, sạch, thấm dung dịch


Hộ lý
khử khuẩn để lau nền.
24

- Kỹ thuật lau sàn: chia đôi sàn, lau theo


Vệ sinh đường zích zắc, đường lau sau không trùng
bề mặt sàn với đường lau trước. Thay tải lau cho mỗi
diện tích sàn khoảng 10m2.

- Dọn dẹp dụng cụ vệ sinh, để gọn đồ dùng.


Hộ lý Thu dọn
- Đóng cửa phòng mổ nếu không sử dụng.

Hộ lý Vệ sinh tay Tháo găng tay và vệ sinh tay

Hộ lý Ghi chép
Ghi chép Ghi vào sổ nhật ký hộ lý công việc hằng
ngày đã hoàn hành (nếu có).
25

QUY TRÌNH
VỆ SINH BUỒNG PHẪU THUẬT KHI KẾT THÚC PHẪU THUẬT
I. MỤC ĐÍCH
- Đảm bảo cho các bề mặt luôn sạch và đẹp.
- Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cho người bệnh.
- Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế.
II. DỤNG CỤ
- Xô đựng nước.
- Cây lau, khăn lau.
- Tải lau sạch, bàn chải.
- Nước xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn phù hợp (dung dịch Javen,
Presept..)
- Phương tiện bảo hộ cá nhân: mũ, khẩu trang, găng tay vệ sinh, ủng, tạp dề.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG
Hộ lý các khoa, phòng trong bệnh viện.
IV. NỘI DUNG QUY TRÌNH
Các bước
Trách nhiệm Mô tả/Biểu mẫu
thực hiện
- Chuẩn bị phương tiện vệ sinh.
Hộ lý Chuẩn bị - Vệ sinh tay, mang phương tiện phòng hộ cá
nhân theo quy định.
- Đặt biển báo “Sàn ướt” ở cửa ra vào.

Pha Pha dung dịch vệ sinh bề mặt và dung dịch


Hộ lý hóa chất khử khuẩn môi trường theo nồng độ và tỷ lệ
hướng dẫn của nhà sản xuất.

Xử lý vết Xử lý chất đổ tràn theo quy trình vệ sinh bề


Hộ lý máu, dịch mặt khi có máu và dịch cơ thể.

- Gom toàn bộ đồ vải bẩn cho vào túi đựng đồ


Thu gom vải, không để đồ vải bẩn lẫn với đồ vải lây
đồ vải, nhiễm.
Hộ lý
chất thải - Thu gom chất thải vương vãi trên sàn
buồng phẫu thuật bằng cây lau ẩm vào túi
hoặc thùng chất thải y tế.
26

Khử khuẩn bình hút (nếu có):


- Đổ dịch, làm sạch bên trong và bên ngoài
Khử khuẩn bình hút bằng dung dịch khử khuẩn (theo
Hộ lý quy trình xử lý dụng cụ không chịu nhiệt)
bình hút
hoặc thay bình hút mới.
- Bỏ găng cũ, vệ sinh tay và đi găng tay mới
nếu tiếp tục nhiệm vụ.
- Xịt hoặc thấm hóa chất khử khuẩn vào
khăn lau.
- Lau bề mặt theo nguyên tắc từ cao xuống
thấp và từ trong ra ngoài.
Vệ sinh
- Vệ sinh đèn trần hoặc đèn thủ thuật, các bề
Hộ lý máy móc mặt máy móc trang thiết bị trên cao, tiếp
theo là vệ sinh bàn mổ và trang thiết bị
trong buồng phẫu thuật.
Lưu ý: thay khăn và thấm dung dịch khử
khuẩn sau mỗi thao tác vệ sinh cho từng
thiết bị.
Đẩy máy móc, trang thiết bị đã được vệ
Tạo khoảng sinh bề mặt sang một bên (trừ bàn mổ) để
Hộ lý
trống lau sàn khoảng trống ở giữa cho vệ sinh sàn buồng
phẫu thuật.

- Vệ sinh bề mặt tường cao 2 m, sàn buồng


phẫu thuật sử dụng tải lau riêng dùng cho
khu phẫu thuật.
- Vệ sinh bề mặt sàn ít nhất 2 lần:
Vệ sinh Lần 1: Lau bằng dung dịch làm sạch trung
tường, sàn tính (xà phòng, nước lau sàn…)
Hộ lý
Lần 2: Lau lại bằng dung dịch khử khuẩn.
- Kỹ thuật lau: Lau từ vùng góc cạnh tường
vào sàn chân bàn mổ. Lau theo đường zíc
zắc, đường lau sau kế tiếp đường lau trước.
Lau lần lượt từ trong ra ngoài. Thay tải lau
cho mỗi diện tích sàn khoảng 10 m2.

Hộ lý Sắp xếp Sắp xếp lại bàn mổ, máy, dụng cụ trong
phòng ngăn nắp, gọn gàng.
27

Cọ rửa dép phòng mổ với nước có pha xà


Hộ lý Vệ sinh dép
phòng, xả sạch, làm khô và để đúng nơi quy
phòng mổ định.

Hộ lý Thu dọn dụng cụ, đưa chất thải, đồ vải bẩn ra


Thu dọn
khỏi phòng

Hộ lý Vệ sinh tay Tháo găng tay và vệ sinh tay

Hộ lý Ghi chép Ghi vào sổ nhật ký hộ lý công việc hằng


ngày đã hoàn hành (nếu có).
28

QUY TRÌNH
VỆ SINH BỀ MẶT THIẾT BỊ Y TẾ
I. MỤC ĐÍCH
- Đảm bảo cho các bề mặt thiết bị trước và sau khi sử dụng luôn sạch.
- Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cho người bệnh.
- Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế.
II. DỤNG CỤ
- Khăn lau, bông, gạc.
- Cồn 70o
- Phương tiện bảo hộ cá nhân: mũ, khẩu trang, găng tay y tế.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho tất cả các khoa, phòng trong bệnh viện.
IV. NỘI DUNG QUY TRÌNH
Các bước
Trách nhiệm Mô tả/Biểu mẫu
thực hiện
- Các loại máy xét nghiệm
Thiết bị - Các loại máy khu laser
Nhân viên
y tế
y tế - Máy monitor, máy hút đờm dãi
- Các thiết bị điện tử ở các khoa, phòng

Bước 1: Vệ sinh tay


Lau sạch Bước 2: Đeo găng tay y tế
Nhân viên Bước 3: Lau sạch bụi bằng khăn hoặc gạc mềm.
y tế Bước 4: Dùng khăn mền, gạc hoặc bông sạch
tẩm cồn 70o lau bề mặt thiết bị để khô.
Bước 5: Tương tự như bước 4

Nhân viên Dọn dẹp, kê gọn gàng sắp xếp lại đồ đạc
y tế Sắp xếp lại

Nhân viên Tháo găng tay và rửa tay.


Vệ sinh tay
y tế

Lưu ý: Thời gian vệ sinh cho các thiết bị (trước, sau các buổi làm việc và
khi cần).
29

QUY TRÌNH
XỬ LÝ ĐỒ VẢI BẨN
I. MỤC ĐÍCH
- Hộ lý, nhân viên nhà giặt tuân thủ đúng quy trình xử lý đồ vải của người
bệnh.
- Bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế, thân nhân, khách thăm
và môi trường xung quanh.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Hộ lý, nhân viên nhà giặt, nhân viên thu gom vận chuyển đồ vải.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG
- Buồng bệnh, nơi tiếp nhận người bệnh.
- Nhà giặt.
IV. NỘI DUNG QUY TRÌNH

Các bước thực


Trách nhiệm Mô tả/Biểu mẫu
hiện

- Nhân viên thu gom phải mang đầy đủ


Đồ vải bẩn phương tiện phòng hộ cá nhân trước khi
không lây nhiễm thực hiện và vệ sinh tay sau khi kết thúc
Hộ lý, nhân công việc.
viên thu gom - Phân theo từng chủng loại:
Phân loại + Đồ vải người bệnh, gra gói dụng cụ.
+ Khăn lau tay
Đồ vải bẩn thông thường (không lây
Hộ lý, nhân Thu gom,
nhiễm), thu gom vào túi màu xanh buộc
viên nhà giặt vận chuyển
kín trước khi chuyển đến nhà giặt.
Cho xà phòng vào buồng giặt (01 kg đồ
Hộ lý, nhân vải dùng 50gam xà phòng), chọn chương
Giặt đồ vải
viên nhà giặt trình giặt thích hợp cho từng loại đồ vải.

Hộ lý, nhân Phơi khô, - Phơi đồ vải nơi cao ráo có nhiều ánh sáng.
viên nhà giặt gấp gọn - Là, gấp gọn thành từng bộ.

Hộ lý, nhân Lưu trữ kho, - Bảo quản đồ vải sạch trong kho các khoa.
viên nhà giặt cấp phát - Cấp phát đến nơi sử dụng.
30

QUY TRÌNH
XỬ LÝ ĐỒ VẢI LÂY NHIỄM
I. MỤC ĐÍCH
- Hộ lý, nhân viên nhà giặt tuân thủ đúng quy trình xử lý đồ vải của người bệnh.
- Bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế, thân nhân, khách thăm và
môi trường xung quanh.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
- Nhân viên nhà giặt, nhân viên thu gom vận chuyển đồ vải.
- Nhân viên tại khu cách ly hoặc buồng cách ly, nơi tiếp nhận người bệnh.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG
- Buồng bệnh, buồng cách ly.
- Nhà giặt.
- Khu vực khác có liên quan đến đồ vải của người bệnh bệnh truyền nhiễm
có nguy cơ gây dịch
IV. NỘI DUNG QUY TRÌNH

Các bước thực


Trách nhiệm Mô tả/Biểu mẫu
hiện
- Nhân viên thu gom phải mang đầy đủ
Đồ vải lây nhiễm phương tiện phòng hộ cá nhân trước khi
tại buồng bệnh, thực hiện và vệ sinh tay sau khi kết thúc
buồng cách ly công việc.
Hộ lý, nhân
- Đồ vải lây nhiễm phải được thu gom
viên thu gom vào túi màu vàng buộc kín trước khi
Thu gom, chuyển đến nhà giặt.
vận chuyển

- Đồ vải nhiễm khuẩn sau khi thu gom về


nhà giặt được cho ngay vào máy giặt.
Nhà giặt - Ngâm ngập đồ vải lây nhiễm với dung
Nhân viên dịch khử khuẩn:
nhà giặt + Germisep 50% (2,5g), nồng độ
Ngâm dung dịch Chlorine 0.1% (0 1 viên/ 1,5 lít nước)
khử khuẩn ngâm 30phút.
+ Javen (38g/l) 250ml/ 10 lít nước ngâm
30 phút.
31

- Cho xà phòng vào buồng giặt (01 kg đồ


Giặt đồ vải vải dùng 50gam xà phòng), chọn
Nhân viên
chương trình giặt đối với đồ vải lây
nhà giặt
nhiễm.

- Phơi quần áo nơi cao ráo có nhiều ánh


Nhân viên Phơi khô, sáng.
nhà giặt gấp gọn
- Là, gấp gọn thành từng bộ.

- Bảo quản đồ vải sạch trong kho các khoa.


Hộ lý khoa Lưu trữ kho, - Cấp phát đến nơi sử dụng.
cấp phát
32

QUY TRÌNH
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
I. MỤC ĐÍCH
- Đảm bảo môi trường bệnh viện luôn sạch và đẹp.
- Đảm bảo chất thải y tế được quản lý tốt từ khâu phát sinh đến các khâu
phân loại, thu gom, lưu trữ và vận chuyển.
- Ngăn ngừa nguy cơ rủi ro do vật sắc nhọn đối với nhân viên y tế và cộng
đồng.
- Giảm thiểu chất thải y tế, giảm kinh phí cho bệnh viện.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Toàn thể CBVC-NLĐ, người bệnh, thân nhân, khách đến thăm, các đối
tượng đến tham quan học tập tại đơn vị.
III. PHẠM VI ÁP DụNG
Áp dụng cho tất cả các khoa, phòng, bộ phận trong bệnh viện.
IV. NỘI DUNG QUY TRÌNH

Các bước thực


Trách nhiệm Mô tả/Biểu mẫu
hiện

Chất thải Phân loại chất thải ngay tại nguồn ngay
phát sinh sau khi phát sinh.
- Chất thải lây nhiễm: sắc nhọn (thùng
Người trực hoặc hộp màu vàng), không sắc nhọn
(thùng có lót túi màu vàng), chất thải giải
tiếp làm phát phẫu (thùng có lót 2 lần túi màu vàng),
sinh chất thải chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao
(thùng có lót túi màu vàng).
Phân loại
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm:
chất thải dược phẩm, hóa chất, chất thải
gây độc tế bào, chất thải chứa kim loại
nặng (thùng có lót túi màu đen).
- Chất thải y tế thông thường: chất thải
phát sinh trong sinh hoạt hàng ngày, chất
thải ngoại cảnh (thùng có lót túi màu
xanh)
- Chất thải tái chế: vật liệu giấy, nhựa,
kim loại, thủy tinh (thùng lót túi màu
trắng)
33

- Phải mang đầy đủ phương tiện phòng


hộ cá nhân: găng tay vệ sinh, ủng, khẩu
trang, tạp dề,.. khi thu gom chất thải
Hộ lý Thu gom - Thu gom riêng các loại chất thải từ nơi
phát sinh về khu tập trung lưu giữ tạm
thời của khoa, vào các thùng túi theo
đúng quy cách, màu sắc quy định.

- Phải mang đầy đủ phương tiện phòng


hộ cá nhân trong suốt quá trình vận
chuyển.
Vận chuyển, - Vận chuyển chất thải từng loại từ nơi
Hộ lý, bàn giao phát sinh đến nơi lưu giữ tập trung của
Nhân viên nội bộ bệnh viện bằng xe chuyên dụng đúng
thời gian và lộ trình quy định.
quản lý kho
- Bàn giao chất thải giữa hộ lý và nhân
lưu giữ chất
viên quản lý kho lưu giữ chất thải bệnh
thải bệnh viện. viện.
- Phương tiện vận chuyển chất thải sau
mỗi lần sử dụng được làm vệ sinh sạch
tại nơi lưu giữ chất thải tập trung của
bệnh viện
Nhân viên Chất thải được lưu giữ riêng từng phòng
quản lý kho và có nhãn ghi tên cho từng loại tại nơi
Lưu giữ
lưu giữ chất lưu giữ tập trung.
thải bệnh viện
Nhân viên - Hợp đồng Công ty Cổ phần môi trường
quản lý kho đô thị Nha Trang thu gom, xử lý
lưu giữ chất (chất thải rắn thông thường)
Bàn giao cho - Hợp đồng Bệnh viện Đa khoa tỉnh
thải bệnh viện, đơn vị xử lý Khánh Hòa thu gom, xử lý (chất thải lây
Nhân viên đơn chất thải nhiễm)
vị xử lý qua - Hợp đồng Công ty Cổ phần môi trường
nhận chất thải Khánh Hòa thu gom, xử lý (chất thải
nguy hại không lây nhiễm)
34

QUY TRÌNH
XỬ LÝ SỰ CỐ ĐỔ TRÀN CHẤT THẢI THỦY NGÂN
I. MỤC ĐÍCH
An toàn cho nhân viên y tế, người bệnh, thân nhân, khách thăm và môi
trường xung quanh.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Tất cả nhân viên bệnh viện.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng toàn bệnh viện.
IV. DỤNG CỤ
- Thùng đựng chất thải nguy hại không lây nhiễm (thùng rác màu đen)
- Đèn pin, bơm tiêm, lọ/hộp nhựa có nắp đậy.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân: khẩu trang, găng tay
V. NỘI DUNG QUY TRÌNH

Các bước thực


Trách nhiệm Mô tả/Biểu mẫu
hiện

Sơ tán người không có nhiệm vụ ra khỏi


Nhân viên y tế Sơ tán
khu vực tràn đổ.

Ngăn ngừa Đóng cửa sổ, cửa ra vào (tránh gió lùa),
Nhân viên y tế tắt thông gió, tắt quạt và điều hòa để thủy
thủy ngân bay
ngân không phát tán trong không khí.

- Gỡ bỏ trang sức khỏi tay, cổ tay để thủy


ngân không thể kết hợp với kim loại.
Chuẩn bị
Nhân viên y tế - Lấy bộ dụng cụ kiểm sốt sự cố đổ tràn.
- Mặc phương tiện phòng hộ cá nhân:
khẩu trang, găng tay.

- Dùng bìa giấy các-tông thu gom nhiệt


kế bị vỡ bỏ vào lọ nhựa đã chuẩn bị.
Thu gom, - Sử dụng đèn pin soi để xác định vị trí
xử lý các giọt thủy ngân đổ.
Nhân viên y tế
- Dùng bơm tiêm hút các giọt thủy ngân
lớn cho vào lọ nhựa.
- Đậy kín lọ nhựa đựng thủy ngân
35

- Dùng băng dính để lấy các hạt nhỏ khó


hút và cho vào thùng rác màu đen.
- Đặt tất cả dụng cụ thu gom: bơm tiêm,
lọ chứa thủy ngân, bìa giấy các-tông,
găng tay, khẩu trang vào túi nilon màu
đen buộc kín bỏ vào thùng đen có nặp
đậy.

Lau sàn nhà theo quy trình vệ sinh sàn


Nhân viên y tế Lau sàn
nhà không lây nhiễm.

- Thu gọn dụng cụ vệ sinh


Nhân viên y tế Thu dọn - Chuyển chất thải lên khu lưu trữ chất
thải tập trung của bệnh viện.

Nhân viên y tế Vệ sinh tay Tháo găng tay và vệ sinh tay

Khu vực đổ thủy ngân sau khi xử lý, phải


Nhân viên y tế Thông khí được mở rộng cửa, bật quạt ít nhất 48
giờ.
36

QUY TRÌNH
XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP RỦI RO, PHƠI NHIỄM
VỚI BỆNH NGHỀ NGHIỆP
I. MỤC ĐÍCH
Hướng dẫn nhân viên trong bệnh viện xử lý đúng cách các trường hợp rủi
ro, phơi nhiễm với bệnh nghề nghiệp.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho tất cả các nhân viên trong bệnh viện.
III. NỘI DUNG QUY TRÌNH

Các bước thực


Trách nhiệm Mô tả/Biểu mẫu
hiện

Tổn thương do kim tiêm hay vật sắc


nhọn
- Rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà
phòng và nước, dưới vòi nước chảy.
- Để máu ở vết thương tự chảy, không nặn
bóp vết thương.
Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên da bị
Nhân viên bị tổn thương
phơi nhiễm. - Rửa khu vực bị tổn thương ngay bằng xà
Xử lý vùng phòng và nước dưới vòi nước chảy.
Nhân viên phơi nhiễm - Không sử dụng thuốc khử khuẩn trên da.
hỗ trợ.
- Không cọ hoặc chà khu vực bị tổn
thương.
Bắn máu hoặc dịch cơ thể lên mắt
- Xả nước nhẹ nhưng thật kỹ dưới dòng
nước chảy hoặc nước muối 0.9% vô khuẩn
trong ít nhất 15 phút trong lúc mở mắt, lộn
nhẹ mi mắt.
- Không dụi mắt.
Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên miệng
hoặc mũi
- Nhổ khạc ngay máu hoặc dịch cơ thể và
xúc miệng bằng nước nhiều lần.
- Xỉ mũi và rửa sạch vùng bị ảnh hưởng
37

bằng nước hoặc nước muối 0.9% vô


khuẩn.
- Không sử dụng thuốc khử khuẩn.
- Không đánh răng.
Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên da
nguyên vẹn
- Rửa khu vực bị vấy máu hoặc dịch cơ
thể ngay bằng xà phòng và nước dưới vòi
nước chảy.
- Không chà sát khu vực bị vấy máu hoặc
dịch.

Nhân viên bị phơi nhiễm cần báo cáo ngay


Nhân viên bị cho ĐDT, KTV trưởng khoa (biểu mẫu 1 ).
phơi nhiễm. Báo cáo
ĐDT, KTV trưởng khoa báo bộ phận
ĐDT, KTV KSNK.
trưởng khoa.
Bộ phận KSNK báo Lãnh đạo.

Đánh giá nguy cơ dựa vào tiền sử và kết


Lãnh đạo quả xét nghiệm nguồn lây (người bệnh).
BV. Nếu không xác định được nguồn gây phơi
Trưởng nhiễm thì xử lý coi nguồn lây có HIV,
phòng HBV, HCV dương tính.
KHTH-ĐD. Có nguy cơ:
Đánh giá
ĐDT BV. - Tổn thương do kim dính máu đâm xuyên
nguy cơ
Lãnh đạo qua da gây chảy máu.
khoa. - Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các
ĐDT, KTV ống nghiệm có chứa máu và chất dịch cơ
trưởng khoa. thể của người bệnh bị vỡ đâm phải.
Bộ phận - Máu và dịch cơ thể người bệnh bắn vào
KSNK. vùng da niêm mạc bị tổn thương.
Nhân viên bị Không có nguy cơ:
phơi nhiễm Máu và dịch cơ thể người bệnh bắn vào
vùng da lành.
38

- Hỗ trợ tâm lý, tư vấn cho người bị phơi


nhiễm.
- Điều trị phòng bệnh cho nhân viên bị
phơi nhiễm có nguy cơ ngay cả khi chưa
Tư vấn, điều trị có kết quả xét nghiệm.
BS điều trị.
cho nhân viên - Trường hợp vượt khả năng điều trị của
Nhân viên bị bị phơi nhiễm bệnh viện, liên hệ cơ sở chuyên khoa điều
phơi nhiễm. trị cho nhân viên bị phơi nhiễm.
ĐDT, KTV - Xét nghiệm theo dõi nhân viên bị phơi
trưởng khoa. nhiễm với các yếu tố HIV, HBV, HCV.
Nếu kết quả dương tính thì nhân viên y tế
bị phơi nhiễm đã có bệnh từ trước. Nếu
kết quả âm tính thì kiểm tra lại sau 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng.

Đối với các trường hợp lây nhiễm do phơi


ĐDT, KTV nhiễm nghề nghiệp thì thực hiện theo dõi
trưởng khoa. Lập hồ sơ điều trị theo quy định. ĐDT, KTV trưởng
Bộ phận theo dõi khoa báo cáo tai nạn nghề nghiệp cuối
KSNK tháng theo (biểu mẫu 2) gửi bộ phận kiểm
soát nhiễm khuẩn.

V. BIỂU MẪU

1 Mẫu thông báo tai nạn nghề nghiệp

2 Sổ theo dõi tai nạn nghề nghiệp


MẪU THÔNG BÁO TAI NẠN NGHỀ NGHIỆP
(Do vật sắc nhọn, văng bắn máu và dịch cơ thể)
1. Khoa/Phòng: ...........................................................................................
2. Họ tên: ....................................................... 3. Tuổi: ...............4. Giới tính:……
5. Nghề nghiệp:

Bác sỹ  Điều dưỡng  Hộ sinh 

KTV xét nghiệm  Hộ lý, Y công  Học sinh 

Khác (ghi rõ nghề nghiệp): .........................................................

6. Loại tổn thương:


Xuyên da  Máu dịch tiết tiếp xúc niêm mạc/ da không lành lặn 
7. Mức độ tổn thương:
Trầy Xước  Nông  Sâu 
8. Hoàn cảnh xảy ra tai nạn:
Tiêm truyền Lấy máu 
Làm XN  Rửa dụng cụ 
Phẫu thuật  Làm các thủ thuật 
Khác (ghi rõ): ...........................................................
9. Thời điểm bị thương:
..........giờ phút, ngày ........tháng...........năm
10. Nguồn lây nhiễm:
- Họ tên NB: ................................................................
- Giường số (nội trú): ................................................................
- Địa chỉ (ngoại trú): ................................................................
- Chẩn đốn
- Tình trạng HIV: âm tính  dương tính  không rõ 
- Tình trạng HBV: âm tính  dương tính  không rõ 
- Tình trạng HCV: âm tính  dương tính  không rõ 
11. Xử lý ban đầu sau khi bị thương:
Rửa vết thương bằng xà phòng và nước 
Rửa niêm mạc bằng nước sạch 
Không xử lý 
Khác (ghi rõ): ...........................................................
12. Tình trạng xét nghiệm của người bị tai nạn:

- Tình trạng HIV: âm tính  dương tính  không rõ 

- Tình trạng HBV: âm tính  dương tính  không rõ 

- Tình trạng HCV: âm tính  dương tính  không rõ 

13. Tiêm vacxin phòng viêm gan B: Có  Chưa 


Mũi tiêm gần nhất: ......./ ......./ ........

Ngày........ tháng........năm .....


Người thông báo
(Ký tên)
SỔ THEO DÕI TAI NẠN RỦI RO NGHỀ NGHIỆP

TAI NẠN RỦI RO


KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
S NGHỀ NGHIỆP
GIỚI KHOA,
T HỌ VÀ TÊN TUỔI XỬ TRÍ Lúc
TÍNH PHÒNG Ngày Sau 1 Sau 3 Sau 6
T Mô tả phơi
giờ tháng tháng tháng
nhiễm

Trưởng khoa Người lập bảng


39

QUY TRÌNH
XỬ LÝ DỤNG CỤ KHÔNG CHỊU NHIỆT
I. MỤC ĐÍCH
Hướng dẫn nhân viên trong bệnh viện xử lý dụng cụ đúng sau khi sử
dụng.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho tất cả các khoa, phòng trong bệnh viện.
III. DỤNG CỤ
- Hóa chất khử khuẩn, cồn 700, gạc vô khuẩn, nước vô khuẩn
- Phương tiện phòng hộ cá nhân
- Dụng cụ pha hóa chất
IV. NỘI DUNG QUY TRÌNH

Các bước thực


Trách nhiệm Mô tả/Biểu mẫu
hiện

Dụng cụ không chịu nhiệt như: băng đo


Dụng cụ không huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, bình làm ẩm
chịu nhiệt, sau oxy, mặt nạ oxy, bóng ambu, đèn soi đặt
Nhân viên xử khi sử dụng nội khí quản, bình hút dịch…
lý dụng cụ
- Chuẩn bị dụng cụ khử khuẩn.
Chuẩn bị - Mặc phương tiện phòng hộ cá nhân.
- Pha hóa chất theo hướng dẫn.

Đối với dụng cụ: nhiệt kế, ống nghe.


- Dùng gạc lau khô.
- Gạc tẩm cồn 700 lau dụng cụ, để khô.
- Sử dụng hoặc để vào nơi đúng quy định.
Nhân viên xử
Các dụng cụ khác
lý dụng cụ
Dụng cụ sau khi sử dụng ngâm ngay vào
dung dịch khử khuẩn (Germisep 50% 2,5g
Khử khuẩn
…) nồng độ Chloramin 0,1% tương đương
01 viên/ 1,5 lít nước, thời gian 30 phút.

- Tráng lại dụng cụ bằng nước vô khuẩn.


Nhân viên xử - Dùng gạc vô khuẩn lau khô.
lý dụng cụ Làm sạch ( riêng băng đo huyết áp, bình đựng đàm
dãi có thể tráng bằng nước sạch, phơi
khô)
Nhân viên xử
Lưu trữ Sử dụng hoặc bảo quản đúng nơi quy định
lý dụng cụ
40

QUY TRÌNH
XỬ LÝ DỤNG CỤ CHỊU NHIỆT
I. MỤC ĐÍCH
Hướng dẫn nhân viên trong bệnh viện xử lý dụng cụ đúng sau khi sử dụng.
II.PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho tất cả các khoa, phòng trong bệnh viện.
III. NỘI DUNG QUY TRÌNH

Trách nhiệm Các bước thực Mô tả/Biểu mẫu


hiện

Dụng cụ sau Khử khuẩn sơ bộ


Nhân viên xử khi sử dụng Nhân viên y tế sau khi sử dụng dụng cụ
lý dụng cụ ngâm ngay vào dung dịch khử khuẩn
(Germisep 50% 2,5g …) nồng độ
Ngâm dung dịch Chloramin 0,1% tương đương 01 viên/ 1,5
khử khuẩn lít nước, thời gian 20 phút.

- Đánh chải, tráng dưới vòi nước sạch


Làm sạch, - Để khô tự nhiên
để khô - Kiểm tra chất lượng dụng cụ

Đóng gói - Đóng gói theo bộ cho vào thùng có nắp


đậy
(Vận chuyển an toàn)

Nhân viên xử Chuyển


lý dụng cụ xuống đơn vị
TIỆT - Có sổ giao nhận dụng cụ của khoa và
KHUẨN nhân viên tiệt khuẩn.
TRUNG
TÂM

Nhân viên - Cho test kiểm tra chất lượng tiệt khuẩn
vận hành lò vào thùng dụng cụ.
hấp Tiệt khuẩn - Dán nhãn dụng cụ, dán giấy chỉ thị màu
- Tiệt khuẩn 121oC/ 30 phút, để sấy khô tự
động 20 phút
- Ghi vào sổ nhật ký thanh trùng
41

Nhân viên - Có sổ giao nhận dụng cụ của khoa và


vận hành lò nhân viên tiệt khuẩn.
hấp. Phân phát dụng - Bảo quản tại tủ đựng dụng cụ vô khuẩn ở
Nhân viên cụ tiệt khuẩn các khoa
nhận dụng cụ - Đưa đến nơi sử dụng
của khoa.

VI. BIỂU MẪU

1 Sổ nhật ký thanh trùng

2 Sổ giao nhận dụng cụ hấp của các khoa.


MS: 14/BV-01

SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA

—––––––

NHẬT KÝ THANH TRÙNG

BỆNH VIỆN DA LIỄU KHÁNH HÒA

KHOA:......................................................
NHẬT KÝ THANH TRÙNG

Số Ngày, Thời gian Thời gian


Nội dung dụng cụ Nhiệt độ
TT tháng, năm bắt đầu kết thúc
SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA

—––––––

SỔ
GIAO NHẬN DỤNG CỤ HẤP

BỆNH VIỆN DA LIỄU KHÁNH HÒA

KHOA:......................................................
SỔ GIAO NHẬN DỤNG CỤ HẤP

Ngày,
Nội dung dụng cụ Số lượng Người giao Người nhận
tháng, năm
42

BẢNG KIỂM
PHƯƠNG TIỆN RỬA TAY THƯỜNG QUY
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………………...Lý do giám sát:………………………

STT Nội dung đánh giá Có Không

1 Bồn vệ sinh tay đạt tiêu chuẩn

2 Vòi nước có cần gạt

3 Xà phòng bánh hoặc dung dịch xà phòng sát khuẩn

4 Hộp đựng khăn và khăn lau tay một lần

5 Thùng (hộp) đựng khăn bẩn

Dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn ở các địa điểm
6
quy định

Phương tiện vệ sinh tay đầy đủ tại tất cả các phòng thủ
7
thuật, phòng chuẩn bị dụng cụ, phòng NB nặng.

Người giám sát


43

BẢNG KIỂM
ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ RỬA TAY THƯỜNG QUY
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………………...Lý do giám sát:………………………

STT Nội dung đánh giá Có Không

1 Trước và sau khi thăm khám chăm sóc cho mỗi NB

2 Trước khi làm các công việc đòi hỏi vô khuẩn

3 Sau khi tiếp xúc với NB

Sau khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, các chất bài tiết,
4
tháo bỏ găng.

Sau khi tiếp xúc với các dụng cụ bẩn, đồ vải bẩn, chất
5
thải và các vật dụng trong buồng bệnh.

Người giám sát


44

BẢNG KIỂM
QUY TRÌNH RỬA TAY THƯỜNG QUY
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………………...Lý do giám sát:………………………

STT Cá bước tiến hành Đạt Không đạt

1 Đứng trước bồn rửa tay

2 Tháo cất đồ trang sức

3 Mở nước chảy không làm bắn nước ra ngoài

Làm ướt bàn tay, lấy xà phòng hoặc dung dịch rửa
4 tay vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau
cho xà phòng (dung dịch rửa tay) dàn đều (5 lần).

Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón


5
tay của bàn tay kia và ngược lại (5 lần)

Chà 2 lòng bàn tay vào nhau miết mạnh các kẽ


6
trong ngón tay (5 lần)

Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào
7
lòng bàn tay kia và ngược lại (5 lần)

Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và
8
ngược lại (5 lần)

Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và
9
ngược lại (5 lần)

10 Rửa sạch tay dước vòi nước chảy đến cổ tay.

Làm khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch, sử dụng


ngay khăn và giấy sạch lau tay để lót ngăn da tay
11
chạm trực tiếp vào khóa vòi nước để khóa vòi nước
lại.

Thời gian rửa tay 30 - 60 giây.


Người giám sát
45

BẢNG KIỂM
QUY TRÌNH SÁT KHUẨN TAY BẰNG DUNG DỊCH CHỨA CỒN
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………………...Lý do giám sát:………………………

STT Cá bước tiến hành Đạt Không đạt

Lấy 3-5 ml dung dịch chứa cồn vào lòng bàn tay.
1
Chà 2 lòng bàn tay vào nhau (5 lần).

Chà l ng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón


2
của bàn tay kia và ngược lại (5 lần).

Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ


3
ngón tay (5 lần).

Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào
4
lòng bàn tay kia và ngược lại (5 lần).

Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay
5
kia và ngược lại (5 lần).

Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và
6
ngược lại (5 lần). Chà sát tay đến khi khô tay.

Người giám sát


46

BẢNG KIỂM
QUY TRÌNH VỆ SINH TAY NGOẠI KHOA
Phương pháp vệ sinh tay bằng dung dịch xà phòng khử khuẩn
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:………………………………Lý do giám sát:……………………………
Thực hiện quy trình Có Không
* Đánh kẻ móng tay:
- Làm ướt bàn tay.
Bước 1 - Lấy 3ml-5ml dung dịch xà phòng khử khuẩn vào
lòng bàn tay.
- Chà sạch kẽ móng tay của từng bàn tay bằng bàn
chải trong 30 giây.
* Rửa tay lần 1 trong 1 phút 30 giây:
- Làm ướt bàn tay tới khuỷu tay.
- Lấy 3ml-5ml dung dịch xà phòng khử khuẩn vào
lòng bàn tay.
Bước 2 - Chà bàn tay như quy trình rửa tay thường quy (chà
lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ ngón, ngón cái), sau đó
chà tay tới cổ tay, cẳng tay và khuỷu tay.
- Tráng tay dưới vòi nước theo trình tự từ đầu ngón
tay tới khuỷu tay, loại bỏ hoàn toàn dung dịch khử
khuẩn trên tay.
Bước 3 Rửa tay lần 2: tương tự rửa tay lần 1.

Làm khô tay. Làm khô toàn bộ bàn tay, cổ tay, cẳng
Bước 4
tay tới khuỷu tay bằng khăn vô khuẩn dùng một lần.

Chú ý:
1. Thời gian tay tiếp xúc với hóa chất được tính bằng tổng thời gian chà
tay của 2 lần rửa tay. Không tính thời gian di chuyển tới bồn rửa tay, thời gian
tráng lại bằng nước sạch và lau khô tay;
2. Trong quy trình rửa tay, bàn tay luôn hướng lên trên.
Người giám sát
47

BẢNG KIỂM
QUY TRÌNH VỆ SINH TAY NGOẠI KHOA
Phương pháp sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:………………………………Lý do giám sát:……………………………

Stt Các bước thực hiện Thời gian Có Không


Bước 1. Rửa tay bằng xà phòng thường, 30 giây
1 không dùng bàn chải, 1 phút
Mở vòi nước, làm ướt bàn tay tới khuỷu tay
Lấy 3ml-5ml dung dịch xà phòng thường 1p 30 giây
2
vào lòng bàn tay.
Chà bàn tay như quy trình rửa tay thường
3 quy (lưu ý chà kỹ các kẽ móng tay), sau đó
chà cổ tay, cẳng tay lên tới khuỷu tay
Rửa tay dưới vòi nước, theo trình tự từ đầu
4 ngón tay tới khuỷu tay, loại bỏ hoàn toàn xà
phòng trên tay.
Lau khô tay bằng khăn tiệt khuẩn hoặc khăn
5 giấy sạch theo trình tự từ bàn tay tới khuỷu
tay.
Bước 2. Chà tay bằng dung dịch VST
chứa cồn trong thời gian tối thiểu 3 phút
Lấy 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn vào
6 lòng bàn tay trái, nhúng 5 đầu ngón tay của
bàn tay phải ngập trong dung dịch chứa cồn
(5 giây), sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới
khuỷu tay của tay phải (chà cho tới khi tay
khô).
Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn
vào lòng bàn tay phải, nhúng 5 đầu ngón tay
của bàn tay trái ngập trong dung dịch chứa
7
cồn (5 giây), sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới
khuỷu tay của tay trái (chà cho tới khi tay
khô).
Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn,
8 chà bàn tay như quy trình VST thường quy
(chà lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ ngón, mu
ngón, ngón cái, các đầu ngón tay) cho tới khi

23
48

tay khô.
Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn
vào lòng bàn tay trái, nhúng 5 đầu ngón tay
của bàn tay phải ngập trong dung dịch chứa
9
cồn (5 giây), sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới
khuỷu tay của tay phải (chà cho tới khi tay
khô).
Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn
vào lòng bàn tay phải, nhúng 5 đầu ngón tay
của bàn tay trái ngập trong dung dịch chứa
10
cồn (5 giây), sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới
khuỷu tay của tay trái (chà cho tới khi tay
khô).
Lấy tiếp 3ml-5ml dung dịch VST chứa cồn,
chà bàn tay như quy trình VST thường quy
11 (chà lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ ngón, mu
ngón, ngón cái, các đầu ngón tay) cho tới khi
tay khô

Chú ý:
(1) Nếu thời gian chà tay chưa đủ 3 phút thì lấy tiếp 3ml-5 ml dung dịch
VST chứa cồn, chà bàn tay như quy trình VST thường quy cho tới khi đủ 3 phút;
(2) Trong quá trình VST, bàn tay luôn hướng lên trên.
Người giám sát
49

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN


CỦA HÓA CHẤT VỆ SINH TAY

1. Ngày đánh giá: .... / ......./ ......


2. Họ tên người sử dụng: ...............................................
3. Nghề nghiệp: .............................................................
4. Loại dung dịch VST đang sử dụng tại đơn vị (đánh dấu vào ô thích hợp):
□ Xà phòng thường □ Xà phòng khử khuẩn □ Dung dịch VST chứa cồn
Đề nghị Anh/Chị cho biết biểu hiện tác dụng không mong muốn ở bàn
tay sau sử dụng các loại hóa chất trên theo 5 mức độ dưới đây:
+ Không thấy: Không thấy biểu hiện sau sử dụng.
+ Có, nhẹ: Có biểu hiện, nhưng không thường xuyên.
+ Có, vừa: Có biểu hiện thường xuyên, nhưng không phải dùng thuốc điều
trị.
+ Có, rõ: Có biểu hiện thường xuyên và phải dùng thuốc điều trị.
+ Có, rất rõ: Biểu hiện nặng, phải điều trị chuyên khoa.

Không
Tác dụng không mong muốn Nhẹ Vừa Rõ Rất rõ
thấy
Ngứa
Nóng rát
Đỏ ửng
Khô da
Sần da
Da trơn, nhờn
Cảm giác dính da

5. Biểu hiện khác: □ Có □ Không


Nếu có, mô tả rõ: .............................................. ……………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………...............................................
Người sử dụng hóa chất
(Ký tên)
50

PHIẾU GIÁM SÁT TUÂN THỦ VỆ SINH TAY


Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………………...Lý do giám sát:…………………………………..
Tên giám sát viên:……………………………………………………………………………………
Buổi giám sát số:………………… Giờ bắt đầu:……………… Giờ kết thúc:………..

Nghề nghiệp: Nghề nghiệp: Nghề nghiệp: Nghề nghiệp:


Số lượng NVYT: Số lượng NVYT: Số lượng NVYT: Số lượng NVYT:

Cơ Hành Cơ Hành Cơ Hành Cơ Hành


Chỉ định Chỉ định Chỉ định Chỉ định
hội động hội động hội động hội động

1 □ T-NB □C 1 □ T-NB □C 1 □ T-NB □C 1 □ T-NB □C


□ T-VK □N □ T-VK □N □ T-VK □N □ T-VK □N
□ S-DCT □K □ S-DCT □K □ S-DCT □K □ S-DCT □K
□ S-NB □G □ S-NB □G □ S-NB □G □ S-NB □G
□ S-XQNB □ Đ □ S-XQNB □Đ □ S-XQNB □ Đ □ S-XQNB □ Đ
□S □S □S □S

2 □ T-NB □C 2 □ T-NB □C 2 □ T-NB □C 2 □ T-NB □C


□ T-VK □N □ T-VK □N □ T-VK □N □ T-VK □N
□ S-DCT □K □ S-DCT □K □ S-DCT □K □ S-DCT □K
□ S-NB □G □ S-NB □G □ S-NB □G □ S-NB □G
□ S-XQNB □ Đ □ S-XQNB □Đ □ S-XQNB □ Đ □ S-XQNB □ Đ
□S □S □S □S

3 □ T-NB □C 3 □ T-NB □C 3 □ T-NB □C 3 □ T-NB □C


□ T-VK □N □ T-VK □N □ T-VK □N □ T-VK □N
□ S-DCT □K □ S-DCT □K □ S-DCT □K □ S-DCT □K
□ S-NB □G □ S-NB □G □ S-NB □G □ S-NB □G
□ S-XQNB □ Đ □ S-XQNB □Đ □ S-XQNB □ Đ □ S-XQNB □ Đ
□S □S □S □S

4 □ T-NB □C 4 □ T-NB □C 4 □ T-NB □C 4 □ T-NB □C


□ T-VK □N □ T-VK □N □ T-VK □N □ T-VK □N
□ S-DCT □K □ S-DCT □K □ S-DCT □K □ S-DCT □K
□ S-NB □G □ S-NB □G □ S-NB □G □ S-NB □G
□ S-XQNB □ Đ □ S-XQNB □Đ □ S-XQNB □ Đ □ S-XQNB □ Đ
□S □S □S □S

5 □ T-NB □C 5 □ T-NB □C 5 □ T-NB □C 5 □ T-NB □C


51

□ T-VK □N □ T-VK □N □ T-VK □N □ T-VK □N


□ S-DCT □K □ S-DCT □K □ S-DCT □K □ S-DCT □K
□ S-NB □G □ S-NB □G □ S-NB □G □ S-NB □G
□ S-XQNB □ Đ □ S-XQNB □Đ □ S-XQNB □ Đ □ S-XQNB □ Đ
□S □S □S □S

6 □ T-NB □C 6 □ T-NB □C 6 □ T-NB □C 6 □ T-NB □C


□ T-VK □N □ T-VK □N □ T-VK □N □ T-VK □N
□ S-DCT □K □ S-DCT □K □ S-DCT □K □ S-DCT □K
□ S-NB □G □ S-NB □G □ S-NB □G □ S-NB □G
□ S-XQNB □ Đ □ S-XQNB □Đ □ S-XQNB □ Đ □ S-XQNB □ Đ
□S □S □S □S

7 □ T-NB □C 7 □ T-NB □C 7 □ T-NB □C 7 □ T-NB □C


□ T-VK □N □ T-VK □N □ T-VK □N □ T-VK □N
□ S-DCT □K □ S-DCT □K □ S-DCT □K □ S-DCT □K
□ S-NB □G □ S-NB □G □ S-NB □G □ S-NB □G
□ S-XQNB □ Đ □ S-XQNB □Đ □ S-XQNB □ Đ □ S-XQNB □ Đ
□S □S □S □S

8 □ T-NB □C 8 □ T-NB □C 8 □ T-NB □C 8 □ T-NB □C


□ T-VK □N □ T-VK □N □ T-VK □N □ T-VK □N
□ S-DCT □K □ S-DCT □K □ S-DCT □K □ S-DCT □K
□ S-NB □G □ S-NB □G □ S-NB □G □ S-NB □G
□ S-XQNB □ Đ □ S-XQNB □Đ □ S-XQNB □ Đ □ S-XQNB □ Đ
□S □S □S □S

Các chữ viết tắt: T-NB: Trước khi động chạm NB; T-VK: Trước khi thực hiện thủ
thuật sạch/ vô khuẩn; S-DCT: Sau khi có nguy cơ tiếp xúc dịch cơ thể; S-NB: Sau khi
động chạm NB; S-XQ NB: Sau khi động chạm bề mặt xung quanh NB.
C: Chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn, N: Rửa tay bằng nước và xà phòng thường,
K: Không VST
G: Có sử dụng găng, Đ: Sử dụng găng đúng chỉ định, S: Sử dụng găng không đúng chỉ
định hoặc không thay găng khi cần
52

Hướng dẫn chung


1. Giám sát viên thông báo lý do có mặt của mình tới NVYT và bệnh nhân được giám
sát (có thể thực hiện hoặc không).
2. Giám sát viên có thể quan sát đồng thời 3 NVYT nếu tần suất cơ hội VST cho phép
(tần suất này được tính bằng số cơ hội cần VST trung bình/giờ).
3. Giám sát viên có thể quan sát những NVYT tiếp theo có mặt trong buổi giám sát.
4. Lựa chọn vị trí quan sát phù hợp để không gây ảnh hưởng tới các hoạt động chăm
sóc, điều trị của NVYT, giám sát viên có thể di chuyển theo sau NVYT nhưng không
được gây cản trở công việc của họ. Kết quả quan sát cần được phản hồi tới NVYT sau
buổi giám sát.
Hướng dẫn cách điền phiếu
5. Sử dụng bút chì để điền phiếu và dùng tẩy để chữa sai sót. Phiếu giám sát được kẹp
vào file/bìa cứng trong buổi giám sát để có thể ghi chép dễ dàng.
6. Điền toàn bộ thông tin chi tiết vào phần trên của phiếu (ngoại trừ thời gian kết thúc
và toàn bộ thời gian buổi giám sát).
7. Ngay khi tính cơ hội đầu tiên cho VST, điền thông tin thích hợp (chỉ định, cơ hội có
VST) vào những ô “cơ hội cần VST” đầu tiên được đánh số. Thông tin được điền
trong các ô này theo trình tự từ trên xuống dưới. Điền các thông tin vào cột tương ứng
với nghề nghiệp của NVYT được quan sát.
8. Mỗi cơ hội VST liên quan tới một dòng trong mỗi cột chỉ định VST; mỗi dòng độc
lập giữa các cột khác nhau.
9. Điền dấu (x) vào ô vuông nhỏ hoặc vòng tròn để lựa chọn tình huống đúng. Với
những tình huống có ô vuông, có thể lựa chọn nhiều tình huống. Với tình huống có
vòng tròn, chỉ được lựa chọn một tình huống duy nhất.
10. Trong trường hợp một cơ hội VST thuộc nhiều chỉ định khác nhau, điền dấu (x)
vào ô vuông tương ứng với mỗi chỉ định.
11. Mỗi cơ hội cần VST được đánh giá có hoặc không thực hiện VST.
12. Điền thời gian kết thúc để tính thời gian của buổi giám sát và kiểm tra dữ liệu
trước khi điền phiếu mới.
53

BẢNG KIỂM
QUY TRÌNH LÀM VỆ SINH NHÀ TẮM, NHÀ VỆ SINH
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………Lý do giám sát:…………………………
Thực hiện quy trình Có Không

Bước 1 Rửa tay, làm khô tay, mặc phương tiện phòng hộ và
đi găng tay vệ sinh

Bước 2 Pha mới dung dịch khử khuẩn theo đúng hướng dẫn
của bệnh viện tại nơi thống khí

Bước 3 Gom và hót rác cho vào túi/thùng rác

- Lau sạch tay nắm cánh cửa, khung cửa, tường,


công tắc đèn.

Bước 4 - Làm sạch tường và sàn nhà

- Làm sạch tất cả các phương tiện, dụng cụ như:


gương, hộp đựng xà phòng, vòi tắm, valabol, thùng
đựng nước, thùng đựng rác…

Cọ rửa sạch bô, bồn cầu cả bên trong và bên ngoài,


Bước 5 phía dưới bằng dung dịch khử khuẩn trong thời gian
tối thiểu 10 phút

Bước 6 Thu gom chất thải và thay bao bì mới

Tháo găng, bỏ vào thùng chất thải y tế. Rửa tay và


Bước 7 làm khô tay. Tiếp thêm giấy vệ sinh, xà phòng nếu
cần.

Bước 8 Ghi vào sổ nhật ký làm vệ sinh

Người giám sát


54

BẢNG KIỂM VỆ SINH BỀ MẶT KHOA PHÒNG

Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………Lý do giám sát:…………………………
STT NỘI DUNG Có Không

Mang phương tiện PHCN, chuẩn bị đủ phương tiện


1
VSMT bề mặt, đặt biển báo theo đúng quy định.

Pha hóa chất làm sạch và khử khuẩn môi trường theo
2
đúng hướng dẫn về nồng độ và cách pha

Thu dọn đồ đạc, loại bỏ những đồ vật không cần


3
thiết, đã hỏng trong phòng bệnh ra khỏi buồng bệnh.

Lau/quét ẩm cho sạch bụi và hót sạch chất thải, chú ý


4
các góc ở dưới gầm giường, bàn, ghế,...
Đối với khu vực không lây nhiễm
+ Lau lần 1 với chất tẩy rửa làm sạch (xà phòng).
+ Lau lần 2 với nước sạch và để khô.

5 Đối với khu vực lây nhiễm và khi có dịch cúm


H5N1, SARS,...
+ Lau lần 1 với chất tẩy rửa và làm sạch (xà phòng).
+ Lau lần 2 với nước sạch.
+ Lau lần 3 với dung dịch khử khuẩn (đã được pha
theo đúng quy định trước mỗi ca làm việc).

Kê lại đồ đạc đã dịch chuyển trong quá trình vệ sinh


6
vào đúng chỗ
7 Thu dọn, đưa dụng cụ, chất thải ra khỏi phòng

8 Tháo găng tay và rửa tay


Ghi vào hồ sơ/bảng kiểm công việc hằng ngày đã
9
hoàn thành

Người giám sát


55

BẢNG KIỂM VỆ SINH BỀ MẶT


GIƯỜNG, BÀN, ĐỆM, GHẾ
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………Lý do giám sát:…………………………
STT NỘI DUNG Có Không
I. Đối với giường, bàn, đệm, ghế dùng cho người bệnh
không lây nhiễm
1 Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mặc phương tiện PHCN
2 Pha hóa chất
3 Dọn dẹp và lấy bỏ các đồ đạc không cần thiết
Lau sạch bụi bằng khăn ẩm, kế đến lau cọ bằng nước xà
4 phòng, sau cùng lau lại bằng nước sạch và dùng khăn sạch
để lau khô.
5 Dọn dẹp, kê gọn gàng đồ đạc trong khu vực vệ sinh.
6 Thu dọn, đưa chất thải, dụng cụ ra khỏi phòng
7 Tháo găng tay và rửa tay
Ghi vào hồ sơ/bảng kiểm công việc hằng ngày đã hoàn
8
thành
II. Đối với giường, bàn, đệm, ghế dùng cho người bệnh
lây nhiễm:
Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất vệ sinh và khử khuẩn, mang
1
phương tiện PHCN.
2 Pha hóa chất
3 Dọn dẹp và lấy bỏ các đồ đạc không cần thiết
Lau sạch bụi bằng khăn ẩm, kế đến lau cọ bằng nước xà
4 phòng, sau cùng lau lại bằng nước sạch, để khô lau lại với
dung dịch khử khuẩn và để khô.
5 Dọn dẹp, kê gọn gàng đồ đạc trong khu vực vệ sinh
6 Thu dọn, đưa chất thải, dụng cụ ra khỏi phòng.
7 Tháo găng tay và rửa tay
8 Ghi vào hồ sơ/bảng kiểm công việc hằng ngày đã hoàn thành
Chú ý: Khi NB ra viện cần thực hiện quy trình khử khuẩn trước khi sử dụng
cho NB kế tiếp.
Người giám sát
56

BẢNG KIỂM
VỆ SINH TRẦN NHÀ, TƯỜNG, CỬA VÀ CÁC DỤNG CỤ KHÁC
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………Lý do giám sát:…………………………
STT NỘI DUNG Có Không

1 Thông báo nhân viên khu vực sẽ làm vệ sinh

Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất,phương tiện


2
PHCN

Đưa NB ra khỏi phòng. Thu xếp đồ dùng


3
hoặc che chắn bụi, tắt quạt.

Thực hiện kỹ thuật vệ sinh:

- Quét nhẹ nhàng, cẩn thận trần nhà, tường,


cửa từ trên xuống
4 - Lau cửa, kính, tường men, các dụng cụ như
quạt trần, đèn, v.v... bằng hóa chất sau đó lau
bằng nước.

- Lau sàn nhà sau cùng.

Thu dọn, đưa chất thải, dụng cụ ra khỏi


5
phòng

6 Tháo găng tay và rửa tay.

Ghi vào hồ sơ/bảng kiểm công việc hằng


7
ngày đã hoàn thành.

Người giám sát


57

BẢNG KIỂM VỆ SINH BỒN RỬA TAY

Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………Lý do giám sát:…………………………
STT NỘI DUNG Có Không

Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất vệ sinh, mang phương


tiện PHCN

1 Pha hóa chất lau bề mặt theo quy định

Loại bỏ các vật dụng không cần thiết, các chất thải có
trên các bề mặt bồn rửa tay cho vào thùng đựng chất
2
thải. Dùng nhíp gỡ tóc hoặc những thứ khác khỏi
miệng vòi, lỗ tháo nước và dây giật nước

Vệ sinh theo thứ tự:


- Lau khăn ẩm có dung dịch kghử khuẩn từ bên ngoài
vào bên trong bồn rửa tay, thùng đựng khăn, chai xà
phòng.
3
- Lau các bề mặt quanh chậu rửa, bao gồm gạch lát
tường, các gờ, các ống dẫn, phần bên dưới bồn rửa,
chỗ để khăn giấy, chỗ để xà phòng, lau bên trong và
ngoài chậu, trong đó có miệng vòi, dây giật nước, vòi
nước và ống thốt nước.

4 Bổ sung thêm xà phòng và khăn giấy

5 Dọn dẹp cho khăn vào thùng đựng chất thải

6 Tháo găng tay và rửa tay.


Ghi vào hồ sơ/bảng kiểm công việc hằng ngày đã
7
hoàn thành.

Người giám sát


58

BẢNG KIỂM VỆ SINH CẦU THANG

Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………Lý do giám sát:…………………………
STT NỘI DUNG Có Không

Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất vệ sinh, mặc phương


1
tiện PHCN và đặt biển báo.

2 Pha hóa chất lau bề mặt theo quy định.

Thu gom chất thải và quét ẩm cầu thang vào


3
túi/thùng đựng chất thải.
Làm cẩn thận như sau:
- Dùng tải sạch thấm nước xà phòng lau tay vịn,
biển báo, hướng dẫn, bề mặt bậc thang, bờ tường
4 trước tiên và sau cùng lau lại bằng nước sạch và để
khô.
- Nếu cầu thang bẩn nhiều, nên cọ với nước và xà
phòng trước, sau đó dùng khăn lau lại.
5 Dọn dẹp, tháo dỡ biển báo.

6 Thu dọn chất thải, dụng cụ.

7 Tháo găng tay và rửa tay.


Ghi vào hồ sơ/bảng kiểm công việc hằng ngày đã
8
hoàn thành

Người giám sát


59

BẢNG KIỂM
VỆ SINH BỀ MẶT KHI CÓ MÁU, DỊCH TIẾT CƠ THỂ
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………Lý do giám sát:…………………………
STT NỘI DUNG Có Không

Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất vệ sinh, mang phương tiện


1
PHCN và đặt biển báo.

2 Pha hóa chất lau bề mặt theo quy định.

Lấy bỏ các chất đổ tràn, cẩn thận thực hiện các bước
sau:

- Dùng khăn giấy phủ lên trên vết máu, dịch đổ tràn.

- Rưới dung dịch khử khuẩn lên trên khăn giấy và để


15-20 phút.
3
- Lau chùi khu vực có đổ tràn với khăn giấy, bỏ khăn
giấy vào túi nhựa đựng chất thải lây nhiễm

- Dùng giẻ thấm dung dịch khử khuẩn (pha theo tỷ lệ


nồng độ như trên) lau lại vùng bề mặt ô nhiễm.

- Dùng khăn sạch ẩm lau lại bề mặt được khử khuẩn

4 Dọn dẹp, tháo dỡ biển báo

5 Thu dọn chất thải, dụng cụ.

6 Tháo phương tiện PHCN và rửa tay

Ghi vào hồ sơ/bảng kiểm công việc hằng ngày đã hoàn


7
thành.

Người giám sát


60

BẢNG KIỂM VỆ SINH BUỒNG PHẪU THUẬT


TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU MỘT NGÀY LÀM VIỆC
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………Lý do giám sát:…………………………

Không
STT NỘI DUNG Đạt
đạt

Bước 1 VST, mang PTPHCN theo quy định.

Chuẩn bị phương tiện vệ sinh, pha dung dịch vệ sinh


Bước 2 bề mặt và dung dịch khử khuẩn môi trường theo nồng
độ và tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 3 Đặt biên báo “Sàn ướt” ở cửa ra vào.

Vệ sinh bề mặt máy móc: Sử dụng khăn lau khô, sạch,


thấm dung dịch khử khuẩn môi trường để lau bê mặt
Bước 4 môi trường buồng phẫu thuật khi nhìn thấy vết bẩn
hoặc bụi trên tường, đèn mổ hoặc đèn thủ thuật, các bề
mặt máy móc, đồ nội thất trong phòng.

Vệ sinh bề mặt sàn khu phẫu thuật: Sử dụng tải lau


khô, sạch, thấm dung dịch khử khuân để lau nền. Kỹ
Bước 5 thuật lau sàn: chia đôi sàn, lau theo đường zích zắc,
đường lau sau không trùng với đường lau trước. Thay
tải lau cho mỗi diện tích sàn khoảng 10m2.
Dọn dẹp dụng cụ vệ sinh, để gọn đồ dùng. Tháo găng
Bước 6 tay, bỏ vào thùng chứa chất thải y tế lây nhiễm và rửa
tay.

Người giám sát


61

BẢNG KIỂM VỆ SINH BUỒNG PHẪU THUẬT KHI KẾT THÚC


CÁC CUỘC PHẪU THUẬT TRONG NGÀY
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………Lý do giám sát:……………………………

Không
STT NỘI DUNG Đạt
đạt

Bước 1 VST, mang PTPHCN theo quy định.

Bước 2 Chuẩn bị phương tiện vệ sinh, pha dung dịch vệ sinh bề mặt
và dung dịch khử khuẩn môi trường theo nồng độ hướng dẫn
của nhà sản xuất.
Bước 3 Đặt biển báo “Sàn ướt” ở cửa ra vào

Xử lý vết máu, dịch vấy đổ bằng giấy thấm khô sau đó đổ


dung dịch khử khuẩn với nồng độ được khuyến cáo vào nơi
Bước 4 vừa thấm khô, phủ khăn thấm dung dịch khử khuẩn theo
nồng độ trên và giữ trong ít nhất vòng 10 phút rồi mới tiếp
tục quy trình làm sạch.

Thu, gom chất thải vương vãi trên sàn buồng phẫu thuật
bằng cây lau ẩm vào túi/thùng chất thải y tế. Gom toàn bộ đồ
Bước 5
vải bẩn cho vào túi đựng đồ vải, không để đồ vải bẩn lẫn với
đồ vải lây nhiễm.

Đổ dịch, làm sạch bên trong và bên ngoài bình hút bằng
Bước 6 dung dịch khử khuẩn hoặc thay bình hút mới. Bỏ găng cũ và
đi găng tay mới nếu tiếp tục nhiệm vụ.

Vệ sinh bề mặt máy móc trang thiết bị bằng sử dụng khăn


lau có màu sắc theo quy định. Xịt hoặc thấm hóa chất khử
khuẩn vào khăn lau. Lau bề mặt theo nguyên tắc từ cao
xuống thấp và từ trong ra ngoài. Vệ sinh đèn trần hoặc đèn
Bước 7
thủ thuật, các bề mặt máy móc trang thiết bị trên cao, tiếp
theo là vệ sinh bàn mổ và trang thiết bị trong buồng phẫu
thuật. Lưu ý thay khăn và thấm dung dịch khử khuẩn sau
mỗi thao tác vệ sinh cho từng thiết bị.

Đẩy máy móc, trang thiết bị đã được vệ sinh bề mặt sang


Bước 8 một bên (trừ bàn mổ) để khoảng trống ở giữa cho vệ sinh sàn
buồng phẫu thuật.
62

Vệ sinh bề mặt tường cao 2 m, sàn buồng phẫu thuật: Sử


dụng tải lau, móp lau có màu sắc theo quy định. Vệ sinh bề
mặt sàn ít nhất 2 lần.
Lần 1: Lau bằng dung dịch làm sạch trung tính.
Bước 9 Lần 2: Lau lại bằng dung dịch khử khuẩn.
Kỹ thuật lau: Lau từ vùng góc cạnh tường vào sàn chân bàn
mổ. Lau theo đường zíc zắc, đường lau sau kế tiếp đường lau
trước. Lau lần lượt từ trong ra ngoài. Thay tải/ móp lau cho
mỗi diện tích sàn khoảng 10 m2.

Bước 10 Sắp xếp lại bàn mổ, máy, dụng cụ trong phòng ngăn nắp,
gọn gàng.
Bước 11 Dùng túi nilon mới lót thùng đựng chất thải.
Bước 12 Tháo bỏ găng tay bỏ vào túi/thùng chất thải, rửa tay và làm
khô tay.

Người giám sát


63

BẢNG KIỂM
QUY TRÌNH THU GOM ĐỒ VẢI
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………………...Lý do giám sát:………………………

STT Các bước quy trình Có Không

1 Người thu gom mang găng, tạp dề, khẩu trang

2 Đồ vải của NB đuợc thu gom thành hai loại và cho


vào túi riêng biệt: đồ vải bẩn và đồ vải lây nhiễm.

3 Đồ vải lây nhiễm bỏ vào túi nylon màu vàng, đồ vải


không lây nhiễm bỏ vào túi nylon màu xanh.

4 Thu đồ vải từ khu buồng bệnh không lây nhiễm đến


khu cách ly bệnh nhiễm.

5 Buộc chặt miệng túi đựng đồ vải khi đầy 3/4 túi.

6 Chuyển đồ vải về phòng tạm lưu đồ vải của khoa hoặc


bàn giao cho nhà giặt

7 Tháo bỏ găng tay, tạp dề, khẩu trang.

8 Vệ sinh tay

Người giám sát


64

BẢNG KIỂM
QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐỒ VẢI LÂY NHIỄM
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:………………………Lý do giám sát:………………………………

TT Các bước tiến hành Có Không

1 Mang găng, khẩu trang, ủng.

2 Pha dung dịch khử khuẩn có chứa Chlorine như Javen,


cloramine B, Germisep… nồng độ theo hướng dẫn

3 Cho đồ vải vào trong thùng ngâm ngập nước khử khuẩn trong
thời gian 30 phút.

4 Lấy đồ vải ra cho vào máy giặt, sử dụng phương tiện chống
thấm, tránh tiếp xúc da với đồ vải nhiễm khuẩn.

5 Chọn chương trình giặt đối với đồ vải bẩn dính máu.

6 Cho xà phòng và chất tẩy vào trong máy giặt.

7 Sau khi máy giặt xong đưa ra phơi khô tự nhiên hoặc đưa vào
máy sấy khô.

8 Là và gấp thành từng bộ.

9 Giữ trong kho hoặc cấp phát cho các khoa sử dụng.

Người giám sát


65

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ


THỰC HÀNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………………Lý do giám sát:…………………

STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÓ KHÔNG

Phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh và tại thời
1
điểm phát sinh

Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn được phân loại
2
đúng và an toàn tại nơi phát sinh

Chất thải lây nhiễm sắc nhọn được phân loại đúng và an
3
toàn tại nơi phát sinh

Chất thải nguy hại không lây nhiễm được phân loại
4
đúng và an toàn tại nơi phát sinh

Chất thải thông thường được phân loại đúng và an toàn


5
tại nơi phát sinh

Chất thải tái chế được phân loại đúng và an toàn tại nơi
6
phát sinh

Người giám sát


66

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ


THỰC HÀNH THU GOM CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………………Lý do giám sát:…………………

STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÓ KHÔNG

Thu gom túi đựng chất thải vào các thùng có màu sắc
1
tương ứng theo đúng quy định

2 Thu gom ít nhất 1 lần/ ngày hoặc khi đầy

Không làm rơi vãi chất thải, hoặc chất thải quá đầy
3
không đậy nắp được

Khi thùng đựng chất thải đầy 3/4 thể tích thì thu gom và
4
buộc kín túi

5 Làm vệ sinh thùng đựng chất thải sau thu gom

Thay túi mới vào các thùng có màu sắc tương ứng theo
6
quy định

Người giám sát


67

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ


THỰC HÀNH VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………………Lý do giám sát:…………………

STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÓ KHÔNG

Vận chuyển chất thải tại khoa về nơi lưu trữ tập trung
1
của bệnh viện theo đúng tuyến đường quy định

Vận chuyển riêng từng loại chất thải về nơi lưu giữ tập
2
trung của bệnh viện

Các thùng vận chuyển sau khi cho chất thải vào nhà lưu
3
giữ phải được rửa, khử khuẩn hàng ngày đúng quy định

Chất thải được vận chuyển không quá đầy, không vơi
4
vãi trên đường vận chuyển

Người giám sát


68

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ


THỰC HÀNH LƯU GIỮ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………………Lý do giám sát:…………………

STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÓ KHÔNG

Lưu giữ riêng từng loại chất thải vào các thùng, khu vực
lưu giữ: chất thải y tế lây nhiễm, chất thải nguy hại
1
không lây nhiễm, chất thải thông thường, chất thải tái
chế

2 Thời gian lưu giữ chất thải không quá 48 giờ

3 Nhà để rác chung của bệnh viện có Lavabo rửa tay

4 Có đủ thùng lưu giữ cho các loại chất thải rắn y tế

Thùng lưu giữ chất thải có thiết kế đúng quy cách, có


5
biểu tượng theo đúng quy định

Làm vệ sinh, khử khuẩn các thùng đựng chất thải sau
6
khi bàn giao xử lý

Nhà lưu giữ chất thải được làm vệ sinh sạch sẽ và khử
7
khuẩn hàng ngày

8 Có sổ bàn giao chất thải rắn y tế, ghi chép đầy đủ

Người giám sát


69

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ


THỰC TRẠNG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ ĐỂ PHÂN LOẠI, THU GOM
CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………………Lý do giám sát:…………………

STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÓ KHÔNG

1 Túi/ thùng chứa/ lưu chất thải rắn thông thường

Túi/ thùng chứa/ lưu chất thải rắn được phép thu gom,
2
tái chế

3 Túi/ thùng chứa/ lưu chất thải rắn lây nhiễm sắc nhọn

Túi/ thùng chứa/ lưu chất thải rắn lây nhiễm không sắc
4
nhọn

Túi/ thùng chứa/ lưu chất thải rắn nguy hại không lây
5
nhiễm

6 Xe vận chuyển nội bộ chất thải rắn

Có đủ nhãn, ký hiệu, bảng hướng dẫn cụ thể cách phân


7
loại, thu gom chất thải rắn được dán tại nơi đặt thùng

Người giám sát


70

BẢNG KIỂM GIÁM SÁT


THỰC HÀNH KHỬ KHUẨN TIỆT KHUẨN
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:………………………………Lý do giám sát:……………………………

TT Nội dung kiểm tra Có Không

1 Có khu vực riêng xử lý dụng cụ tại các khoa

2 Khử nhiễm ban đầu tại các khoa

Có quy trình xử lý riêng cho từng loại dụng cụ, phương


3
tiện

4 Dụng cụ phương tiện xử lý đúng quy trình

5 Nước sạch rửa dụng cụ

6 Bàn chải cọ rửa dụng cụ

7 Chậu ngâm dụng cụ đủ tiêu chuẩn (kín, có nắp đậy)

8 Tờ hướng dẫn sử dụng hóa chất

9 Bể rửa khử nhiễm

Các loại chỉ thị đánh giá kết quả xử lý dụng cụ, còn thời
10
hạn

11 Sổ theo dõi quá trình xử lý dụng cụ

Dụng cụ sau khi xử lý được làm khô, đóng gói/ để


12
trong hộp/túi kín

13 Xe riêng vận chuyển dụng cụ

14 Tủ/kho lưu giữ dụng cụ sạch

15 Không để lẫn dụng cụ sạch và vô khuẩn

Người giám sát


71

PHIẾU ĐIỀU TRA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ

Họ tên BN:……………....….........................Tuổi: ….. Giới (nam=1, nữ=2).........


Khoa:…………………………….Bệnh viện:…………………..Số hồ sơ:………
I. PHẦN HÀNH CHÍNH
Ngày nhập viện:………/…….. /……... Ngày điều tra: ………/…….. /…….
Chẩn đốn lúc vào………………………………………………………………..
Nơi chuyển:  tự đến chuyển từ:……………………………………….
Ngày ra viện:……/……./………. Chẩn đốn xác định:……………………..
II.TIỀN SỬ:
1.Có nhiễm khuẩn trước lúc vào:  có  không. Nếu có
- Loại nhiễm khuẩn:……………………………………………………………….
- Thời gian xuất hiện:  trước 48 giờ 2-7 ngày 1-2 tuần >2 tuần
- Điều trị tại: bệnh viện TTYT BS tư tự điều trị
2. Bệnh mãn tính đi kèm:  có  không, nếu có, loại bệnh:……………..
3. Dị ứng với thuốc:……………………………………………………………….
4. Phẫu thuật tại tuyến trước:  có không. Nếu có
-Điểm ASA 1 2 3 4 5
-Ngày phẫu thuật
-Tên phẫu thuật
-Loại phẫu thuật sạch sạch nhiễm sạch sạch nhiễm
 nhiễm bẩn bẩn  nhiễm bẩn bẩn
-Thời gian
-Loại gây mê NKQ tê TS tại chỗ NKQ tê TS tại chỗ
-Cấp cứu có không có không
5. Dẫn lưu:
-Số ngày đặt(tính đến ngày điều tra):……………………………………………
- Loại dẫn lưu: kín hở
6. Thủ thuật khác:
- Đặt implant: có không
- Sonde tiết niệu: có không
- Nội soi: có không
- Thở máy: có không
- Ghép tạng: có không
- Catheter TM: có không
-Khác:……………………………………………………………………………

III. PHẪU THUẬT:  có  không


Ngày phẫu thuật: ……/…….. /……Tên phẫu thuật:…………………………..
Loại phẫu thuật:  sạch  sạch/nhiễm  nhiễm  bẩn
ASA: 1 2 3 4 5 Phẫu thuật:  cấp cứu  chương trình
Phương pháp vô cảm:  Mê NKQ Mê TM  Tê TS  Tê vùng  Tê tại chỗ
Thời gian phẫu thuật:………………phút Mổ lần:  1lần  2 lần  > 2 lần
Kháng sinh dự phòng:  có  không
72

Nếu có loại kháng sinh: 1)……………….liều dùng………...số lần cho:……


2)………………liều dùng………...số lần cho:………..
Thời điểm cho: trước mổ: 30 phút  1 giờ  2 giờ  > 2 giờ  trong
mổ
Ngay sau mổ  sau mổ ( 24 giờ  48 giờ  72 giờ > 72 giờ)
Đường dùng: uống  tiêm bắp  tiêm tónh mạch  đường khác………
IV. NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ: có không.
Nếu có : Ngày phát hiện: ………………….
Nuôi cấy VK:  Có  Không Nếu có:  Âm tính  Dương tính
Loại nhiễm khuẩn vết mổ Nông Sâu Khoang cơ thể
Biểu hiện tại vết mổ Có Không
Chảy mủ
Dẫn lưu vết mổ có mủ
Rỉ dịch
Sốt (>380C)
Sưng, tấy đỏ, nóng, đau
Vết thương hở
Tốc tự nhiên/phẫu thuật viên
chủ động mở vết mổ
Khô
Xử lý vết mổ:  Thay băng  Tháo mủ dịch  Cắt lọc-khâu da kỳ 2
Thay băng:  Hằng ngày  Cách nhật  Không thay băng
Dung dịch rửa VT:  NaCl 0.9%  Cồn Iod/Betadin  Dung dịch khác
V. THUỐC SỬ DỤNG
Tên kháng Đường Liều Ngày bắt Ngày kết Tổng ngày
Stt
sinh dùng dùng đầu thúc sử dụng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
73

VI. KẾT QUẢ PHÂN LẬP VI SINH


B.phẩm:............................................................ B.phẩm:............................................................
Ngày: ............./............./.................................. Ngày: ............./............./...................................
Vi khuẩn:.......................................................... Vi khuẩn:..........................................................

Kháng sinh đồ KQ Kháng sinh đồ KQ Kháng sinh đồ KQ Kháng sinh đồ KQ


Ceftazidime Gentamycin Ceftazidime Gentamycin
Ceftriaxone Netilmicin Ceftriaxone Netilmicin
Cefoperazone Amikacin Cefoperazone Amikacin
Cefotaxime Tobramycin Cefotaxime Tobramycin
Cefepime Norfloxacin Cefepime Norfloxacin
Cefuroxime Ciprofloxacin Cefuroxime Ciprofloxacin
Amox/A.clav(Aug) Ofloxacin Amox/A.clav(Aug) Ofloxacin
Piper/Tazo(Tazocin) Levofloxacin Piper/Tazo(Tazocin) Levofloxacin
Cephalothin Negram Cephalothin Negram
Imipenem Clindamycin Imipenem Clindamycin
Ticar/A.clav(Timentin) Erythromycin Ticar/A.clav(Timentin) Erythromycin
Piperacillin Tetracyclin Piperacillin Tetracyclin
Ticarcillin Co-trimoxazoll Ticarcillin Co-trimoxazoll
Ampicillin Chloramphenicol Ampicillin Chloramphenicol
Penicillin Vancomycin Penicillin Vancomycin
Oxacilin Nitrofuratoin Oxacilin Nitrofuratoin
Cefoxitine Metronidazole Cefoxitine Metronidazole
Ertapenem Meropenem Ertapenem Meropenem
Colistin Colistin
Azithromycin Azithromycin
Clarithromycin Clarithromycin

Kết quả:  Ra viện  Tử vong  Chuyển viện  Xin về


Tình trạng vết mổ lúc ra viện:  VT khô  VT còn dịch

Nhân viên điều tra


74

BẢNG KIỂM
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA VÀ
KIẾM SOÁT NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………………...Lý do giám sát:………………………………

Nội dung Có Không Ghi chú


I. Chuẩn bị NB trước phẫu thuật
1. Mọi NB được xét nghiệm đường máu trước PT
2. Mọi NB mổ phiên được xét nghiệm albumin huyết thanh
trước PT
3. Mọi NB mổ phiên được tắm khử khuẩn, vệ sinh cá nhân
trước PT đúng qui trình
4. NB được loại bỏ lông đúng quy định
5. NB được chuẩn bị vùng rạch da đúng quy định
II. Đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn
1. Mọi NB được đánh giá tình trạng trước PT theo thang điểm
ASA
2. Mọi NB được phân loại vết mổ theo hướng dẫn
3. Thời gian phẫu thuật được ghi vào hồ sơ bệnh án
III. Sử dụng kháng sinh dự phòng
1. Sử dụng loại kháng sinh dự phòng thích hợp
2. Sử dụng KSDP theo đường tĩnh mạch
3. KSDP được dùng < 30 phút trước khi rạch da
4. Không dùng KS > 2 ngày với PT sạch, sạch-nhiễm
IV. Thực hành kiểm soát NKVM tại khu PT
1. Bảng quy định NVYT ra/vào khu phẫu thuật treo ở trước
cửa vào khu vực sạch/vô khuẩn
2. Tờ quy trình vệ sinh tay ngoại khoa treo ở trước các bồn vệ
sinh tay
3. Nước rửa tay ngoại khoa được khử khuẩn

4. Dụng cụ, đồ vải, vật liệu cầm máu đảm bảo vô khuẩn

5. Rửa tay phẫu thuật đúng qui trình


6. Sử dụng phương tiện phòng hộ đúng (găng, mủ che kín tóc,
khẩu trang bịt kín mũi miệng, dày dép vô khuẩn)
7. Có khử khuẩn sát khuẩn nắp chai thuốc, dịch chuyền vỏ
ống ampul khi thực hành thủ thuật
75

8. Không để dây truyền dịch vắt ngang dây dẫn lưu


9.Không đổ đồ dùng vô khuẩn ra khay khi PTV chưa sẵn
sàng tiến hành.
10. Dây dẫn lưu, bình làm ẩm o xy được khử khuẩn tiệt
khuẩn, thay nước vô khuẩn trong bình làm ẩm oxy mỗi ngày,
mỗi cas PT
11. Dày dép dùng trong phòng mổ được ngâm khử khuẩn
hàng ngày, không mang dày dép đi bên ngoài vào phổng mổ
12. Không mang trang phục khu phẫu thuật ra ngoài
13. Bót đánh tay được tiệt trùng đúng qui định
14. Không đưa dụng cụ nhiễm bẩn, thức ăn vào khu phẫu
thuật, đi qua khu vực vô khuẩn
15. Không cười đùa trong phòng mổ khi phẫu thuật
V. Chăm sóc NB sau PT
1. Không thay băng vết mổ trong khoảng thời gian từ 24-48h
sau PT
2. Chỉ thay băng khi băng thấm máu dịch hoặc khi mở kiểm
tra vết mổ
3. Mọi nhân viên thay băng được đào tạo quy trình thay băng
4. Mọi nhân viên thay băng được đào tạo quy trình chăm sóc
dẫn lưu vết mổ
VI. Vệ sinh môi trường
a. Làm sạch và khử khuẩn sàn nhà, bàn mổ sau mỗi ca phẫu
thuật và cuối mỗi ngày
b. Tổng vệ sinh khu phẫu thuật hàng tuần đúng quy định
c. Thu gom đồ vải, chất thải đúng quy định
d. Đảm bảo thông khí, nhiệt độ buồng phẫu thuật theo hướng
dẫn

Người giám sát


76

BẢNG KIỂM
SÁT KHUẨN DA VÙNG PHẪU THUẬT
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:………………………………Lý do giám sát:……………………………

STT Các bước tiến hành Đạt Không


đạt

1 Chuẩn bị dụng cụ

2 Rửa tay thường quy, mang khẩu trang

3 Mang găng vô khuẩn

4 Thấm gạc vô khuẩn với dung dịch sát khuẩn

5 Rửa vùng da được phẫu thuật theo một chiều xoắn


ốc từ trong ra ngoài rộng hơn vùng phẫu thuật 15cm
- 20cm. Chà rửa thật sạch, thay gạc cho đến khi
thấy gạc sạch.

6 Dùng gạc thấm nước muối lau sạch

7 Dùng gạc vô khuẩn thấm khô vùng da

8 Che phủ bằng săng vô khuẩn

Người giám sát


77

BẢNG KIỂM
THỰC HÀNH LÂM SÀNG PHÒNG VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:…………………………………...Lý do giám sát:……………………

Chăm sóc ống ăn Có Không Không Ghi chú


áp dụng

1 Thức ăn được dự trữ đúng theo khuyến cáo


nhà sản xuất

2 Rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn hoặc thao


tác với ống ăn

3 Ống ăn được tráng bằng nước vô khuẩn

5 Sử dụng ống bơm sạch mỗi lần rút dịch

6 Thức ăn đã chế biến được cho ăn trong vòng 4


giờ

7 Thường xuyên kiểm tra vị trí ống ăn

8 Rút dịch tồn lưu trước khi cho ăn qua ống

9 Thường xuyên kiểm tra tình trạng dịch ứ đọng


trong dạ dày

Chăm sóc ống nội khí quản

1 Người bệnh được nằm đầu cao nếu không có


chống chỉ định

2 Rửa tay khi chăm sóc ống nội khí quản

3 Bơm bóng chèn sau khi đặt ống

5 Vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn

6 Sử dụng găng vô khuẩn, rửa tay khi hút đờm

7 Kiểm tra thuờng xuyên để quyết định có thể


rút ống NKQ sớm

8 Hút sạch đờm ở vùng hầu họng trước khi xả


78

bóng chèn để rút NKQ

Oxy tường

1 Không có nước khi không sử dụng

2 Dùng nước vô khuẩn để cho vào bình

2 Không có bụi bám trên bình Oxy

4 Bình làm ẩm có thay mỗi 4 giờ, và khi cho


người bệnh mới

Dây thở

1 Rửa tay khi chăm sóc dây thở

2 Đổ bỏ nước đọng trong dây thở, bẫy nước

3 Bộ phận mũi nhân tạo, lọc không bị ẩm nước

5 Thay dây khi dùng cho người bệnh khác

6 Khử khuẩn mức độ cao toàn bộ hệ thống dây


thở

7 Dây thở phải để ở vị trí thấp hơn phần trên của


ống nội khí quản.

8 Cho nước vô khuẩn vào bình làm ẩm

9 Kiểm tra dây thở có được tiệt khuẩn, khử


khuẩn mức độ cao trước khi sử dụng

Người giám sát


79

BẢNG GIÁM SÁT


QUY TRÌNH ĐẶT ỐNG THÔNG TIỂU

Khoa, phòng: ………………………………..Ngày đánh giá: ………./…./…


Đối tượng đánh giá: □ Điều dưỡng □ Học viên Khác: ………
Nội dung kiểm tra: Điền dấu (x) vào ô Đúng/Sai/Không trong bảng dưới đây

Các bước thực hiện Đúng Sai Không Ghi chú

1. Vệ sinh tay, đội mũ, đeo khẩu trang


2. Chuẩn bị phương tiện: Ống thông tiểu, túi đựng
nước tiểu, săng, gạc đã được tiệt khuẩn, dung dịch
sát khuẩn povidone iodine, dầu bôi trơn.
3. Chuẩn bị NB
a. Với NB nặng: Trải tấm nilon dưới mông NB,
đặt sẵn bô dẹt dưới mông NB, để NB nằm ngửa
co đầu gối chống chân xuống giường và hơi dạng.
Rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước xà phòng
loãng hoặc nước đun sôi để nguội, rửa từ trên
xuống dưới, từ trong ra ngoài, khi xong đổ nước
bẩn đi,rửa bô dẹt. Vệ sinh tay.
b. Với NB nhẹ: Hướng dẫn NB tự làm vệ sinh bộ
phận sinh dục ngoài bằng nước sạch và xà phòng
trước khi đặt ống thông tiểu.
4. Với NB nữ, đặt NB ở tư thế nằm ngửa, 2 chân
trống và 2 đùi ngả ra. Với NB nam, nằm ngửa, 2
chân duỗi thẳng. Dùng vải sạch che phủ phần
chân của NB.
5. Vệ sinh tay.
6. Mở gói dụng cụ vô khuẩn, trải săng vô khuẩn
có lỗ bộc lộ bộ phận sinh dục của NB, mở gói
đựng ống thông tiểu, mở túi đựng nước tiểu bằng
kỹ thuật vô khuẩn (không chạm vào mặt trong
bao).
7. Đổ dung dịch povidone iodine vào bát inox.
8. Mang găng vô khuẩn.
9. Nối ống thông với túi đựng nước tiểu, dùng
bơm tiêm vô khuẩn bơm khí qua cổng bơm bóng
để kiểm tra bóng của ống thông tiểu, bôi trơn đầu
ống thông tiểu
10.Với NB nữ: Dùng ngón cái và ngón trỏ của tay
80

không thuận vạch môi lớn và môi nhỏ ra, tay


thuận dùng kẹp gắp bông cầu (gạc củ ấu) thấm
dung dịch sát khuẩn povidone idodine từ lỗ niệu
đạo sang bên phải/trái và từ trên xuống dưới của
môi lớn,sử dụng bông cầu (gạc củ ấu) riêng cho
mỗi lần sát khuẩn.
Với NB nam: Tay không thuận kéo bao da quy
đầu xuống để lộ lỗ niệu đạo, tay thuận dùng kẹp
gắp bông cầu (gạc củ ấu) thấm dung dịch sát
khuẩn povidone idodine lên quy đầu từ lỗ niệu ra
ngoài.
11. Sử dụng tay thuận đưa ống thông tiểu qua lỗ
niệu đạo tới khi thấy nước tiểu chảy ra. Tiếp tục
đẩy ống thông tiểu tới chạc đôi tại cổng bơm bóng
để bảo đảm ống thông vào trong niệu đạo trước
khi bơm bóng. Nếu không thấy nước tiểu chảy ra
ở NB nữ, giữ nguyên ống thông tiểu tại vị trí đang
đặt,mở bao ống thông và bao găng vô khuẩn mới
để đặt ống thông mới, chỉ loại bỏ ống thông cũ
khi ống thông tiểu mới được đặt đúng vào niệu
đạo.
12. Dùng xy lanh vô khuẩn bơm căng bóng. Kiểm
tra vị trí ống thông tiểu bằng cách kéo nhẹ ống
thông tới khi có cảm giác chặn lại.
13. Kiểm tra chỗ nối giữa ống thông và đường
ống dẫn gắn với túi đựng nước tiểu để bảo đảm
kín, túi dẫn lưu luôn thấp so với bàng quang, ống
thông và túi đựng nước tiểu không gấp, xoắn vặn.
14. Thu dọn dụng cụ.
15. Tháo găng, vệ sinh tay.

Người kiểm tra


81

GIÁM SÁT
THỰC HÀNH CHĂM SÓC THÔNG TIỂU
Ngày………tháng……năm…………
Khoa/phòng:……………………………...Lý do giám sát:…………………………………..
TT Các bước thực hành Có Không Ghi chú
NVYT mặc trang phục đúng qui định khi có tiếp
1
xúc với máu dịch cơ thể NB.
2 Dụng cụ trên xe để chỗ sạch sẽ, gọn gàng.
Điều dưỡng rửa tay thường quy/sát khuẩn tay
3
nhanh đúng thời điểm, đúng kỹ thuật.
4 Xác định NB, giải thích cho NB biết việc sắp làm.
Kiểm tra hệ thống dẫn lưu xem có bị gập, tắc
5
nghẽn.
6 Mang găng tay đúng kỹ thuật.
7 Kiểm tra chân dẫn lưu có thấm máu, dịch.
Tháo bỏ gạc che phủ chân dẫn lưu nếu có thấm
8
máu, dịch.
9 Sát khuẩn chân dẫn lưu bằng providon.
10 Thay băng sạch bảo đảm vô khuẩn.
Kiểm tra các khớp nối của hệ thống dẫn lưu bảo
11
đảm kín, một chiều, không rò rỉ nước tiểu.
Kiểm tra khoảng cách từ mặt giường bệnh đến túi
12 nước tiểu cách tối thiểu 35cm-50cm, cách mặt sàn
15cm.
Kiểm tra lượng nước tiểu trong túi chứa. Nếu quá
13
3/4 túi thì bỏ nước tiểu hoặc thay thay túi mới.
Giúp NB trở lại tư thế thoải mái, dặn NB những
14
điều cần thiết.
Thu dọn dụng cụ, thu gom chất thải, rửa tay thường
15
quy.
16 Ghi hồ sơ chăm sóc

Người giám sát


82

BẢNG KIỂM
TRƯỚC KHI ĐẶT VÀ SAU KHI ĐẶT CATHETER TRUNG TÂM
Phần hành chính
Họ và tên NB:……………………………………………………………………
Ngày đặt:……………thời gian bắt đầu đặt:………….kết thúc đặt:……………
Vị trí đặt:…………………………………………………………………………
Loại Catheter:
Catheter trung tâm ngoại biên □ Chạy thận nhân tạo □ lọc máu □
Số catheter sử dụng cho 1 lần đặt:………………………………………………
Vị trí đặt:
- Tĩnh mạch dưới đòn □ Tĩnh/ĐM cảnh □ Tĩnh mạch bẹn □ Tĩnh mạch nền □
- Tĩnh mạch ngoại biên: chi trên □ chi dưới □ đầu □ ….
Lý do đặt:
- Điều trị □ Theo dõi □
- Khác □
Người đặt
Bác sĩ □ Điều dưỡng □ Họ và tên :…………………….
Người phụ
Bác sĩ □ Điều dưỡng □ Họ và tên:……………………..
Nơi đặt:
Tại buồng làm thủ thuật □
Tại giường bệnh □
Trình tự đặt lúc đặt
Có Không Không áp dụng
Chuẩn bị dụng cụ đủ □ □ □
Rửa tay đúng quy định □ □ □
Mang trang phục vô trùng □ □ □
Chọn vị trí đúng □ □ □
Sát trùng đúng □ □ □
Kỹ thuật sát trùng đúng □ □ □
Loại dung dịch sát trùng:………………………………………………………….
Kỹ thuật che phủ đúng □ □ □
83

Loại gạc che phủ:……………………………………………………………….....


Sau khi đặt catheter
Thời gian lưu Catheter:……………………………………………………………
Có nhiễm trùng □ □
Loại nhiễm trùng:………………………………………………………………....
Thời gian xuất hiện nhiễm trùng:…………………………………………………

Người giám sát


84

SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


BỆNH VIỆN DA LIỄU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN
KIỂM TRA CÔNG TÁC KSNK TẠI CÁC KHOA, PHÒNG
- Thời gian: giờ phút, ngày tháng năm
- Địa điểm:
- Thường quy Đột xuất
- Chúng tôi gồm có:
1………………………………………………..Khoa……………………………
2………………………………………………..Khoa……………………………
3………………………………………………..Khoa……………………………
4………………………………………………..Khoa……………………………
5………………………………………………..Khoa……………………………
6………………………………………………..Khoa……………………………
7………………………………………………..Khoa……………………………
A. NỘI DUNG KIỂM TRA

Điểm Ghi chú


TT Nội dung
đánh giá
PHẦN I: MÔI TRƯỜNG KHOA PHÒNG 0 1 2
Khu vực phòng hành chính
1 Sàn nhà, lối đi chung sạch, không bám kẹo cao su
Thùng đựng khăn sạch, khăn bẩn, bồn rửa tay
2
sạch, không để các vật thừa
Các thiết bị văn phòng, bàn làm việc, tủ thuốc, tủ
3
đựng dụng cụ,…sạch, không bám bụi, ngăn nắp
Cửa sổ, cửa kính, quạt, đèn,…sạch, không bám
4
bụi
5 Trần nhà, tường sạch, không mạng nhện
Buồng bệnh
Sạch sẽ, không bám bụi, không mạng nhện
6
(tường, trần, nền nhà, máy quạt, cửa)
7 Không có vật dụng dư thừa
85

Các giường bệnh, tủ đầu giường cho mỗi người


8
bệnh sạch, không bám bụi, gọn gàng ngăn nắp
9 Bọc nệm sạch, không rách
Vải giường, chăn màn, quần áo bệnh nhân sạch
10
sẽ
Bồn rửa tay và giá để dung dịch sát khuẩn nhanh
11
sạch sẽ
Buồng tiêm, buồng thủ thuật
12 Gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát
Tủ đựng thuốc, đồ tiệt khuẩn: sạch, sắp xếp gọn
13
gàng và không bám bụi
Cửa sổ, cửa kính, quạt, đèn, trần, thiết bị máy
14
móc…sạch, không bám bụi
15 Nền nhà sạch sẽ, khô ráo
Nhà vệ sinh
Sạch, không mùi hôi, không có các vật dụng
16
không cần thiết
Không treo quần áo bẩn cũng như sạch trong nhà vệ
17
sinh
18 Các dụng cụ chứa nước sạch, có nắp đậy
Trần, tường, sàn, bồn cầu, cửa, chốt cửa, móc treo
19 quần áo và các phương tiện vệ sinh khác sạch,
không bị hư hỏng
20 Bồn rửa tay, giỏ rác nhà vệ sinh sạch
Có nước và xà phòng để rửa tay sau khi đi vệ
21
sinh
Nơi cọ rửa và lưu giữ dụng cụ vệ sinh
Sạch và không vương vãi chất tiết, đất cát, rác
22
rưởi
Sắp xếp gọn gàng, không để các dụng cụ bẩn,
23
sạch lẫn lộn
Chổi, tải lau, thùng xô được vệ sinh sạch, phơi
24
khô và để nơi đúng quy định
Vệ sinh ngoại cảnh
25 Khu vực xung quanh khoa phòng sạch sẽ
86

Không phơi quần áo và để các vật dụng dư thừa


26 khác ở hành lang và khu vực xung quanh khoa,
phòng
Khu vực hàng lang, cầu thang
Hành lang, tường, cầu thang, tay vịn, chân cầu
27 thang, chân tường hàng lang sạch, không bám
kẹo cao su
PHẦN II: RỬA TAY
28 Trang bị đầy đủ phương tiện vệ sinh tay
Có các bảng hướng dẫn vệ sinh tay tại các vị trí
29
rửa tay
Có bồn rửa tay đặt tại các phòng thủ thuật, phẫu
30
thuật được thiết kế bằng chân hoặc tự động
PHẦN III. KHỬ KHUẨN- TIỆT KHUẨN DỤNG CỤ
31 Có buồng riêng xử lý dụng cụ sau khi sử dụng
Sử dụng, bảo quản hoá chất khử khuẩn đúng quy
32
định
Xô hoặc thùng đựng dung dịch hoá chất khử
33
khuẩn có nắp đậy kín
Bảng hướng dẫn pha hóa chất xử lý dụng cụ dán
34
tại nơi xử lý
Có tủ đựng dụng cụ sạch và dụng cụ tiệt khuẩn
35
riêng
36 Dụng cụ vô khuẩn còn tem chỉ thị, còn hạn dùng
PHẦN IV: BUỒNG PHẪU THUẬT
37 Có nơi thay đồ sạch
Có dép sạch riêng cho NVYT đi vào buồng phẫu
38
thuật
39 Trần, tưởng, sàn, cửa, thiết bị sạch và không bụi
Giẻ lau, thùng, xô lau nhà được đánh dấu và cất
40
giữ đúng nơi quy định
41 Nơi cọ rửa sạch và không vương vãi chất bẩn
Có nơi tắm, vệ sinh, thay quần áo cho người bệnh
42
trước phẫu thuật.
43 Có nơi xử lý dụng cụ riêng cho buồng phẫu thuật
87

44 Hệ thổng rửa tay phẫu thuật đảm bảo


PHẦN V: QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ VẢI
Có thùng/giỏ đựng đồ vải bận tại khoa, phải khô
45
ráo, sạch sẽ và được cọ rửa sau mồi lần sử dụng
46 Đồ vải sạch được bảo quản trong các tủ sạch
47 Có lịch hướng dẫn thay đồ vải cho người bệnh
Phải thực hiện đúng quy chế trang phục y tế cho
48
người bệnh, người nhà và nhân viên y tế
PHẦN VI: QUẢN LÝ CHẤT THẢI
49 Phân loại, thu gom chất thải đúng quy định
Có đầy đủ phương tiện phân loại, thu gom, vận
50
chuyển chất thải y tế đúng quy định
Có đây đủ các nhãn, ký hiệu, bảng hướng dẫn
51 phân loại chất thải đúng quy định được dán tại
nơi đặt thùng chất thải
52 Thùng, xô đựng chất thải sạch và có nắp đậy

B. HƯỚNG XỬ LÝ
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..

Kiến nghị và xác nhận của khoa, phòng Đại diện đoàn kiểm tra

You might also like