You are on page 1of 6

Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng (ví dụ)

(Bùi Thanh Huyền)


- Thay đổi kích thước, số lượng hay các thành phần của sự vật
VD: Người khổng lồ và quả địa cầu (thay đổi kích thước), Na Tra ba đầu sáu tay và
Phật bà nghìn mắt nghìn tay (thay đổi số lượng)

- Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần thuộc tính của sự vật.
+ Đây là cách tạo hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng
đầu một phẩm chất hay một quan hệ nào đó của sự vật, hiện tượng này với các sự vật,
hiện tượng khác.
+ Một biến dạng khác của phương pháp này là cường điệu
VD: Các tranh biến họa, phương pháp cường điệu trong văn học,…

Bức tranh trên đang châm điếm về lối suy nghĩ cổ hủ, lạc hậu, những người đó sẵn
sàng bài trừ những mới, sáng tạo và phát triển.

Hay bức ảnh này lại phê phán lối suy nghĩ áp đặt con cái theo hình mẫu mà mình
mong muốn.
- Chắp ghép (kết dính)
+ Chắp ghép là phương pháp ghép các bộ phận của nhiêu sự vật hiện tượng khác
nhau thành sự vật hiện tượng mới.
+ Trong hình ảnh mới, các bộ phận hình ảnh vẫn giữ nguyên, không thay đổi chế
biến. Chúng chỉ được chắp ghép với nhau 1 cách đơn giản mà thôi.
VD: Một cây bưởi có thể ghép vào đó 1 cành cam hay những giống bưởi khác, 1 cây
hoa hồng có thể ghép với nhiều loại hoa hồng khác nhau. Hay là hình ảnh nàng tiên cá
với thân là của con người và chân là đuôi cá, hoặc hình ảnh tượng nhân sư nổi tiếng
trong thần thoại Ai Cập với đầu người và mình sư tử.

- Liên hợp
+ Là cách tạo ra hình ảnh mới bằng cách liên hợp các bộ phận của nhiều sự vật
khác nhau,nhưng các bộ phận tạo nên hình mới đều được cải biến và sắp xếp trong
mối tương quan mới .Cách liên hợp này là sự tổng hợp sáng tạo các sự vật. Phương
pháp này sử dụng trong văn học nghệ thuật , chế tạo máy móc…
VD: Xe điện bánh hơi là liên hợp giữa ô tô và tàu điện, xe tăng lội nước là sự kết hợp
giữa xe tăng và khả năng chống nước của tàu ngầm.
- Điển hình hóa
+ Là phương pháp tạo ra hình ảnh mới và phức tạp nhất, trong đó các thuộc tính
điển hình,các đặc điểm điển hình của nhân cách như là một đại diện cho giai cấp tầng
lớp xã hội nhất định.
. Yếu tố mấu chốt của phương pháp này là sự tổng hợp sáng tạo mang tính
chất khái quát nhưng thuộc tính và đặc điểm khác biệt, điển hình của nhân cách.
. Phương pháp này thường dùng trong sáng tao văn học nghệ thuật, trong
điêu khắc, hội họa…
VD: Nhân vật Chí phèo điển hình cho người nông dân phong kiến Việt Nam. Trong
tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” ,nhà văn Tô Hoài đã xây dựng nhân vật Mị, đây là nhân
vật đại điển hình đại diện cho số phận của người phụ nữ miền núi bị áp bức bóc lột.

Tài liệu tham khảo: Giáo trình tâm lý học


LOẠI SUY (TƯƠNG TỰ) (Trần Tú Quyên)

1. 1,Khái niệm loại suy


Loại suy (tương tự) là cách tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng,
bắt chước những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thật.
Ví dụ: Người ta cho rằng đôi đũa được lấy cảm hứng từ những chú chim với
chiếc mỏ dài dùng để ngậm hay gắp cá, các loại hạt, quả nhỏ…
Dựa trên những thao tác của đôi bàn người để chế tạo công cụ lao động như
cái xẻng, cái cào,…

2. Phỏng sinh học (Bionique) – bước phát triển cao của loại suy
Phỏng sinh học (Bionics/Biomimetics) là ngành khoa học công nghệ chuyên
nghiên cứu các chức năng, đặc điểm và hiện tượng… của sinh vật trong tự nhiên và
mô phỏng các khả năng đặc biệt đó để thiết kế, chế tạo các hệ thống kỹ thuật và công
nghệ hiện đại, hữu ích nhằm cải tiến hoạt động và đáp ứng nhu cầu của con người.
Phương pháp của phỏng sinh học là sao chép một cách có ý thức các hiện
tượng, cơ chế của sinh vật, tự nhiên và hệ sinh thái. Dựa trên các cấp độ sinh học của
sinh giới, có thể phân ra 3 mức độ phỏng sinh học:
- Bắt chước phương pháp sản xuất trong tự nhiên.
- Sao chép cấu trúc tìm thấy trong tự nhiên, sử dụng các vật liệu trong tự
nhiên.
- Nghiên cứu các nguyên tắc tổ chức từ các hành vi xã hội của sinh vật như:
hành vi sống, hành vi tổ chức ...
Trên thực tế phòng sinh học được ứng dụng và thể hiện tính hiệu quả cao
trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau.
Một số ví dụ:
Y tế: Chế tạo cơ bắp cho người từ tơ nhện
Nhờ những đặc điểm như: có những thành phần hóa học và cấu trúc tương tự
như cơ bắp con người, nhẹ, khỏe, dẻo dai, co giãn và độ bền cao, tơ nhện trở thành
loại vật liệu đặc biệt, lý tưởng dùng chế tạo các loại cơ bắp nhân tạo.

Giao thông: Thiết kế tàu hỏa siêu tốc mô phỏng mỏ chim bói cá
Các tàu hỏa siêu tốc ban đầu được thiết kế để mô phỏng các viên đạn bắn ra
khỏi nòng. Mặc dù những phiên bản tàu hỏa siêu tốc đầu tiên nhìn chung thành công,
nhưng chúng vấp phải một vấn đề: chúng phát ra tiếng động ầm ĩ như sấm rền khi ra
khỏi các đường hầm. May mắn là, Eji Nakatsu, một trong các kỹ sư làm việc tại công
ty xe lửa chế tạo ra tàu hỏa siêu tốc và cũng là người rất thích quan sát các loài chim,
nhận thấy, ông có thể ứng dụng cấu trúc của mỏ chim bói cá cho thiết kế tàu hỏa siêu
tốc. Điều này không chỉ giúp giải quyết vấn đề tiếng ồn, mà còn gia tăng hiệu quả
trong sử dụng năng lượng và cho phép tàu di chuyển với vận tốc nhanh hơn.

Khoa học – kỹ thuật: Mô phỏng cơ quan phát sáng của đom đóm để
làm bóng đèn sáng hơn

Lớp phủ ngoài cùng của các bóng đền LED phản xạ một phần ánh sáng hướng
vào trong, làm giảm hiệu quả và độ sáng của chúng. Trong lúc vật lộn giải quyết vấn
đề này, một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế đã xem xét cơ quan phát sáng dưới bụng
của đom đóm. Họ phát hiện, cơ quan này sở hữu một bộ khung có các phần nhô ra và
một đường dốc nghiêng. Đặc tính này ngăn cản sự phản xạ và cho phần lớn ánh sáng
tỏa ra ngoài. Nhà nghiên cứu Nicolas André đến từ Đại học Sherbrooke ở Canada đã
sử dụng laser để tạo ra kết cấu tương tự trên đèn LED và nhận thấy cường độ chiếu
sáng của chúng tăng 1,5 lần.

Kiến trúc: dự án BioArch được thiết kế bởi Elnaz Amiri, Hesam Andalib,
Roza Atarod và M-amin Mohamadi đến từ Viện Nghệ thuật Isfahan tại Iran.
Nhóm thiết kế sử dụng các chiến lược Phỏng Sinh học trên vỏ ốc sa mạc để
tòa nhà BioArch có thể tự tránh khỏi ánh sáng mặt trời dữ dội tại một vùng khí hậu
khắc nghiệt như sa mạc Iran (với nhiệt độ trung bình là 43 độ C vào ban ngày và nhiệt
độ cao nhất có thể lên đến 65 độ C). Các bề mặt tiếp xúc cong giảm thiểu tối đa bức
xạ mặt trời, chia thành nhiều vùng lớp để tạo ra khu vực đệm và khu vực thoát nhiệt
từ bề mặt cát nóng. Giải pháp này đồng thời cung cấp độ ẩm và lối thông gió tự nhiên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1) 1,Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành, Tâm lí học
đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
2) 2,Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Tâm Lý Học, Nhà xuất bản Giáo Dục, 1995
3) 3,Nguyễn Thanh Hải, Bùi Thanh Tùng, Phạm Thị Minh Huệ, Phỏng sinh học trong y
dược học - Hướng nghiên cứu cần được đẩy mạnh, Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 1 (2017), p.1-4
4) 4,Tuấn Anh, Những sáng chế tuyệt vời loài người học lỏm từ thiên nhiên, truy cập lần
cuối vào 21h36’ ngày 6/3/2024
https://vietnamnet.vn/nhung-sang-che-tuyet-voi-loai-nguoi-hoc-lom-tu-thien-nhien-
305666.html
5) 5,Ng. Vân, Cơ nhân tạo từ tơ nhện, truy cập lần cuối vào 21h37’ ngày 6/3/2024
https://thanhnien.vn/co-nhan-tao-tu-to-nhen-185118789.htm
6) 6,Ms. Gin Getsu, Tìm hiểu thiết kế Phỏng Sinh học (Biomimetic Design), truy cập lần
cuối vào 21h39’ ngày 6/3/2024
https://tapchi247.com/tim-hieu-thiet-ke-phong-sinh-hoc-biomimetic-design/

You might also like