You are on page 1of 14

Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

ERGONOMICS

ThS. BS. Huỳnh Thị Ngọc Hai


Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM
‒ Đối tượng giảng dạy: Sinh viên Y 2016
‒ Thời gian giảng dạy: 02 tiết
‒ Phương pháp giảng dạy: thuyết trình

MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, Sinh viên trình bày được:
1. Định nghĩa về Ergonomics, lịch sử hình thành và phát triển Ergonomics,.
2. Các yếu tố Ergonomics, các ngành tham gia phát triển Ergonomics.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, nguyên tắc và nội dung nghiên cứu của
Ergonomics.
4. Tầm quan trọng của Ergonomics.
5. Các nguyên nhân tổn thương cơ học trong lao động.
6. Ứng dụng Ergonomics trong lao động sản xuất.

I. ĐỊNH NGHĨA ERGONOMICS, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN


Bản thân thuật ngữ Ergonomics có nguồn gốc Hy Lạp: ERGO là công việc, lao động và
NOMOS là quy luật, quy tắc; Ergonomics là tìm hiểu về quy luật hay quy tắc của công việc,
lao động.
Thuật ngữ Ergonomics được dùng phổ biến ở châu Âu và châu Mỹ, ở châu Á có thay
đổi một chút theo ngôn ngữ địa phương, ví dụ như:
- Việt Nam là Éc-gô-nô-mi
- Trung Quốc là Công thái học.
- Các nước Bắc Mỹ : Kỹ thuật con người (Human engineering) hoặc Yếu tố con người
(Human factors) hoặc Kỹ thuật yếu tố con người (Human factors engineering).

1. Định nghĩa Ergonomics


Đến nay, chưa có một định nghĩa duy nhất về Ergonomics. Tuy nhiên có thể nêu ra một
số định nghĩa được các tổ chức quốc tế công nhận bao gồm:
+ Ðịnh nghĩa 1 (theo International Ergonomics Association - IEA - Hội Ergonomi
quốc tế): Ergonomics là khoa học liên ngành, được cấu thành từ các khoa học về con người
để phù hợp công việc, hệ thống máy móc, thiết bị, sản phẩm và môi trường với các khả năng
về thể lực, trí tuệ và cả với những hạn chế của con người.
+ Ðịnh nghĩa 2 (theo International Labour Organization - ILO – Tổ chức lao động
quốc tế): Ergonomics là sự ứng dụng các khoa học sinh học về con người kết hợp với các

1
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
khoa học khác vào người lao động và môi trường của họ, sao cho họ đạt được sự thỏa mãn
tối đa, đồng thời tăng năng suất lao động.
+ Ðịnh nghĩa 3 (theo Murrell): Ergonomics là khoa học nghiên cứu mối liên quan giữa
con người và môi trường lao động.
Ở Việt Nam từ 1990 đã đưa ra định nghĩa Ergonomics như sau: Ergonomics là môn
khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa phương tiện kỹ thuật và môi
trường lao động với khả năng của con người về giải phẫu, sinh lý, tâm lý nhằm bảo đảm cho
lao động có hiệu quả nhất, đồng thời bảo vệ sức khỏe, an toàn và tiện nghi cho con người.
Từ các định nghĩa này có thể hiểu Ergonomics là :
 Ngành khoa học nghiên cứu người lao động về phương diện giải phẫu, sinh lý và tâm
lý học, các thông tin về các đặc điểm của con người (khả năng và giới hạn) và sự kết
nối của chúng với các công cụ, vật liệu và các thiết bị nơi làm việc được tập hợp trong
môi trường lao động, với mục tiêu tối ưu hóa hoạt động của hệ thống NGƯỜI – MÁY
- MÔI TRƯỜNG nhằm đảm bảo cho con người về sức khỏe an toàn, thoải mái và hiệu
quả (năng suất và chất lượng) trong lao động sản xuất.
 Ergonomics giải quyết các vấn đề về môi trường làm việc; với sự quan tâm đến những
người phải chịu stress do phải làm việc trong môi trường nóng, thiếu ánh sáng, tiếng
ồn, việc thiết kế các công cụ, thiết kế nơi làm việc, tổ chức lao động tốt nhất để bảo vệ
và tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.

2. Lịch sử hình thành và phát triển


 Trên thế giới
Từ Ergonomics tuy mới nhưng khái niệm diễn đạt rất cũ; Thời kỳ đồ đá: Con người
không ngừng hoàn thiện công cụ lao động trong quá trình tiến hoá, đấu tranh với thiên nhiên
để tồn tại và phát triển. Yêu cầu công cụ phù hợp với con người, thực tế đã có từ thời kỳ đồ
đá, thuở xa xưa; đàn ông lùn, béo hay phụ nữ gầy, cao phải tự chọn vũ khí (chùy, côn, kiếm…)
cho thích hợp với thể trạng của mình.
Nền văn minh Hy Lạp ở thế kỷ thứ V trước Công Nguyên đã sử dụng các nguyên lý
Ergonomics trong việc thiết kế các công cụ, công việc và vị trí làm việc của họ. Dựa trên quan
điểm này Hyppocrate đã thiết kế phòng mổ cho các nhà ngoại khoa.
Thế kỷ XVII, Ramazzini đã lưu ý đến ảnh huởng bất lợi do các tư thế lao động, căng
thẳng trong rất nhiều ngành nghề.
Vào thế kỷ XVIII, khi cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra thì những nghiên cứu về
lao động học cũng được đặt nền móng và những nghiên cứu đầu tiên ra đời, trong đó có công
trình nghiên cứu của Martinpan, ông cho rằng tâm sinh lý, giải phẫu, ... phải phù hợp với lao
động thì lao động mới có năng suất và an toàn thoải mái.
Trong những năm đầu thế kỷ XIX, nhà khoa học Ba Lan là Wojcieh Jastrzebowski sử
dụng một thuật ngữ tương tự Ergomomics để mô tả những hoạt động nghiên cứu lao động
của con người. Tiếp theo là người Nhật triển khai nghiên cứu trong lĩnh vực này ngay sau Thế
chiến thứ I.
Từ đầu thế kỷ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ II: thời kỳ áp dụng triệt để chủ
nghĩa Taylor và các ứng dụng kỹ thuật nhằm nâng cao tối đa năng suất và cường độ lao động.
2
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Frederick Winslow Taylor; người đi đầu trong phương pháp “quản lý khoa học”đưa ra lý
thuyết về khoa học quản lý và tổ chức lao động ở những năm đầu thế kỷ 20. Taylor đã phát
hiện ra rằng công nhân có thể làm tăng năng suất gấp ba lần khi giảm kích thước và trọng
lượng của xẻng xúc than. Trong lý thuyết của mình, Taylor đã dựa trên kết quả của việc theo
dõi thao tác, bấm giờ, định mức lao động để từ đó cải tiến công cụ cho phù hợp, tổ chức lao
động khoa học với mục đích tạo ra quy trình lao động phù hợp để tăng năng suất lao động.
Đến năm 1950, tại nước Anh, trong dịp thành lập Hội nghiên cứu lao động của con
người, thuật ngữ Ergonomics được tác giả K.F.H.Murrell đề xuất.
Từ thế chiến thứ II đến cuối thế kỷ XX: giai đoạn phát triển các nghiên cứu liên ngành
nhằm tìm kiếm các phương tiện tối ưu hơn cho hoạt động của con người, đồng thời tìm ra
những giới hạn về khả năng của họ. Với phương châm kết hợp khéo léo khoa học kỹ thuật
với khoa học về con người và hoạt động lao động, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các
hoạt động lao động và sản xuất, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, với đòi hỏi
cấp bách phải “làm cho công việc phù hợp với con người”.
Những năm đầu thế kỷ XXI: nghiên cứu hoàn thiện Ergonomics nhằm tạo ra những
phương tiện tối ưu cho con người được thực sự vui chơi giải trí trong thời gian nhàn rỗi để
phục hồi sức sản xuất.

 Ergonomics ở Việt Nam:


− Người đặt nền tảng cho ngành Ergonomics ở Việt Nam là PGS. BS Bùi Thụ vào năm
1964.
− Năm 1977 cuốn Ergonomics của Giáo sư W.T. Singleton được BS. Bùi Thụ dịch ra
tiếng Việt.
− Năm 1983 cuốn Atlas nhân trắc học đầu tiên của Việt Nam với 95 kích thước khác
nhau của 2132 nam và 1972 nữ thuộc lứa tuổi lao động.
− Năm 1986 cuốn Atlas nhân trắc học người Việt Nam phần đầu được xuất bản và phần
2 được xuất bản năm 2003.
− Từ năm 1985 phòng thí nghiệm Ergonomics thuộc Viện Y học Lao động thành lập.
− Trong lĩnh vực đào tạo Ergonomics được đưa vào dạy chính khóa tại các trường đại
học.

II. CÁC YẾU TỐ ERGONOMICS


1. Yếu tố Ergonomics thực thể (Physical Ergonomics)
Nghiên cứu về cơ thể con người khi đáp ứng lại những tải vật lý và sinh lý học. Những
công việc liên quan bao gồm: việc vận chuyển vật tư bằng tay, bố trí vị trí việc làm, những
yêu cầu công việc và những yếu tố rủi ro như sự lặp lại, sự rung động, lực và tư thế gò bó khó
khăn, tĩnh tại khi chúng liên quan đến sự rối loạn xương.
Những yếu tố Ergonomics thực thể có thể gây ảnh hưởng sức khỏe:
• Công việc với thao tác lặp đi lặp lại.
• Lao động thể lực quá mức: gắng sức
• Nâng chuyển vật liệu nặng bằng tay
3
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

• Rung toàn thân


• Rung cục bộ
• Nóng, lạnh quá mức
• ….
2. Yếu tố Ergonomics nhận thức (CognitiveErgonomics)
Liên quan những quy trình như sự hiểu biết, sự chú ý, nhận thức, kiểm soát chuyển động,
lưu trữ ký ức và sự lấy lại khi chúng ảnh hưởng đến sự tương tác giữa con người và những
yếu tố khác của một hệ thống. Những vấn đề liên quan bao gồm: khối lượng công việc, tinh
thần, sự thận trọng, sự ra quyết định, kỹ năng làm việc, lỗi con người, sự tương tác máy _ con
người và huấn luyện.
Những yếu tố Ergonomics nhận thức:
• Biển báo, đèn tín hiệu
• Các nút kỹ thuật
• Bảng điều khiển
• Các ký hiệu
• …
3. Yếu tố Ergonomics tổ chức (macro- Ergonomics)
Những yếu tố Ergonomics tổ chức có thể dẫn đến nguy cơ sức khỏe:
• Bố trí thời gian lao động không hợp lý: thời gian lao động kéo dài, thời gian
nghỉ giữa giờ không hợp lý, làm việc theo ca kíp phân bổ mộc cách không hợp
lý.
• Tư thế làm việc không hợp lý hoặc gò bó
• Lao động ở tư thế ngồi liên tục
• Lao động ở tư thế đứng liên tục
• Chiều cao làm việc, tầm với không hợp lý
• Mặt sàn xấu, mấp mô hoặc trơn trượt
• Chiếu sáng bất hợp lý
• …

III. CÁC NGÀNH CHỦ YẾU THAM GIA PHÁT TRIỂN ERGONOMICS
1. Nhân trắc học
Là các đo đạc, nghiên cứu về kích thước của cơ thể con người và kích thước choán chỗ
trong không gian vị trí làm việc, nhằm mục đích giúp cho các nhà thiết kế vị trí làm việc cũng
như thiết kế máy móc, phương tiện làm việc phù hợp với nhân trắc của con người.
2. Sinh lý học
Nghiên cứu sự hoạt động bình thường của con người trong các điều kiện môi trường lao
động: nóng, lạnh, ồn, rung để tìm ra các chỉ số thích ứng về tim mạch, hô hấp, tiêu hao năng
lượng, giúp cho việc đào tạo nghề nghiệp thích nghi với các môi trường đó.
3. Cơ sinh học
Là tìm hiểu về vận hành cơ học, về vận động và lực của cơ thể con người để dùng lực có
hiệu quả hơn. Hệ thống cơ - khớp - xương cung cấp dữ liệu cơ sở cho nghiên cứu cơ sinh.
4
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
4. Tâm lý lao động
Nghiên cứu các yếu tố tâm lý trong các môi trường lao động, các stress trong lao động
nhằm giảm bớt các stress có hại gây chấn thương, tai nạn trong quá trình lao động và đưa ra
các giải pháp để đào tạo những người lao động thích nghi với các môi trường lao động đó.
5. Y học lao động
Nghiên cứu điều kiện môi trường lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá
trình lao động để đưa ra các giải pháp bảo vệ sức khỏe người lao động và cải thiện môi trường
lao động.
6. An toàn lao động
Có nhiệm vụ theo dõi phát hiện những vấn đề không an toàn trong lao động nhằm dự kiến
trước về tai nạn cũng như những vấn đề sức khỏe tức thời.
7. Thẩm mỹ công nghiệp
Nghiên cứu tạo dáng và màu sắc của thiết bị dụng cụ máy móc phù hợp với nhân trắc học,
sinh lý học và tâm lý của ngưới lao động, nhằm giảm sự căng thẳng thần kinh tâm lý gây mệt
mỏi cho người lao động.
Các ngành trên phải liên hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, mỗi cán bộ trong chuyên khoa
đều phải hiểu về Ergonomics.

IV. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN TẮC VÀ NHIỆM VỤ CỦA
ERGONOMICS
1. Mục tiêu của Ergonomics
− Mục tiêu là hướng tới loại trừ mọi nguy hại cho sức khỏe của con người.
− Hướng vào sự thuận tiện, tiện nghi cho con người, tức là làm cho các đối tượng kỹ
thuật phù hợp với các khả năng hữu hạn của con người, có tác dụng động viên các quá
trình tâm lý, sinh lý, hạn chế mệt mỏi và thúc đẩy khả năng lao động lâu dài mà không
làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
− Làm cho lao động có hiệu quả cao (tăng năng suất và chất lượng của lao động).
Vậy, mục tiêu chính của Ergonomics là làm cho công cụ, thiết bị, công việc phù hợp với
con người chứ không phải bắt con người phải thích nghi với công việc, công cụ, thiết bị, khác
hoàn toàn với những quan điểm cổ xưa là bắt con người phải phù hợp và thích nghi với công
việc và máy móc,… VD: người công nhân phải lao động nhanh cho kịp với tốc độ rất cao của
các dây chuyền sản xuất.
Do vậy, trong thực hành Ergonomics, người ta cần thực hiện một tam giác cơ bản: Sức
khỏe - Thoải mái - Hiệu quả. Vấn đề này đã được thống nhất trong hội nghị Stockholm
(1961).
1. Sức khỏe: Ergonomics góp phần bảo vệ và giữ gìn sức khỏe lâu dài cho người lao
động, giảm thiểu được các yếu tố có hại nghề nghiệp, phòng chống các bệnh nghề
nghiệp và bệnh liên quan tới nghề nghiệp.
2. Thoải mái: Ergonomics góp phần tạo ra sự tiện nghi, tiện lợi trong cuộc sống nói chung
và trong lao động, học tập nói riêng. Tức là làm cho các đối tượng kỹ thuật phù hợp
với các khả năng hữu hạn của con người, có tác dụng động viên các quá trình tâm sinh
5
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
lý, hạn chế mệt mỏi và thúc đẩy khả năng lao động lâu dài mà không làm ảnh hưởng
đến sức khỏe của con người
3. Hiệu quả: Ergonomics làm cho mọi hoạt động trong lao động và cuộc sống trở nên
hiệu quả hơn, năng suất lao động cao hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Sức Khỏe

Hiệu Quả Thoải mái

2. Đối tượng nghiên cứu của Ergonomics


1. Con người : mọi người trong xã hội đều có thể trở thành các đối tượng nghiên cứu.
2. Công cụ máy móc : tất cả các công cụ, phương tiện máy móc phục vụ cho con người
trong lao động sản xuất và học tập.
3. Công việc : bất cứ loại công việc nào trong xã hội.
4. Vị trí lao động : tại bất cứ vị trí lao động nào có người lao động.
5. Môi trường lao động : tất cả các yếu tố của môi trường lao động như: các yếu tố vật
lý, yếu tố hóa học, yếu tố sinh học.

3. Nội dung nghiên cứu của Ergonomics


Ergonomics có 4 nội dung chính sau :
1. Nghiên cứu để giải quyết một cách tối ưu mối quan hệ giữa con người với các công cụ
và đối tượng lao động.
2. Nghiên cứu để giải quyết một cách tối ưu mối quan hệ giữa các bộ phận trong một
máy, một dây chuyền sản xuất.
3. Nghiên cứu để giải quyết một cách tối ưu mối quan hệ giữa con người và các điều kiện
lao động.
4. Nghiên cứu để giải quyết một cách tối ưu mối quan hệ giữa người với người.

4. Nguyên tắc của Ergonomics


Tất cả mọi hoạt động trong quá trình lao động phải thoải mái, an toàn và đảm bảo sức
khỏe cho người lao động. Nếu mọi hoạt động trong quá trình lao động không thoải mái, gò
bó, gây căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động và dễ gây tai nạn lao động.
 Mười nguyên tắc của Ergonomics
1. Làm việc ở tư thế trung lập.
2. Giảm sử dụng trương lực.
3. Giữ mọi thứ trong tầm với.
4. Chiều cao bề mặt làm việc phù hợp.

6
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
5. Giảm các cử động quá mức.
6. Hạn chế gánh nặng tư thế tĩnh.
7. Giảm thiểu lực tỳ đè.
8. Đủ không gian làm việc.
9. Áp dụng các bài luyện tập dãn cơ.
10. Duy trì môi trường làm việc thoải mái.

5. Nhiệm vụ của Ergonomics


Thiết kế hay cải thiện môi trường lao động, vị trí lao động, công cụ, thiết bị để:
5.1. Phòng tai nạn lao động
Thiết kế môi trường lao động thoải mái, hợp lý có các bộ phận che chắn an toàn, dụng
cụ lao động phù hợp với người lao động, dụng cụ đơn giản, không sử dụng máy móc, công
cụ lao động quá cồng kềnh để tránh tai nạn lao động, hỏng hóc.

5.2. Phòng mệt mỏi


Thiết kế phạm vi lao động phù hợp với tầm nhìn, xây dựng chế độ lao động, nghỉ ngơi
hợp lý, tránh gây căng thẳng thần kinh tâm lý và gây mệt mỏi.

5.3. Phòng tổn thương cơ xương khớp


− Lực cơ học tác động lên cơ, xương, khớp ở vùng thắt lưng, khi thiết kế công việc mang
vác phải đảm bảo các lực này không ảnh hưởng và gây tổn thương lên cơ xương khớp
vùng thắt lưng.
− Loại trừ tư thế lao động bất tiện như vặn xoắn người, với quá xa, cúi thấp nhặt dụng
cụ,…
− Loại trừ các công việc làm bằng tay lặp đi lặp lại nhiều lần trong ca lao động.

V. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ERGONOMICS


1. Lợi ích do áp dụng Ergonomics
- Giảm mức tổn thương hoặc bệnh tật;
- Giảm các chi phí đền bù;
- Tăng tính thỏa mãn, hài lòng cho người lao động;
- Tăng thuận lợi tiện nghi cho người lao động;
- Giảm bớt các nguy cơ về an toàn vệ sinh lao động;
- Tăng năng suất lao động;
- Nâng cao tay nghề cho công nhân;
- Nâng cao hiệu quả lao động;
- Giảm tỉ lệ phế liệu;
- Giảm tỉ lệ luân chuyển công nhân;
- Giảm số ngày nghỉ việc;
- Cải thiện quan hệ lao động;
- Giảm tổn thất cho thiết bị;
- Hạn chế tối đa lỗi sai của công nhân;
7
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
- Giảm tình trạng phải làm lại.

2. Thiệt hại do không áp dụng Ergonomics:


- Ðầu ra của sản phẩm ít hơn;
- Tăng thời gian trống;
- Tăng chi phí về y tế và nguyên vật liệu;
- Tăng nghỉ ốm;
- Chất lượng lao động thấp;
- Tăng chấn thương và căng thẳng;
- Tăng nguy cơ tai nạn lao động, tăng lỗi sai sót;
- Tăng vốn sản xuất.

VI. NGUYÊN NHÂN TỔN THƯƠNG CƠ HỌC TRONG LAO ĐỘNG


1. Hoạt động lặp lại
- Xảy ra khi những động tác giống nhau hay tương tự nhau được thực hiện thường xuyên
gây ra các rối loạn cơ xương khớp chi trên do các gân cơ thường xuyên bị dãn căng
liên tục đưa tới viêm gân, hoặc viêm bao hoạt dịch dẫn đến hạn chế vận động, đau
nhức. Ngoài các tổn thương gân cơ có thể gây chèn ép thần kinh ngoại biên, như trong
hội chứng Ống cổ tay do sự chèn ép thần kinh giữa do các động tác nhanh, lặp đi lặp
lại.
- Yếu tố nguy cơ này phổ biến trong các nghề đóng gói, sản xuất dây chuyền, dệt may,
cán bộ nhập liệu máy vi tính,...
2. Sức lực
- Công việc yêu cầu nâng nhấc vật nặng bao gồm tất cả các hoạt động nâng, nhấc, kéo,
đẩy, bê, khiêng vật mà không có sự hỗ trợ bởi máy móc hoặc chỉ được hỗ trợ một phần.
Vật nặng ở đây có thể là vật liệu, hàng hóa, động vật hoặc con người,...
- Là nguy cơ phổ biến trong nhiều ngành nghề: xây dựng, vận chuyển hàng hóa, hậu
cần, vận chuyển hành lý sân bay, nông nghiệp, công nghiệp nặng và y tế,...
- Việc sử dụng sức quá mức, dẫn tới căng thẳng về cơ, gân và các khớp xương dẫn đến
nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp như: đau thắt lưng, đau cổ - vai, viêm khớp mạn
tính.
3. Tư thế tĩnh tại
- Xảy ra khi một tư thế được duy trì trong khoảng thời gian dài. Các cơ mệt mỏi do thiếu
máu đến trong suốt lúc hoạt động ở tư thế tĩnh. Một số công việc phải đứng suốt ca sẽ
làm cho bắp chân căng tức, sưng lên vì cơ bắp không được vận động để bơm máu về
tim dễ đưa đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
- Tư thế lao động này thường gặp ở giáo viên, công nhân làm việc theo dây chuyền,
người ngồi làm khuôn trong phân xưởng đúc, người làm nghề gò hàn, đánh máy chữ,
sử dụng máy vi tính, soi kính hiển vi,...

8
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
4. Tư thế bất lợi
Tư thế bất lợi là sự lệch khỏi tư thế “trung lập” của cơ thể. Gây quá tải ở cơ, gân và
các khớp xương. Tư thế “trung lập”: là tư thế an toàn nhất và hiệu quả nhất khi làm
việc.
5. Trạng thái căng thẳng
- Do làm việc bị quá tải, bị áp lực về thời gian, khó khăn trong công việc, ca làm việc,
giờ làm việc quá dài hoặc thất thường, thay đổi cơ cấu công việc, bố trí vị trí lao động
không phù hợp, tiếng ồn, ánh sáng,...
- Căng thẳng có thể tác động đến hầu hết các cơ quan, bộ phận cơ thể: hệ thần kinh, hệ
tim mạch, hệ tiêu hóa, cơ xương khớp như co cứng cơ, đau lưng, đau khớp... Căng
thẳng làm thay đổi hành vi như lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện,... khiến
cơ thể suy sụp, mệt mỏi, có thể dẫn đến những tai nạn lao động nghiêm trọng.
6. Nhiệt độ khắc nghiệt
- Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh có thể gây căng thẳng ở mô.
- Nhiệt độ quá lạnh làm tuần hoàn ngoại biên giảm sút thực sự dẫn tới giảm khả năng
vận động về khéo léo giảm sút, kém chính xác, phối hợp tồi, tốc độ hoạt động chậm
chạp, tác động này của lạnh dễ đưa tới giảm năng suất lao động và gây ra tai nạn lao
động.
- Nhiệt độ cao làm rối loạn chức năng tế bào võ não, do đó có thể ảnh hưởng đến kỹ
năng lao động và làm mệt mỏi phát sinh sớm hơn bình thường, làm độ tập trung chú ý
giảm, trí nhớ giảm, khả năng tư duy logic giảm và tăng thời gian dẫn truyền phản xạ
nên tăng nguy cơ tai nạn lao động.
7. Rung chuyển
Rung chuyển có thể xảy ra khi sử dụng những dụng cụ như máy khoan, búa máy, cưa
máy cầm tay. Gây căng thẳng mô ở ngón tay, bàn tay và cánh tay. Toàn bộ những rung
động cơ thể từ việc khoan đẩy vào xương và khớp làm đau khớp xương: khớp vai,
khớp cổ tay,…

VII. CÁC ỨNG DỤNG CỦA ERGONOMICS TRONG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
Ergonomics đã nỗ lực cải thiện liên tục để thiết kế nơi làm việc cho con người làm tốt và
thiết kế lại cái mà con người làm không tốt:
− Ergonomic thiết kế (dự phòng)
− Ergonomics sửa chữa

1. ERGONOMICS THIẾT KẾ (Ergonomics dự phòng)


Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT với 5 nguyên tắc và 7 thông số
 5 nguyên tắc:
1. Ergonomics thiết kế các hệ thống lao động
2. Ergonomics thiết kế vị trí lao động
3. Ergonomics thiết kế máy móc, công cụ
4. Chiều cao mặt bàn làm việc
9
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
5. Vị trí lao động với máy tính
 7 thông số:
1. Vị trí lao động với máy tính
2. Chiều cao mặt bàn làm việc
3. Khoảng cách nhìn từ mắt tới vật
4. Góc nhìn
5. Không gian để chân
6. Chiều cao nâng nhấc vật
7. Thông số sinh lý về căng thẳng nhiệt

1.1. Ergonomics thiết kế vị trí lao động


Vị trí lao động là phạm vi trong đó được trang bị các phương tiện kỹ thuật cho một hay
một nhóm người làm việc. Các vị trí lao động của một cá thể hay một tập thể người lao động
cần đạt được sự thuận lợi cho công việc đồng thời phải phù hợp với tâm sinh lý, giải phẫu của
nhóm người lao động đó.
1.1.1. Những yêu cầu cơ bản của vị trí lao động:
• Vị trí lao động phải thích hợp cho từng loại lao động.
• Dựa vào số liệu nhân trắc để tổ chức không gian vị trí lao động.
• Phải đảm bảo nhu cầu về tầm nhìn của vị trí lao động.
• Trang thiết bị máy móc phải phù hợp với nhân trắc, sinh lý người lao động.
• Bố trí tối ưu mặt bằng sản xuất, an toàn và đủ lối đi.
• Cần có đủ ánh sáng tự nhiên và nhân tạo.
• Độ ồn và rung của trang thiết bị ở vị trí lao động không vượt quá tiêu chuẩn cho
phép.
• Phải có biện pháp cần thiết bảo vệ người lao động.
• Phải có biện pháp làm giảm sự mệt mỏi cho người lao động.
1.1.2. Thiết kế không gian vị trí lao động
Thiết kế không gian vị trí lao động phải phù hợp với nhân trắc.
− Chiều cao tối đa của bộ phận điều khiển lấy chiều cao với tới của người thấp.
− Chiều cao tối thiểu của bộ phận điều khiển lấy chiều cao từ ghế đến mắt của người có
thân ngắn.
− Chiều cao của trần xe lấy chiều cao từ ghế trở lên của người cao.
− Chiều cao cửa lấy chiều cao với tới của người cao.
− Chiều rộng của ghế lấy chiều rộng của mông người béo.
− Phải đảm bảo việc thực hiện các thao tác lao động trong vùng tiếp cận của trường vận
động. Ba loại vùng tiếp cận của trường vận động:
• Vùng tiếp cận tối ưu là một phần không gian của vị trí lao động, được giới hạn
bởi những cung vẽ lên do cẳng tay chuyển động bằng khớp khuỷu, vùng này bố
trí các bộ phận điều khiển rất thường xuyên được sử dụng.
• Vùng dễ tiếp cận của trường vận động là một phần không gian của vị trí lao
động, được giới hạn bởi những cung vẽ lên do cánh tay duỗi chuyển động bằng
10
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
khớp vai, vùng này bố trí các bộ phận điều khiển thường xuyên được sử dụng.
• Vùng tiếp cận của trường vận động là một phần không gian của vị trí lao động,
được giới hạn bởi những cung vẽ lên do cánh tay duỗi tối đa chuyển động bằng
khớp vai, vùng này bố trí các nguyên vật liệu, trang thiết bị ít sử dụng.
− Đảm bảo không gian cho cả chân và bàn chân khi làm việc ngồi.
− Đảm bảo nhu cầu về tầm nhìn của vị trí lao động.
− Đảm bảo chiều cao bề mặt làm việc, khoảng cách từ mắt tới đối tượng quan sát, góc
nhìn, kích thước không gian để chân. Kích thước bàn làm việc không nhỏ hơn 700 x
400 mm.
− Kích thước và chiều cao của ghế đối với công việc ngồi làm việc phải đảm bảo điều
kiện dễ thay đổi tư thế khi làm việc, ghế không được quá sâu. Điều chỉnh được theo
chiều cao, đảm bảo khoảng cách giữa mặt bàn và mặt ghế từ 270 – 300 mm.

1.2. Ergonomics thiết kế máy móc, công cụ


− Dựa vào sự thay đổi kích thước của cơ thể khi vận động cả người hay từng phần trong
không gian.
− Dựa vào biên độ chuyển động của các khớp. Trị giá các góc thoải mái của cơ thể
− Dựa vào quy định lực tác dụng lên các bộ phận điều khiển.
− Nguyên tắc tiết kiệm chuyển động để đảm bảo tư thế thoải mái và vùng thao tác tối ưu,
− Đảm bảo yêu cầu vệ sinh và thẫm mỹ (hình dáng, màu sơn…).
− Khi sử dụng số liệu nhân trắc phải chú ý:
+ Đối tượng sẽ sử dụng công cụ
+ Sau đó chọn số liệu nhân trắc làm cơ sở để xác định kích thước của máy móc,
công cụ.
+ Xác định phần trăm số người phải thỏa mãn theo thiết kế công cụ, máy móc.
- Dụng cụ dễ cầm, có chiều dài thích hợp.
- Dụng cụ không nặng, khối lượng dụng cụ bằng ¼ tải trọng bình thường. Ví dụ: xẻng
xúc được 8 kg thì nặng 2 kg.
- Dụng cụ phải bền vững, sức chịu đựng được lực cản bằng 4,5 lần tải trọng. Ví dụ: xẻng
có sức chịu đựng là: 8 kg x 4,5 = 36 kg.
- Dụng cụ được bố trí tối ưu trong mối quan hệ tương hỗ với nhau trong lao động.

1.3. Ergonomics thiết kế môi trường lao động


− Cung cấp đủ ánh sáng.
− Chọn màu sắc phù hợp.
− Tránh tiếng ồn
− Tránh tiếp xúc với vật liệu nguy hiểm, bức xạ có hại.
− Cung cấp đủ không khí.
− Các kích thước nhà xưởng phải thích hợp.
− Thiết kế nút kỹ thuật, bảng điều khiển: Phải thích hợp như dễ cầm nắm, có những hình
thái riêng biệt bằng các vật liệu khác nhau và được sắp xếp ở những vị trí nhất định để
11
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
cho người vận hành có thể nhận được dễ dàng khi cần. Chức năng của bảng điều khiển
phải dễ nhận biết để tránh nhầm lẫn. Ở nơi có nhiều bảng điều khiển phải sắp đặt sao
cho đảm bảo thao tác an toàn, rõ ràng và nhanh.

1.4. Ergonomics thiết kế tổ chức lao động


− Tư thế: xen kẽ giữa tư thế ngồi và đứng, nếu phải chọn thì tư thế ngồi được ưa chuộng
hơn.
− Các chuyển động của cơ thể:
+ Sự di động được ưa thích hơn là bất động trong thời gian dài.
+ Các chuyển động yêu cầu chính xác cao không được đòi hỏi sự gắng sức đáng kể
lực cơ.
− Tránh sự quá tải và dưới tải, sự quá tải và dưới tải là do vượt quá giới hạn trên và dưới
của thang hoạt động chức năng sinh lý và tâm lý:
+ Gánh nặng thể lực và gánh nặng giác quan gây mệt mỏi.
+ Gánh nặng dưới tải hoặc lao động đơn điệu gây giảm bớt sự tỉnh táo.
− Luân phiên thay đổi công việc.
− Nghỉ ngơi hợp lý. Cần chú ý các vấn đề sau:
+ Sự biến đổi về chứng mất ngủ và khả năng lao động qua ngày và đêm.
+ Sự khác nhau về khả năng lao động giữa các công nhân và sự thay đổi về tuổi.
+ Khả năng từng người.
 Quy định gánh nặng cho phép phù hợp với khả năng thể lực
- Lao động nhẹ tiêu hao năng lượng trung bình một ngày từ 2.200 – 2.400 Kcal, lao động
trung bình từ 2.600 – 2.800 Kcal, lao động nặng năng lượng cần thiết từ 3.000 – 3.200 Kcal,
lao động cực nặng từ 3.300 – 3.600 Kcal. Định giới hạn tiêu hao năng lượng, điều này rất cần
thiết vì nó sẽ giới hạn phù hợp với tiêu hao năng lượng có thể chịu được của người lao động.
Nếu tiêu hao năng lượng nhiều thì phải chọn đối tượng đủ sức khỏe đáp ứng còn đa số mọi
người chỉ chịu được lâu dài khi lao động tiêu hao khoảng dưới 3.000 Kcal.
- Căn cứ vào mức oxy tiêu thụ, thông khí để quy định gánh nặng cho phép.

Phân loại lao động Mức Oxy tiêu thụ Thông khí (lít/phút)
(lít/phút)

Lao động nhẹ 0,5 – 1,0 11 –12

Lao động trung bình 1,0 – 1,5 20 – 21

Lao động nặng 1,5 – 2,0 31 – 43

Lao động cực nặng 2,0 – 2,5 43 – 56

12
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
- Căn cứ vào tần số nhịp tim và thân nhiệt để quy định gánh nặng cho phép.

Phân loại lao động Thân nhiệt (0C) Nhịp tim (nhịp/phút)

Lao động nhẹ 37,5 75 – 100

Lao động trung bình 37,5– 38,0 101 – 125

Lao động nặng 38,0– 38,5 126 – 150

Lao động cực nặng 38,5– 39,0 151 – 175

Tổ chức phân công lao động hợp lý; không bố trí nữ giới làm việc ở những vị trí lao động
nặng nhọc, nguy hiểm.

2. ERGONOMICS SỬA CHỮA


Ergonomics sửa chữa thường được các thầy thuốc xí nghiệp, ban an toàn lao động, kỹ sư
ở phòng thiết kế phát hiện sau khi triển khai thực hiện một số máy móc, phương tiện sản xuất,
vị trí lao động có sự than phiền của người lao động về sự khó chịu, ảnh hưởng của trang thiết
bị, vị trí lao động tới sức khỏe người lao động.
Ergonomics sửa chữa được thực hiện theo 4 giai đoạn sau:
2.1. Phát hiện
Dựa trên phân tích hoạt động nghề nghiệp bằng chụp ảnh ngày làm việc, bấm giờ lao
động sau đó phân tích biểu đồ sinh lý, phân tích các sự cố, sự kiện trong quá trình lao động
sản xuất… để tìm nguyên nhân gây ra các sự cố như: tai nạn, chấn thương, tỷ lệ người nghỉ
ốm nhiều do quá trình lao động sản xuất gây ra.
2.2. Thử nghiệm
Từ phân tích hoạt động lao động, biểu đồ sinh lý, các sự cố, sự kiện trong quá trình lao
động, chúng ta đưa ra một loạt các giải pháp để giải quyết các sự kiện, sự cố đó. Các giải pháp
này trước hết phải được làm thử nghiệm tại phòng thí nghiệm và sau đó thử nghiệm ở một số
cơ sở sản xuất hay trong một số dây chuyền sản xuất.
2.3. Ứng dụng
Các giải pháp đã được chọn trong giai đoạn thử nghiệm, chúng ta đem ứng dụng vào các
cơ sở sản xuất hay một dây chuyền sản xuất trong một nhà máy mà đã có các sự cố trong quá
trình sản xuất. Thay thế các quy trình lao động cũ hay tư thế lao động cũ, không gian hay bố
trí các phương tiện làm việc cũ bằng các giải pháp mới.
2.4. Đánh giá
Sau một thời gian lao động tối thiểu 6 tháng hoặc một năm, các thầy thuốc xí nghiệp, ban
an toàn lao động, phòng kỹ thuật cùng với đại diện của công nhân tổ chức đánh giá lại các
giải pháp đã ứng dụng để sửa chữa những bất hợp lý trong quá trình thiết kế đã được phát
hiện về các vấn đề sau:

13
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

• Năng suất lao động từ khi áp dụng giải pháp mới so với giải pháp cũ.
• Về mức độ an toàn lao động.
• Sự thoải mái trong quá trình lao động.
• Tình hình sức khỏe của người lao động.

 Những ứng dụng rộng rãi hơn của Ergonomics trong đời sống hàng ngày như việc
nghiên cứu chuyển động, điểm chịu lực của bàn chân để thiết kế giày dép cho việc đi
lại, luyện tập thể thao, lao động được thoải mái nhất, việc thiết kế các trang thiết bị
trong đời sống hàng ngày như ba lô, quần áo, bàn ghế, khu nấu ăn v.v…, tất cả đều
dựa trên việc đo lường các số liệu về nhân trắc học, thao tác và từ đó thiết kế một cách
phù hợp với con người.

KẾT LUẬN
Việc nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động cũng như người lao động và
cộng đồng hiểu biết về Ergonomics để cải thiện điều kiện lao động là cần thiết nhằm đảm bảo
an toàn vệ sinh lao động, dự phòng các bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp.
Đồng thời giúp nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, xã hội phồn vinh và phát triển.

Tài liệu tham khảo


1. Quyết định 3733/2002/QĐ- BYT.
2. Chính phủ Việt Nam (2016), Phê duyệt chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao
động giai đoạn 2016-2020. Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 05/01/2016 của Thủ
tướng Chính phủ.
3. Nguyễn Mạnh Liên (2010), Bài giảng Y học môi trường và lao động, Trường Đại học
Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM.
4. International Ergonomics Association (IEA), http://www.iea.cc/index.php ,.
5. Murrell, K.F.H (2012), Ergonomics: Man in his working environment, Chapman and
Hall, New York.

14

You might also like