You are on page 1of 11

AN TOÀN LAO ĐỘNG

MỤC LỤC
1. Tổ chức đào tạo, thực hiện và kiểm tra an toàn lao động:....................................2
1.1. Đối với người lao động:..........................................................................................2
1.2. Đối với từng công việc :..........................................................................................2
1.3. Đối với thiết bị máy móc và các thiết bị khác:........................................................2
2. Quản lý an toàn cho công trình và cán bộ, công nhân viên và cư dân xung quanh
công trình:...................................................................................................................... 2
3. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho từng công đoạn thi công:....................5
3.1. An toàn lao động trong công tác ván khuôn:...........................................................5
3.2. An toàn lao động trong công tác cốt thép:...............................................................7
3.3. An toàn lao động trong công tác bê tông.................................................................7
3.4. An toàn khi xây tường:............................................................................................8
4. An toàn giao thông ra vào công trường:................................................................8
5. Bảo vệ an ninh công trường, quản lý nhân lực, thiết bị:.......................................8
6. Lưu đồ:................................................................................................................... 10
6.1 Lưu đồ kiểm soát an toàn lao động..........................................................................10
6.2 Lưu đồ xử lý tai nạn lao động:..............................................................................11
6.3 Trình tự kiểm soát an toàn lao động:.....................................................................12
6.4 Kiểm soát an ninh công trường:............................................................................13

Trang 1/11
1. Tổ chức đào tạo, thực hiện và kiểm tra an toàn lao động:
1.1. Đối với người lao động:
Tất cả công nhân được công ty phân công làm việc trong công trường đều có đủ điều kiện
sau :
- Đủ tuổi theo quy định của nhà nước và là công nhân viên có ký hợp đồng lao động với
công ty.
- Có giấy chứng nhận sức khoẻ đủ điều kiện để lao động.
- Có đủ chứng chỉ công nhân bậc thợ.
- Được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: nón bảo hộ, găng tay….
- Đã được học về công tác an toàn lao động và được kiểm tra đạt yêu cầu.
1.2. Đối với từng công việc :
- Trước khi tiến hành sẽ được cán bộ kỹ thuật phổ biến các yêu cầu về an toàn đối với
công việc này và kiểm tra thực hiện của từng công nhân.
- Tất cả giàn giáo thi công bên ngoài đều được neo giữ chắc chắn vào công trình,và có
lan can và lưới che chắn.
- Có hệ thống biển báo nguy hiểm và hướng dẫn thoát hiểm: hố sâu, vật rơi trên cao,
điện…
1.3. Đối với thiết bị máy móc và các thiết bị khác:
- Kiểm tra lại toàn bộ máy móc trước khi vận hành. Trong thời gian thi công luôn làm
tốt công tác duy tu bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên. Vận hành đúng các quy trình
hoạt động của máy theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
- Công nhân vận hành phải có đầy đủ chứng chỉ phù hợp theo qui định của nhà nước
mới được điểu khiển máy móc thiết bị.
- Có nội quy sử dụng máy. Tất cả thiết bị điều được kiểm định theo định kỳ.
- Đối với các loại thiết bị sử dụng điện lưới đều có dây tiếp đất. Trong khi vận hành máy
móc thiết bị phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định an toàn về máy.
- Phải có hệ thống bảng hiệu, tín hiệu cảnh báo khi thiết bị hoạt động như cẩu tháp, vận
thăng, xe đào, máy khoan.
2. Quản lý an toàn cho công trình và cán bộ, công nhân viên và cư dân xung quanh
công trình:
3.1. An toàn tại nơi làm việc:
- Người lao động tại công trường phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về: tuổi tác, giới tính,
sức khỏe, tay nghề và nhất thiết phải am hiểu về luật an toàn lao động.
- Tất cả công nhân làm việc tại công trường đang phải trang bị và sử dụng các phương
tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với tính chất công việc. Đặc biệt chú ý khi làm việc ở các
nơi nguy hiểm, dễ gây ra tai nạn như: dưới cẩu tháp, hầm móng, lõi vách thang máy…
- Công trường phải trang bị hệ thống tủ sơ cấp cứu cá nhân, sơ đồ tuyến bệnh viện cấp
cứu, đường dây nóng để liên lạc trong trường hợp nguy hiểm.
- Cần thực hiện công tác thống kê, kê khai, điều tra và phân tích nguyên nhân gây tai
nạn nhằm có biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh.
2.2. An toàn kỹ thuật trong xây dựng:

Trang 2/11
An toàn điện:
- Toàn bộ hệ thống điện tạm phục vụ công tác thi công phải có bảng điều khiển hướng
dẫn sử dụng và bố trí trên cao, tránh xa khu vực ẩm ướt, nhiệt độ cao.
- Tất cả các mối nối đều phải được bao bọc cẩn thận, tránh rò rỉ điện.
- Tại những vị trí đường dây điện băng ngang đường thi công cần phải treo dây điện
lên cao hoặc chôn ngầm dưới đất.
- Có cán bộ phụ trách kỹ thuật điện thường xuyên kiểm tra toàn bộ các tủ điện, các
mối nối, chổ giao nhau để kiểm tra phát hiện sự cố và kịp thời xử lý.
An toàn trên cao, hố sâu:
- Toàn bộ các công tác trên cao đều phải có hệ thống sàn thao tác, dây cứu sinh.
- Hệ thống sàn thao tác phải được neo giữ chắc chắn, an toàn và có khả năng chịu
được tải trọng của người và vật liệu thi công khác.
- Phải có hệ thống biển báo cảnh báo hố sâu nguy hiểm, sạt lỡ đất, ngạt khí…
2.3. An toàn giao thông trên công trường:
- Xe phải được kiểm tra thường xuyên và duy tu bảo dưỡng.
- Lái xe phải tắt động cơ trước khi rời khỏi xe.
- Người không có trách nhiệm không được phép điều khiển xe.
2.4. An toàn trong công tác vận chuyển vật liệu:
- Có đầy đủ hệ thống biển báo chỉ dẫn, biển báo tốc độ, biển báo đường hư hại, lún hay
sạt lỡ…
- Tài xế phải có đầy đủ giấy phép lái xe theo đúng các quy định của Nhà nước
- Xe trên công trường phải hoạt động đúng theo theo sự điều khiển của người hướng
dẫn an toàn hoặc theo các biển báo chỉ dẫn trên công trường.
- Tất cả nguyên vật liệu phải được đưa vào đúng nơi hoặc lưu trữ, sắp xếp gọn gàng,
tiện lợi cho việc vận chuyển.
- Vật liệu không được phép di chuyển trong trường hợp không an toàn về: hóa chất,
bụi bặm, cồng kềnh có thể gây nguy hiểm.
- Tất cả các vật liệu được vận chuyển lên cao chỉ được thực hiện khi đã cố định, buộc
chặt vào móc cẩu, hoặc có lồng bảo vệ. Nghiêm cấm hành vi nén vật lên cao, tời
bằng dây không đủ an toàn.
- Cấm sử dụng mọi chất gây cháy nổ tại công trường. Tất cả các vật liệu dễ cháy như:
xăng, dầu, sơn… phải được lưu trữ an toàn theo đúng quy định nhà nước.
- Kết hợp với lực lượng PCCC địa phương để huấn luyện và thực hành các tình huống
cháy, nếu xảy ra tại công trường.
2.5. An toàn về sử dụng nguồn sáng:
- Có hệ thống đèn tín hiệu hướng dẫn cảnh báo nơi nguy hiểm hay lối thoát.
- Bố trí hệ thống ánh sáng đầy đủ tại các nơi cần thiết.
- Phải đảm bảo ánh sáng cho công nhân thi công vào ban đêm và nhưng nơi thiếu ánh
sáng.
- Cần có nguồn cung cấp điện dự phòng trong trường họp cúp điện đột xuất
2.6. Biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình liền kề:
Trang 3/11
- Tìm hiểu/khảo sát địa chất, thiết kế của các công trình xung quanh công trường, đề
xuất phương án phòng chống ảnh hưởng.
- Có biện pháp thi công hợp lí, nhất là trong công tác xử lý nền, thi công phần ngầm.
Nhằm tránh gây ảnh hưởng lún lệch, nứt, nghiêng…. các công trình kế bên.
- Có biện pháp xả nước thải hợp lý, tránh gây xói mòn, sạt lỡ, tạo dòng chảy ngầm
trong đất.
- Hạn chế tầm hoạt động của cẩu tháp vào khu vực dân cư xung quanh nếu không cần
thiết.
- Bất cứ dấu hiệu bất thường nào ảnh hưởng đến công trình xung quanh đều phải tạm
dừng công việc ngay lập tức, báo cáo cho các cấp có thẩm quyền, đề xuất phương án
khắc phụ sự cố và thay đổi biện pháp thi công cho phù hợp.
2.7. Biện pháp bảo vệ các công trình hạ tầng, cây xanh trong khu vực xung
quanh:
- Quy định các phương tiện vận tải chuyển vật liệu ra ngoài công trình phải che chắn
phủ bạt để tránh rơi rớt.
- Riêng các chất xả như dầu, dầu mỡ, các chất có thể gây ô nhiễm bắt buộc phải có
thùng đựng bịt kín trước khi chở ra công trường.
- Xe chở chất phế thải, xà bần ra khỏi công trình bắt buộc phải có lịch trình, các trường
hợp đổ bửa bãi bên ngoài kế công trình hoặc không đúng nơi quy định đều buộc phải
ngưng hoạt động và áp dụng các hình thức phạt khác.
- Hạn chế hoặc tạm ngưng sử dụng xe tải trọng lớn có thể gây ra hư hỏng, bể vỡ hệ
thống hố ga thu và thoát nước hai bên đường bên ngoài công trình.
- Nhà thầu sẽ có trách nhiệm bảo vệ tất cả các cây xanh đã có trong và xung quanh mặt
bằng. Việc chặt hạ cây xanh phải được phép của cơ quan quản lý cây xanh.
2.8. Biện pháp đảm bảo an toàn cho dân cư xung quanh công trường:
- Để đảm bảo an toàn cho công trình lân cận và khu vực dân cư xung quanh phải bố trí
hàng rào ngăn cách, có hệ thống lưới chắn bụi và ngăn vật rơi....
- Có biện pháp thi công hợp lý nhằm tránh rơi vật tư, vật liệu xuống bên dưới khi thi
công.
- Có hệ thống điện chiếu sáng vào ban đêm và các biển báo chỉ dẫn giao thông.
- Các đường dây điện phục vụ thi công phải cố định chắc chắn đề phòng mưa bão, gãy
đổ, chạm điện, gây ảnh hưởng đến nhà dân xung quanh.
- Công nhân làm việc trong giờ theo quy định của công ty. Trong giờ làm việc công
nhân, cán bộ của đơn vị thi công không đi lại những nơi không có nhiệm vụ chỉ làm
việc trong phạm vi của mình.
- Bố trí cán bộ hướng dẫn giao thông, phân luồng giao thông tại vị trí cổng công
trường nhằm bảo đảm an toàn cho giao thông đi lại và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến
giao thông khu vực lân cận.
3. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho từng công đoạn thi công:
3.1. An toàn lao động trong công tác ván khuôn:
a) Gia công chế tạo ván khuôn
Trang 4/11
- Khi cưa xẻ gỗ ván khuôn: sử dụng máy cưa điện phải tuyệt đối chấp hành nội quy an
toàn sử dụng, cẩn thận.
- Đối với các dụng cụ thủ công (Cưa, búa, đục....) phải chắc chắn, an toàn, tiện dụng và
đúng công dụng.
- Luôn kiểm tra nguồn điện thi công để tránh hiện tượng chập, rò rỉ điện.
b) Khi lắp đặt ván khuôn
- Khi lắp đặt ván khuôn ở độ cao lớn hơn 2m công nhân phải đeo dây bảo hiểm.
- Không được ném dụng cụ thi công hoặc vật liệu dư thừa xuống dưới.
c) Tháo dỡ ván khuôn
- Chỉ được tháo dỡ ván khuôn sau khi bê tông đã đạt được cường độ cho phép và phải
dược sự đồng ý của giám sát kỹ thuật.
- Vật liệu khi tháo dỡ phải đưa ngay xuống sàn không được đặt gác lên trên các bộ phận
chưa tháo dỡ.
- Phải có rào ngăn và biển báo khi tháo dỡ ván khuôn.
3.2. An toàn lao động trong công tác cốt thép:
a) Biện pháp trong gia công
- Công tác gia công cốt thép cần phải được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn sát sao vì đây là
công việc thường xuyên sảy ra tai nạn. Các biện pháp trong gia công cốt thép:
- Công nhân bắt buộc phải sử dụng bảo hộ lao động trong khi thi công.
- Trong quá trình làm việc phải tập trung chú ý vào công việc vì các thiết bị như: bàn
uốn, máy cắt...đều có công suất lớn rất dễ gây tai nạn.
- Cốt thép sau khi gia công xong xếp gọn vào nơi quy định theo thứ tự ưu tiên lắp đặt.
- Kiểm tra kỹ nguồn điện, tránh rò rĩ điện.
b) Biện pháp trong lắp đặt
- Trước khi thi công cần kiểm tra máy hàn, nguồn điện, đây điện. Chấp hành các quy tắc
kỹ thuật an toàn trong công tác hàn.
- Khi cẩu thép bằng cẩu tháp cần chú ý tới tải trọng cho phép của cẩu tháp, nghiêm cấm
cẩu quá tải. Các đầu thép phải được cố định bằng thiết bị kẹp sắt, cột chặt, khi cẩu thép
không cho phép người qua lại phía dưới tầm hoạt động của cẩu tháp.
- Khi lắp đặt cốt thép dầm, cột có độ cao lớn hơn 2m phải đứng trên sàn công tác. Sàn
thao tác phải được neo giữ cố định, chắc chắn, chịu được tải trọng của người và vật tư
thi công.
- Khi lắp thép lõi vách thang, cột… công nhân phải mang dây an toàn đúng quy định.
- Không được đặt thép quá nhiều vào một khu vực đề phòng quá tải gây nên sập sàn.
3.3. An toàn lao động trong công tác bê tông
a) Biện pháp an toàn khi trộn bê tông bằng máy:
- Công nhân vận hành máy trộn nhất thiết phải qua đào tạo về chuyên môn.
- Trước khi vận hành máy phải kiểm tra độ an toàn của máy móc: điểm đặt máy, hệ
thống dây đẫn điện, ...
- Khi máy đang vận hành không được thò tay, xẻng hoặc bất cứ vật gì vào trong máy.
- Sau khi ngừng đổ bê tông ngắt cầu dao điện và vệ sinh sạch sẽ máy trộn.

Trang 5/11
b) An toàn khi vận chuyển, đổ bê tông
- Máy vận chuyển lên cao phải lắp đặt tại vị trí thuận tiện nhất, có độ an toàn cao.
- Các loại máy đầm phải được kiểm tra kỹ thuật trước khi vận hành.
- Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra lại hệ thống ván khuôn, đà giáo đề
phòng sự cố gãy đổ mất an toàn.
- Khi thi công cần có rào chắn và biển báo nguy hiểm cấm người qua lại.
- Tất cả công nhân khi thi công đổ bê tông phải đi ủng và gang tay để tránh sự cố rò rỉ
về điện.
3.4. An toàn khi xây tường:
- Kiểm tra việc sắp xếp bố trí vật liệu và vị trí công nhân làm việc trên sàn thao tác bảo
đảm an toàn trước khi xây tường.
- Khi xây tường cao từ 1,2m trở lên kể từ nền nhà hay sàn phải đứng trên giáo sắt có
thành chắn. Măt sàn thao tác phải thấp hơn mặt tường xây 2-3 lớp gạch để công nhân
không phải cúi xuống phía dưới và tạo nên gờ bảo vệ cho công nhân.
- Giáo xây phải được kê, bắc chắc chắn và được cán bộ phụ trách về an toàn kiểm tra
trước khi thi công. Khi thi công trên cao bên ngoài nhà phải có biện pháp bảo vệ an
toàn (như thành chắn, đeo dây an toàn, dây cứu sinh...)
- Khi lắp đặt và tháo dỡ tấm che bảo vệ công nhân phải đeo dây an toàn.
- Tuyệt đối không sử dụng tấm che bảo vệ để làm dàn giáo, đi lại hoặc xếp vật liệu lên
đó.
- Không đứng trên mặt tường để xây, đi lại trên mặt tường, để bất cứ vật gì trên mặt
tường đang xây, dựa thang vào tường mới xây để lên xuống.
- Vật liệu gạch, vữa khi chuyển lên tầng bằng các thiết bị máy móc phải có thành chắn
bảo đảm không bị rơi khi nâng chuyển.
- Cấm chuyển gạch bằng cách tung lên cao quá 2m.
4. An toàn giao thông ra vào công trường:
- Có hệ thống biển báo hướng dẫn lối đi, vận tốc tối đa xe chạy tại các lối giao nhau.
- Kiểm tra thường xuyên và sửa chữa kịp thời phần đường giao thông nội bộ bị hư hỏng
để ngăn ngừa tai nạn.
- Xe chở vật liệu phải có tấm bao phủ, trách rơi rớt vật liệu ra đường.
- Bố trí nhân viên an toàn, bảo vệ để hướng dẫn giao thông trong suốt thời gian thi công
công trình.
- Thường xuyên kiểm tra đèn tín hiệu, hệ thống chiếu sáng....
5. Bảo vệ an ninh công trường, quản lý nhân lực, thiết bị:
- Đăng kí tạm trú cho tất cả công nhân thi công trên công trường để tiện quản lí cho địa
phương và tránh tình trạng các đối tượng xấu trà trộn vào công trường gây mất trật tự
công trường và khu vực xung quanh.
- Cổng ra vào công trường có bố trí bảo vệ trực 24/24 đảm bảo chỉ những người có nhiệm
vụ thi công mới được ra vào công trường.
- Xung quanh công trường có điện chiếu sáng bảo vệ vào ban đêm.

Trang 6/11
- Tất cả các nhân viên và công nhân làm việc tại công trường có thái độ nghiêm trọng và
tuân thủ các quy định công trường nói riêng và các địa phương quy định chung để có
thể giải quyết bất kỳ vấn đề xảy ra trong quá trình xây dựng.
- Nhân viên và công nhân phải có lý lịch tốt mà không vi phạm pháp luật và đeo thẻ với
hình ảnh khi đi trong và ngoài cửa công trường. Nhân viên và công nhân phải được
trang bị an toàn làm việc thống nhất.
- Ô tô đi bên trong và bên ngoài các công trường phải có thẻ đăng ký.
- Nhân viên và công nhân đi vào và ra khỏi công trường bắt buộc phải đeo thẻ theo quy
định. Nghiêm cấm các hành vi nhậu nhẹt, cờ bạc, gây rối trật tự.

Trang 7/11
6. Lưu đồ:
6.1 Lưu đồ kiểm soát an toàn lao động
Biểu
Bước Trách nhiệm Lưu đồ
mẫu
1 Bộ phận an ninh,
Hướng dẫn công tác ATLĐ
an toàn lao động

Đạt
Bp. AN,ATLĐ,
Kiểm tra lần 1
2 Thầu Phụ, Tổ đội 11
thi công
Không đạt

Bp. AN,ATLĐ Hướng dẫn lại


3 Thầu Phụ, Tổ đội
thi công
Đạt
Kiểm tra lần 2
Bp. AN,ATLĐ
4 Thầu Phụ, Tổ đội
thi công Không đạt

Lập biên bản phạt

Bp. AN,ATLĐ
Thầu Phụ, Tổ đội Đạt
5
thi công Kiểm tra lần 3

Không đạt
Chỉ huy trưởng,
Chỉ huy phó. Chuyển vị trí Dừng thi
6 kiểm tra công

Trang 8/11
6.2 Lưu đồ xử lý tai nạn lao động:

Bước Trách Nhiệm Lưu Đồ Biếu Mẫu

1 Bất kỳ cá nhân,
tổ chức nào phát Thông tin tai nạn
hiện
2
Bp. AN,ATLĐ
Thầu Phụ, Tổ Huy động thiết bị nhân lực
độ thi công đến hiện trường tai nạn
3
Bp. AN,ATLĐ
4
Sơ cứu
Bp. AN,ATLĐ
5
Bp. AN,ATLĐ
6 Nhẹ Kiểm tra mức độ
Chỉ huy trưởng, nghiêm trọng
chỉ huy phó
7
Nghiêm trọng
Bp. AN,ATLĐ
8 Gọi trung tâm cấp cứu
Chỉ huy trưởng,
chỉ huy phó

Báo cơ quan chức


năng

Lập bản báo cáo tai


nạn LĐ

Khắc phục hậu quả,


Xử lý trách nhiệm

6.3 Trình tự kiểm soát an toàn lao động:


STT 1.1.1.1 Nội dung công việc 1.1.1.2 Kiểm tra-nghiệm
thu
Trang 9/11
Nhà Tư vấn giám
thầu sát/Chủ đầu tư
A HÀNH ĐỘNG PHÒNG NGỪA
An toàn lao động
1 - Trang bị đồ bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân x x
2 - Lập Ban An Toàn Lao Động phục vụ công trường x
- Công nhân phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để
3 x x
làm việc
4 - Công nhân được đào tạo về an toàn lao động x
5 - Phải buộc đai an toàn khi làm việc trên cao x
6 - Các xe máy, thiết bị phải được kiểm tra định kỳ x x
- Nhân lực điều khiển xe máy phải được đào tạo và có
7 x
bằng cấp
- Các dây dẫn điện phải được bọc kín, mắc trên giá đỡ
8 x
chắc chắn
9 - Lập hàng rào bảo vệ xung quanh công trường x x
10 - Đặt biển báo tại các khu vực nguy hiểm x x
- Bố trí hệ thống điện đảm bảo đủ ánh sáng phục vụ thi
11 x x
công
12 - Lập dàn giáo bao che xung quanh công trình x x
- Bố trí các máng trượt vận chuyển vật liệu từ trên cao
13 x x
xuống
Vệ sinh công nghiệp
- Công trình luôn được dọn dẹp sạch sẽ trong quá trình
14 x x
thi công
15 - Vật tư, thiết bị phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp x x
- Xe chở đất, cát phải được phủ bạt kín để không rơi vãi
16 x x
dọc đường
- Nước thải thi công được xử lý trước khi vào hệ thống
17 x x
thoát nước chung
B HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC
- Chuyển nạn nhân đến trạm y tế sơ cứu ngay sau khi
1
xảy ra tai nạn
2 - Tiến hành cô lập khu vực xảy ra sự cố.
- Báo cáo Chỉ huy trưởng công trường tìm biện pháp
3
khắc phục

Trang 10/11
6.4 Kiểm soát an ninh công trường:

Bước Trách nhiệm Lưu đồ Biểu mẫu

Thiết lập kế hoạch an ninh


1 Bp. AN,ATLĐ
công trường

Không
Phê duyệt
2 Chỉ huy trưởng,
chỉ huy phó
Chấp

Triển khai kế hoạch

3 Bp. AN,ATLĐ

Báo cáo

4 Bp. AN,ATLĐ

Trang 11/11

You might also like