You are on page 1of 3

3.1.

Thiết bị che chắn


 Mục đích che chắn
- Cách ly vùng nguy hiểm với người lao động.
- Ngăn ngừa người lao động rơi, ngã hoặc vật rơi văng bắn ào người lao động
Tùy thuộc vào yêu cầu che chắn mà cấu tạo thiết bị che chắn có thể đơn giản hay
phức tạp và được chế tạo bằng nhiều vật liệu khác nhau như thép, gỗ, nhựa.
VD: Tấm che, tấm nhựa ni lông, keo phun đặc biệt, băng dính che, vật liệu che tấm ốp
cửa
 Phân loại thiết bị che chắn
- Che chắn tạm thời, che chắn ở sàn thao tác trong xây dựng.
- Che chắn cố định, bao che các bộ phận chuyển động, truyền động.
 Một số yêu cầu thiết bị che chắn
- Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra
- Không gây trở ngại cho thao tác của người lao động
- Không ảnh hưởng đế năng suất lao động, công suất của thiết bị
- Dễ dàng tháo lắp khi cần thiết
3.2. Thiết bị bảo vệ
 Mục đích của thiết bị bảo vệ
- Ngăn ngừa tác động xấu do sự cố quá trình sản xuất gây ra
- Ngăn chặn hạn chế sự cố sản xuất
Sự cố gây ra có thể do: quá tải, bộ phận chuyển động đã chuyển động quá vị trị giới
hạn, nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá, cường độ dòng điện cao quá… Khi đó thiết bị
bảo hiểm tự động ngắt máy, ngắt thiết bị hoặc bộ phận của máy
VD: Thiết bị bảo vệ quá tải như cầu dao tự động, thiết bị đo nhiệt độ như đồng hồ đo
nhiệt độ; can nhiệt; súng đo nhiệt độ từ xa, ….
 Phân loại thiết bị bảo vệ
Theo khả năng phục hồi lại khả năng làm việc của thiết bị, thiết bị bảo vệ được phân
chia như sau:
- Hệ thống có thể tự hồi phục lại khả năng làm việc khi đối tượng phòng ngừa đã trở
lại dưới giới hạn quy định: van an toàn, rơ le nhiệt
- Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng tay: Aptomat…
- Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới: cầu chì, chốt
cắm…
 Yêu cầu thiết bị bảo vệ
- Ngăn ngừa tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra
- Thiết bị bảo vệ phải tuân thut các quy định về kỹ thuật an toàn
3.3. Tín hiệu báo hiệu
 Mục đích
- Cảnh báo cho người lao động kịp thời tránh các tác động xấu của sản xuất bao
gồm: biển báo, đèn hiệu, cờ hiệu, còi báo động nhằm mục đích
- Hướng dẫn thao tác: bảng điều khiển hệ thống tín hiệu
- Nhận biết quy định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu quy ước về màu
sắc, hình vẽ.
 Phân loại tín hiệu, báo hiệu
- Ánh sáng, màu sác: Thường dùng 3 màu đỏ, xanh, vàng
- Âm thanh: thường dùng còi, chuông, kẻng…
- Màu sơn, hình vẽ, bảng chữ.
- Đồng hồ, dụng cụ đo lường
 Các yêu cầu đối với tín hiệu, báo hiệu
- Dễ nhận biết
- Khả năng nhầm lẫn thấp, độ chính xác cao
- Dễ thực hiện, phù hợp yêu cầu kỹ thuật
3.4. Thiết bị an toàn đặc biệt
Những biện pháp, dụng cụ thiêt sbij an toàn chung không thích hợp đối với một số công
việc của người lao động, cần phải có thiết bị, dụng cụ an toàn chuyên biệt.
Ví dụ:
-Dây lưng an toàn cho người lao động trên cao
-Sàn thao tác và thảm cách điện, sào công tác cho công nhân vận hành điện
3.5. Trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân
Khái niệm
Mặc dù đã sử dụng các biện pháp như: bao che, thiết bị bảo hiểm, báo hiệu tín
hiệu… nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của các yếu tố nguy hiểm do sản xuất gây
ra cho người lao động, trong nhiều trường hợp vẫn phải thực hiện biện pháp phòng
ngừa là trang bị, phương tiện cá nhân cho người lao động
 Ý nghĩa
Trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp kỹ thuật bổ sung, hỗ trợ nhưng
có vai trò rất quan trọng. Thiếu phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân có thể
xảy ra nguy hiểm đối với người lao động.
 Phân loại
Trang bị phương tiện cá nhân được chia làm 7 loại theo bộ phận được bảo vệ
- Trang bị bảo vệ mắt bao gồm trang bị bảo vệ mắt khỏi bị chấn thương cơ học và
chấn thương bức xạ (Ví dụ: kính bảo hộ lao động, kính chống hóa chất hay kính
hàn, kính nhìn lò, tấm che mắt…)
- Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp (Ví dụ: tấm che mặt, mặt nạ mũi, mặt nạ phòng
độc…)
- Trang bị bảo vệ cơ quan thính giác (VD: nút bịt tai, bịt tai và chèn bán lỗ tai…)
- Trang bị phương tiện bảo vệ đầu (VD: Mũ cứng, lưới chr tóc và mũ va chạm...)
- Trang bị phương tiện bảo vệ chân tay (VD; găng tay, găng tay bảo hộ lao động, túi
đeo tay và còng cổ tay; ủng an toàn, xà cạp, ga và thun)
- Quần áo bảo hộ lao động.

You might also like