You are on page 1of 16

CÂU HỎI ÔN THI CUỐI KÍ

MÔN: NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THỜI TRANG VÀ


AN TOÀN LAO ĐỘNG
1. Viết sơ đồ khái quát mô tả tóm tắt nội dung thực hiện của công tác bảo hộ
lao động
Vệ sinh lao độngbệnh nghề nghiệp An toàn lao động tai nạn lao động tăng
Gây bởi Do
Yếu tố có hại Yếu tố nguy hiểm
Mang tính ảnh hưởng Mang tính sát thương
- Vi khí hậu - Vật chuyển động
- Bụi công nghiệp - Vật rơi, đổ, sập
- Tiếng ồn - Dòng điện
- Thông gió công nghiệp - Nguồn nhiệt
- Môi trường, màu sắc trong lao - Nổ hóa học
động - Nổ vật lý
- Nổ của chất nổ
Giải quyết
Giải quyết
Giải pháp về vấn đề vệ sinh
Các biện pháp kỹ thuật an toàn
- Vi khí hậu
- Bụi công nghiệp - Biện pháp an toàn tính đến yếu tố
- Tiếng ồn, rung động con người
- Ánh sáng, màu sắc - Thiết bị che chắn an toàn
- Thông gió công nghiệp - Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa
- Tín hiệu an toàn
- Khoảng cách và kích thước an toàn
- Cơ khí hóa, tự động hóa và điều
khiển từ xa
- Phương tiện bảo vệ cá nhân
2. Quyền và nghĩa vụ của người lao động trong công tác bảo hộ lao động. Cho
ví dụ minh họa và phân tích về một vụ tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động
nhưng không được bồi thường tai nạn lao động theo qui định.
 Quyền của người lao động:
- Yêu cầu của người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh
cải thiện điều kiện lao động: trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân huấn luyện, thực
hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Từ chối làm công việc hoặc dời bỏ nơi làm việc, khi thấy nguy cơ xảy ra tai nạn
lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình và phải báo cáo ngay với người
phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại nơi làm việc nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc
phục.
- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng
lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không chịu thực hiện các giao kết về an toàn
lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động.
 Nghĩa vụ của người lao động:
- Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn vệ sinh lao động có liên quan đến
công việc, nhiệm vụ được giao.
- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp các
thiết bị an toàn vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất, làm hư hỏng thì phải bồi thường.
- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc có sự có nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc
phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.
 Quyền của người sử dụng lao động:
- Buộc người lao động phải tuân thủ các qui định, nội quy, biện pháp an toàn vệ sinh
lao động
- Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an
toàn- vệ sinh lao động
- Khiếu nại cới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của Thanh tra về an
toàn vệ sinh lao động, nhưng vẫn phải chấp hành các quyết định có khi chauw có
quyết định mới.
 Nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân và thực hiện đầy đủ các chế độ khác về
an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo qui điịnh của Nhà
nước
- Phân công trách nhiệm và cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy,
biện pháp an toàn lao động trong doanh nghiệp. Phối hợp với Công đoàn cơ sở xây
dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn viên và vệ sinh viên
- Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng
loại máy, thiết bị, vật tư... kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi
làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước
- Thực hiện huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn quy định, biện phpas an toàn vệ
sinh lao động đối với người lao động
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm bán cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn lao
động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động... với Sỏ lao động Thương binh
và Xã hội, Sở Y tế nơi doanh nghiệp hoạt động
3. Tại sao nói ngành May là ngành tương đối an toàn so với một số các ngành
nghề nguy hiểm và độc hại khác? Em hãy phân tích và chứng minh.
Các yếu tố nguy hiểm:
- Các bộ phận truyền động và chuyển động của máy, thiết bị
- Vật văng bắn
- Vật rơi, đổ, sập
- Dòng điện
- Nguồn nhiệt
- Nổ hóa học
- Nổ vật lý
- Nổ của chất nổ (vật liệu nổ)
Phân tích:
- Các bộ phận truyền động và chuyển động của máy, thiết bị-> có gây nguy hiểm->ở
trong máy may (dây coura)+thiết bị máy khác-> mật độ nhiều(số lượng máy làm
việc nhiều 8 tiếng/giờ) phục vụ cho sản xuất nhiều-> gây nguy hiểm cho người lao
động
- Vật văng bắn-> có gây nguy hiểm-> kim gãy-> mật độ xuất hiện không nhiều-> số
lượng không nhiều-> không gây nguy hiểm cho người lao động nhưng gây ảnh
hưởng đến nâng suất
- Vật rơi, đổ sập-> có xuất hiện->keo, các cuộn vải (kho nguyên phụ liệu do người
nhân viên nâng hạ)-> mật độ xuất hiện là không có
- Dòng điện->có xuất hiện-> ở máy móc-> mật độ xuất hiện nhiều -> số lượng máy
móc sử dụng nhiều(sử dụng thường xuyên) nhưng sử dụng thông qua rờ le, công tắc-
> không gây nguy hiểm cho người lao động
- Nguồn nhiệt-> có xuất hiện-> ở công đoạn ủi(tỏa hơi nước gây bỏng)-> mật độ làm
việc nhiều 8 tiếng-> gây ảnh hưởng nhưng mật độ không nghiêm trọng
- Nổ hóa học->không xuất hiện trong ngành may
- Nổ vật lý-> không xuất hiện trong ngành may
- Nổ của chất nổ-> không xuất hiện trong ngành may
 5/8 yếu tố nguy hiểm trong ngành may nhưng chỉ có ảnh hưởng đến người lao
động 2/8 ( nguồn nhiệt, vật văng bắn) ở mức độ nhẹ( không nghiêm trọng)
 Như vậy ngành may được xác định là ngành tương đối an toàn
4. Tại sao nói ngành May là ngành tiềm ẩn nhiều yếu tố có hại so với một số các
ngành nghề khác? Em hãy phân tích và chứng minh.
Các yếu tố có hại:
- Vi khí hậu
- Bụi công nghiệp
- Chất độc
- Ánh sáng
- Tiếng ồn và chấn động
- Làm việc quá sức
Phân tích và chứng minh:
- Vi khí hậu->có xuất hiện-> ở bộ phận ủi-> bốc hơi nước gây bỏng->mật độ làm
việc 8 tiếng->gây thiếu lượng oxi hít thở vào phổi cơ thể thiếu oxi uể oải phảnh
xạ chậm-> ít nghiêm trọng-> gây ra bệnh da liễu
- Bụi công nghiệp-> có xuất hiện->bụi vải, khâu cắt vải-> mật độ làm việc 8 tiếng
->ảnh hưởng tới người lao động-> bệnh viêm phổi, bệnh da liễu
- Ánh sáng-> có xuất hiện->khâu may, ở xưởng dệt cần có độ rọi 300 Lux-> mật
độ làm việc nhiều 8 tiếng -> không đủ công nhân dễ mắc lỗi năng xuất thấp sản
phẩm chất lượng kém-> nguy hiểm đến người lao động
- Chất độc-> có xuất hiện->hóa chất, khâu tẩy vải, ở khâu hoàn thiện ->hóa chất
tẩy bẩn có thể văng bắn vào mắt và cơ thể gây bỏng da hoặc kích ứng mắt, mũi
hoặc cổ họng làm giảm khả năng sinh sản và ảnh hưởng đến gan và thận
- Rung và chấn động-> có xuất hiện-> khâu may-> không ảnh hưởng
- Tiếng ồn-> có xuất hiện-> máy may, rập, máy dệt, ở công đoạn may(thiết bị cũ)-
> ảnh hưởng đến người lao động-> bệnh điếc
- Làm việc quá sức->có xuất hiện->làm việc với tần xuất cao ( 8 tiếng/ ngày, đôi
khi tăng ca)-> gây ảnh hưởng đến người lao động-> bệnh căng thẳng và rối loạn
cảm xúc
- Bệnh xương khớp-> ngồi may nhiều không vận động nhiều
5. Thực hiện các hoạt động cải thiện điều kiện làm việc trong ngành May gồm
có các nguyên tắc và giải pháp nào? Liên hệ với bản thân để xây dựng các hoạt động
thực hiện cải thiện điều kiện thực hành tại xưởng may.
- Công tác ATVSLĐ tại các cơ sở đòi hỏi phải được thực hiện đồng bộ các giải
pháp về quản lý, tổ chức sản xuất và kĩ thuật. Dựa trên những đánh giá về điều
kiện làm việc và các nguy cơ gây mất an toàn lao động, các cơ sở cần áp dụng
một số giải pháp để cải thiện điều kiện làm việc và ngăn ngừa các nguy cơ gây tai
nạn lao động sau:
Các giải pháp về tổ chức sản xuất
 Bố trí nhà xưởng hợp lý
Bố trí lại nhà xưởng là giải pháp cải thiện điều kiện làm việc dễ thực hiện, đồng
thời ít tốn kém chi phí. Do điều kiện cơ sở vật chất, công nghệ cũng như sự quan
tâm của các doanh nghiệp trên địa bàn mà nhà xưởng của các cơ sở cán kéo thép
thường sắp xếp, lắp đặt các máy móc, thiết bị không đảm bảo, tiềm ẩn nguy cơ
mất an toàn lao động. Đối với các cơ sở trên địa bàn hiện nay, các công việc cần
thiết phải thực hiện ngay bao gồm:
- Cải thiện hệ thống cơ sở vật chất trong nhà xưởng;
- Bố trí các thiết bị, dây chuyền hợp lý;
- Bố trí không gian nhà xưởng hợp lý;
- Thông gió chống nóng.
* Bố trí lao động, công việc phù hợp
- Bố trí các vị trí lao động hợp lý theo tình hình sức khỏe;
- Bố trí các vị trí lao động theo kinh nghiệm làm việc;
- Có chế độ nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏe cho người lao động.*
Xây dựng và thực hiện các quy trình sản xuất an toàn
Hiện tại, công tác tổ chức sản xuất tại hầu hết các doanh nghiệp cán kéo là rất
thiếu khoa học, tự phát. ĐKLV chứa đựng nhiều nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại.
Chính vì vậy, cần xây dựng các quy trình sau và áp dụng tại các doanh nghiệp:
Xây dựng quy trình sản xuất an toàn tại các vị trí việc làm;
- Xây dựng quy trình an toàn tại từng thiết bị;
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đúng quy cách và quy định người lao động
phải sử dụng trong quá trình làm việc;
- Xây dựng các yêu cầu về tổ chức kỹ thuật trước, trong và sau khi kết thúc công
việc;
- Xây dựng quy trình phòng chống cháy nổ.
> Các giải pháp kỹ thuật
Các giải pháp kĩ thuật xây dựng hướng đến phòng ngừa các nguy cơ bỏng nhiệt,
đảm bảo an toàn tại các máy cán và lò luyện. Dựa trên những hồi cứu và đánh giá
về nguy cơ và mức độ nguy hiểm, đây chính là hai vị trí cần có những giải pháp
để bảo vệ NLĐ khỏi những nguy cơ xảy ra các TNLĐ. Các giải pháp kỹ thuật bao
gồm:
- Hướng dòng sản phẩm tại máy cán kéo ngăn ngừa nguy cơ bị bỏng
- Tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức cho người lao động .
- Bên cạnh những giải pháp về tổ chức sản xuất và giải pháp kĩ thuật thì tuyên
truyền, huấn luyện ATVSLĐ đóng một vai trò rất quan trọng. Một trong những
nguyên nhân sâu xa của các tai nạn xảy ra là do sự chủ quan, ý thức của con
người. Làm việc trong môi trường chứa nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại, NLĐ
hiểu rõ những ảnh hưởng và nguy hiểm của chúng. Song thói quen do tiếp xúc
nhiều cũng như đặc trưng công việc mà họ vẫn thờ ơ, coi thường sự nguy hiểm
của bản thân và đồng nghiệp. Do vậy, việc nâng cao nhận thức và trang bị kiến
thức về ATVSLĐ cho NLĐ là hết sức cần thiết.
=> Tóm lại, việc đảm bảo an toàn cho NLĐ trong các cơ sở cán kéo cần áp dụng
tất cả các giải pháp trên nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng của các tác nhân
nguy hiểm, có hại hay phòng ngừa các tai nạn xảy ra. Công tác ATVSLĐ tại các
cơ sở cần có sự quan tâm và phối hợp giữa doanh nghiệp và NLĐ. Trên cơ sở
những giải pháp đã được đề xuất, cần tiến hành áp dụng vào thực tiễn và có
những điều chỉnh phù hợp với thực tế của cơ sở nhằm đạt kết quả tối ưu.
6. Em hãy nêu các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất của ngành May có
ảnh hưởng đến người lao động. Nêu một vài minh chứng để phân tích mức độ ảnh hưởng
của các vấn đề phát sinh trên đến người lao động.
Sự cố kỹ thuật trong sản xuất dệt may
- Trong quá trình sản xuất nói chung và san xuất dệt may nói riêng, vấn đề lỗi kỹ
thuật là vấn đề luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề
này có thể là do sai sót trong khâu chuẩn bị tài liệu hoặc do nhân viên bộ phận
may thực hiện không đúng.
- Lúc này, nhân viên quản lý đơn hàng may mặc cần phải có biện pháp khắc phục
kịp thời nhất để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật cũng như chất lượng hàng.
Vấn đề nguồn nguyên phụ liệu
- Một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra trong quy trình quản lý đơn hàng
may mặc đó là phát sinh thêm nguyên phụ liệu. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần
nhanh chóng kiểm tra lượng thiếu hụt và nhanh chóng bù nguyên phụ liệu. Nếu
không được giải quyết kịp thời, doanh nghiệp của bạn rất có thể đối mặt với việc
trả hàng trễ hẹn, ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh thương hiệu.
- Phần mềm quản lý sản xuất dệt may giúp bạn hoạch định, lên kế hoạch định mức
nguyên vật liệu, phụ liệu cần thiết. Dể dàng kiểm tra và có kế hoạch bổ sung hợp
lý.
Vấn đề sau bán
- Các vấn đề nảy sinh sau khi giao hàng cho khách thường là những vấn đề khó
giải quyết nhất. Đó có thể là những phản hồi về chất lượng sản phẩm, chất lượng
dịch vụ, đóng gói,…

- Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp, vì
vậy nhân viên phụ trách quản lý đơn hàng may mặc phải có biện pháp xử lý kịp
thời. Hơn hết, hãy nhận trách nhiệm về mình và thỏa thuận đền bù cho khách một
cách xứng đáng.
Vấn đề phát sinh Nguyên nhân Hướng giải quyết
1. Công nhân trong tổ - Do mâu thuẩn - Gọi công
cãi nhau/ đánh nhau trong Về tính cách và quyền lợi Nhân có liên quan
giờ làm việc lên phòng giải quyết
mâu thuẩn

2. Công nhân không thực - Công đoạn thực hiện - Tiến hành nhắc nhở
hiện đúng yêu câu kĩ thuật khó , công nhân làm theo nếu còn sai phạm sẽ
nhưng sai nhiều lần=> làm lập biên bản giao
theo ý của công nhân cho Ban Quản Lí làm việc
Đơn giản
3. Sản phẩm bị dơ, hư hàng - Do quá trình may Tìm hiểu nguyên nhân,
loạt cho công nhân sửa và
tẩy hàng
4. Chờ hàng / ứ hàng - Sản xuất không đồng Điều phối công việc phù
bộ giữa các bộ phận hợp với tay nghề mỗi
công nhân , phân bố
công nhân đến hàng
trên ứ trên chuyền để
khắc phục

7. Hãy cho biết số liệu TNLĐ trong năm 2020 trong cả nước. Cho biết ngành
nghề nào chiếm tỉ lệ TNLĐ là nhiều nhất. Nêu lí do và so sánh biểu đồ số vụ TNLĐ trong
ba năm gần đây.
a) Số liệu TNLĐ trong năm 2020 trên cả nước
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2020 trên
toàn quốc đã xảy ra 8.380 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 8.610 người bị nạn
(bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc
không theo hợp đồng lao động) trong đó:
– Số người chết vì TNLĐ: 966 người (trong đó, khu vực có quan hệ lao động:
661 người; khu vực người lao động làm việc không theo hợp động lao động:
305 người);
b) Ngành xây dựng chiếm tỷ lệ tai nạn lao động cao nhất : 7473 vụ,
chiếm 31%
c) Các lý do:
- Do máy sử dụng không tốt
Máy không được hoàn chỉnh, các thiết bị thiếu an toàn do đã bị hỏng, hoạt động
thiếu chính xác, mất tác dụng bảo vệ an toàn lao động do làm việc quá tính năng
cho phép.
Thiếu các thiết bị âm thanh cảnh báo, ánh sáng, thiếu các thiết bị như áp kế, vôn
kế, thiết bị chỉ các sức nâng của cần trục và độ vương tương ứng.
Các thiết bị máy móc đã hỏng nhưng vẫn còn sử dụng, các thiết bị đã bị rạn nứt,
cong vênh, đứt gãy.
Hộp số bị trục trặc làm cho vận tốc vận hành của các thiết bị máy móc không
kiểm soát được làm cho người lao động bị ảnh hưởng.
- Do thiếu các thiết bị che chắn, rào ngăn
Trong môi trường lao động thì sẽ xuất hiện những khoảng không gian có thể
gây nguy hiểm cho người lao động về tính mạng và sức khỏe, thường xảy ra
những tay nạn sau:
Máy kẹp, cuộn quần áo và chân tay ở các thiết bị truyền động, các mảnh dụng
cụ trong quá trình thi công bị bắn ra.
Bụi, hơi khí động do các máy gia công vật liệu gây ra gây ảnh hưởng đến hô
hấp và tiêu hóa của con người.
Các bộ phận của máy móc hay đất, đá va đập vào con nười trong các khu vực
nguy hiểm.
- Do sự cố tai nạn điện
Các bạn cũng biết rằng con người nếu như dính phải dòng điện đang hở thì sẽ
gây ra tác hại rất lớn, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng của con người,
thông thường là các trường hợp như sau:
Các vỏ bọc dây điện bị rách trong quá trình lao động gây ra nhiễm điện, các
đường điện cao thế gần khu vực lao động, các thiết bị máy móc bị hở điện.
- Do thiếu ánh sáng
Việc thiếu ánh áng trong quá trình lao động khiến cho người điều khiển máy
móc rất dễ bị mệt mỏi, gây ra phản xạ thần kinh chậm, lâu ngày làm giảm thị
lực của người lao động, gây ra những chấn thương trong quá trình lao động.
Trên đây là một số nguyên nhân chủ yêu gây ra những tai nạn lao động chúng
tôi mong muốn rằng các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc hơn trong quá trình
đảm vảo an toàn lao động và mỗi người công nhân phải nâng cao ý thức đảm
bảo an toàn lao động của mình.
d) Biểu đồ số vụ tai nạn lao động trong 3 năm: 2018, 2019, 2020
Năm 2020:
+ số vụ tai nạn lao động: 966
+ số vụ tai nạn lao động có người chết: 919
+ số vụ tai nạn lao động có người bị thương: 1897
Năm 2019:
+ số vụ tai nạn lao động: 979
+ số vụ tai nạn lao động có người chết: 927
+ số vụ tai nạn lao động có người bị thương: 1892
Năm 2018:
+ số vụ tai nạn lao động: 1039
+số vụ tai nạn lao động có người chết: 972
+ số vụ tai nạn lao động có người bị thương: 1939

8. Em hãy nêu các giải pháp về VSLĐ và ATLĐ trong ngành May. Hiện nay
nhà nước Việt Nam đã công nhận bao nhiêu bệnh nghề nghiệp. Trình bày các BNN có
khả năng xảy ra trong ngành May
- các vấn đề liên quan đến vệ sinh lao động gồm 5 vấn đề: Vi khí hậu, bụi công
nghiệp, chất độc, ánh sáng, tiếng ồn và chấn động
a) vi khí hậu trong lao động
 Ảnh hưởng đến người lao động:
 Những biến đổi sinh lý quá ngưỡng với tính lặp lại nhiều lần và thời gian
kéo dài sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và phát sinh bệnh nghề nghiệp
hoặc bệnh mang tính nghề nghiệp.
 + Lao động ở nhiệt độ nóng sẽ gây thêm một số bệnh như bệnh thần kinh,
bệnh tim mạch và bệnh ngoài da…
 + Lao động ở nhiệt độ lạnh dễ mắc các bệnh thấp khớp, viêm phổi, viêm
đường hô hấp, gây khô niêm mạc gây nứt nẻ da, viêm thần kinh ngoại
biên …
 Bệnh say nóng do rối loạn điều hoà nhiệt nếu nhiệt độ tăng đến 400C –
410C, gây hôn mê, nếu không cứu chữa kịp thời sẽ gây tử vong.
 Bệnh say nắng do làm việc ngoài trời, bức xạ cao.
 Tia hồng ngoại làm đục nhân mắt và tia tử ngoại gây bệnh sạm da, thoái
hoá các tổ chức của cơ thể…
b) Bụi công nghiệp
 Ảnh hưởng đến người lao động:

        Mức độ nguy hiểm, có hại của bụi phụ thuộc vào tính chất lý học, hóa học
của bụi. Bụi có thể gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp; làm giảm khả
năng cách điện của bộ phận cách điện, gây chập mạch; Gây mài mòn thiết bị
trước thời hạn; Làm tổn thương cơ quan hô hấp xây sát, viêm kinh niên, tuỳ
theo loại bụi có thể dẫn đến viêm phổi, ung thư phổi; Gây bệnh ngoài da; Gây
tổn thương mắt.
     Bệnh ngoài da. Bụi có thể dính bám vào da làm viêm da, bịt kín các lỗ
chân lông và ảnh hưởng đến bài tiết mô hôi, có thể bịt các lỗ của tuyến
nhờn, gây ra mụn, lở loét ở da, viêm mắt, giảm thị lực, mộng thịt.

 Bệnh đường tiêu hoá. Các loại bụi có cạnh sắc nhọn lọt vào dạ dày có thể
làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hoá.
Bụi hoạt tính dễ cháy nếu nồng độ cao, khi tiếp xúc với tia lửa dễ gây cháy nổ, rất
nguy hiểm.
c) Chất độc
 Ảnh hưởng đến người lao động:
- Khi tiếp xúc với hóa chất độc, người lao động có thể bị nhiễm độc qua đường tiêu
hóa, đường hô hấp hoặc qua da. Trong đó, theo đường hô hấp là nguy hiểm nhất
và chiếm tới 95% trường hợp nhiễm độc.
- Chất độc thâm nhập vào cơ thể và tham gia cỏc quá trình sinh hoá có thể đổi
thành chất không độc, nhưng cũng có thể biến thành chất độc hơn. Một số chất
độc xâm nhập vào cơ thể và tích tụ lại. Chất độc cũng có thể được thải ra khỏi cơ
thể qua da, hơi thở, nước tiểu, mồ hôi, qua sữa... tùy theo tính chất của mỗi loại
hóa chất.
d) Ánh sáng
 Ảnh hưởng đến người lao động:
e) Tiếng ồn và chấn động
 Ảnh hưởng đến người lao động:
- Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn dễ gây các bệnh nghề nghiệp như  điếc,
viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác hoặc làm giảm khả năng tập trung
trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén. Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn
ngủ. Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh
thần kinh, dễ dẫn đến tai nạn lao động.
- Chấn động (rung động) chung gây ra dao động cho toàn cơ thể, còn chấn
động cục bộ chỉ làm cho từng bộ phận cơ thể dao động. 
 Đối với con người, chấn động (rung động) có thể gây ra tác dụng:
 thần kinh sẽ bị suy mòn, rối loạn dinh dưỡng, con người nhanh chóng
cảm thấy uể oải và thờ ơ lãnh đạm, tính thăng bằng ổn định bị tổn
thương.
 Chấn động có thể gây ra những dạng tai nạn lao động:
 gây ra bệnh khớp xương,
 làm rối loạn hệ thần kinh ngoại biên và hệ thần kinh trung ương.
 Các bệnh nghề nghiệp
- Bệnh da nghề nghiệp (da liễu)-> do bụi vải, bụi từ máy móc, hóa chất từ các
chất nhuộm công nghiệp
- Bệnh điếc-> do máy may, máy dệt
- Bệnh về đường hô hấp (bệnh bụi phổi)->do công nhân may phải tiếp xúc, hít
nhiều sợi đay, gai, bông…
- Bệnh về xương khớp-> do do phải ngồi làm việc liên tục bên chiếc máy may
công nghiệp
- Bệnh căng thẳng và rối loạn cảm xúc-> do liên tục phải quan sát các đường kim,
mũi chỉ trong suốt ca lao động để đảm bảo tính chính xác cho sản phẩm
9. Em hãy vận dụng các kiến thức đã học về công tác BHLĐ để đề xuất các
biện pháp KTAT và giải pháp về VSLĐ cho bản thân khi thực tập tại xưởng may D6.
- Tắt máy may nếu rời khỏi vị trí làm việc
- Tắt máy ủi khi sử dụng để không gây cháy và gác trên cái chịu nhiệt
- Mở máy chạy không trong 5-10s để máy móc liên kết các linh kiện bên trong
- Kéo bấm bọc lại không bị gây ra sát thương
- Kim chỉ để nơi dễ lấy
- Để nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, phế thải riêng biệt, có
vạch kẻ rõ ràng để phân biệt lối đi ra, vận chuyển tránh té ngã
Giải pháp vệ sinh an toàn:
- Tóc cột gọn gàng, đội mũ không hạn chế tầm nhìn, bụi bặm
- Không đem đồ ăn thức uống gây ảnh hưởng đến sản phẩm
- May túi nhỏ bỏ các vật dụng
- Vệ sinh máy móc định kỳ
10. Em hãy trình bày các tiêu chuẩn, các phương pháp để thực hiện cải thiện
điều kiện làm việc tại công ty, xí nghiệp May.

Về điều kiện và môi trường lao động


+ Cải thiện điều kiện và môi trường làm việc của người lao động. Độ ẩm
không khí, nhiệt độ và tốc độ gió trong các phân xưởng luôn đạt tiêu chuẩn
cho phép.
+ Hệ thống ánh sáng trong các phân xưởng luôn được đảm bảo theo đúng
tiêu chuẩn TCVN 3257:1986 Nhóm T (Chiếu sáng nhân tạo trong nhà máy
xí nghiệp may công nghiệp) của Việt Nam, đảm bảo độ sáng cho công nhân
luon > 500Lux
+ Âm học – mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc của các công nhân viên
trong công ty luôn trong mức cho phép theo đúng tiêu chuẩn TCVN 3985:1999.
Giảm thiểu hơn nữa tiếng ồn, rung trong các phân xưởng (mức âm chung < 75
dBA)
+ Mức bụi chung trong phân xưởng may <0,015mg/m3 đạt tiêu chuẩn giới
hạn tối đa cho phép bụi trong không khí khu vực sản xuất (TCVN 5509-
1991)
+ Không khí và nhiệt độ trong các phân xưởng luôn thoáng mát
Luôn luôn trang bị cung cấp đầy đủ thiết bị, phương tiện bảo vệ cho người lao
động
 Cần phát huy hơn nữa những điều kiện lao động đã được tạo cho công
nhân may thường xuyên nâng cấp và sử dụng hệ thống thông gió làm mát
không khí thoáng đãng, giảm lượng bụi trong không khí, thay thế kịp thời
các đèn nung sáng và huỳnh quang đảm bảo cho người công nhân theo
tiêu chuẩn việt nam.
 Khi có điều kiện cần phải cái tiến dây chuyền công nghệ đổi mới thay thế
các máy, thiết bị cũ bằng máy móc thiết bị mới,hiện đại của Mỹ, Nhật để
tăng năng suất lao động, hạn chế tai nạn và những yếu tố có hại phát sinh
cho người lao động.
 Phát động phong trào “xanh,sạch,đẹp” trong công ty và thực hiện nó hiệu
quả.Cần có hai nhân viên quét dọn vệ sinh hàng ngày và luôn tổ chức nạo
vét các đường ống, rãnh thoát nước tránh ứ đọng làm mất vệ sinh gây ô
nhiễm môi trường xung quanh.
Về phần tổ chức
 Thực hiện làm việc 8h/ngày và nghỉ giữa ca là 45 phút.Đảm bảo thời giờ
làm việc không quá 8 giờ trong ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Trong
trường hợp phải tăng ca,tăng giờ thì cũng không được quá bốn giờ hay
trong một ngày 200 giờ trong một năm.Thời gian làm việc ban đêm tính
từ 22 giờ đến 6 giờ,hoặc 21 giờ đến 5 giờ
 Nếu có thể công ty nên tăng thời gian nghỉ ngơi cho công nhân công
bằng, cải tiến kỹ thuật,đưa ra chế độ nghỉ ngơi phù hợp như tổ chức thêm
những lần xen kẽ trong khi làm việc để tránh mệt mỏi.Đảm bảo rằng việc
tổ chức lao động,đặc biệt là thời giờ làm việc và thời gian nghỉ giữ giờ
không gây ảnh hưởng sấu đến an toàn lao động và sức khỏe người lao
động
 Quay vòng một số vị trí làm việc để tránh hoạt động đơn điệu, việc bố trí
lại vị trí sản xuất phải phù hợp để tránh giảm năng suất lao động.
 Cải tạo bàn ghế phù hợp các loại bàn may, ghế ngồi để có thể điều chỉnh
theo vóc dáng phù hợp cho từng người công nhân.
Về phía công nhân và ban lãnh đạo công ty
 Có các cơ chế tốt làm hài lòng CBCNV của công ty, phấn đấu đến năm
2010 sẽ nâng mức thu nhập bình quân của người lao động trong công ty
lên mức 3 triệu đồng/người/tháng. Điều chỉnh cơ chế khen thưởng kịp
thời. Thay vì chia tiền thưởng ra trung bình mỗi tháng 50.000 đồng và
định kỳ 3 tháng tăng tiền thưởng lên 60.000 đồng cho tháng thứ 2 và
70.000 đồng cho tháng thứ 3. Và có thêm phần thưởng đặc biệt cho công
nhân nào đạt được mục tiêu trong 3 tháng liền
 Cần có thêm chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo có đủ năng lượng để
đảm bảo có đủ năng lượng cho người công nhân.
 Giải lao giữa giờ mở nhạc nhẹ giúp công nhân thư giãn, nghỉ ngơi
 Tạo điều kiện, động viên khuyến khích công nhân tham gia các phong
trào giao lưu văn nghệ thể thao, và nhờ đó cán bộ có thể lắng nghe ý kiến
đề nghị của công nhân

 Tuyển chọn lao động đạt tiêu chuẩn (Nam từ 1m55 cận nặng 50kg trở lên,
nữ 1m50 cân nặng 45kg trở lên) không mắc các bệnh hô hấp, truyền
nhiễm, tim mạch…
 Khám sức khỏe định kì hàng năm theo hai đợt, phát hiện trường hợp nào
nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cần kịp thời đưa đi chữa trì. Tạo điều
kiện cho người có sức khỏe yếu, ốm đau, thai nghén, được nghỉ ngơi điều
trị hoặc chuyển sang công việc nhẹ hơn
 Xây dựng phòng y tế đáp ứng được những yêu cầu cơ bản để chăm sóc
tốt sức khỏe cho công nhân viên
 Tuyên truyền giáo dục huấn luyện nghiêm túc công tác an toàn và vệ sinh
lao động cho công nhân mới tuyển dụng, huấn luyện định kì cho công
nhân mỗi năm một lần, có kiểm tra sát hạch xếp loại, có chế độ thưởng
phạt rõ ràng cho người làm tốt và không tốt. Tổ chức những buổi gặp gỡ
giữa lãnh đạo và công nhân để lãnh đạo cổ vũ, động viên công nhân và
đồng thời lắng nghe những góp ý, nguyện vọng của công nhân đối với
ban lãnh đạo công ty
 Cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, trang thiết bị. Đặc biệt chú
ý đến chất liệu, kiểu dáng quần áo, ấm mùa đông, mát mùa hè.
 Tăng cường giám sát công nhân trong việc sử dụng phương tiện bảo hộ
lao động. Cần có quy định bắt buộc sử dụng PTBVCN.
 Bằng các tổ chức huấn luyện của cán bộ kỹ thuật, công tác tuyên truyền
giáo dục của công đoàn nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm của
toàn bộ công nhân viên trong công ty với công tác bảo hộ lao động. Công
ty cần có những chương trình hành động cụ thể về bảo hộ lao động hướng
tới môi trường lao động đảm bảo vệ sinh.
 Việc kiểm tra cần tổ chức thường xuyên để phát hiện kịp thời những nơi
có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp để kịp thời khắc
phục và đồng thời nahwsc nhở người lao động.
 Xây dựng nội qui, qui trình sản xuất cụ thể hợp lý, rõ ràng, cụ thể cho
máy móc, phân xưởng giúp người công nhân ý thức đảm bảo an toàn
trong sản xuất.
 Phát huy hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh thông qua sự chỉ đạo
chặt chẽ của tổ chức công đoàn giúp công tác bảo hộ lao động đi sâu
trong công nhân khiến họ ý thức được rằng bảo hộ lao động là việc của
chính họ đảm bảo quyền lợi của mình.
 Các chế độ chính sách về bảo hộ lao động do Nhà nước qui định cần
được ban lãnh đạo quan tâm thực hiện. Các phong trào hưởng ứng tuần lễ
an toàn vệ sinh lao động, các cuộc thi về bảo hộ lao động là những hoạt
động tốt để công ty tham gia để nâng cao hình ảnh của mình.

11. Thị trường Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của ngành Dệt may Việt
Nam, em hãy trình bày các yêu cầu và điều kiện cần đối với hàng Dệt may được xuất
khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
 Các yêu cầu cho hàng may mặc bao gồm: Đạo luật An toàn sản phẩm tiêu dùng;
Đạo luật Vải dễ cháy; ASTM F1816 về đặc điểm tiêu chuẩn cho dây rút trên áo
khoác trẻ em…. Trong đó, ASTM F1816 quy định những chi tiết rất cụ thể, như:
Không được dùng dây rút ở vùng nón và cổ trên áo khoác trẻ em kích cỡ 2T đến
12; dây rút ở hông trên áo khoác kích cỡ từ 2T đến 16 không dài quá 75 mm bên
ngoài ống rút…
Tại Hoa Kỳ, một số tiểu bang có các luật và quy định nghiêm ngặt hơn các yêu
cầu của liên bang. Các luật này bao gồm: Quy định đối với sản phẩm, dán nhãn,
đóng gói và hạn chế đối với hóa chất (ví dụ hóa chất làm chậm bắt cháy).
12. Em hãy trình bày các nội dung và kết quả thực hiện của chương trình Better
Word được triển khai để cải thiện điều kiện làm việc cho các doanh nghiệp May tại Việt
Nam.
Better Work là chương trình hợp tác toàn cầu giữa Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), với mục tiêu cải thiện các tiêu chuẩn
lao động và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong các chuỗi cung
ứng toàn cầu. Tại Việt Nam, Chương trình đã được triển khai từ năm 2009
nhằm tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu cải thiện việc tuân
thủ pháp luật lao động, đồng thời, nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp. Sau 5 năm phát triển và đạt được nhiều thành công tại
các tỉnh phía Nam, Better Work Vietnam đã chính thức được Bộ LĐ-TB&XH
phê duyệt mở rộng chương trình ra phía Bắc trong giai đoạn 2 (2014 – 2019).
Chương trình đang bước đầu triển khai mở rộng ra ở Hà Nội và các tỉnh thành
lân cận, cùng với đó, chương trình cũng lần đầu tiên mở rộng sang các nhà máy
da giày ở cả phía Nam và phía Bắc. Năm 2014 cũng là năm đánh dấu một bước
ngoặt trong sự phát triển của Better Work Việt Nam, thông qua chương trình đã
tác động và phát huy tầm ảnh hưởng đến hơn 360 nhà máy, trên 20 tỉnh, thành
phố ở miền Bắc và miền Nam.Theo bà Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc chương
trình Better Work Việt Nam, các doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực tuân thủ pháp
luật lao động nhằm giúp Việt Nam nâng cao và cải thiện tính cạnh tranh cũng
như nỗ lực trong vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tồn tại nhiều trở ngại
và hạn chế, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn trong quá trình thực
thi
Mục tiêu của Better Work Vietnam trong 5 năm tới là tăng cường mở rộng ảnh
hưởng đến 360 nhà máy, với hơn 350.000 công nhân, đóng vai trò nòng cốt
trong chuỗi cung ứng may mặc tại Việt Nam. Riêng năm 2015 sẽ có thêm nhiều
mô hình dịch vụ cải tiến mới và các chính sách công khai nhằm tối ưu hóa
quyền lợi cho người lao động, với mục tiêu tăng cường chất lượng và tính phù
hợp của dịch vụ tư vấn để cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành; hướng
doanh nghiệp giữ vai trò đầu tàu, làm chủ đạo và cải thiện tính minh bạch.
Theo đó, doanh nghiệp sẽ có nhiều thời gian làm việc với chương trình trên cơ
sở là người bạn đồng hành, giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia
hàng đầu trên thế giới cung cấp các sản phẩm may mặc và da giày “có nguồn
gốc an toàn”. Cụ thể đã có 75% nhà máy tham gia Chương trình đã thành lập
Ban tư vấn Cải tiến doanh nghiệp theo hướng dẫn Better Work; 60% nhà máy
đã bầu cử đại diện thành viên công đoàn tham gia Ban tư vấn cải tiến doanh
nghiệp; 1000 công nhân, cán bộ và quản lý đã được đào tạo bởi Better Work
(bao gồm gần 500 chuyền trưởng); 4000 công nhân (18 nhà máy) đã tham gia
Chương trình “làm việc đúng tác phong” – Chương trình truyền thông giáo
dục thông qua điện thoại di động; 4500 công nhân đã tham gia “Chạy bộ vì An
toan lao động”.
Kết quả thực hiện:
Người lao động được hưởng lợi nhiều hơn:
Better Work nỗ lực cải thiện điều kiện làm việc của người lao động trong ngành may
mặc được tốt hươn. Cụ thể như:
- Better Work giúp ngăn chặn việc lạm dụng hợp đồng thử việc và các hợp đồng
lao động không mang tính bảo vệ khiến người lao động rơi vào tình trạng làm
việc không ổn định
- Cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn. Thời gian làm việc, chế độ phúc lợi, bảo
hiểm xã hội, thai sản, giờ làm thêm việc chế độ tiền lương thưởng,…
- Tác động tích cực đến cơ hội giáo dục của con em người lao động: Better Work
có đảm bảo điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động khiến họ có khả năng
chi trả cho học phí của con em họ cao hơn
Ngoài có lợi cho người lao động thì về lâu cả doanh nghiệp cũng được lợi. tham gia
đào tạo Better Work thì không chỉ giúp cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn mà còn
đạt được lợi nhuận cao hơn. Theo nghiên cứu thì những nhà máy cung cấp điều kiện
làm việc tốt hươn cho người lao động sẽ có mức lợi nhuận cao hơn 8% so với đối
thủ. Điều này cho thấy đưuọc mối liên hệ giữa điều kiện lao động tốt hơn và lợi
nhuận cao hơn theo thời gian

You might also like