You are on page 1of 13

Câu 1: Khái niệm an toàn sinh học?

Trình bày các quy tắc an toàn trong thực hành và kỹ


thuật phòng thí nghiệm?
* Khái niệm an toàn sinh học:
- An toàn sinh học là các biện pháp nhằm phát triển và bổ sung các chính sách, cơ chế quản lý,
công tác thiết kế và thực hành trong các cơ sở nghiên cứu, thực nghiệm và cung cấp trang thiết bị
an toàn để ngăn ngừa sự lan truyền các tác nhân sinh học nguy hại cho người làm việc, cho cộng
đồng và môi trường sống.
- An toàn sinh học gồm các biện pháp quản lý an toàn trong các hoạt động nghiên cứu khoa học,
phát triển công nghệ và khảo nghiệm sản xuất, kinh doanh và sử dụng, xuất nhập khẩu, lưu giữ
và vận chuyển các sinh vật biến đổi gen: sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi
gen.
- An toàn sinh học còn bao gồm các giải pháp thiết kế phòng thí nghiệm phù hợp, cung cấp các
thiết bị đảm bảo an toàn cho phòng thí nghiệm cũng như quy trình hoạt động phòng thí nghiệm
đúng tiêu chuẩn. Trước đây, an toàn sinh học chỉ tập trung vào việc chỉ đạo an toàn sinh học
phòng thí nghiệm. Ngày nay, an toàn sinh học bao gồm cả phạm trù an ninh sinh học phòng thí
nghiệm.
- An toàn sinh học phòng thí nghiệm gồm thiết kế phòng thí nghiệm với các tác nhân sinh học có
nguy cơ để phòng ngừa sự bùng phát không có ý định trước đối với các tác nhân gây bệnh và các
độc tố hoặc sự phóng thích không chủ ý các tác nhân gây bệnh.
- An ninh sinh học phòng thí nghiệm quy vào các biện pháp bảo vệ người và cơ quan được thiết
lập để chống lại sự mất mát, lấy cắp, lạm dụng hoặc làm phóng thích có chủ ý các nguồn bệnh và
độc tố. An ninh sinh học phòng thí nghiệm nhằm bảo vệ phòng thí nghiệm và các vật liệu sinh
học (hoặc tác nhân có nguồn gốc sinh học) tránh sử dụng có chủ ý để gây hại cho người, vật
nuôi, nông nghiệp hoặc môi trường.
* Thực hành và kỹ thuật phòng thí nghiệm:
- Người làm việc với các tác nhân nguy hại hoặc các vật liệu có nguy cơ lây nhiễm phải có kiến
thức về các tác nhân có nguy cơ gây hại, phải được tập huấn thành thạo kỹ năng thực hành phòng
thí nghiệm và vận hành trang thiết bị kỹ thuật an toàn. Giám đốc hoặc phụ trách phòng thí
nghiệm có trách nhiệm cung cấp thông tin và sắp xếp kế hoạch tập huấn thích hợp cho tất cả
nhân viên và cán bộ làm việc trong phòng thí nghiệm.
- Mỗi phòng thí nghiệm cần phải xây dựng và thông qua quy định về an toàn sinh học và thực
hành an toàn để xác định các tác nhân và các chất nguy hại có thể sử dụng. Xác định các kỹ thuật
làm việc đặc biệt và đưa ra các quy định để giảm thiểu hoặc hạn chế sự bùng phát của các tác
nhân gây hại này. Nhân viên mới được tuyển dụng cần phải được chỉ dẫn chu đáo về các tác
nhân gây hại đặc hiệu và yêu cầu phải đọc và làm theo các quy định của phòng thí nghiệm.
Nghiên cứu viên chính đã được tập huấn về an toàn sinh học và có kiến thức về kỹ thuật phòng
thí nghiệm và nắm vững các quy định an toàn các chất nguy hại, có trách nhiệm hướng dẫn việc
thực hành thí nghiệm với tất cả các nhân lây nhiễm hoặc vật liệu nguy hại cho nhân viên phòng
thí nghiệm. Ngoài việc tư vấn an toàn sinh học, những người có trách nhiệm còn phải tư vấn về
vệ sinh và an toàn nghề nghiệp và quan tâm đến việc đánh gia rủi ro của các tác nhân nguy hại.
- Khi thực hành trong phòng thí nghiệm không có khả năng kiểm soát các tác nhân nguy hại
được quy định của phòng thí nghiệm thì phải tìm các biện pháp bổ sung cần thiết khác.
- Trưởng phòng thí nghiệm có trách nhiệm lựa chọn bổ sung các phương thức thực hành an toàn,
hạn chế rủi ro của các tác nhân gây hại. Nhân viên phòng thí nghiệm, ngoài thực hành và sử
dụng đúng các kỹ thuật phòng thí nghiệm an toàn, phải được trợ giúp bởi sự thiết kế và sắp xếp
phòng thí nghiệm hợp lý và có các thiết bị an toàn, mới có thể kiểm soát tốt an toàn sinh học.
Câu 2: Trình bày các yếu tố cần lưu ý khi đánh giá tác nhân vi sinh vật theo nhóm nguy cơ.
Trong trường hợp mẫu xét nghiệm chưa đầy đủ thông tin cần thiết, cần thực hiện những
nguyên tắc gì?
- Đánh giá nguy cơ trong trường hợp mẫu xét nghiệm chưa đầy đủ thông tin cần thiết. Đánh giá
nguy cơ tác nhân vi sinh vật trong những trường hợp các mẫu xét nghiệm chưa đầy đủ thông tin
cần thiết thường cho các kết quả không chính xác và có thể gây nhiễm bệnh nguy hiểm cho con
người. Do đó, trong những trường hợp này, cần thực hiện một số nguyên tắc sau:
- Bảo đảm thực hiện phòng ngừa chuẩn và áp dụng các biện pháp bảo vệ (đi găng tay, đeo khẩu
trang, bảo vệ mắt) bất cứ lúc nào ngay từ khi nhận mẫu bệnh phẩm từ người bệnh.
- Quá trình thao tác với mẫu vật phải thực hiện theo yêu cầu tối thiểu bằng cách phòng ngừa cơ
bản (mức độ an toàn sinh học cấp II).
- Vận chuyển mẫu vật theo các nguyên tắc và các quy định của quốc gia hoặc quốc tế.
- Một số thông tin được chấp nhận trong đánh giá rủi ro với các loại mẫu xét nghiệm này gồm:
tình trạng bệnh của các bệnh nhân, những dữ liệu về bệnh tật và tử vong, con đường nghi ngờ lan
truyền bệnh, thông tin về nguồn gốc địa lý của mẫu vật. Trường hợp bùng phát bệnh mà nguyên
nhân chưa rõ, cần thực hiện theo sự hướng dẫn riêng của mỗi quốc gia hoặc WHO quy định.
Câu 3: Khái niệm tủ an toàn sinh học. Nêu cấu tạo tủ an toàn sinh học cấp I.
*Tủ an toàn sinh học:
- Tủ an toàn sinh học (BSC - Biosafety cabinet) được thiết kế đảm bảo an toàn cho người vận
hành, môi trường phòng thí nghiệm và các công cụ dùng để làm việc khỏi sự tiếp xúc với khí gây
ô nhiễm và những sol khí nhiễm bẩn có thể gây nhiễm khi thao tác bằng tay với các nguyên, vật
liệu chứa các tác nhân gây nhiễm trong phòng thí nghiệm như các giống vi sinh vật sơ cấp, giống
lưu giữ, hay các mẫu chẩn đoán. Các sol khí được tạo ra bởi các hoạt động nào truyền năng
lượng vào chất lỏng hoặc bán lỏng như rung, va chạm vào nhau, khuấy hay nhỏ giọt chất lỏng
lên bề mặt hay vào một chất lỏng khác. Các hoạt động khác của phòng thí nghiệm như đổ thạch
đĩa, nuôi giống vi sinh vật trong bình nón, sử dụng pipet, sử dụng pipet nhiều đầu hút phân phối
các dịch huyền phù chứa các tác nhân gây nhiễm cho vào môi trường thạch đĩa, khi trộn và
khuấy đều chúng, ly tâm dịch đó, hoặc những thao tác trên động vật đều có khả năng tạo sol khí
gây nhiễm. Các sol khí gây nhiễm có đường kính dưới 5 µm và các giọt chất lỏng đường kính 5 -
100 µm đều không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhân viên phòng thí nghiệm có thể hít vào
hoặc có thể bị nhiễm khi đi qua nơi làm việc đã bị nhiễm bẩn. Khi sử dụng BSC đúng cách có
thể làm giảm sự lây nhiễm, cũng như giảm sự di chuyển của vi sinh vật tiếp xúc với các hạt gây
nhiễm, BSC cũng bảo vệ môi trường.
- Qua nhiều năm, cấu hình BSC đã được cải tiến nhiều lần. Sự thay đổi chủ yếu là thêm lưới lọc
không khí đặc biệt hiệu quả cao (HEPA) vào hệ thống dẫn khí. Lưới lọc HEPA giữ lại khoảng
99,97% các hạt có đường kính 0,3 µm và 99,99% các hạt có kích cỡ lớn hơn. Điều này cho phép
lưới HEPA giữ lại có hiệu quả mọi tác nhân gây nhiễm đã biết và đảm bảo rằng chỉ luồng không
khí không chứa vi sinh vật mới được dẫn ra khỏi phòng an toàn sinh học. Mô hình thiết kế thứ
hai là hướng dòng khí qua lưới lọc HEPA vào bề mặt làm việc, bảo vệ bề mặt làm việc khỏi sự ô
nhiễm. Đặc tính này liên quan tới sự bảo vệ sản phẩm thí nghiệm.
* Tủ an toàn sinh học cấp I:
- Buồng khí được thiết kế bên trong thông qua phần trước mở với tốc độ tối thiểu là 0,38m/s, nó
đi qua phía trên bề mặt làm việc được dẫn ra khỏi buồng cấy thông qua ống xả. Dòng khí có định
hướng sẽ quét các hạt sol khí được tạo thành trên bề mặt nơi làm việc khỏi người thí nghiệm và
dẫn ra ngoài qua ống thoát khí. Tủ mở ở phía trước cho phép tay người thao tác tiếp cận với bề
mặt làm việc bên trong tủ trong quá trình làm thí nghiệm qua cửa sổ kính. Cửa sổ đó có thể được
kéo lên để dễ thao tác trong công việc hay cho các mục đích khác nhau. Không khí từ tủ an toàn
sinh học đi ra qua lọc HEPA. Lọc HEPA có thể nằm tại vị trí ống dẫn tổng hoặc đường dẫn sinh
hoạt không khí thoát của khu nhà. Một số BSC cấp I được trang bị thêm một quạt chuyên để xả
khí ra, loại khác thì dựa vào một quạt dẫn khí trong hệ thống thoát khí.
Câu 4: Khái niệm tủ an toàn sinh học? Nêu cấu tạo tủ an toàn sinh học cấp IIA1?
Loại IIA1 : có một quạt bên trong để hướng dòng khí cấp vào trong tủ qua cửa trước mở. Khi
dòng khí đi xuống phía dưới nó sẽ bị "phân cắt" ở khoảng 6 - 18 cm tính từ bề mặt làm việc, một
nửa lượng không khí thoát qua màng lưới phía trước, số còn lại thoát qua đường thoát không khí
phía sau. Mỗi sol khí tạo ra trong quá trình làm việc lập tức được dòng không khí đi xuống bắt
giữ lại và cho đi qua màng lọc thoát không khí phía sau, rồi đi vào khoảng trống giữa lọc cấp
không khí và thoát không khí nằm ở trên đỉnh tủ. Tuỳ theo kích thước của những màng lọc này,
khoảng 70% lượng không khí tái tuần hoàn tới lọc HEPA và cấp lại vào bề mặt làm việc; 30%
còn lại theo đường thoát không khí ra ngoài. Không khí đi từ ống thoát BSC loại IIA1 có thể
được tái tuần hoàn hoặc thoát ra bên ngoài khu nhà thông qua một cầu nối vào hệ thống thoát
không khí chung của khu nhà.
Câu 5: Khái niệm tủ an toàn sinh học? Nêu cấu tạo tủ an toàn sinh học cấp III?
-Loại này là cấp độ bảo vệ cao nhất cho người sử dụng và để làm việc với các tác nhân nhóm
nguy cơ 4. Mọi sự rò rỉ đều phải được bịt kín. Việc cấp không khí đi qua lọc HEPA và thoát
không khí ra ngoài đi qua 2 lần lọc HEPA. Dòng không khí được duy trì bằng hệ thống thoát ra
phía ngoài tủ (hệ thống này giúp cho phía bên trong tủ chịu được áp suất âm, khoảng 124,5Pa.
Khi làm việc với tủ này cần phải sử dụng găng tay cao su dày, an toàn cao, nối trực tiếp ở phía
trước tủ). BSC loại III cần có 1 hộp xuyên qua để có thể khử trùng và được trang bị cùng với lọc
HEPA thoát. Tủ thuộc loại III có thể được nối với 1 nồi hấp áp lực 2 cửa để khử trùng mọi
nguyên, vật liệu đi vào hoặc ra khỏi tủ đó. Một số hộp găng tay có thể được nối với nhau để mở
rộng bề mặt làm việc.Các BSC thuộc loại III thích hợp cho các công việc ở các phòng thí nghiệm
an toàn sinh học cấp III và IV.
Câu 6: Trình bày cách sử dụng tủ an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm?
* Nơi đặt tủ:
- Tốc độ dòng không khí đi qua phía trước vào BSC khoảng 0,45m/s. Ở tốc độ này tính toàn vẹn
dòng khí khó có thể có định hướng và nó dễ dàng bị phá vỡ bởi luồng khí lúc đó được tạo ra do
người đi qua lại gần BSC, do mở cửa sổ, do van cấp khí, do sự đóng và mở cửa. Một cách lý
tưởng, các BSC cần được đặt ở vùng cách xa lối đi lại và khu vực mà không khí hiện tại dễ bị tác
động. Cần dọn sạch một khoảng 30 cm phía sau và các phía bên của tủ bất cứ lúc nào để dễ dàng
cho việc bảo dưỡng. Phía trên tủ cần khoảng không cao chừng 30 - 35 cm để đảm bảo đo đạc
chính xác lưu lượng khí đi qua lọc thoát và để cho các thay đổi về lọc thoát.
* Vận hành:
- Nếu không sử dụng các BSC kịp thời thì kết quả phòng ngừa độc hại có thể sẽ bị giảm đi nhiều.
Các nhân viên vận hành cần duy trì toàn bộ phần dẫn không khí vào và ra khỏi tủ ở phía trước
một cách cẩn thận khi thực hiện thao tác bằng tay. Việc thao tác bằng tay phải nhẹ nhàng và
vuông góc với phần mở phía trước của tủ. Các thao tác bằng tay với các vật liệu bên trong cần
được cách nhau khoảng 1 phút sau mỗi lần đặt tay vào bên trong nhằm làm cho tủ được điều
chỉnh và để không khí quét qua bề mặt bàn tay và cánh tay. Số hoạt động qua phần của trước cần
được giảm thiểu bằng cách đặt mọi vật dụng cần thiết vào bên trong tủ trước khi tiến hành các
thao tác bằng tay.
- Sự di chuyển nguyên, vật liệu: Đường cấp không khí phía trước của các BSC cấp II không bị
cản trở bởi giấy, thiết bị hay các vật dụng khác. Mọi nguyên, vật liệu được đặt vào bên trong
BSC phải được làm sạch bề mặt trước bằng cồn 700. Có thể được tiến hành bằng cách dùng các
đầu phun nhúng tẩm các chất khử trùng để giữ lấy các hạt sol khí bắn ra xung quanh. Mọi
nguyên, vật liệu cần để sâu trong tủ, về phía cạnh sau của bề mặt làm việc trong tủ, để khi thao
tác không che phần màng lọc ở rìa tủ. Các thiết bị có thể tạo ra các sol khí (như máy trộn, ống ly
tâm,...) nên được đặt phía rìa của tủ. Các thứ vứt bỏ, như túi dựng các chất nguy hiểm sinh học,
khay đựng pipet bẩn và các bình nón cần được đặt sang một phía bên trong tủ. Túi đựng chất thải
sinh học và khay đựng pipet bẩn để khử trùng không được đặt ngoài tủ. Cho vào và lấy ra thường
xuyên những dụng cụ thí nghiệm sẽ phá vỡ hàng rào ngăn khí trong tủ và có thể gây hại đến cả
người thực hiện lẫn việc bảo vệ sản phẩm.
* Diệt khuẩn làm sạch:
- Mọi vật dụng bên trong các BSC, bao gồm cả thiết bị, cần được làm sạch bề mặt và mang ra
khỏi tủ khi xong việc, vì những môi trường nuôi cấy còn lại có thể là cơ hội cho vi sinh vật sinh
trưởng. Trước và sau mỗi lần sử dụng nên làm sạch bề mặt BSC. Bề mặt làm việc và các vách
ngăn bên trong cần được làm sạch bằng chất sát khuẩn để diệt mọi vi sinh vật có thể có trong đó.
Cuối mỗi buổi làm việc, làm sạch tổng thể bề mặt làm việc, các vách ngăn bằng kính phía bên,
sau lưng và bên trong BSC. Nên sử dụng chất tẩy hoặc cồn 700 có hiệu quả đối với các sinh vật
đích. Lau chùi 2 lần với nước tiệt trùng là cần thiết khi sử dụng chất tẩy hay dung dịch sát khuẩn
có tính ăn mòn. Nên để tủ hoạt động, nếu không cũng nên để hoạt động trong 5 phút nhằm làm
sạch không khí bên trong trước khi tắt máy.
Câu 7: Nêu vai trò của trang bị và trang phục bảo hộ cá nhân trong phòng thí nghiệm?
- Trang bị và trang phục bảo hộ cá nhân có vai trò như hàng rào hạn chế nguy cơ tiếp xúc với các
sol khí, chất lỏng bắn ra và sự tổn thương do vật nhọn. Trang bị và trang phục được chọn lựa phụ
thuộc vào tính chất công việc được thực hiện. Trang phục bảo hộ cần được mặc trong quá trình
làm việc trong phòng thí nghiệm. Trước khi ra khỏi phòng thí nghiệm, phải cởi bỏ và rửa tay.
- Áo blouse, áo cài sau, áo liền quần và tạp dề phòng thí nghiệm. Áo blouse cần đủ cúc cài. Tuy
nhiên, áo cài sau tay dài hay bộ áo liền quần cũng giúp bảo vệ tốt và được sử dụng hơn trong các
phòng thí nghiệm vi sinh vật học và cả khi làm việc với BSC. Tạp dề có thể mặc ngoài áo
choàng thí nghiệm hay áo cài sau ở những nơi cần sự bảo vệ cao hơn chống hoá chất hay các vật
liệu sinh học bắn ra như mẫu máu, dịch chứa vi sinh vật.
- Kính bảo hộ, tấm chắn mặt. Chọn trang bị bảo vệ mắt và mặt để tránh khỏi tiếp xúc trực tiếp và
bị dây bẩn phụ thuộc vào hoạt động được tiến hành. Kính bảo hộ bắt buộc được sản xuất với
khung đặc biệt để các mặt kính đặt đúng khung phía trước, sử dụng vật liệu kính an toàn. Các
trang bị an toàn mắt phải đủ độ bảo vệ trước chất lỏng bắn ra, thậm chí khi có cả kính chắn bên.
Các dụng cụ che chắn phần mặt (visor) làm bằng nhựa an toàn, che khít toàn bộ mặt và đeo trước
mặt nhờ mũ hay vòng treo trên đầu. Các dụng cụ che chắn mắt và mặt không được sử dụng bên
ngoài phòng thí nghiệm.
- Thiết bị bảo vệ đường hô hấp: Bảo vệ đường hô hấp có thể được sử dụng khi thực hiện những
quy trình có nguy cơ (ví dụ như lau sạch vùng vật liệu lây nhiễm bị đổ ra). Chọn lựa thiết bị bảo
vệ đường hô hấp phụ thuộc vào loại độc chất. Các thiết bị bảo vệ đường hô hấp có sẵn cùng với
những lưới lọc có thể thay đổi cho việc bảo vệ trước các loại khí, hơi, các dạng hạt và các vi sinh
vật. Bắt buộc lưới lọc phải phù hợp với chủng loại thiết bị hô hấp. Để đạt được sự bảo vệ tối ưu,
các thiết bị bảo vệ đường hô hấp cần vừa với khuôn mặt từng cá nhân và được kiểm tra. Một số
loại thiết bị bảo vệ đường hô hấp dùng một lần được sử dụng để bảo vệ khi tiếp xúc với các tác
nhân sinh học.Các thiết bị bảo vệ đường hô hấp không được sử dụng bên ngoài phòng thí
nghiệm.
- Găng tay: Tay bị nhiễm bẩn có thể xảy ra khi thực hiện các thao tác thí nghiệm. Tay cũng dễ bị
tổn thương do vật nhọn. Các loại găng tay dùng một lần bằng chất dẻo cách ly vi sinh vật, bằng
vinyl hay nitril dùng trong phẫu thuật được sử dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm và trong xử
lý các tác nhân gây bệnh, mẫu máu và các dịch cơ thể. Các loại găng tay được tái sử dụng có thể
được sử dụng nhưng chú ý là phải được giặt, làm sạch và chống nhiễm đúng cách. Sau khi thao
tác với các vật liệu lây nhiễm, với công việc trong một BSC và trước khi ra khỏi phòng thí
nghiệm, găng tay được tháo ra và tay được rửa cẩn thận. Găng tay dùng một lần, khi dùng xong
phải vứt bỏ cùng với rác gây nhiễm trong phòng thí nghiệm. Găng tay lưới kim loại có thể được
sử dụng khi có nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với những vật sắc, trong các khám nghiệm chết
(postmortem). Những loại găng tay như vậy có thể bảo vệ được khi bị cắt vào tay nhưng không
bảo vệ khỏi bị vật nhọn đâm phải. Không mang găng tay thí nghiệm ra ngoài phòng thí nghiệm.
Câu 8: Trình bày kỹ thuật thao tác với vật dụng đựng mẫu?
-Vật dụng đựng mẫu có thể được làm bằng kim loại không rỉ, thủy tinh hoặc tốt nhất là plastic.
Vật dụng đựng mẫu phải đảm bảo đủ độ cứng, độ kín thích hợp, có nắp đậy hoặc được nút bằng
bông không thấm nước đúng quy cách. Các ống, hộp, túi đựng mẫu nhỏ thường được để trong
các thùng, hộp đựng mẫu kích thước lớn chuyên dụng, mẫu vật không được rớt ra ngoài đồ đựng
mẫu.
- Vật dụng đựng mẫu phải được ghi nhãn trong các thùng hộp lớn bên ngoài, đồng thời được ghi
nhãn cụ thể trong các ống, túi đựng mẫu nhỏ để có thể dễ dàng nhận biết. Ghi nhãn cần thực hiện
đúng quy định quốc gia, quốc tế, những đồ chứa vật dễ lây nhiễm phải có các ký hiệu nguy hiểm
để nhận biết.Vật dụng đựng mẫu thứ cấp thường được chế tạo bằng kim loại hoặc plastic, chịu
được áp suất cao khi hấp khử trùng và có độ bền cao với tác động của các chất sát trùng hóa học.
Để tránh rò rỉ hoặc đổ vỡ dễ gây nên các sự cố, các đồ đựng mẫu vật thí nghiệm cần được đánh
dấu để luôn luôn được đặt ở trạng thái đứng. Vật dụng đựng các mẫu vật trước khi sử dụng,
trong quá trình sử dụng phải được bao gói riêng bằng các vật liệu chống thấm, không được bao
gối chung vật dụng đựng mẫu vật với các loại đồ đựng các thiết bị hoặc dụng cụ khác.
Câu 9: Trình bày cách sử dụng pipet và các thiết bị hỗ trợ hút dịch?
- Hút dịch chứa các mẫu vật thí nghiệm (dịch lỏng các vi sinh vật, các dung dịch hóa chất, …) là
các thao tác dễ gây rơi rớt, có thể gây các rủi ro cho sức khỏe con người hoặc lây lan bệnh tật khi
dịch có chứa các tác nhân gây bệnh. Do đó, thực hiện các thao tác hút dịch trong phòng thí
nghiệm nói chung và đặc biệt trong phòng thí nghiệm an toàn sinh học cần tuân thủ các nguyên
tắc sau:
- Nghiêm cấm sử dụng pipet hút bằng miệng.
- Mọi pipet cần phải có đầu nút đậy bằng bông để tránh lầm nhiễm bẩn các thiết bị hỗ trợ
- Không để cho khí thổi qua chất lỏng chứa tác nhân gây bệnh.
- Các vật liệu gây nhiễm không được trộn bằng cách hút luân phiên và thổi ra khỏi pipet
- Chất lỏng không được thổi mạnh ra khỏi pipet
- Các pipet đã nhiễm bẩn cần đặt vào chất sát khuẩn chứa trong một dụng cụ khó vỡ. Chúng
cần được giữ trong đó với khoảng thời gian đủ dài trước khi vứt bỏ.
- Để tránh sự phát tán các vật liệu gây nhiễm rơi rớt từ đầu pipet, cần có vật dụng có tính thấm
hút đặc trên bề mặt làm việc, phải vứt bỏ nó như rác nhiễm bẩn sau khi sử dụng.
Câu 10: Sự khác biệt cơ bản giữa huyết thanh và huyết tương là gì? Trình bày nguyên tắc
khi thực hiện kỹ thuật phân tách huyết thanh đảm bảo an toàn sinh học.

Điểm khác Huyết thanh Huyết tương


biệt
Trong máu, huyết thanh Huyết tương cùng với các tế bào
Đặc điểm
không chứa tế bào bạch cầu. máu(tc,hc, bc) tạo nẻn máu. Chúng chiếm
Không có fibrinogen khoảng 55-65% tổng lượng máu trong cơ
thể con người
Thành Là các nguyên tố đa Trong huyết tương, chiếm 90% tổng thể
phần lượng và vi lượng tích là nước, số còn lại là chất tan (bao
như: calci, kali, acid gồm pr h tương, muối vô cơ, các thành
uric, glucose, phần hữu cơ,…)
creatinine,…
*Phân tách huyết thanh:
- Chỉ những nhân viên được đào tạo chuyên biệt mới được thực hiện công việc này. Phải mang
các trang thiết bị bảo hộ cá nhân.Chỉ có các kỹ thuật phòng thí nghiệm tốt nhất mới có thể tránh
hoặc hạn chế tối đa việc đánh đổ và tạo ra sol khí. Mẫu máu và huyết thanh nên được hút một
cách cẩn thận, không được rót trực tiếp. Nghiêm cấm hút bằng miệng.Sau khi sử dụng, cần ngâm
pipet vào trong chất sát khuẩn thích hợp với khoảng thời gian phù hợp trước khi vứt bỏ hay rửa
sạch và khử trùng, dùng lại. Vứt bỏ những ống đựng máu còn dính máu vào trong vật đựng có
nắp đậy phù hợp để áp lực và/hoặc thiêu hủy.Có sẵn những chất sát khuẩn thích hợp để làm sạch
các vết đánh đổ hay vung vãi.
Câu 11: Trình bày nguyên tắc sử dụng tủ lạnh và tủ lạnh sâu?
-Trong các phòng thí nghiệm, an toàn sinh học thường sử dụng các loại tủ lạnh sâu có khoang
giữ mẫu có nhiệt độ từ -60 - -90 độ C. Và các loại tủ lạnh giữ mẫu, vật liệu và hóa chất có
khoảng giữ mẫu ở -18 đến -20 độ C. Thời gian giữ mẫu và các chủng giống vi sinh vật có khả
năng lây bệnh thường rất dài, nên sử dụng tủ lạnh và tủ lạnh sâu không đúng cách có thể gây thất
thoát vật liệu có hại ra ngoài, gây nên các rủi ro cho người sử dụng trong PTN. Để tăng cường
hiệu quả sử dụng tủ lạnh sâu và tủ lạnh giữ mẫu vật hóa chất cần tuân thủ nguyên tắc cơ bản sau:
- Vị trí đặt tủ lạnh và quá trình vận hành các loại tủ lạnh theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Mỗi loại mẫu vật, chủng giống vi ính vật, hóa chất, … nên sắp xếp ở các tủ lạnh riêng với các
chế độ nhiệt thích hợp hoặc để ở các ngăn khác nhau tủ lạnh sâu có nhiều chế độ nhiệt khác
nhau. Tất cả các vật liệu, chủng giống, hóa chất, … cần được đựng trong các loại đôg đựng mẫu
riêng có ghi nhãn đầy đủ, sau đó đặt vào một hộp chung có ghi nhãn trước khi đưa vào giữ trong
tủ lạnh sâu hoặc tủ lạnh giữ mẫu. Mỗi ngăn trong tủ lạnh sâu hoặc tủ lạnh giữ mẫu cần được dán
nhãn rõ ràng, trên nhãn ghi các nội dung khoa học, ngày lưu giữ và tên của người lưu giữ mẫu,
thời gian cần giữ trong tủ lạnh, …
- Mọi vật liệu, chủng giống, hóa chất, … được giữ trong tủ lạnh sâu và tủ giữ mẫu không có
nhãn, hoặc nhãn bị hỏng hoặc có ghi nhãn nhưng chất lượng kém… phải được hấp khử trùng và
đem đi loai thải đúng quy định, nhằm giảm thiểu các rủi ro có hại cho sức khỏe con người và
cộng đồng. Không được lưu giữ các dụng cụ dễ cháy trong tủ lạnh sâu và tủ lạnh giữ mẫu. Danh
mục các vật liệu, chủng giống, hóa chất, … được lưu giữ trong tủ lạnh sâu và tủ lạnh giữ mẫu
cần được kiểm kê và cập nhật thường xuyên, đồng thời phải được lưu giữ và bảo quản cẩn
thận.Cần được vệ sinh và tẩy uế định kỳ. Khi làm vệ sinh các tủ lạnh này cần phải phá đông, lau
sạch và khử trùng bằng các dung dịch sát khuẩn thích hợp. Trong quá trình thực hiện vệ sinh tủ
lạnh sâu và tủ giữ mẫu, người thực hiện phải mang thiết bị bảo vệ mặt và găng tay cao su, nhằm
giảm thiểu các rủi ro không lường trước.
Câu 12: Trình bày phương thức khắc phục sự cố vận chuyển trong vận chuyển chất liệu
lây nhiễm
• Đeo găng tay và sự dụng phường tiện phòng hộ ở người, mặt, mắt nếu cần.
• Che phủ chỗ đổ ra đất bằng khăn vải hoặc khăn giấy để thu hồi nó lại.
• Đổ chất tẩy rửa thích hợp lên khăn giấy và ngay lập tức bao quanh khu vực đó
• Dùng những chất tẩy rửa xử lý theo cách đồng tâm
• Sau khoảng thời gian thích hợp, lau sạch các chất đi.
• Lau sạch và tẩy khu vực đó (nếu cần thì lặp lại từ bước 2-5).
• Để những chất nhiễm bẩn vào vật chưa chất thải bền chống rò rỉ và chống thủng lỗ.
• Sau khi tẩy rửa thành công, thông báo cho nhà chức trách về vị trí đã bị

Câu 13: Nêu con đường tiếp xúc của các hóa chất độc hại. Trình bày tác dụng gây độc của
chúng?
*Các con đường tiếp xúc:
Sự tiếp xúc các hóa chất có thể xảy ra do:
- Hít phải
- Chạm vào
- Nuốt phải
- Bị chọc bởi vật nhọn
-Qua da bị tổn thương.
* Tác dụng độc của hóa chất:
- Một số hóa chất có tác dụng không tốt với sức khỏe của những người dùng hoặc hít phải
chúng dưới dạng hơi. Ngoại trừ những chất độc công khai, còn nhiều hóa chất đã được biết đến
với nhiều tính độc. Hệ hô hấp, máu, phổi, thận và hệ tiêu hóa cũng như các cơ quan và mô khác
có thể bị tổn thương, hoặc bị phá hủy nghiêm trọng. Một số hóa chất còn là tác nhân gây ung
thư, gây quái thai.Một số hơi của dung môi là chất độc khi hít vào. Ngoại trừ những hậu quả
nghiêm trọng như đã nói trên, việc tiếp xúc có thể dẫn đến những tác hại tiềm ẩn lên sức khỏe
như sự uể oải và các triệu chứng khác dẫn tới làm tăng rủi ro.
Câu 14: Khái niệm ủy ban an toàn sinh học. Trình bày chức năng, thành phần của ủy ban
an toàn sinh học?
-Ủy ban an toàn sinh học là một tổ chức tham gia quản lý quá trình phát triển và thực thi các
chính sách an toàn sinh hoc. Ủy ban an toàn sinh học phải xem xét đề xuất các quy chế liên quan
đến các nghiên cứu vật liệu dễ lây nhiễm bệnh, sử dụng động vật và thực vật biến đổi gen và các
vật liệu DNA tái tổ hợp. Ủy ban an toàn sinh học có chức năng đánh gái rủi ro đối với tác nhân
lây nhiễm, đưa ra các chính sách an toàn mới và phân xử sự tranh cãi về các vấn đề an toàn sinh
học. * Thành phần của ủy ban an toàn sinh học có thể bao gồm:
- Người phụ trách an toàn sinh học
- Các nhà khoa học
- Nhân viên y tế
- Bác sỹ thú y
- Đại diện nhân viên kỹ thuật
- Đại diện bộ phận quản lý PTN.

Ủy ban an toàn sinh học phải tiếp thu cá ý kiến từ các chuyên gia khác nhau liên quan đến an
toàn sinh học (ví dụ ý kiến của giới chuyên môn trong bảo vệ bức xạ, an toàn công nghiệp,
phòng chống cháy, …) và có thể yêu cầu trợ giúp từ các chuyên gia độc lập của chính quyền đại
phương hoặc các tổ chức quốc gia.
Câu 15: Trình bày nguyên tắc cơ bản khi sử dụng máy ly tâm. Nếu sử dụng máy ly tâm
không hợp lý, sẽ gây ra những ảnh hưởng nào?
-Một số nguyên tắc cơ bản cần thực hiện để nâng cao hiệu quả an toàn khi sử dụng máy ly tâm:
Thực hành cơ học phù hợp là điều kiện tiên quyết về an toàn vi sinh vật học trong việc sử dụng
các máy ly tâm phòng thí nghiệm.
- Tùy theo mục đích nghiên cứu để lựa chọn loại máy ly tâm phù hợp về tốc độ vòng quay, dung
tích ống ly tâm, điều kiện nhiệt độ trong quá trình ly tâm,… máy ly tâm cần được vận hành theo
đúng quy trình hướng dẫn của nhà sản xuấtCác máy ly tâm phải đặt ở độ cao mà các nhân viên
có thể thấy được lòng máy, đặc trục quay và các ống ly tâm đúng.
- Ống ly tâm và vật dụng đựng mẫu sử dụng trong máy ly tâm phải được chế tạo bằng vật liệu
chịu áp lực hoặc thủy tinh có thành dày, có nắp đậy chắc chắn, nhằm hạn chế đổ vỡ khi chạy
máy với tốc độ cao. Ống ly tâm cần được thực hiện thăng bằng trong tủ an toàn sinh học. Nên
dùng nước cất hoặc cồn cho việc cân bằng ống không chứa dịch, dung dịch nước muối hay
hyproclorit không nên sử dụng vì chúng ăn mòn kim loại.
- Khi sử dụng roto của máy ly tâm có đầu nghiêng, cần chú ý lượng dịch trong ống ly tâm không
quá đầy, tránh hiện tượng dịch ly tâm bị tràn hoặc rò rỉ ra ngoài khi mới hoạt động.Khoang trong
máy ly tâm phải được kiểm tra hằng ngày xem roto bị bẩn hay không, roto và ống đứng ống ly
tâm có dấu hiệu ăn mòn và rạn nứt hay không. Khi phát hiện các dấu vết ăn mòn và biến dạng
cần đánh giá lại chất lượng máy ly tâm.Sau khi sử dụng máy cần lau chùi, vệ sinh sạch sẽ các
ống ly tâm, roto và các bộ phận của máy ly tâm.
* Sử dụng máy ly tâm không hợp lý có thể là nguyên nhân gây vỡ ổng ly tâm, làm thất thoát
các vật liệu gây bệnh, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và cộng đồng.
Câu 16: Nhân viên phòng thí nghiệm vận chuyển chất lây nhiễm cần tuân thủ những quy
tắc gì? Phân tích cấu tạo hệ thống bao bì ba lớp cơ bản theo quy tắc vận chuyển chất liệu
lây nhiễm quốc tế.
*Nhân viên PTN phải vận chuyển những chất lây nhiễm theo những quy tắc vận chuyển
thích hợp, tuân theo những quy tắc:
- Giảm khả năng những kiện hàng bị tổn hại, rò rỉ
- Giảm được những tiếp xúc dẫn tới lây nhiễm
- Cải thiện hiệu quả vận chuyển
* Hệ thống bao bị ba lớp:
- Sự chọn lựa cho hệ thống vận chuyển các chất lây nhiễm và các chất có tiềm năng lây nhiễm.
Hệ thống gồm 3 lớp: chỗ chứa sơ cấp, bao bì thứ cấp và bao bì ngoài cùng.Chỗ chứa sơ cấp chưa
những mẫu vật kín nước, không rò rỉ và được dán nhãn phù hợp với nội dung bên trong, lớp này
được bọc kín trong các chất thấm nước vừa đủ để hấp thụ các chất lỏng trong trường hợp bị rách
hoặc rò rỉ
- Lớp thứ hai kín nước không rò rỉ được dùng để chứa và bảo vệ lớp thứ nhất. Một vài lớp sơ cấp
được gói kín có thể được đặt vào một lớp bao bì đơn thứ hai. Giới hạn về thể tích và khối lượng
của các chất lây nhiễm được đóng gói đã được đưa ra trong một vài văn bản quy định.
- Lớp thứ ba bảo vệ lớp thứ hai khỏi những tổn hại vật lý trên đường đi. Các hình thái dữ liệu
mẫu vật, chữ cái và các loại thông tin khác có vai trò định dạng và mô tả mẫu vật và được xác
định người vận chuyển và người nhận cùng với vất kỳ tài liệu cần thiết nào khác phải được
cung cấp theo những quy định mới nhất.
-Những quy định của Liên hợp quốc yêu cầu sử dụng hai hệ thống bao bì ba lớp khác nhau. Hệ
thống cơ bản dùng cho vận chuyển hàng hoạt các loại chất lây nhiễm; tuy nhiên những vi sinh
vật có nguy cơ lây nhiễm cao phải được vận chuyển theo những quy định nghiêm ngặt hơn.
Câu 17: Trình bày các công việc của người phụ trách an toàn sinh học. Người phụ trách an
toàn sinh học cần có yếu tố nào để đảm nhận các công việc trên?
* Hoạt động của người phụ trách an toàn sinh học gồm các công việc:
- Tổ chức tập huấn về an toàn sinh học, an ninh sinh học và thực hành kỹ thuật PTN an toàn
- Định kỳ kiểm tra các tài liệu ghi chép về các phương pháp, quy trình kỹ thuật an toàn sinh học.
Có trách nhiệm kiểm tra các trang thiết bị PTN và đánh giá mức độ an toàn của máy móc thiết bị.
- Tổ chức thảo luận làm rõ các điều khoản của các quy chế và quy định về an toàn sinh học, xử
lý các vi phạm đối với những người không thực hành an toàn.
- Có nhiệm vụ cung cấp tài liệu cho cán bộ nghiên cứu và nhân viên thí nghiệm tiếp tục học tập
về an toàn sinh học.
- Kiểm tra những việc đã xảy ra liên tục liên quan đến sự thất thoát các vật liệu có nguy cơ lây
nhiễm bệnh và gợi ý các kế hoạch cần thực hiện cho giám đốc và ban an toàn sinh học PTN
- Đảm bảo xử lý tốt các sự cố đổ vỡ làm thất thoát các tác nhân sinh học và vật liệu dễ lây nhiễm
bênh. Thường xuyên duy trì mối quan hệ với những cơ quan và những người có trách nhiệm theo
dõi sự cố xảy ra với sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trường
- Đảm bảo tẩy trùng thích hợp mọi máy móc trước khi sửa chữa và bảo dưỡng
* Người phụ trách an toàn sinh học cần có yếu tố để đảm nhận các công việc trên:
- Được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm.
• Có kiến thức: - Chuyên môn sâu
- Kiến thức cơ bản: VSV học, sinh hóa học và sinh học
- Kiến thức về an toàn sinh học.
• Có trách nhiệm đảm bảo thực thi các chính sách và chương trình an toàn sinh học phù
hợp với từng PTN.

Câu 18: Nêu các nguyên nhân phổ biến của sự cố cháy trong phòng thí nghiệm.Các chất
dập lửa đặc biệt và cách dùng của chúng?
* Những nguyên nhân phổ biến của sự cố cháy trong PTN gồm:
- Điện quá tải
- Bảo vệ điện kém chất lượng (ví dụ: vỏ cách điện của các cáp kém)
- Hệ thống ống dẫn gas hoặc dẫn điện chính quá tải
- Các thiết bị không cần thiết vẫn được bật
- Các thiết bị không được thiết kế cho môi trường PTN
- Ngọn lửa để trần
- Ống dẫn khí lỏng
- Thao tác và cất giữ các chất cháy nổ không tốt
- Cách ly các hóa chất đối kháng nhau không tốt
- Thiết bị phát tia lửa để gần các chất dễ cháy hoặc chất dễ bay hơi.
- Sự thông gió không tốt hoặc không đủ
* Các chất dập lửa đặc biệt và cách dùng của chúng:

Loại Dùng cho Không dùng cho


Cháy do điện, chất lỏng dễ
Nước Giấy, gỗ, vải
cháy, kim loại đang cháy.
CO2 Cháy do chất lỏng và khí, Kim loại kiềm, giấy
cháy do điện
Cháy do chất lỏng và khí, kim Các thiết bị và công cụ có thể
Bột khô
loại kiềm tái sử dụng (bởi vì các gốc tự
do rất khó loại
và cháy do điện
bỏ)

Bọt Chất lỏng dễ cháy Cháy do điện

Câu 19: Phân tích các bước thực hiện chương trình tập huấn an toàn sinh học?
• Xác định mục tiêu tập huấn:
-Xác định cụ thể các mục tiêu cần tập huấn, để sau mỗi đợt tập huấn trình độ nhận thức về an
toàn sinh học, các kỹ năng thực hành phòng thí nghiệm an toàn và khả năng thực hiện của cán bộ
nhân viên phòng thí nghiệm được nâng cao rõ rệt.
• Định rõ nội dung tập huấn
-Nội dụng cụ thể của mỗi đợt tập huấn dựa trên mục tiêu tập huấn, tính đặc thù của phòng thí
nghiệm hoặc cán bộ phụ trách an toàn sinh học. Đối với các nhóm cá nhân có các công việc
chuyên sâu khác nhau, nội dung tập huấn có sự khác nhau. Có thể nội dung tập huấn chỉ huấn
luyện thành thao một công việc cụ thể như giải quyết sự cố phòng thí nghiệm khi rò rỉ chất độc,
hoặc có sự thất thoát các vi sinh vật gây bệnh, hoặc chỉ tập huấn về thải loại chất thải đảm bảo an
toàn…
• Kiểm tra hiệu quả tập huấn:
-Để một chương trình tập huấn an toàn sinh học có hiệu quả, cần tổ chức tập huấn cả lý thuyết và
thực hành. Thông qua thực hành các kỹ thuật phòng thí nghiệm cán bộ, cán bộ nhân viên thí
nghiệm có thể thành thạo công việc mình đảm nhiệm một cách an toàn.
- Xác định hiệu quả chương trình tập huấn bằng các biện pháp đánh giá cán bộ, nhân viên phòng
thí nghiệm sau khi tập huấn. Đánh giá sự tập huấn có thể sử dụng hình thức kiểm tra nhận thức
hoặc kỹ năng thực hành của người được tập huấn. Kiểm tra nhận thức về các vấn đề lý thuyết cơ
bản đã được tập huấn, có thể đưa ra các câu hỏi về đặc trưng của mỗi cấp độ an toàn? Các biện
pháp đánh giá rủi ro chủ yếu?...
- Xác định hiệu quả tập huấn tốt nhất bằng cách kiểm tra khả năng thao tác các vấn đề cụ thể
trong phòng thí nghiệm. Ví dụ, sử dụng một loại thiết bị an toàn (tủ cấy an toàn, quần áo an
toàn…) hoặc xử lý một tình huống, một sự cố trong phòng thí nghiệm (rò rỉ hơi gas, đổ vỡ thiết
bị nuôi vi sinh vật gây bệnh…).
• Rút kinh nghiệm sau mỗi đợt tập huấn
-Kết quả của mỗi đợt tập huấn an toàn sinh học phụ thuộc vào nội dung tập huấn, sự chuẩn bị
của cán bộ hướng dẫn tập huấn, điều kiện thực hành và các biện pháp kiểm tra…Kết quá của mỗi
đợt tập huấn còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau, do đó cần phải
rút kinh nghiệm sau mỗi đợt tập huấn. Từ nhìn nhận thiếu sót của đợt tập huấn, cán bộ chịu trách
nhiệm cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân để có thể bổ sung thêm tài liệu tham khảo, thay đổi nội
dung hoặc tìm biện pháp tập huấn thích hợp hơn.
- Tóm lại, tập huấn an toàn cho đội ngũ nhân viên phòng thí nghiệm là trách nhiệm của người
phụ trách an toàn sinh học. Mục đích của tập huấn làm cho tất cả nhân viên phòng thí nghiệm
hiểu rõ nguy cơ các rủi ro trong phòng thí nghiệm để luôn có sự phòng ngừa thích hợp. Mọi hoạt
động trong phòng thí nghiệm phải tuân thủ các quy trình, các nguyên tắc cơ bản và nội quy của
phòng thí nghiệm, nhằm hạn chế đến mức cao nhất những sự cố và rủi ro có thể xảy ra. An toàn
phòng thí nghiệm phải là đặt lên trước tiên trong mọi hoạt động phòng thí nghiệm, là chủ đề
thường xuyên được thảo luận rút kinh nghiệm trong các cuộc họp phòng thí nghiệm, giúp cho
nhận thức về an toàn và thực hành trong phòng thí nghiệm ở mức an toàn nhất.
Câu 20: Trình bày thủ tục trong trường hợp khẩn cấp cho phòng thí nghiệm vi sinh vật?
-Xử lý vết thương, vết cắt và xước: Các nhân bị nhiễm cần cởi bỏ quần áo bảo hộ, rửa tay và các
vùng bị nhiễm, dùng chất tẩy da phù hợp và tìm hướng dẫn y khoa nếu cần thiết. Nguyên nhân
gây vết thương cũng như các sinh vật liên quan cần được báo cáo, hồ sơ y khoa đầy đủ và hợp lý
được lưu giữ. Tiêu hủy các chất có nguy cơ lây nhiễm: Quần áo bảo hộ cần cởi bỏ đúng quy
định. Xác định các chất đã tiêu hủy và các trường hợp tương tự cần được báo cáo, hô sơ đầy đủ
và hợp lý được lưu giữ.
- Giải tỏa các vùng có khả năng lây nhiễm tiềm tàng (người, khu vực an toàn sinh học): Tất cả
mọi người nên lập tức tránh xa khu vực bị nhiễm và những ai có nghi vẫn bị bệnh nên tham khảo
lời khuyên từ bác sĩ. Các ký hiệu chỉ dẫn ngăn cấm lối vào cần được thông báo. Sau một khoảng
thời gian thích hợp, việc khử độc cần được tiến hành, giám sát bởi các nhân viên an toàn sinh
học. Tran phục bảo vệ thích hợp và sự bảo vệ hô hấp được cảnh báo.Các thùng vỡ và các chất
lây nhiễm: Các thùng vỡ hay bị tràn những chất lây nhiễm nên được phủ bởi lớp vải hay giấy.
Chất tẩy uế cần được phun vào những vùng này và tránh xa trong một khoảng thời gian thích
hợp. Khăn giấy hay vải đã dùng và những thứ bị vỡ cần được dọn sạch. Khu vực bị nhiễm cũng
nên được xử lý bằng chất tẩy. Trang phục, khăn giấy và khăn lau đã được sử dụng để làm sạch
cần được hco và các thùng làm sạch chất bẩn, chú ý sử dụng găng tay cho các thao tác trên Vết
nứt của ống ly tâm chưa chất có tiềm năng lây nhhieemx trong khi ly mà không gắn lại được, nếu
nghi ngờ xảy ra sự nứt ống trong máy chạy thì ngừng máy (khoảng 30 phút) để ổn định lại. Nếu
phát hiện bị nứt nắp sau khi máy đã dừng thì nắp nên được thay ngay lập tức và đóng vào
(khoảng 30 phút). Găng tay cao su dày được sử dụng, dùng kẹp để thu nhặt các mảnh vỡ. Tất cả
ống bị vỡ mảnh thủy tinh và rotor nên được cho vào chất tẩy uế không ăn mòn và diệt các sinh
vật gây lo ngại, những ống không vỡ và đậy nắp thì được cho vào thùng khác chứa chất tẩy và
đậy lại
- Lửa và các thảm họa tự nhiên: Cứ hỏa và các dịch vụ cần được đề cập trong việc xây dựng các
kế hoạch chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp. Các dịch vụ khẩn cấp và thiết bị trong trường hợp
khuẩn cấp: Các số điện thoại và địa chỉ cần được ghi ở những nơi dễ thấy. Nhứng thiết bị sẵn có
như thiết bị hỗ trợ đầu tiên, bao gồm thuốc giải độc chung và chuyên dụng, các máy dập lửa phù
hợp, màn dập lửa, …Các thiết bị sau dây cũng cần phải có, nhưng có thể khác nhau tùy vào từng
trường hợp: Trang phục bảo hộ, mặt nạ phòng độc , dụng cụ khử độc trong phòng, cáng, các
dụng cụ như cưa, búa, thang,… thiết bị phân ranh giới nguy hiểm và các ghi chú.

You might also like