You are on page 1of 23

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


Đề tài: KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ
BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP
GVHD : Trần Quốc Tuấn

Mã lớp học phần : 2331101082812

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Cúc – 2121007037

Vũ Hồng Nhung – 2121013504

Nguyễn Thị Như Quỳnh – 2121001838

Lê Thị Đoan Trang – 2121001627

Nguyễn Hàn Uyên – 2121006788

TP. HCM, tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC

1. KỸ THUẬT AN TOÀN..............................................................................................1

1.1. Khái niệm, nội dung kỹ thuật an toàn lao động....................................................1

1.2. Những quy tắc chung về an toàn lao động............................................................1

1.3. Sử dụng các thiết bị an toàn thích hợp..................................................................4

2. BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP.........................................................................................7

2.1. Lịch sử bảo trì thế giới..........................................................................................7

2.2. Khái niệm, mục tiêu, phạm vi...............................................................................9

2.3. Vai trò, thách thức...............................................................................................10

2.4. Độ tin cậy............................................................................................................11

2.5. Phân loại bảo trì...................................................................................................15

2.6. Giải pháp bảo trì..................................................................................................17

2.7. Kỹ thuật giám sát tình trạng................................................................................18

2.8. Lợi ích - Ứng dụng..............................................................................................19


1. KỸ THUẬT AN TOÀN

1.1. Khái niệm, nội dung kỹ thuật an toàn lao động


1.1.1. Khái niệm

“Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện, tổ chức và kỹ thuật nhằm
phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất đối với
người lao động” (TCVN 3153-79).

Kỹ thuật an toàn trong sản xuất phụ thuộc nhiều đến sự phát triển của nền kinh tế,
trình độ công nghệ và mức độ yêu cầu phát triển xã hội của mỗi nước. Các hoạt động kỹ thuật
an toàn lao động hướng dẫn người lao động các biện pháp phòng chống tai nạn trong lao động
trong nghề nghiệp, bảo đảm an toàn và sức khoẻ của người lao động.

1.1.2. Nội dung

Nội dung của kỹ thuật an toàn bao gồm những vấn đề chủ yếu sau đây:

- Xác định vùng nguy hiểm

- Áp dụng các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc bảo đảm an toàn

- Sử dụng các thiết bị an toàn thích hợp: thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết bị
bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo vệ cá nhân...

1.2. Những quy tắc chung về an toàn lao động


1.2.1. Các quy tắc an toàn khi sắp xếp vật liệu

- Dùng đế kê và định vị chắc chắn, sử dụng các đồ gá và bố trí vị trí thích hợp khi bảo quản
vật liệu dễ lăn;
- Các vật liệu nên sắp xếp theo từng chủng loại, gọn gàng dễ lấy. Các vật liệu có mức độ sử
dụng thường xuyên sắp xếp bố trí bên ngoài, ít sử dụng bố trí bên trong, vật liệu nặng để
dưới thấp, vật liệu nhẹ để lên trên;
- Đối với hoá chất, dung môi, chất dễ cháy, chất gây cháy, chất dễ gây nổ cần bố trí bảo
quản riêng biệt.

1.2.2. Các quy tắc an toàn khi đi lại

- Chỉ được đi lại ở lối đi dành riêng cho người đã được xác định;

- Khi lên xuống cầu thang phải vịn vào lan can, không được nhảy từ trên cao xuống xuống
dưới đất;

1
- Khi có chướng ngại vật trên lối đi phải dọn dẹp ngay để thống lối;

- Không bước giẫm ngang máy cắt, góc máy, thiết bị, vật liệu và đường dành riêng cho vận
chuyển, không được đi vào khu vực đang chuyển tải bằng cẩu;

- Không đi lại trong khu vực có người làm việc bên trên hoặc có thiết bị treo bên trên, dùng
mũ bảo hiểm khi đi vào khu vực máy móc đang hoạt động, công trình đang xây dựng.

1.2.3. Các quy tắc an toàn nơi làm việc

- Không bảo quản chất độc, hoá chất dễ cháy nổ nơi làm việc;

- Khi làm việc bên trên nên cấm người đi qua lại bên dưới, không dược vứt bừa bãi đồ vật
từ trên xuống dưới;

- Nơi làm việc nên được giữ gìn sạch sẽ, dụng cụ, vật liệu được xếp gọn gàng ngăn nắp.
Không ăn uống, hút thuốc tại nơi làm việc;

- Thực hiện theo bảng báo, các quy định, hướng dẫn an toàn cần thiết.

1.2.4. Các quy tắc an toàn khi làm việc tập thể

- Khi làm việc tập thể phải phối hợp chặt chẻ với nhau, phải tuân theo mệnh lệnh của người
chỉ huy;

- Khi bàn giao ca phải bàn giao tỷ mỷ rỏ ràng nội dung của ca trực, phải lưu ý người nhận
ca các tình huống có thể xảy ra;

- Phải tìm hiểu rõ quy trình sản xuất, thứ tự các bước công việc và các đối tượng tham gia
trong quy trình. Khi vận hành máy móc, thực hiện các thao tác phải chú ý đến các đối
tượng xung quanh.

1.2.5. Các quy tắc an toàn khi tiếp xúc với các chất độc hại

- Các chất độc hại cần phân loại dán nhãn nhận dạng và bảo quản nơi riêng biệt và sử dụng
các trang thiết bị bảo hộ chuyên biệt khi tiếp xúc với các chất độc hại;

- Tuyệt đối không cho người không liên quan vào khu vực chưa các chất độc hại;

- Cẩn thận khi tiếp xúc, sử dụng với acid, kiềm... Sau khi tiếp xúc với các hoá chất độc hại
phải rửa tay sạch sẻ bằng xà bông.

1.2.6. Các quy tắc an toàn khi sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động

- Dụng cụ bảo hộ lao động cần phải cấp phát đúng theo đối tượng và đúng theo nhu cầu;

2
- Sử dụng mũ bảo hộ, ủng bảo hộ khi làm việc ngoài trời, làm việc trong môi trường có
không khí, chất thải độc hại;

- Không được đeo găng tay khi đang sử dụng các máy quay có tốc độ cao như máy khoan,
máy tiện, máy phay...

- Sử dụng kính chống bụi khi làm các công đoạn phát sinh nhiều bụi như mài, cắt, gọt... Sử
dụng kính bảo vệ khi làm việc ở các nơi có tia độc hại cao như hàn, sấy UV...

- Sử dụng áo, găng tay chuyên dụng khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Khi kiểm tra,
sửa chữa dây cấp điện, dây tải, máy biến điện, dụng cụ điện... cần phải đội mũ và đeo
găng tay cách điện;

- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ hô hấp, máy cấp không khí, mặt nạ dưỡng khí khi làm việc trong
môi trường có nồng độ oxy dưới 18%. Trong môi trường có nồng độ khí độc vượt quá
mức cho phép phải sử dụng dụng cụ cung cấp khí trợ hô hấp;

- Khi phải tiếp xúc với vật nóng hoặc làm việc ở môi trường quá nóng cần sử dụng găng và
áo chống nhiệt. Khi làm việc ở môi trường có độ ồn cao hơn 90dB phải có dụng cụ bảo
vệ tai như dụng cụ bịt tai, nút nhét lổ tai... Khi làm việc trên cao quá 2m nhất thiết phải có
thiết bị an toàn kiểu nịt treo để tránh đổ ngã;

- Sử dụng găng, áo chống phóng xạ khi làm việc trong môi trường có nhiều phóng xạ đồng
vị.

1.2.7. Các quy tắc an toàn máy móc

- Ngoài ngươì phụ trách ra không ai được tự động mở máy và điều khiển máy, trước khi
khởi động máy phải kiểm tra thiết bị an toàn và vị trí đứng;

- Trước khi làm việc khác phải tắt máy, không để máy hoạt động khi không có người điều
khiển và khi mất nguồn điện cần tắt công tắc;

- Khi muốn điều chỉnh máy, lau chùi phải tắt các động cơ và chờ cho tới khi máy dừng
hẳn, không dùng tay hoặc gậy để làm dừng máy;

- Khi vận hành máy cần sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, không mặc quần áo quá dài,
không đeo cà vạt, nhẫn, găng tay. Kiểm tra máy thường xuyên và kiểm tra trước khi vận
hành, khi máy hỏng cần treo bảng ghi “Máy Hỏng” trên máy.

1.2.8. Các quy tắc an toàn với dụng cụ thủ công

3
- Đối với dụng cụ thủ công như dùi, đục... cần sửa khi phần cán bị tòe, hoặc thay mới khi
lưỡi bị hỏng lung lay, sau khi sử dụng nên bảo quản dụng cụ đúng nơi quy định;

- Khi bảo quản cần bịt phần lưỡi dùi đục và xếp chúng vào thùng chứa dụng cụ có đầu sắc
nhọn.

1.2.9. Các quy tắc an toàn về điện

- Không ai được sửa điện ngoài những người có chứng chỉ, khi phát hiện có sự cố cần báo
ngay cho người có trách nhiệm để kịp thời xử lý;

- Không sờ mó vào dây điện, thiết bị điện khi tay ướt, không phun, để rớt chất lỏng lên
thiết bị điện như công tắc, cầu dao, tủ cấp điện...

- Tất cả các công tắc phải có nắp đậy, cần kiểm tra định kỳ độ an toàn của dây dẫn;

- Không để dây dẫn điện chạy vắt qua góc sắc hoặc máy có cạnh sắc nhọn và không được
treo móc đồ vật, dụng cụ lên dây điện, thiết bị điện.

1.3. Sử dụng các thiết bị an toàn thích hợp

1.3.1. Thiết bị che chắn

* Mục đích che chắn

- Cách ly vùng nguy hiểm với người lao động;

- Ngăn ngừa người lao động rơi, ngã hoặc vật rơi văng bắn vào người lao động.

Cấu tạo thiết bị che chắn có thể đơn giản hay phức tạp và được chế tạo bằng
nhiều vật liệu khác nhau như thép, gỗ, nhựa.

* Phân loại thiết bị che chắn

- Che chắn tạm thời: che chắn ở sàn thao tác trong xây dựng;

- Che chắn cố định: bao che các bộ phận chuyển động, truyền động.

* Một số yêu cầu thiết bị che chắn

- Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra

- Không gây trở ngại cho thao tác của người lao động

- Không ảnh hưởng đến năng suất lao động, công suất của thiết bị

- Dễ dàng tháo lắp khi cần thiết


4
1.3.2. Thiết bị bảo vệ

* Mục đích của thiết bị bảo vệ

- Ngăn ngừa tác động xấu do sự cố quá trình sản xuất gây ra

- Ngăn chặn hạn chế sự cố sản xuất

Sự cố gây ra có thể do nhiều nguyên nhân. Khi đó thiết bị bảo hiểm tự động
ngắt máy, ngắt thiết bị hoặc bộ phận của máy

* Phân loại thiết bị bảo vệ

Theo khả năng phục hồi lại khả năng làm việc của thiết bị, thiết bị bảo vệ được
phân chia như sau:

- Hệ thống có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc khi đối tượng phòng ngừa đã trở
lại dưới giới hạn quy định: van an toàn, rơ le nhiệt;

- Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng tay: Aptomat...

- Hệ thống phục hồ lại khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới: cầu chì, chốt
cắm...

* Yêu cầu thiết bị bảo vệ

- Ngăn ngừa tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra;

- Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ các quy định về kỹ thuật an toàn.

1.3.3. Tín hiệu báo hiệu

* Mục đích

- Cảnh báo cho người lao động kịp thời tránh các tác động xấu của sản xuất bao
gồm: biển báo, đèn hiệu, cờ hiệu, còi báo động;

- Hướng dẫn thao tác: bảng điều khiển hệ thống tín hiệu;

- Nhận biết quy định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu quy ước về màu
sắc, hình vẽ.

* Phân loại tín hiệu, báo hiệu

- Ánh sáng, màu sắc: thường dùng 3 màu đỏ, xanh, vàng;

5
- Âm thanh: thường dùng còi, chuông, kẻng...

- Màu sơn, hình vẽ, bảng chữ;

- Đồng hồ, dụng cụ đo lường.

* Các yêu cầu đối với tín hiệu, báo hiệu

- Dễ nhận biết

- Khả năng nhầm lẫn thấp, độ chính xác cao

- Dễ thực hiện, phù hợp yêu cầu kỹ thuật

1.3.4. Thiết bị an toàn đặc biệt

Những biện pháp, dụng cụ thiết bị an toàn chung không thích hợp đối với một
số công việc của người lao động, cần phải có thiết bị, dụng cụ an toàn chuyên biệt.

Ví dụ:

- Việc nối đất an toàn cho các thiết bị điện: các phần không mang điện của máy
móc, bình thường được cách điện với phần mang điện, nhưng chúng có thể có điện
khi xảy ra sự cố như rò điện, cách điện hỏng... Do vậy các thiết bị này cần phải
được tự ngắt điện khi có sự cố.

- Dây lưng an toàn cho người làm việc trên cao;

- Sàn thao tác và thảm cách điện, sào công tác cho công nhân vận hành điện.

Các thiết bị an toàn chuyên biệt cho từng loại thiết bị sản xuất hoặc công việc của
người lao động có những yêu cầu rất khác nhau, đòi hỏi phải tính toán chế tạo
chính xác

1.3.5. Trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân

* Khái niệm

Mặc dù đã sử dụng các biện pháp như: bao che, thiết bị bảo hiểm, báo hiệu tín
hiệu... nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của các yếu tố nguy hiểm do sản xuất gây ra
cho người lao động, trong nhiều trường hợp vẫn phải thực hiện biện pháp phòng ngừa
là trang bị, phương tiện cá nhân cho người lao động.

* Ý nghĩa
6
Trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp kỹ thuật bổ sung, hỗ trợ
nhưng có vai trò rất quan trọng. Thiếu phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân có thể
xảy ra nguy hiểm đối với người lao động

* Phân loại

Trang bị phương tiện cá nhân được chia làm 7 loại theo bộ phận được bảo vệ:

- Trang bị bảo vệ mắt bao gồm bảo vệ trang bị bảo vệ mắt khỏi bị chấn thương cơ
học và chấn thương bức xạ

- Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp

- Trang bị bảo vệ cơ quan thích giác

- Trang bị phương tiện bảo vệ đầu

- Trang bị phương tiện bảo vệ chân tay

- Quần áo bảo hộ lao động

2. BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

2.1. Lịch sử bảo trì thế giới

Bảo trì đã trải qua ba thế hệ sau:

Thế hệ thứ nhất: (Bắt đầu từ xa xưa mãi đến đầu chiến tranh thế giới thứ II)

Trong giai đoạn này công nghiệp chưa được phát triển. Việc chế tạo và sản xuất
được thực hiện bằng các máy móc còn đơn giản, thời gian ngừng máy ít ảnh hưởng
đến sản xuất, do đó công việc bảo trì cũng rất đơn giản. Bảo trì không ảnh hưởng lớn
về chất lượng và năng suất. Vì vậy ý thức ngăn ngừa các thiết bị hư hỏng chưa được
phổ biến trong đội ngũ quản lý. Do đó không cần thiết phải có các phương pháp bảo trì
hợp lý cho các máy móc. Bảo trì lúc bấy giờ là sửa chữa các máy móc và thiết bị khi
có hư hỏng xảy ra.

Thế hệ thứ hai: Mọi thứ đã thay đổi trong suốt thời kỳ chiến tranh thế giới thứ
II.

Những áp lực trong thời gian chiến tranh đã làm tăng nhu cầu của các loại hàng
hóa trong khi nguồn nhân lực cung cấp cho công nghiệp lại sút giảm đáng kể. Do đó

7
cơ khí hóa đã được phát triển mạnh để bù đắp lại nguồn nhân lực bị thiếu hụt. Vào
những năm 1950, máy móc các loại đã được đưa vào sản xuất nhiều hơn và phức tạp
hơn. Công nghiệp bắt đầu phụ thuộc vào chúng.

Do sự phụ thuộc ngày càng tăng, thời gian ngừng máy đã được ngày càng được
quan tâm nhiều hơn. Đôi khi có một câu hỏi được nêu ra là "con người kiểm soát máy
móc hay máy móc điều khiển con người". Nếu công tác bảo trì được thực hiện tốt
trong nhà máy thì con người sẽ kiểm soát được máy móc, ngược lại máy móc hư hỏng
sẽ gây khó khăn cho con người.

Vì vậy đã có ý kiến cho rằng những hư hỏng của thiết bị có thể và nên được
phòng ngừa, để tránh làm mất thời gian khi có những hư hỏng hay tình huống khẩn
cấp xảy ra. Từ đó đã bắt đầu xuất hiện khái niệm bảo trì phòng ngừa mà mục tiêu chủ
yếu là giữ cho thiết bị luôn hoạt động ở trạng thái ổn định chứ không phải sửa chữa khi
có hư hỏng. Trong những năm 1960 giải pháp này chủ yếu là đại tu lại thiết bị vào
những khoảng thời gian nhất định.

Chi phí bảo trì cũng đã bắt đầu gia tăng đáng kể so với chi vận hành khác. Điều
này dẫn đến việc phát triển những hệ thống kiểm soát và lập kế hoạch bảo trì.

Cuối cùng tổng vốn đầu tư cho tài sản cố định đã gia tăng đáng kể nên người ta
bắt đầu tìm kiếm những giải pháp để có thể tăng tối đa tuổi thọ của các tài sản này.

Thế hệ thứ ba: Từ giữa những năm 1970, công nghiệp thế giới đã có những
thay đổi lớn lao. Những thay đổi này đòi hỏi và mong đợi ở bảo trì ngày càng nhiều
hơn.

Những phát triển mới của bảo trì gồm:

 Các công cụ hỗ trợ quyết định nghiên cứu rủi ro, phân tích dạng và hậu quả và
hậu quả hư hỏng và hệ thống chuyên gia.
 Áp dụng kỹ thuật bảo trì mới như giám sát tình trạng.
 Thiết bị máy móc quan tâm đến độ tin cậy và khả năng dễ bảo trì.
 Một sự nhận thức mới về mặt tổ chức công tác bảo trì theo hướng thúc đẩy sự
tham gia của mọi người, làm việc theo nhóm và tính linh hoạt khi thực hiện –
Total Productive Maintenance (TPM).

8
2.2. Khái niệm, mục tiêu, phạm vi

2.2.1. Khái niệm

Bảo trì là bất kỳ hành động nào nhằm duy trì các thiết bị không bị hư hỏng và ở một
tình trạng vận hành và đạt yêu cầu về mặt độ tin cậy và an toàn; và nếu chúng bị hư
hỏng thì phục hồi chúng về tình trạng này.

2.2.2. Mục tiêu của bảo trì

2.2.3. Phạm vi
Với khái niệm trình bày ở phần trên, phạm vi của bảo trì công nghiệp có thể rất
rộng, bao gồm việc bảo trì nhà xưởng, mặt bằng máy móc, thiết bị vận chuyển, thiết bị
phát điện, các hệ thống điều hòa không khí, thông gió, hệ thống xử lý chất thải... Từ đó
người ta phân loại bảo trì thành các chức năng chính và phhụ như sau:
a. Các chức năng chính
- Bảo dưỡng các máy móc thiết bị hiện có bao gồm cả máy công cụ, máy động
lực và các máy móc khác
- Bảo dưỡng nhà xưởng và mặt bằng của nhà máy bao gồm xưởng sản xuất, kho
tàng
- Bảo dưỡng hệ thống cung cấp năng lượng như hệ thống điện, hệ thống gas, hệ
thống hơi đốt...
b. Các chức năng phụ
- Duy trì hoạt động của hệ thống xử lý chất thải
9
- Duy trì hoạt động của hệ thống phòng chống cháy nổ
- Duy trì hoạt động của hệ thống bảo hộ lao động (quạt thông gió, máy điều hòa
không khí, hệ thống hút khói, chống tiếng ồn, chống bụi...)
- Những nhiệm vụ khác do ban lãnh đạo nhà máy giao cho bộ phận kỹ thuật bảo
trì

2.3. Vai trò, thách thức

2.3.1. Vai trò của bảo trì


 Phòng ngừa để tránh cho máy móc bị hỏng.
 Cực đại hóa năng suất.
 Làm cho tuổi thọ của máy lâu hơn nhờ đảm bảo hoạt động đúng yêu cầu.
 Nâng chỉ số khả năng sẵn sàng của máy cao nhất và thời gian ngừng máy ít nhất
để chi phí bảo trì nhỏ nhất.
 Tối ưu hóa hiệu suất của máy
 Làm cho máy móc vận hành có hiệu quả và ổn định hơn, chi phí vận hành ít
hơn, đồng thời làm ra sản phẩm đạt chất lượng hơn.
 Tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn.
2.3.2. Thách thức
Những thách thức đối với bảo trì

Kỹ thuật càng phát triển, máy móc và thiết bị sẽ càng đa dạng và phức tạp hơn. Những
thách thức chủ yếu đối với những nhà quản lý bảo trì hiện đại bao gồm:

 Lựa chọn kỹ thuật bảo trì thích hợp nhất.


 Phân biệt các loại quá trình hư hỏng.
 Đáp ứng mọi mong đợi của người chủ thiết bị, người sử dụng thiết bị và của
toàn xã hội.
 Thực hiện công tác bảo trì có kết quả nhất.
 Hoạt động công tác bảo trì với sự hỗ trợ và hợp tác tích cực của mọi người có
liên quan

2.4. Độ tin cậy

2.4.1. Khái niệm

10
Xác suất của một thiết bị, chi tiết, hệ thống hoạt động theo chức năng đạt yêu
cầu trong khoảng thời gian xác định và dưới một điều kiện hoạt động cụ thể.

Thước đo hiệu quả hoạt động của một hoặc một hệ thống thiết bị (chất lượng
sản phẩm, khả năng lợi nhuận, năng lực sản xuất)(Hiệu suất nhà máy).

Là yếu tố quan trọng trong công tác bảo trì bởi vì độ tin cậy của thiết bị càng
thấp thì nhu cầu bảo trì càng cao.

2.4.2. Các chỉ tiêu phân tích Độ tin cậy


Tỷ lệ hư hỏng – Failure Rate (λ%):
Số lần hư hỏng
λ(%) = Số thiết bị
×100 %

Số lần hư hỏng tính cho 1 đvtg (λ):


Số lần hư hỏng
λ= Số giờ thiết bị hoạt động

Thời gian trung bình giữa các lần hư hỏng (Thời gian vận hành an toàn)
1
MTBF = λ

Số giờ thiết bị hoạt động


MTBF = Số lần hư hỏng
=MTTF + MTTR

 (MTBF Mean Time Between Failures): thời gian bình quân từ thất bại này đến
thất bại tiếp theo.
 MTTR - Mean Time To Repair: Thời gian hoạt động trung bình giữa những lần
hư hỏng, nếu SP có thể được sử dụng nhiều lần sau khi phục hồi.
 MTTF - Mean Time To Failure: Thời gian hoạt động trung bình đến khi hư
hỏng, nếu SP chỉ được sử dụng một lần rồi bỏ.

Ví dụ: 20 máy điều hoà được lắp để sử dụng trong 1000 giờ hoạt động, trong thời
gian này 1 máy hư sau 200 giờ và 1 máy hư sau 600 giờ. Tính MTBF?

2
λ(%) = ×100 % = 10%
20
2
λ= =0.000106 lần/giờ
20,000−1,200

1
MTBF= =9 . 434 gi ờ
0.000106

11
Sau 60 ngày hoạt động, tỷ lệ hư hỏng là:

Tỷ lệ hư hỏng = (số lượng hỏng/ số giờ thiết bị hoạt động) x (24 giờ/ngày) x (60 ngày)

= 0,000106 x 24 x 60 = 0,152 hư hỏng/60 ngày

2.4.3. Tầm quan trọng của Độ tin cậy:

Độ tin cậy có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các hệ thống lớn như máy bay,
phi thuyền, dây chuyền sản xuất công nghiệp,...

- Để đảm bảo độ tin cậy toàn hệ thống trước hết cần thiết kế đảm bảo độ tin cậy riêng
cho các thành phần trong hệ thống.

- Độ tin cậy của sản phẩm phải được thể hiện bằng khả năng sản phẩm hoạt động
hoàn hảo trong thời gian xác định cụ thể.

2.4.4. Phân loại độ tin cậy hệ thống

Độ tin cậy hệ thống:

Hệ thống nối tiếp:

- Nếu một thiết bị ngừng thì cả hệ thống phải ngừng.

Hệ thống song song:

- Tất cả thiết bị được lắp song song với nhau, hoạt động tại cùng một thời điểm.
- Nếu ngừng một trong các thiết bị thì các thiết bị còn lại vẫn hoạt động được
nên tổn thất không nhiều.

Hệ thống dự phòng

- Một thiết bị đang hoạt động và “k” thiết bị đang ở chế độ dự phòng.

Độ tin cậy hệ thống “nối tiếp”:

n
λ s ( t ) = ∑ λi
i=1

MTBFs=1/ λs

12
Rs = R1.R2...Rn

XS trạng thái hỏng của hệ thống: Qs = 1 - Rs


Ví dụ:

Nếu một hệ thống có n=50 bộ phận liên quan nhau và mỗi một bộ phận có độ
tin cậy 99.5% (tức là mỗi một bộ phận sẽ hoạt động đúng 99.5% thời gian và có độ
hỏng là 1 - 0.995 = 0.005 tức 0.5% thời gian), thì tổng bộ hệ thống đó sẽ có độ tin cậy:
Rs =(99.5%)^50 = 77.83%.

Nếu số các bộ phận trong một chuỗi càng nhiều (như được biểu hiện qua n=50,
n=100, n=200...), thì độ tin cậy của toàn bộ hệ thống sẽ giảm xuống rất nhanh.

Để tăng thêm độ tin cậy của các hệ thống, sự đồng hóa (tương tự) giữa các bộ
phận có thể được áp dụng.

Ví dụ, nếu độ tin cậy của một bộ phận là 0.8 và chúng ta tương tự với một bộ
phận có độ tin cậy là 0.8, kết quả của độ tin cậy là khả năng làm việc của bộ phận thứ
nhất cộng với khả năng làm việc của bộ phận tương tự nhân với khả năng cần thiết của
bộ phận tương tự (1 - 0.8 = 0.2).

Kết quả độ tin cậy = 0,8 + 0,8*(1-0,8)=0,96

Ví dụ: Công ty Niên Tố Biên Hòa sản xuất công tắc phân phối điện. Tôi gọi các thành
phần nối tiếp trong dây chuyền nhỏ sau:

Nếu như độ tin cậy của từng đoạn cây riêng lẻ là 0,90; 0,80; 0,99 thì độ tin cậy
của cây cầu công tắc phân phối sẽ là Rs = R₁R₂R₃ = 0,90×0,80×0,99 = 0,713 hay
71,3%.

13
Điện tử Biên Hòa lo ngại về công tắc điện tử của họ chỉ có độ tin cậy là 0,713.
Do đó họ quyết định cung cấp thêm tối thiểu hai bộ phận đáng tin cậy là R1, R2. Kết
quả được thể hiên dưới đây:

Nhờ sự cung cấp dư thêm 2 bộ phận, công ty đã tăng thêm được sự tin cậy của công
tắc từ 71,3% lên 94%.

Độ tin cậy hệ thống “song song”:

Rps = 1 – (1 – R1)(1 – R2)(1 – R3)...(1 – Rn)

Rps = 1 - Qps

Qps = Q1.Q2.Q3....Qn

Qi = 1 – Ri

Ví dụ:

Một máy bay có 2 động cơ hoạt động độc lập. Ít nhất một động cơ phải hoạt động bình
thường để máy bay vẫn bay. Độ tin cậy của động cơ 1 và động cơ 2 lần lượt là 0.99 và
0.97. Tính xác suất của các chuyến bay thành công của máy bay.

Rps = 1 – (1 – 0.99)(1 – 0.97) = 0.9997

Vậy tỷ lệ bay thành công là 99.97%

Độ tin cậy hệ thống “hỗn hợp”:

14
Chuyển sang hệ thống nối tiếp tương đương:

Ta sẽ tính Rc’ trước sau đó tính theo hệ thống nối tiếp như bình thường

Rs = RA .RB .RC’ .RD


2.5. Phân loại bảo trì

Định nghĩa: Bảo trì chứa đựng tất cả các hoạt động bao gồm bảo quản trang thiết bị
của một hệ thống trong trật tự làm việc. Bảo trì thực hiện CV:

 Phục hồi (nếu thiết bị có vấn đề, trục trặc, hư hỏng)


 Hoặc duy trì (nếu thiết bị đang hoạt động tốt, ổn định).

2.5.1. Bảo trì có kế hoạch

Bảo trì có kế hoạch là bảo trì được hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm tra theo một
kế hoạch đã được định trước.

a. Bảo trì phòng ngừa

Bảo trì phòng ngừa là thực hiện việc kiểm tra thường kỳ và bảo quản giữ các thiết bị
còn tốt.

* Bảo trì phòng ngừa trực tiếp

Bảo trì phòng ngừa trực tiếp còn gọi là bảo trì định kỳ, đây là hoạt động bảo trì phòng
ngừa theo thời gian hoạt động hay số kilomet di chuyển...Hoạt động bảo trì này được

15
thực hiện định kỳ nhằm ngăn ngừa hư hỏng xảy ra bằng cách tác động và cải thiện
một cách trực tiếp trạng thái vật lý của máy móc thiết bị.

Những công việc bảo trì phòng ngừa trực tiếp thường là thay thế phụ tùng, lau chùi, vệ
sinh, bôi trơn... theo lịch trình đã định sẵn từ trước.

* Bảo trì phòng ngừa gián tiếp

Bảo trì phòng ngừa gián tiếp thực hiện để phát hiện các hỏng hóc từ ban đầu trước khi
các hỏng hóc này có thể xảy ra. Đối với bảo trì phòng ngừa gián tiếp thì không tác
động vào trạng thái vật lý của máy móc thiết bị mà thay vào đó là các kỹ thuật giám
sát tình trạng máy móc để tìm ra hoặc dự đoán các hỏng hóc của máy móc thiết bị

2.5.2. Bảo trì không kế hoạch (bảo trì hư hỏng)

Bảo trì không kế hoạch được được hiểu như không có kế hoạch hay hoạt động bảo trì
nào được thực hiện cho đến khi máy móc, thiết bị bị hư hỏng, nếu có hư hỏng nào xảy
ra thì máy móc hay thiết bị đó được sửa chữa hay thay thế khác.

a. Bảo trì phục hồi

Bảo trì phục hồi không kế hoạch là tất cả hoạt động bảo trì được thực hiện sau khi xảy
ra đột xuất một hư hỏng nào đó để phục hồi thiết bị về tình trạng hoạt động bình
thường nhằm thực hiện các chức năng yêu cầu, một công việc được xếp vào bảo trì
phục hồi không kế hoạch khi thời gian thực hiện ít hơn 8 giờ.

b. Bảo trì khẩn cấp

Bảo trì khẩn cấp không kế hoạch là loại bảo trì cần thực hiện ngay sau khi hư hỏng xảy
ra để tránh những hư hỏng nghiêm trọng tiếp theo

Bảo trì không kế hoạch trong thực tế thiếu tính linh hoạt và doanh nghiệp rất khó kiểm
soát chi phí nên đây là phương án bất đắc dĩ và ít được chấp thuận. Doanh nghiệp chỉ
lựa chọn giải pháp này khi ngừng máy đột xuất gây thiệt hại ở mức thấp. Đối với các
máy móc, dây chuyền sản xuất nếu việc dừng máy đột xuất gây thiệt hại to lớn đặc biệt
thiệt hại liên quan đến sản lượng, doanh thu thì giải pháp bảo trì không kế hoạch phải
giảm thiểu đến mức thấp nhất.

16
2.6. Giải pháp bảo trì

Trong nhà máy, phân xưởng có nhiều máy móc thiết bị khác nhau, tùy vào đặc
điểm tính năng kỹ thuật của từng loại sẽ có giải pháp bảo trì phù hợp. Như vậy trong
nhà máy có thể thực thi nhiều giải pháp bảo trì song song cùng một lúc. Các giải pháp
bảo trì bao gồm

2.6.1 Vận hành cho đến khi hư hỏng

Giải pháp này rất bị động chỉ phù hợp đối với các máy mà thời gian dừng lại
không ảnh hưởng nhiều đến quy trình sản xuất. Khi công ty chọn giải pháp bảo trì
“vận hành cho đến khi hư hỏng” thì tính sẳn sàng của máy móc không cao và chi phí
bảo trì cao, công việc sửa chữa bị thúc ép và đôi khi nguy hiểm do các yếu tố về an
toàn lao động không được xem trọng.

2.6.2 Bảo trì định kỳ

Bảo trì định kỳ thường được thực hiện đối với máy quan trọng, việc dừng máy
để bảo trì đã được hoạch định từ trước. Những chi tiết, bộ phận có tuổi thọ đến thời
điểm phải được thay thế hoặc tân trang.

Bảo trì định kỳ hạn chế được thời gian dừng máy đột xuất và giảm chi phí bảo
trì so với phương pháp bảo trì “vận hành cho đến khi hư hỏng”.

2.6.3 Bảo trì trên cơ sở tình trạng

Giải pháp bảo trì trên cơ sở tình trạng được xem như bảo trì đúng lúc, dựa vào
tình trạng thiết bị trong lúc vận hành sẽ thực hiện bảo trì phục hồi. Việc xây dựng kế
hoạch bảo trì có thể phối hợp chặt chẻ việc xây dựng kế hoạch sản xuất. Thời gian
ngừng máy thay đổi quy trình, thay đổi sản phẩm, thay đổi công cụ... có thể thực hiện
được công tác bảo trì. Bảo trì trên cơ sở tình trạng nâng cao tính sẵn sàng của máy móc
và giảm thiểu rất nhiều thời gian ngưng máy.

2.6.4 Bảo trì thiết kế lại

Mục tiêu của bảo trì thiết kế lại là tăng khả năng sẳn sàng của máy móc và giảm
thời gian bảo trì. Bảo trì thiết kế lại thường được sử dụng khi máy móc thiết bị mua
ban đầu có giá quá rẻ, do vậy trong quá trình vận hành thường phát sinh nhiều vấn đề

17
và yêu cầu thời gian bảo trì cao. Khi thiết kế hoặc mua máy cần quan tâm đến tời gian
và chi phí bảo trì sau này.

2.6.5 Bảo trì kéo dài tuổi thọ

Trong quá trình bảo trì thì người thực hiện luôn cố gắng kéo dài tuổi thọ của
máy móc, thiết bị. Khi chúng ta có thể thay thế thiết kế, vật liệu để làm tăng tuổi thọ
của máy móc thiết bị thì nhu cầu bảo trì kéo dài tuổi thọ tăng và giảm đi nhu cầu bảo
trì phòng ngừa.

2.6.6 Bảo trì dự phòng

Giải pháp này rất tốn kém và đòi hỏi thời gian ngừng máy ở mức tối thiểu. Giải
pháp này được thực hiện khi thời gian ngừng máy sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh
hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.7. Kỹ thuật giám sát tình trạng

- Giám sát tình trạng chủ quan: Thực hiện bằng các giác quan của con người
như: nghe, nhìn, sờ, nếm, ngửi để đánh giá tình trạng của thiết bị.

- Giám sát tình trạng khách quan: Thông qua việc đo đạc và giám sát bằng
nhiều thiết bị khác nhau, từ những thiết bị đơn giản cho đến thiết bị chẩn đoán hiện đại
nhất.

+ Giám sát tình trạng không liên tục

+ Giám sát tình trạng liên tục: được thực hiện khi thời gian phát triển hư hỏng
quá ngắn. Phương pháp này cần ít người hơn nhưng thiết bị đắt tiền và bản thân thiết
bị cũng cần được bảo trì.

Trong hệ thống bảo trì phòng ngừa dựa trên giám sát tình trạng thường 70% các
hoạt động là chủ quan & 30% là khách quan, lý do vì có những hư hỏng xảy ra không
thể phát hiện bằng dụng cụ.

2.8. Lợi ích - Ứng dụng

Bảo trì giúp doanh nghiệp nâng cao:

- Năng suất, hiệu quả, tuổi thọ, khả năng sẵn sàng của máy móc;
- Giảm chi phí sản xuất;
18
- Cải thiện chất lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng, doanh thu, lợi nhuận, môi
trường làm việc an toàn và thỏa mãn khách hàng tốt hơn.

Ứng dụng

So sánh Chi phí hư hỏng và Chi phí bảo trì

Cty cổ phần may Hữu Nghị chuyên sản xuất hàng may mặc cao cấp xuất khẩu,
là khách hàng của công ty cổ phần máy tính Fujitsu. Nhân viên của Hữu Nghị đã quen
với việc sử dụng hệ thống máy tính của Fujitsu cho việc xử lý và soạn thảo tài liệu,
báo cáo. Sau một năm sử dụng, hệ thống vi tính hư hỏng được thể hiện dưới đây:

Số hư hỏng Số lượng tháng mà hư hỏng xảy ra

0 3

1 4

2 3

3 2

Tổng cộng 12

Mỗi lần máy tính bị hư hỏng, cty Hữu Nghị mất trung bình là 6,000,000
VND/máy hỏng về phí tổn dịch vụ. Công ty Fujitsu đề nghị hợp đồng bảo trì phòng
ngừa như sau :

Thành
STT Tên thiết bị Số lượng Đvt Gói dịch vụ
tiền/tháng

1 Máy tính PC + Laptop 20 Cái 55,000/1PC


1,100,000 VNĐ
2 Máy in 01 Cái Miễn phí

Nếu Hữu Nghị chấp nhận hợp đồng bảo trì thì họ kì vọng lớn nhất chỉ có 1 hư
hỏng / tháng.

Các bước mà công ty Hữu Nghị cần thực hiện để so sánh chi phí bảo trì hư
hỏng và chi phí bảo trì phòng ngừa để lựa chọn chính sách bảo trì ít tốn kém nhất.
19
Bước 1: Tính toán số lượng hư hỏng kỳ vọng:

Số lượng hư hỏng kỳ vọng: 0*3/12+1*4/12+2*3/12+3*2/12 = 1,333 hư hỏng/tháng.

Bước 2: Tính toán chi phí hư hỏng kỳ vọng mỗi tháng khi không bảo trì phòng
ngừa

Chi phí hư hỏng kỳ vọng = số lượng hư hỏng kỳ vọng*chi phí của mỗi hư hỏng

= 1.333 * 6,000,000 = 8,000,000 VNĐ/tháng

Bước 3: Tính toán chi phí bảo trì phòng ngừa

Chi phí bảo trì phòng ngừa = chi phí hư hỏng kỳ vọng nếu ký HĐBT*chi phí của
HĐBT

= 1 (hư hỏng/tháng) * 6,000,000 + 1,100,000 = 7,100,000 VNĐ/tháng.

Bước 4: So sánh và lựa chọn cách có chi phí thấp hơn

- Chi phí từ việc hư hỏng có HĐBT thấp hơn chi phí hư hỏng không có HĐBT
- Ngoài ra công ty còn được bảo trì máy in miễn phí
 Công ty Hữu Nghị nên ký hợp đồng với công ty bảo trì Fujistu.
Phòng ngừa hay sửa chữa?
Tình huống:
Một thiết bị được sử dụng trong thời gian 14 tháng với phân bố số hư hỏng n hàng
tháng như sau.

Thán 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
g

n 0 1 0 2 1 3 4 1 2 2 3 1 0 1

20
Công ty hiện đang sử dụng bảo trì hư hỏng. Mỗi khi hư hỏng, chi phí sửa chửa trung
bình là 6 triệu đồng. Công ty hiện đang cân nhắc sử dụng phương pháp bảo trì phòng
ngừa, bằng cách kí hợp đồng với 1 đơn vị bảo trì bên ngòai, với chi phí bảo trì hàng
tháng là 5 tr đồng. Sau khi bảo trì phòng ngừa, công ty kỳ vọng số lần hư hỏng hàng
tháng của thiết bị là 0,5.
Theo Anh/chị công ty nên chọn giải pháp nào?
Giải
Tổng số hư hỏng: n = (1*5) + (2*3) + (3*2) + (4*1) = 21
Trung bình số hư hỏng hàng tháng: N = n/12 = 21/12 = 1.5 lần/tháng
Chi phí bảo trì hư hỏng trung bình hàng tháng:
CPBTHH = 1.5*6 = 9 (triệu đồng/tháng)
Chi phí bảo trì phòng ngừa trung bình hàng tháng:
CPBTPN = 0.5*6 + 5 = 8 (triệu đồng/tháng)
 Vậy công ty nên chuyển sang bảo trì phòng ngừa.

21

You might also like