You are on page 1of 2

Khái niệm cơ bản về Ecgônômi

Trong quá trình lao động, gồm 3 yếu tố chính: Con người - Đối tượng kỹ thuật - Môi
trường lao động luôn có mối quan hệ, tương thích, tác động đến nhau. Con người thiết kế,
tạo ra và sử dụng các công cụ, phương tiện lao động, đồng thời họ chịu tác động trở lại của
những yếu tố tốt cũng như xấu, bất lợi của công cụ, phương tiện và các yếu tố môi trường
mà họ làm việc. Việc nghiên cứu sự tương thích giữa các đối tượng kỹ thuật, môi trường
lao động với con người để bảo đảm sao cho con người có thể lao động có năng suất, chất
lượng, an toàn và tiện nghi là nội dung cơ bản của một ngành khoa học mới - Khoa học
Ecgônômi.
Ta có định nghĩa về Ecgônômi như sau: “Ecgônômi là môn khoa học liên ngành nghiên
cứu tổng hợp sự thích ứng giữa phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động với khả năng
của con người về giải phẫu, sinh lý, tâm lý nhằm bảo đảm cho lao động có hiệu quả nhất,
đồng thời bảo vệ sức khoẻ, an toàn và tiện nghi cho con người”.
Ecgônômi tập trung vào sự thích ứng của máy móc, công cụ với người điều khiển nhờ
vào việc thiết kế. Tập trung vào sự thích nghi giữa người lao động với máy móc nhờ sự
tuyển chọn và huấn luyện. Tập trung vào việc tối ưu hóa môi trường xung quanh thích hợp
với con người vào sự thích nghi của con người với điều kiện môi trường.
Từ khái niệm trên ta thấy mục tiêu của Ecgônômi là:
- Hướng tới việc loại trừ mọi nguy hại cho sức khoẻ của con người.
- Hướng tới sự tiện nghi cho con người.
- Hướng tới tối ưu các tổn hao sinh học trong quá trình lao động.
- Làm cho lao động có hiệu quả cao (tăng năng suất và chất lượng của lao động).
Vậy mục tiêu chính của Ecgônômi là làm cho công cụ, thiết bị, công việc phù hợp với con
người chứ không phải làm cho con người phù hợp với công việc, công cụ, thiết bị.
Những nguyên tắc trong thiết kế của Ecgônômi:
 Thiết kế hệ thống lao động:
- Cơ sở nhân trắc học, cơ sinh, tâ, sinh lý và những đặc tính khác của người lao động.
- Cở sở về vệ sinh lao động, về an toàn lao động.
- Các yêu cầu về thẩm mỹ kỹ thuật.
 Thiết kế không gian làm việc và phương tiện lao động:
- Thích ứng với kích thước người điều khiển.
- Phù hợp với tư thế của cơ thể con người, lực cơ bắp và chuyển động.
- Có các tín hiệu, cơ cấu điều khiển, thông tin phản hồi.
 Thiết kế môi trường lao động:
Môi trường lao động cần phải được thiết kế và đảm bảo tránh được tác động có hại
của các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học và đạt điều kiện tối ưu cho hoạt động chức
năng của con người.
 Thiết kế quá trình lao động:
Thiết kế quá trình lao động nhằm bảo vệ sức khỏe an toàn cho người lao động, tạo
cho họ cảm giác dễ chịu, thoải mái và dễ dàng thực hiện mục tiêu lao động.
Các hướng phát triển trong thiết kế nếu như em trong vai trò là nhà quản lý lao động:
- Đặt vấn đề sức khỏe lao động lên hàng đầu, chú trong đến việc chăm sóc sức khỏe
đồng thời hạn chế các tác hại môi trường và điều kiện lao động không thuận lợi.
- Thiết kế một nhà máy, một quy trình công nghệ phải dựa trên sự hiểu biết về
Ecgônômi, biết rõ những hạn chế về khả năng của con người, tôn trọng những đặc
điểm về tâm sinh lý, sức khỏe của người lao động, tạo môi trường làm việc thoải
mái, không áp lực thì khi đó không những tăng năng suất mà còn tránh những sự cố
lao động không mong muốn.
- Địa điểm xây dựng công ty, nhà máy: Tránh những yếu tố ảnh hưởng tới việc nhiễm
bẩn không khí, đất, nước và lan truyền tiếng ồn sang khu dân cư và dự kiến cách xử
lý…
- Thiết kế dây chuyền công nghệ, tự động hóa và ứng dụng robot vào quá trình sản
xuất: Sử dụng máy móc để thay thế con người làm việc trong môi trường độc hại,
tự động hóa và robot hỗ trợ con người làm những công việc thường xuyên lặp đi lặp
lại, tránh trường hợp bị nhàm chán vào một công việc cố định, ảnh hưởng đến tâm
sinh lý của người lao động. Áp dụng máy móc vào công việc để hỗ trợ con người
đồng thời tăng năng suất làm việc.
- Tổ chức lao động khoa học: Ecgônômi nghiên cứu định mức lao động, hoàn thiện
và hợp lý hóa các thao tác, áp dụng phương pháp lao động theo các nguyên tắc
Ecgônômi (tiết kiệm và hợp lý hóa cử động, thao tác…), quy định chế độ lao động
và nghỉ ngơi… Ecgônômi còn nghiên cứu hình thức tổ chức lao động khoa học,
cách bố trí mặt bằng thao tác cho thuận lợi, phù hợp với các nguyên tắc Ecgônômi
về vùng thao tác và trường thị giác.
- Tuyển chọn nghề nghiệp: Biết cách lực chọn những người có khả năng thích nghi
tốt với nghề nghiệp đó.

You might also like