You are on page 1of 3

CÁC CÁCH SÁNG TẠO HÌNH ẢNH MỚI TRONG TƯỞNG TƯỢNG:

a.Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay các thành phần của sự vật:
Là cách thức tạo ra hình ảnh mới bằng thủ thuật biến đổi kích thước, số lượng của
bản thân sự vật hay các thành phần chứa trong sự vật - hiện tượng.
Ví dụ: Người khổng lồ và quả địa cầu (thay đổi kích thước), Na Tra 3 đầu 6 tay và
phật bà trăm tay nghìn mắt (thay đổi số lượng) là những hình ảnh mới được tạo ra
bằng cách này
b.Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật
Là cách thức tạo ra hình ảnh mới bằng sự nhấn mạnh một đặc điểm, thành phần
nhất định chứa trong sự vật - hiện tượng. Sự nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên
hàng đầu một phẩm chất nào đó, một mối quan hệ nào đó của một sự vật, hiện
tượng này với những sự vật, hiện tượng kia sẽ tạo ra hình ảnh mới độc đáo và lý
thú.
Ví dụ: Pinocchio (mũi dài), Suneo (mỏ nhọn) là những nhân vật được tạo ra bằng
cách này
c.Chắp ghép
Tạo ra hình ảnh mới bằng cách ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác
nhau thành một hình ảnh mới. Trong đó, các bộ phận hợp thành vẫn giữ nguyên,
không bị thay đổi, chế biến, chỉ được ghép nối với nhau một cách đơn giản.
Ví dụ: Tượng nhân sư (chắp ghép đầu người mình sư tử), sơ đồ tư duy (hình tượng
hóa kiến thức và chắp ghép với nhau thành một thể kiến thức hoàn chỉnh)
d.Liên hợp
Hình ảnh mới được tạo ra từ các hình ảnh cũ nhưng có sự thay đổi và nằm trong
những mối tương quan mới nhưng không như chắp ghép, liên hợp có tính sáng tạo.
Ví dụ: Thủy phi cơ (liên hệ giữa tàu thủy và máy bay), xe điện bánh hơi (kết hợp
giữa xe buýt và tàu điện)
e.Điển hình hóa:
Là cách thức tạo ra hình ảnh mới bằng cách tạo ra hình ảnh mới độc đáo mang tính
nổi trội, điển hình một cách đặc biệt. Yếu tố mấu chốt của cách thức sáng tạo này
là sự tổng hợp sáng tạo mang tính chất khái quát những thuộc tính và đặc điểm cá
biệt, điển hình của nhân cách như là đại diện của giai cấp hay tầng lớp xã hội dựa
trên nền tảng một đặc điểm “gốc”
Nói đơn giản: Điển hình hóa là tạo ra hình ảnh mới phức tạp, torng đó các thuộc
tính đặc điểm điển hình là một đại diện của giai cấp hay tầng lớp xã hội nhất định
được biểu hiện trong hình ảnh mới này.
Ví dụ như Nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, chị Dậu
trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố đều được tạo nên bằng cách thức này để trở nổi trội
và điển hình. Cách thức này được sử dụng nhiều trong hoạt động sáng tác văn học
nghệ thuật, trong điêu khắc.
Ví dụ tiếp: Hình ảnh cờ Búa Liềm, búa là biểu tượng đại diện cho giai cấp công
nhân còn liềm là biểu tượng cho những người thuộc giai cấp nông dân. Hai công
cụ này cũng tượng trưng cho tầng lớp lao động đô thị và nông thôn. Hình ảnh 2
công cụ vắt chéo chồng lên nhau thể hiện tinh thần đoàn kết, thân ái, thống nhất
của tầng lớp lao động.
f.Loại suy:

Là cách thức tạo ra hình ảnh mới dựa trên những hành động, sự vật hiện tượng có
thực mà nó rất là độc đáo, ấn tượng thì người ta sẽ, tạo ra những cái mới, những
máy móc tương tự về mặt hình ảnh – chức năng để đạt được nhu cầu mà chúng ta
mong muốn.

Ví dụ: Cái búa, người máy là những hình ảnh sáng tạo dựa trên các thao tác có thật
của con người trong cuộc sống lao động, sản xuất.

Ví dụ khác: Người ta dựa vào màu sắc của con tắc kè thì người ta tạo ra những sản
phẩm đổi màu sắc, thay đổi về hình dáng, thay đổi về vẻ bề ngoài để đáp ứng nhu
cầu ngụy trang hoặc là máy bay chính là hình ảnh loại suy từ hình ảnh con chim,
máy bay trực thăng thì loại suy từ hình ảnh con chuồn chuồn,…

Khoa học ngày càng phát triển, người ta sẽ áp dụng loại suy vào những gì gần gũi
với cuộc sống để đạt được những bước đột phá trong công nghệ, xã hội.
ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ GIÁO
DỤC:
Thay đổi kích thước, số lượng: Khi dạy học, cần tránh việc trình bày quá nhiều
kiến thức cùng một lúc, dễ gây chán học ở học sinh; nên trình bày kiến thức một
cách ngắn gọn, đầy đủ giúp học sinh hình dung được nội dung bài học.
Nhấn mạnh chi tiết, thành phần, thuộc tính: Cần nhấn mạnh những nội dung
quan trọng như công thức, định nghĩa, tính chất,.. bằng cách kẻ khung, viết phấn
màu,.. giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được những phần quan trọng.
Chắp ghép: Trong sư phạm, để giáo dục học sinh, ta cần giúp học sinh tự tìm tòi,
tổng hợp nhiều kiến thức khác nhau và hệ thống hóa thành sản phẩm hoàn chỉnh
Liên hợp: Khi tiếp nhận kiến thức, chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn phải biến
nó thành kiến thức dễ hiểu cho riêng mình, động thời kết hợp các kiến thức đó để
ứng dụng vào thực tế, phát minh ra các thiết bị mới, các khám phá mới phục vụ
cho bản thân chún ta. Trong quá trình dạy và học, giáo viên cần hình thành năng
lực tự học cho học sinh của mình, từ đó giúp học sinh hình thành khả năng tư duy
sáng tạo, đáp ứng nhu cầu cho bản thân và xã hội.
Điển hình hóa: Trong môn ngữ văn, ta cần xác định nhân vật điển hình đại diện
cho tầng lớp giai cấp nào. Từ đó giúp học sinh xác định rõ ràng chủ đề và ý nghĩa
tác phẩm.
Loại suy: Trong giảng dạy ta cần áp dụng phương pháp loại suy những hình ảnh
gần gũi với cuộc sống, gần gũi với học sinh để tạo ra những hình ảnh, bài giảng
mới mẻ hơn, phong phú hơn, giúp học sinh có góc nhìn mới, tiếp thu bài vở trên
lớp một cách dễ dàng.

You might also like