You are on page 1of 17

BÀI TẬP CHƯƠNG 3.

HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC


CÂU HỎI ĐÚNG – SAI
Câu 1: Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ của con người. (Sai – chỉ có cảm giác
và tri giác)
Câu 2: Đặc điểm nổi bật nhất của nhận thức lý tính là phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
liên hệ mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan con
người.
Câu 3: Người được coi là "thính tai" là người có ngưỡng cảm giác phía dưới của cơ quan thính giác
cao. (Đúng)
Câu 4: Nam phân biệt được 5 màu xanh còn Hà phân biệt đến 10 màu xanh khác nhau. Điều này
chứng tỏ ngưỡng sai biệt của Nam tốt hơn của Hà. (Sai)
Câu 5: Khi ta đi từ chỗ sáng vào chỗ tối thì độ nhạy cảm của thị giác giảm xuống.
Câu 6: Mặc dù không thêm bớt thứ gì nhưng cốc chè để nguội ăn sẽ cảm thấy ngọt hơn cốc chè đó lúc
nóng. (Quy luật tác động qua lại giữa các cảm giác)
Câu 7: Cùng một em bé, nếu được nhìn gần (tri giác gần) thì hình tượng em bé lớn hơn nếu tri giác em
đó ở khoảng cách xa.
Câu 8: Chỉ cần nghe giọng nói (mà chưa nhìn thấy mặt) An đã nhận ra Minh. Đó là do tính ổn định
của tri giác.
Câu 9: Quan sát là một trạng thái tâm lý.
Câu 10: Người có khả năng tri giác nhanh chóng, chính xác những điểm quan trọng của đối tượng dù chúng
rất khó nhận thấy. Khả năng này gọi là năng lực quan sát.
Câu 11: Thao tác trừu tượng hoá, khái quát hoá, thao tác phân tích và tổng hợp là những thao tác cơ
bản của tư duy.
Câu 12: Tư duy trực quan hành động là loại tư duy được hình thành sớm nhất trong lịch sử phát triển
chủng loại và cá thể. Vì vậy, ở người trưởng thành không còn loại tư duy này.
Câu 13: Tư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính và ngôn ngữ. Vì vậy, tư duy vừa có tính trực
quan vừa mang tính khái quát.
Câu 14: Những hình ảnh mới mà quá trình tưởng tượng tạo ra có thể không có trong hiện thực (Ví dụ:
hình ảnh con rồng). Vì vậy, tưởng tượng không phải là quá trình phản ánh hiện thực khách
quan.
Câu 15: Quá trình tưởng tượng được thực hiện bằng hình ảnh không có sự tham gia của ngôn ngữ.
Câu 16: Khi đọc truyện cổ tích, ta hình dung ra hình ảnh nàng tiên cá có khuôn mặt của cô gái với
thân hình là đuôi cá. Đó là kết quả của tưởng tượng sáng tạo.
Câu 17: Nhờ phương pháp "điển hình hoá", nghệ thuật dân gian Việt Nam đã sáng tạo nên hình ảnh
"con rồng".
Câu 18: Dù được thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh, tưởng tượng vẫn mang tính khái quát và gián tiếp.
Câu 19: Tưởng tượng giúp con người giải quyết vấn đề ngay cả khi dữ kiện của tình huống có vấn đề
còn chưa đầy đủ.
Câu 20: Trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của cá nhân thuộc mọi lĩnh vực của đời sống tâm lý: nhận thức
- tình cảm - hành động.
Câu 21: Nếu không có trí nhớ, sự phát triển tâm lý con người không hơn gì đứa trẻ sơ sinh, chỉ có cảm
giác và tri giác, không có chức năng tâm lý bậc cao.
Câu 22: "Cô ấy tái mặt đi khi có người nhắc lại chuyện cũ”.... Hiện tượng trên xảy ra do tác dụng
của trí nhớ hình ảnh.
1
Câu 23: Người nghệ sĩ múa hay các cầu thủ bóng đá là những người có trí nhớ vận động phát triển.
Câu 24: Chỉ qua tiếng kêu, động vật cũng nhận được thông báo: gọi bầy tìm bạn hay có nguy hiểm...
Như vậy, tiếng kêu của động vật cũng là một loại ngôn ngữ.
Câu 25: Khi mới được sinh ra, đứa trẻ đã có các quá trình nhận thức: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng
tượng...

CÂU HỎI NHIỀU LỰA CHỌN


Câu 26: Đặc điểm thể hiện sự khác biệt căn bản của tri giác so với cảm giác là:
a. phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
b. phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn. (x)
c. quá trình tâm lý.
d. chỉ xuất hiện khi sự vật hiện tượng tác động trực tiếp vào giác quan.
Câu 27: Trường hợp nào đã dùng từ "cảm giác" đúng với khái niệm cảm giác trong tâm lý học?
a. Cảm giác day dứt cứ theo đuổi cô mãi khi cô để Lan ở lại một mình trong lúc tinh thần suy
sụp.
b. Cảm giác lạnh buốt khi ta chạm lưỡi vào que kem. (x)
c. Tôi có cảm giác việc ấy xảy ra đã lâu lắm rồi.
d. Khi "người ấy" xuất hiện, cảm giác vừa giận vừa thương lại trào lên trong lòng tôi.
Câu 28: Ý nào là đúng với bản chất của cảm giác?
a. Cảm giác có ở cả người và động vật, về bản chất cảm giác của người và động vật không có
gì khác nhau.
b. Cơ chế sinh lý của cảm giác chỉ liên quan đến hệ thống tín hiệu thứ nhất.
c. Cảm giác có từ khi con người mới sinh ra. Nó không biến đổi dưới ảnh hưởng của hoạt
động và giáo dục.
d. Cảm giác của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng của các hiện tượng tâm lý cao cấp khác.
Câu 29: Điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của cảm giác?
a. Cảm giác là một quá trình tâm lý có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
b. Cảm giác của con người có bản chất xã hội.
c. Cảm giác của con người phản ánh các thuộc tính bản chất của sự vật.
d. Cảm giác chỉ phản ánh những thuộc tính cụ thể của sự vật thông qua hoạt động của từng
giác quan riêng lẻ.
Câu 30: Loại nào thuộc nhóm cảm giác bên ngoài?
a. Cảm giác vận động.
b. Cảm giác nén.
c. Cảm giác sờ mó.
d. Cảm giác rung.
Câu 31: Sự phân chia cảm giác bên ngoài và cảm giác bên trong dựa trên cơ sở nào?
a. Nơi nảy sinh cảm giác.
b. Tính chất và cường độ kích thích.
c. Vị trí nguồn kích thích bên ngoài hay bên trong cơ thể.
d. Cả a, b.
Câu 32: Muốn có một cảm giác nào đó xảy ra thì cần:
a. có kích thích tác động trực tiếp vào giác quan.
b. kích thích tác động vào vùng phản ánh được.
c. loại kích thích đặc trưng của cơ quan phân tích.
2
d. Cả a, b, c.
Câu 33: Cách hiểu nào đúng với ngưỡng cảm giác?
a. Ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây được cảm giác.
b. Mỗi giác quan ứng với một loại kích thích nhất định có ngưỡng cảm giác như nhau ở tất cả
mọi người.
c. Ngưỡng cảm giác không thay đổi trong cuộc sống.
d. Cả a, b, c.
Câu 34: Sự thay đổi độ nhạy cảm của cơ quan phân tích nào đó là do:
a. cường độ kích thích thay đổi (do môi trường tự phát hay do giáo dục rèn luyện).
b. trạng thái tâm - sinh lý của cơ thể.
c. sự tác động của cơ quan phân tích khác.
d. Cả a, b, c.
Câu 35: Điều nào dưới đây là sự tương phản?
a. Uống nước đường nếu cho một chút muối vào sẽ cảm giác ngọt hơn nếu không cho thêm
muối.
b. Ăn chè nguội có cảm giác ngọt hơn ăn chè nóng.
c. Khi dấp nước lạnh lên mặt thì độ tinh của mắt người phi công tăng lên.
d. Cả a, b, c.
Câu 36: Ý nào dưới đây không đúng với tri giác?
a. Phản ánh những thuộc tính chung bên ngoài của một loạt sự vật, hiện tượng cùng loại.
b. Có thể đạt tới trình độ cao không có ở động vật.
c. Là phương thức phản ánh thế giới trực tiếp.
d. Luôn phản ánh một cách trọn vẹn theo một cấu trúc nhất định của sự vật, hiện tượng.
Câu 37: Tri giác và tưởng tượng giống nhau là:
a. đều phản ánh thế giới bằng hình ảnh.
b. đều mang tính trực quan.
c. mang bản chất xã hội.
d. Cả a, b, c.
Câu 38: Thuộc tính nào của sự vật không được phản ánh trong tri giác không gian?
a. Vị trí tương đối của sự vật.
b. Sự biến đổi vị trí của sự vật trong không gian.
c. Hình dáng, độ lớn của sự vật.
d. Chiều sâu, độ xa của sự vật.
Câu 39: Hiện tượng tổng giác thể hiện ở nội dung nào?
a. Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý của cá thể. (x)
b. Sự phụ thuộc của tri giác vào đặc điểm đối tượng tri giác.
c. Sự ổn định của hình ảnh tri giác.
d. Cả a, b, c.
Câu 40: Điều nào không đúng với năng lực quan sát?
a. Hình thức tri giác cao nhất chỉ có ở con người.
b. Khả năng tri giác nhanh chóng, chính xác những điểm quan trọng chủ yếu của sự vật dù nó
khó nhận thấy.
c. Thuộc tính tâm lý của nhân cách.
d. Phẩm chất trí tuệ cần giáo dục cho con người để hoạt động có kết quả cao.
Câu 41: Hãy chỉ ra yếu tố chi phối ít nhất đến tính ý nghĩa của tri giác.
3
a. Đặc điểm của giác quan.
b. Tính trọn vẹn của tri giác.
c. Kinh nghiệm, vốn hiểu biết của chủ thể.
d. Khả năng tư duy.
Câu 42: Luận điểm nào không đúng về hiện tượng ảo giác trong tri giác?
a. Cho hình ảnh tri giác sai lệch về đối tượng.
b. Không cần thiết trong đời sống con người.
c. Phụ thuộc vào bối cảnh tri giác.
d. Ít xảy ra nhưng vẫn là quy luật.
Câu 43: Trong số những đặc điểm của quá trình phản ánh được nêu ra dưới đây, đặc điểm nào đặc
trưng cho tư duy?
a. Phản ánh kinh nghiệm đã qua dưới dạng các ý nghĩ, cảm xúc, hình tượng về sự vật, hiện
tượng đã tri giác dưới đây.
b. Phản ánh các sự vật, hiện tượng trong toàn bộ thuộc tính và bộ phận của chúng.
c. Phản ánh những dấu hiệu bản chất, những mối liên hệ mang tính quy luật của sự vật và hiện
tượng.
d. Cả a, b, c.
Câu 44: Tìm dấu hiệu không phù hợp với quá trình tư duy của con người.
a. Phản ánh những trải nghiệm của cuộc sống.
b. Phản ánh hiện thực bằng con đường gián tiếp.
c. Kết quả nhận thức mang tính khái quát.
d. Diễn ra theo một quá trình.
Câu 45: Luận điểm nào không đúng trong mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ?
a. Không có ngôn ngữ thì tư duy không thể tiến hành được.
b. Ngôn ngữ có thể tham gia từ đầu đến kết thúc tư duy.
c. Ngôn ngữ thống nhất với tư duy.
d. Ngôn ngữ giúp cho tư duy có khả năng phản ánh sự vật ngay cả khi sự vật không trực tiếp
tác động.
Câu 46: Luận điểm nào đúng với tình huống có vấn đề?
a. Có tính chủ quan, không mang tính khách quan.
b. Hoàn toàn do khách quan quy định.
c. Vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan.
d. Làm nảy sinh tư duy và tư duy luôn giải quyết được vấn đề của tình huống.
Câu 47: Trong những tình huống sau, tình huống nào chứng tỏ tư duy xuất hiện?
a. Cô ấy đang nghĩ về cảm giác sung sướng ngày hôm qua khi lên nhận phần thưởng.
b. Cứ đặt mình nằm xuống, Vân lại nghĩ về Sơn: Những kỷ niệm từ thủa thiếu thời tràn đầy ký
ức.
c. Trống vào đã 15 phút mà cô giáo chưa đến, Vân nghĩ: Chắc cô giáo hôm nay lại ốm.
d. Cả a, b, c.
Câu 48: Đặc điểm nào của tư duy thể hiện rõ nhất trong tình huống sau:
"Một bác sĩ có kinh nghiệm chỉ cần nhìn vào vẻ ngoài của bệnh nhân là có thể đoán biết được họ
bị bệnh gì?".
a. Tính có vấn đề của tư duy.
b. Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.
c. Tư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính.
4
d. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy.
Câu 49: "Nhiều học sinh THCS đã xếp cá voi vào loài cá vì chúng sống ở dưới nước như là cá và tên
cũng có chữ cá". Sai lầm diễn ra trong tình huống trên chủ yếu do sự phát triển không đầy đủ
của thao tác tư duy nào?
a. Phân tích.
b. Tổng hợp.
c. Trừu tượng hoá và khái quát hoá.
d. So sánh.
Câu 50: Theo lịch sử hình thành (chủng loại và cá thể) và mức độ phát triển tư duy, người ta chia tư
duy thành:
a. tư duy thực hành, tư duy trực quan hình ảnh, tư duy trừu tượng.
b. tư duy trực quan hành động, tư duy lý luận, tư duy trực quan hình tượng.
c. tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình ảnh, tư duy lý luận.
d. tư duy hình ảnh, tư duy lý luận, tư duy thực hành.
Câu 51: Đặc điểm thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa tư duy và nhận thức cảm tính là:
a. phản ánh bản thân, sự vật, hiện tượng.
b. một quá trình tâm lý.
c. phản ánh bản chất, những mối liên hệ mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng.
d. mang bản chất xã hội, gắn với ngôn ngữ.
Câu 52: Điều nào không đúng với tưởng tượng?
a. Nảy sinh trước tình huống có vấn đề.
b. Luôn phản ánh cái mới với cá nhân (hoặc xã hội).
c. Luôn giải quyết vấn đề một cách tường minh.
d. Kết quả là hình ảnh mang tính khái quát.
Câu 53: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào xuất hiện biểu tượng đặc trưng cho tưởng tượng
của con người?
a. Ông tôi mất từ khi tôi chưa ra đời, vậy mà qua câu chuyện kể của bà, hình ảnh người ông
thân thương cứ hiện về trước mắt tôi.
b. Trong lúc khó khăn nhất tưởng chừng không trụ nổi, hình ảnh đứa con ở quê nhà đã thôi thúc cô
đứng vững.
c. Cô gái đã đi một đoạn, anh tần ngần quay lại con đường cũ mà như thấy hơi ấm từ bàn tay
nàng còn vương mãi trên bàn tay anh.
d. Cả a, b, c.
Câu 54: Luận điểm nào đúng với tưởng tượng của con người?
a. Phản ánh cái mới không liên quan gì đến thực tiễn.
b. Kết quả của tưởng tượng không thể kiểm tra được trong thực tiễn.
c. Hoạt động đặc thù của con người, xây dựng hoặc tái tạo những hình ảnh mà quá khứ
chưa từng tri giác.
d. Không có ý nghĩa phục vụ hoạt động sống (vì có thể tạo nên hình ảnh không có thực trong
cuộc sống).
Câu 55: Điều nào không đúng với tưởng tượng?
a. Loại tư duy chủ yếu trên bình diện hình ảnh.
b. Mang tính trực quan rõ nét.
c. Liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính.
d. Mang bản chất xã hội.
5
Câu 56: Tư duy khác tưởng tượng chủ yếu ở chỗ:
a. làm cho hoạt động con người có ý thức.
b. sự chặt chẽ trong giải quyết vấn đề.
c. liên quan đến nhận thức cảm tính.
d. Cả a, b, c.
Câu 57: Tưởng tượng sáng tạo thể hiện ở chỗ:
a. tạo ra hình ảnh mới mà nhân loại chưa từng biết đến.
b. kết quả của tưởng tượng sáng tạo không thể kiểm tra được.
c. tạo ra hình ảnh chưa có trong kinh nghiệm cá nhân, là quá trình tạo ra hình ảnh cho tương
lai.
d. Nó đang hình dung thấy con rồng ở đình làng nó: đầu như đầu sư tử, mình giống thân
con rắn nhưng lại có chân.
Câu 58: Tưởng tượng sáng tạo có đặc điểm:
a. luôn tạo ra cái mới cho cá nhân và xã hội.
b. luôn được thực hiện có ý thức.
c. luôn có giá trị với xã hội.
d. Cả a, b, c.
Câu 59: Đối tượng của trí nhớ được thể hiện đầy đủ nhất trong luận điểm nào?
a. Các thuộc tính bên ngoài, các mối liên hệ không gian, thời gian của thế giới mà con người
đã tri giác.
b. Các cảm xúc, tình cảm, thái độ mà con người đã trải qua.
c. Kinh nghiệm của con người.
d. Các kết quả mà con người tạo ra trong tư duy, tưởng tượng.
Câu 60: "Nó đỏ mặt lên khi nhớ lại lần đầu tiên hai đứa gặp nhau". Hiện tượng trên xảy ra do ảnh
hưởng của loại trí nhớ nào?
a. Trí nhớ hình ảnh.
b. Trí nhớ từ ngữ – lôgic.
c. Trí nhớ cảm xúc.
d. Trí nhớ vận động.
Câu 61: Điều nào không đúng với trí nhớ có chủ định?
a. Có sử dụng biện pháp để ghi nhớ.
b. Có trước trí nhớ không chủ định trong đời sống cá thể.
c. Có mục đích định trước.
d. Có sự nỗ lực ý chí trong ghi nhớ.
Câu 62: Trí nhớ thao tác rất gần với loại trí nhớ nào ?
a. Trí nhớ vận động.
b. Trí nhớ hình ảnh.
c. Trí nhớ ngắn hạn.
Câu 63: Điều nào mà ghi nhớ không chủ định ít phụ thuộc nhất?
a. Sự nỗ lực của chủ thể khi ghi nhớ.
b. Tài liệu có liên quan đến mục đích hành động.
c. Tài liệu tạo nên nội dung hoạt động.
d. Sự hấp dẫn của tài liệu với chủ thể.
Câu 64: Cách hiểu nào không đúng về ghi nhớ ý nghĩa?
a. Dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu và quan hệ lôgic giữa các phần trong tài liệu.
6
b. Tốn ít thời gian, dễ hồi tưởng lại.
c. Tiêu hao năng lượng thần kinh ít.
d. Loại ghi nhớ chủ yếu của con người trong học tập.
Câu 65: Điều nào không đúng với học thuộc lòng?
a. Giống với "học vẹt" (lặp đi lặp lại tài liệu nhiều lần một cách không thay đổi đến khi nhớ toàn
bộ tài liệu).
b. Ghi nhớ máy móc dựa trên thông hiểu tài liệu.
c. Ghi nhớ có chủ định.
d. Cần thiết trong học tập.
Câu 66: Đặc trưng của ghi nhớ có chủ định là hiệu quả phụ thuộc chủ yếu vào:
a. động cơ, mục đích ghi nhớ.
b. khả năng gây cảm xúc của tài liệu.
c. hành động được lặp lại nhiều lần.
d. tính mới mẻ của tài liệu.
Câu 67: Tư duy có cả ở người và động vật nhưng tư duy của con người khác với tư duy của động vật,
vì ở con người có:
a. ngôn ngữ.
b. công cụ, phương tiện để tư duy.
c. hình ảnh tâm lý trong kinh nghiệm cá nhân.
d. Cả a, b, c.
Câu 68: Nguyên nhân nào làm cho hình ảnh tri giác không phản ánh đúng đặc điểm thực tế của đối
tượng?
a. Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý bên trong.
b. Ảnh hưởng của yếu tố sinh lý cơ thể.
c. Ảnh hưởng của yếu tố hoàn cảnh bên ngoài.
d. Cả a, b, c.
Câu 69: Đâu là dấu hiệu đặc trưng nhất để phân biệt giữ gìn tích cực với giữ gìn tiêu cực trong trí
nhớ?
a. Chỉ giữ gìn tài liệu quan trọng cần nhớ.
b. Giữ gìn chủ yếu dựa trên sự nhớ lại (tái hiện).
c. Chủ thể phải hoạt động tích cực để giữ gìn tài liệu cần nhớ.
d. Quá trình củng cố dấu vết tài liệu đã hình thành trên vỏ não.
Câu 70: Đâu là dấu hiệu đặc trưng nhất để phân biệt giữ gìn tiêu cực với giữ gìn tích cực?
a. Chỉ giữ gìn tài liệu không cần thiết cho hoạt động.
b. Giữ gìn dựa trên sự tri giác lại tài liệu nhiều lần một cách rập khuôn.
c. Thực chất là quá trình ôn tập.
d. Chủ thể không phải hoạt động tích cực để giữ gìn tài liệu cần nhớ.
Câu 71: Điều nào không đúng với hồi tưởng?
a. hồi tưởng còn gọi là hồi ức.
b. hồi tưởng là loại nhớ lại có chủ định.
c. hồi tưởng không cần đặt các sự kiện được nhớ lại theo đúng không gian.
d. hồi tưởng đòi hỏi sự nỗ lực ý chí.
Câu 72: Điều nào không đúng với sự quên?
a. Quên cũng diễn ra theo quy luật.
b. Quên là xoá bỏ hoàn toàn "dấu vết" của tài liệu trên vỏ não.
7
c. Quên cũng là hiện tượng hữu ích với con người.
d. Ở giai đoạn đầu (lúc mới học xong), tốc độ quên lớn, sau đó giảm dần.
Câu 73: Hãy chỉ ra một cách đầy đủ nguyên nhân của sự quên.
a. Khi gặp kích thích mới hay kích thích mạnh.
b. Nội dung tài liệu không phù hợp nhu cầu sở thích, không gắn với xúc cảm.
c. Tài liệu ít được sử dụng.
d. Cả a, b, c.
Câu 74: "Khi cô ấy nhắc lại chuyện xưa, tôi mới dần dần nhận ra cô ấy là ai". Sự kiện xảy ra trong
hiện tượng trên thuộc mức độ quên nào?
a. Quên hoàn toàn.
b. Quên tạm thời.
c. Quên cục bộ.
d. Không có sự quên xảy ra.
Câu 75: Chia tay Lan rồi mà lời nói của cô như còn vang bên tai tôi "Anh phải giữ gìn sức khoẻ". Hiện
tượng trên là biểu hiện loại trí nhớ nào ?
a. Trí nhớ cảm xúc.
b. Trí nhớ ngắn hạn.
c. Trí nhớ chủ định.
d. Không phụ thuộc các loại trí nhớ trên.
Câu 76: Khi hai cảm giác cùng loại (nảy sinh ở cùng một cơ quan phân tích) tác động đồng thời
hoặc nối tiếp sẽ làm thay đổi độ nhạy cảm của nhau. Hiện tượng đó được gọi là:
a. sự tác động qua lại giữa các cảm giác.
b. sự tương phản giữa các cảm giác.
c. sự cảm ứng giữa các cảm giác.
d. độ nhạy cảm của các cảm giác.
Câu 77: Khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích
thích là quy luật nào của cảm giác?
a. Quy luật ngưỡng cảm giác.
b. Quy luật thích ứng.
c. Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác.
d. Quy luật cảm ứng.
Câu 78: Khi ta đi từ chỗ sáng vào chỗ tối, lúc đầu ta không nhìn thấy gì, sau mới thấy rõ. Hiện tượng
này là do độ nhạy cảm của cảm giác nhìn:
a. tăng.
b. giảm.
c. không thay đổi.
d. lúc đầu tăng, sau giảm.
Câu 79: Cùng xem một bức tranh, Lan bảo trong bức tranh giống hình một cô gái, còn An bảo không
phải. Hiện tượng trên là biểu hiện của quy luật nào của tri giác?
a. Tính đối tượng.
b. Tính ý nghĩa.
c. Tính lựa chọn.
d. Tính ổn định.
Câu 80: Có thể thay thế khái niệm "tư duy", "tưởng tượng" bằng khái niệm nào có nội hàm rộng hơn?
a. Quá trình nhận thức.
8
b. Nhận thức lý tính.
c. Các quá trình tâm lý.
d. Hoạt động nhận thức.
Câu 81: Tư duy phản ánh cái gì?
a. Cái mới mà trước đó ta chưa biết.
b. Những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng.
c. Những đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
d. Cả a, b, c.
Câu 82: Sự tham gia của yếu tố nào trong tư duy đã làm cho tư duy có tính gián tiếp, khái quát?
a. Ngôn ngữ.
b. Nhận thức cảm tính.
c. Các quá trình tâm lý khác.
d. Kinh nghiệm đã có về sự vật, hiện tượng.
Câu 83: Nội dung bên trong của mỗi giai đoạn trong quá trình tư duy được diễn ra bởi yếu tố nào?
a. Sự phân tích, tổng hợp.
b. Thao tác tư duy.
c. Hành động tư duy.
d. Sự trừu tượng hoá, khái quát hoá.

CÂU HỎI GHÉP ĐÔI


Câu 84:
Cột I Cột II
1. Cảm a. Phản ánh cái mới chưa có trong kinh nghiệm cá nhân dưới hình thức các biểu
giác tượng.
2. Tri giác b. Phản ánh riêng lẻ các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
3. Tư duy c. Chỉ xuất hiện khi có tác động trực tiếp của sự vật hiện tượng vào cơ quan cảm
4. Tưởng giác.
tượng d. Phản ánh các dấu hiệu chung, bản chất, mối liên hệ có tính quy luật của sự vật,
hiện tượng.
e. Kết quả là hình ảnh trực quan về sự vật hiện tượng cá lẻ.
f. Kết quả là hình ảnh khái quát về sự vật hiện tượng, những khái niệm, định lý.

Câu 85:
Cột I Cột II
1. Quy luật thích ứng a. Sau khi đã đứng lên xe buýt một lúc thì cảm giác khó chịu về mùi
2. Quy luật ngưỡng mồ hôi nồng nặc mất đi, còn người vừa mới lên thì lại thấy rất khó
cảm giác chịu về mùi đó. (1)
3. Quy luật tác động b. Một nồi canh nấu cho ba người ăn, vậy mà người thứ nhất cho rằng
qua lại đồng thời canh nhạt, người thứ hai thấy canh mặn, người thứ ba thấy vừa phải.
giữa các cảm giác c. Tay người mẹ vừa giặt xong trong nước lạnh, sờ tay lên trán con tưởng
4. Quy luật tác động kế con bị sốt, nhưng khi cặp nhiệt độ thì không phải.
tiếp của cảm giác d. Cô giáo thường sử dụng bút màu đỏ để chấm bài.
e. Mùi cơm mới đưa lên mũi làm tôi cảm thấy đói hơn.

9
Câu 86:
Cột I Cột II
1. Tính a. Người học ở những vị trí khác nhau trong lớp, mặc dù hình ảnh cái bảng trong võng
lựa chọn mạc mắt của họ là khác nhau (hình bình hành, chữ nhật...) nhưng họ vẫn nhìn thấy
2. Tính được cái bảng là hình chữ nhật. (3)
có ý b. Khi tham quan trong hang động, cùng ngắm một hòn đá, Thanh bảo "giống cặp sừng
nghĩa hươu", còn Vân lại nói "giống chiếc bình hoa".
3. Tính c. Khi ngồi trên xe ô tô đang chạy, ta cảm thấy như các vật phía trước tiến nhanh lại phía
ổn định mình và phình to ra.
4. Tổng d. Trong lòng đang buồn bực, Thanh thấy mọi thứ đều trở nên khó chịu, kể cả bản nhạc
giác du dương mà cô vốn rất yêu thích đang phát ra từ radio. (4)
e. Giáo viên thường dùng mực đỏ chấm bài kiểm tra.

Câu 87:
Cột I Cột II
1. a. Ở nhà trẻ, người ta đưa cho các cháu một số đồ vật có hình dạng giống nhau nhưng khác
Cảm nhau về màu sắc. Sau đó, cô giáo đưa một cái có màu xanh dương và bảo các cháu tìm
giác vật giống như thế.
2.Tri b. Ở nhà trẻ, cô giáo đưa cho các cháu 10 tấm bìa, mỗi tấm vẽ một đồ vật khác nhau. Sau
giác đó, cô giáo đưa ra một đồ vật và các cháu phải tìm trong tấm bìa của mình đồ vật đó.
3. Tư c. Để dạy bài "Một buổi sáng ở Vịnh Hạ Long", cô giáo đã dựa vào nội dung bài tập đọc để vẽ
duy nên bức tranh minh hoạ.
4. d. Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh số 5 và 3. Một học sinh trả lời "5 không bằng 3, 5
Tưởn lớn hơn 3 hai đơn vị, 3 nhỏ hơn 5 hai đơn vị".
g e. Trong một lớp mẫu giáo,người ta đưa cho các cháu 5 con lắc có màu sắc, kích thước,
tượng hình dáng giống hệt nhau nhưng âm thanh khác nhau. Sau đó, từng cháu sẽ lắng nghe âm
thanh của một con lắc nào đó và tìm đúng con lắc có âm thanh đó.

Câu 88:
Cột I Cột II
1. Tưởng a. Người học hình dung ra miền đất xa xôi vùng Nam Mỹ qua lời giảng của cô giáo
tượng trong giờ Địa lý.
tái tạo b. Hoa là sinh viên Mĩ thuật, cô đang thể hiện khung cảnh xây dựng trường trong bản vẽ
2. Tưởng của mình.
tượng c. "Nó suốt ngày vùi đầu vào tiểu thuyết, chẳng chịu học hành, ăn uống gì. Nó mơ ước
sáng gặp được hoàng tử của đời mình: khoẻ mạnh, khôi ngô, vừa hào hoa, phong nhã, chu
tạo đáo nhưng cũng rất ga lăng, thành công trong hoạt động xã hội nhưng cũng rất chăm
3. Lý lo công việc gia đình”.
tưởng d. Hình ảnh người Thầy mẫu mực hết lòng vì học sinh, đã giúp bao em qua khỏi thất
4. Tưởng học, ươm mầm những ước mơ. Bao lớp người học đã trưởng thành vẫn giữ nguyên
tượng trong lòng kính trọng Thầy... Hình ảnh đó luôn thôi thúc cô sinh viên Cẩm Nhung
tiêu phấn đấu hơn nữa trong học tập và rèn luyện.
cực e. Đã gấp cuốn sách lại, nhưng câu chuyện trong đó vẫn ám ảnh cô, cô như nhìn thấy
một cô gái đẹp lạ lùng đang ngủ trong rừng.

Câu 89:
Cột I Cột II
10
1. Chắp
ghép a. Người khổng lồ trong chuyện cổ tích
2. Liên b. Bắt chước cơ chế chìm nổi của loài cá, các nhà khoa học đã sáng chế ra tàu ngầm.
hợp c. Hình ảnh "Chị Dậu” (trong tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố) là người phụ nữ tiêu
3. Điển biểu nhất cho những người phụ nữ nông dân nghèo dưới chế độ phong kiến thực dân.
hình hoá d. Báo “Hoa học trò” có bức tranh biếm hoạ về cậu học trò đang trả lời câu hỏi kiểm tra
4. Nhấn bài cũ của cô giáo: Cậu có một chiếc tai bình thường hướng về phía cô và một chiếc
mạnh tai to hướng về phía lớp để nghe các bạn nhắc bài.
chi tiết e. Hình ảnh Phật Bà nghìn mắt nghìn tay.
sự vật
f. Trong truyện phim "Tây du ký", Ngưu Ma Vương có cái đầu trâu trên thân hình người
trông rất dữ tợn.

Câu 90:
Cột I Cột II
1. Xác định a. Xem xét sự đúng đắn của các giả thuyết (tiến hành trong đầu hay
và biểu đạt vấn đề trong thực tiễn) để khẳng định giả thuyết (hay phủ định giả thuyết).
2. Xuất hiện b. Xác định được nhiệm vụ tư duy.
các liên tưởng c. Huy động những tri thức kinh nghiệm liên quan đến nhiệm vụ tư
3. Sàng lọc liên tưởng, hình duy.
thành giả thuyết d. Gạt bỏ những tri thức, liên tưởng không phù hợp với nhiệm vụ tư
4. Kiểm tra giả thuyết duy đã xác định.
e. Đưa ra phương án trả lời đúng.

Câu 91:
Cột I Cột II
1. Nhận thức a. Kinh nghiệm của cá nhân.
cảm tính b. Những thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
2. Nhận thức c. Mục đích của hành động do điều kiện khách quan quy định.
lý tính d. Ý nghĩa của sự vật, hiện tượng trong quan hệ với nhu cầu, động cơ của con
3. Cảm xúc người.
4. Trí nhớ e. Những thuộc tính bản chất và những mối liên hệ mang tính quy luật của sự vật,
hiện tượng.

Câu 92:
Cột I Cột II
1. Ghi nhớ a. Nhớ dựa trên hình thức liên hệ bên ngoài mà không hiểu nội dung.
không chủ định b. Ghi nhớ tự nhiên, không đặt ra mục đích ghi nhớ.
2. Ghi nhớ có chủ c. Ghi nhớ dựa trên hiểu nội dung và mối liên hệ lôgic giữa các phần của tài
định liệu.
3. Ghi nhớ máy móc d. Ghi nhớ theo mục đích đặt ra từ trước.
4. Ghi nhớ ý nghĩa e. Ghi nhớ dựa trên cả mối liên hệ bên ngoài lẫn mối liên hệ lôgic bên trong
tài liệu.

Câu 93:
Cột I Cột II
1. Nhận lại a. Không nhớ lại nhưng không nhận lại được.
2. Nhớ lại b. Không nhớ lại lúc cần thiết nhưng một lúc nào đó đột nhiên nhớ
3. Quên hoàn toàn lại.

11
4. Quên cục bộ c. Tái hiện được tài liệu đã ghi nhớ trong điều kiện tri giác lại.
d. Không nhớ lại cũng không nhận lại được.
e. Tái hiện lại tài liệu ghi nhớ mà không cần tri giác lại tài liệu.

Câu 94:
Cột I Cột II
1. Tri giác a. Là một quá trình nhận thức.
2. Quan sát b. Là thuộc tính tâm lý.
3. Năng lực quan sát c. Có ở cả người và động vật.
d. Chỉ có ở người.
e. Là hình thức tri giác cao nhất.
f. Là đặc điểm của nhân cách.

Câu 95:
Cột I Cột II
1. Tính "có vấn đề" a. Phản ánh cái chung, không chỉ gắn với chỉ một sự vật cá lẻ.
2. Tính gián tiếp b. Phải sử dụng công cụ, phương tiện để tư duy.
3. Tính trừu tượng và khái c. Làm cho tư duy con người khác xa về chất so với tư duy của động
quát vật.
4. Quan hệ chặt chẽ với ngôn d. Quan hệ giữa tư duy với "nguyên vật liệu" để tiến hành tư duy.
ngữ e. Cơ sở tâm lý của "dạy học nêu vấn đề".

Câu 96:
Cột I Cột II
1. Phân a. Giáo viên đưa một loạt mô hình cái bảng, tờ giấy, mặt bàn... (có hình chữ nhật), sau
tích đó cùng học sinh chỉ ra đặc điểm về số cạnh, số góc và kích thước góc, độ dài từng
2. Tổng cạnh.
hợp b. Tìm ra những đặc điểm giống nhau giữa các hình đó (đó là số cạnh là 4 và có 4 góc
3. So sánh vuông).
4. Trừu c. Gạt bỏ những đặc điểm về độ lớn của cạnh, của hình nguyên vật liệu... chỉ giữ lại đặc
tượng hoá điểm về cạnh, góc để xem xét.
5. Khái d. Trên cơ sở những đặc điểm chung (4 cạnh, 4 góc vuông) xếp các vật đó vào loại hình
quát hoá chữ nhật.
e. Tập hợp các đặc điểm của hình chữ nhật để học sinh có hiểu biết sâu sắc về "hình chữ
nhật."

Câu 97:
Cột I Cột II
1. Tư duy trực quan hành a. Để làm phép tính cộng, học sinh lớp một phải dùng các que tính
động và nhóm chúng lại với nhau (số lượng theo dữ kiện bài toán).
2. Tư duy trực quan b. Trẻ chỉ cần quan sát bằng mắt các vật (thay thế các dữ kiện bài
hình ảnh toán), các em cũng giải được bài toán.
3. Tư duy trừu tượng c. Trẻ có thể tính nhẩm một phép tính trong đầu cũng ra được kết
quả.

CÂU HỎI ĐIỀN KHUYẾT

Câu 98:
12
Nhận thức là hoạt động đặc trưng của con a. Nhận thức sơ cấp e. Tư duy
người. Mức độ thấp của nhận thức là ..(1)..., f. Trí nhớ
b. Nhận thức cảm tính
bao gồm....(2)..., trong đó con người phản ánh g. Tri giác
những thuộc tính ...(3) ... của sự vật đang trực c. Nhận thức lý tính
h. Bên ngoài
tiếp tác động vào giác quan. d. Cảm giác và tri giác

Câu 99:
Tri giác và cảm giác đều là nhận thức cảm tính. Vì a. Bên ngoài e. Đúng hơn
chúng đều phản ánh cái...(1) .., nhưng tri giác là mức b. Cụ thể f. Đầy đủ
độ nhận thức …(2) ... cảm giác. Tri giác phản ánh ...(3) c. Lý tính hơn g. Trọn vẹn
... các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi
d. Cao hơn h. Chi tiết
chúng tác động trực tiếp vào giác quan.

Câu 100:
Cảm giác phản ánh các thuộc tính …(1) … của sự a. Bên ngoài e. Cụ thể
vật thông qua hoạt động của từng giác quan. Do vậy, cảm b. Đầu tiên f. Duy nhất
giác chưa phản ánh được ...(2) ... sự vật. Cảm giác là c. Đúng đắn g. Rõ ràng
mức độ định hướng …(3) ... trong nhận thức của con
d. Trọn vẹn h. Chi tiết
người.

Câu 101:
Cảm giác có ba ngưỡng: ngưỡng a. Cường độ và tính chất kích e. Cường độ kích thích trung
cảm giác trên, ngưỡng cảm giác dưới thích tối thiểu bình
và ngưỡng sai biệt. Ngưỡng cảm b. Cường độ kích thích tối đa f. Mức độ chệnh lệch tối đa
giác trên là...(1) … mà ở đó vẫn còn c. Tính chất kích thích đặc g. Cường độ và tính chất
cảm giác, ngưỡng cảm giác dưới trưng kích thích tối đa
là ...(2) … đủ để gây ra cảm giác.
d. Mức độ chênh lệch tối h. Cường độ kích thích tối
Ngưỡng sai biệt là...(3) ... về cường
thiểu thiểu
độ và tính chất của hai kích thích gây
cảm giác.
Câu 102:
Tính đối tượng của tri giác thể hiện ở chỗ tri giác a. Bản chất e. Hình ảnh chủ
đem lại hình ảnh trọn vẹn về sự vật nhất định. Hình b. Hình ảnh cảm tính quan
ảnh ấy một mặt phản ánh ...(1) … của đối tượng, c. Tính chủ quan f. Tổ hợp
mặt khác nó là …(2) ... về đối tượng. Vì vậy, khi tri g. Nhiều
d. Đặc điểm bên ngoài
giác một vật, cá nhân phải sử dụng …(3) ... các cơ h. Tổng số
quan phân tích và kinh nghiệm đã có về vật đang tri
giác.

Câu 103:
Tri giác của cá nhân không thể đồng thời phản a. Nhấn mạnh e. Tính ý nghĩa
ánh tất cả các sự vật đang trực tiếp tác động, mà chỉ b. Tách ra g. Sự đồng nhất
…(1) ... một số tác động trong đó để phản ánh. Đặc c. Tính chủ quan h. Sự tương phản
điểm này nói lên…. (2) ... của tri giác. Vì vậy, khi
d. Tính lựa chọn
trình bày bảng, giáo viên cần tạo ra ...(3) ... của các
kiểu chữ.

13
Câu 104:
Khả năng phản ánh sự vật...(1)... khi điều kiện a. Thay đổi e. Tính trọn vẹn
tri giác vật đó thay đổi. Khả năng này nói lên b. Không thay đổi f. Tư chất
tính ....(2) ... của tri giác. Có được khả năng này là c. Tính chủ quan g. Kinh nghiệm
do trong quá trình tri giác có sự tham gia của yếu tố
d. Tính ổn định h. Chú ý
...(3) … của cá nhân.

Câu 105:
Cảm giác và tri giác có điểm giống nhau a. Gián tiếp e. Thuộc tính
là đều phản ánh ...(1) … sự vật và đều phản b. Trực tiếp bên ngoài
ánh …(2) ... của sự vật; phản ánh …(3) ... c. Bản chất f. Các sự vật
Những điểm giống nhau này là tính chất g. Từng sự vật cụ thể
d. Các thuộc tính
chung của nhận thức cảm tính, mà cảm giác
h. Lớp các sự vật
và tri giác là hai mức độ khác nhau.

Câu 106:
Tư duy là một ...(1)… phản ánh a. Quá trình nhận thức e. Bên trong
những ...(2) .., những mối liên hệ và b. Quá trình tâm lý f. Bên trong có tính quy luật
quan hệ ...(3) ... của sự vật và hiện c. Thuộc tính của sự vật g. Thuộc tính bản chất
tượng trong hiện thực khách quan
d. Hiện tượng tâm lý h. Có tính quy luật
mà trước đó ta chưa biết.

Câu 107:
Tư duy chỉ xuất hiện khi gặp tình huống "có a. Yêu cầu cần giải quyết e. Khả năng giải
vấn đề". Tức là tình huống chứa đựng mâu thuẫn b. Nhu cầu giải quyết quyết
giữa một bên là …(1) ... với một bên ...(2) ... c. Điều kiện và khả năng đã f. Nhiệm vụ giải
Muốn giải quyết mâu thuẫn đó, con người phải có quyết
tìm cách thức mới. Tức là con người phải tư duy. g. Điều kiện phù
d. Tri thức, phương pháp
Tuy nhiên, để tình huống trở thành có vấn đề, con hợp

người phải ý thức được mâu thuẫn cần giải quyết
và phải có ...(3) …

Câu 108:
Ở mức nhận thức cảm tính, con người 08a. Cụ thể e. Kết quả nhận thức
phản ánh ...(1) ... sự vật. Đến tư duy, con người b. Trọn vẹn f. Ngôn ngữ
phản ánh …(2) … sự vật. Điều này được thể
hiện trước hết ở việc con người sử dụng ...(3) ... c. Gián tiếp g.Trực tiếp
để tư duy. d. Trừu tượng h. Kinh nghiệm

Câu 109:

14
Quá trình tư duy được bắt đầu từ ...(1) .., tiếp a. Tình huống có vấn đề e. Xuất hiện giả
đến làm ...(2), sau đó sàng lọc liên tưởng và hình b. Nhận thức vấn đề thuyết
thành giả thuyết. Khâu tiếp theo là ...(3)... từ đây f. Kiểm tra giả
c. Xuất hiện kiến thức
có ba khả năng: nếu giả thuyết đúng thì khẳng thuyết
định và vấn đề đã được giải quyết; nếu giả thuyết d. Xuất hiện các liên
sai thì phủ định từ đó tiến hành hành động tư duy tưởng g. Kiểm tra kết quả
mới, nếu giả thuyết chưa chính xác thì chính xác h. Hình thành tri
hoá lại. thức mới

Câu 110:
Quá trình nhận thức của con a. Nhận thức cảm tính e. Ý thức
người có hai mức độ: mức độ thấp là b. Nhận thức lý tính f. Hiện tượng tâm lý
...(1). Mức độ cao là ...(2). Mức độ c. Cảm giác sơ cấp
thấp bao gồm hai quá trình nhận và tri giác g. Hiện tượng tâm lý đơn giản
thức là ...(3). d. Tưởng tượng và trí nhớ h. Hiện tượng tâm lý phức tạp

Câu 111:
Cảm giác ở mỗi người là khác nhau, nhưng ở tất cả mọi a. Sự phát triển e. Cảm ứng
người, cảm giác đều diễn ra theo ...(1) chung. Khi hai cảm b. Quy luật f. Di chuyển
giác cùng loại (nảy sinh ở cùng một cơ quan phân tích) nảy c. Sự tác động g. Thích ứng
sinh đồng thời hay nối tiếp, tác động làm thay đổi độ nhạy qua lại h. Tương tác
cảm của nhau. Hiện tượng đó được gọi là ...(2). Khả năng d. Tương phản môi trường
thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay
đổi của cường độ kích thích là quy luật ...(3) của cảm giác.

Câu 112:
Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc để .. a. Gộp e. Riêng của sự vật
(1) … nhiều đối tượng khác nhau thành một b. Bao quát f. Chung của
nhóm, một loại các sự vật, theo những thuộc c. Của các các sự vật
tính, những mối liên hệ …(2)... Những thuộc sự vật g. Bản chất
tính này là những thuộc tính …(3)… của sự vật. d. Chung h. Chung, bản chất

Câu 113:
Khái niệm tư duy, tưởng tượng có a. Quá trình e. Trực tiếp
thể thay thế bằng khái niệm có nội hàm nhận thức f. Khái quát, gián tiếp
rộng hơn là ...(1). Chúng đều phản b. Hiện tượng tâm lý phức tạp g. Kinh nghiệm
ánh ...(2) sự vật, hiện tượng và đều đem c. Hiệu quả cao
h. Nhận thức lý tính
lại ...(3) cho cá nhân.
d. Tri thức mới

Câu 114:
Trí nhớ phản ánh ...(1)... của cá nhân. Trí nhớ a. Các hình ảnh đã có e. Quá khứ
rất quan trọng. Nếu không có trí nhớ, con người b. Những kinh nghiệm f. Hiện tại
sẽ không có ...(2)... Khi con người phải cố gắng
c. Tri thức g. Hồi ức
nỗ lực tái hiện các ấn tượng trải qua trước đây
(mà không cần tái hiện theo trật tự, thời gian) d. Nhân cách h. Hồi tưởng
là ...(3) ...

15
Câu 115:
Ghi nhớ là quá trình trí nhớ đưa tài liệu vào ..(1)... a. Sự ôn tập e. Sự tái hiện
và gắn tài liệu đó với kiến thức hiện có. Khi cần thiết, b. Sự giữ gìn f. Sự tái nhận
con người sẽ làm sống dậy những hình ảnh này, đó là
c. Ý thức g. Trí nhớ
…(2)... Nhưng cũng có khi con người không tái hiện
được nội dung đã nhớ vào lúc cần thiết. Đó là ...(3). d. Sự quên h. Hồi tưởng

Câu 116:
Hoạt động lời nói là phương tiện nhận a. Phương tiện thông tin e. Thông báo
thức, ...(1)… của con người. Nó có thể được dùng b. Giao tiếp đặc biệt f. Chỉ nghĩa
làm vật thay thế cho chính bản thân sự vật, hiện c. Ngôn ngữ g. Mô hình
tượng, đó là chức năng ...(2). Còn quá trình con
d. Giao tiếp h. Vật chất hoá
người sử dụng nó làm phương tiện thực hiện một
mục đích cụ thể thì được gọi là ...(3).

Câu 117:
Tư duy trực quan hành động là tư duy giải a. Khái niệm e. Thao tác tay chân
quyết nhiệm vụ nhờ sự cải tổ tình huống bằng b. Hình tượng f. Hình ảnh
các …(1)... Còn tư duy trực quan - hình ảnh cải c. Kinh nghiệm đã có g. Biểu tượng
tổ tình huống bằng ...(2)... Tư duy trừu tượng
d. Tri thức h. Hành động thực
cải tổ tình huống bằng ...(3)...
tiễn

Câu 118:
Tưởng tượng là ...(1)... phản ánh ... a. Quá trình tâm lý e. Những tri thức
(2)... trong kinh nghiệm của cá nhân b. Quá trình nhận thức f. Những khái niệm
bằng cách xây dựng những ...(3)… trên c. Những cái đã có g. Những hình ảnh mới
cơ sở những biểu tượng đã có.
d. Những cái chưa có h. Biểu tượng mới

Câu 119:
Tưởng tượng chỉ nảy sinh từ …(1) ... và nó a. Tri giác sự vật e. Hình ảnh
nhận thức được thực hiện chủ yếu bằng ...(2)… b. Cảm tính f. Kinh nghiệm
Biểu tượng của tưởng tượng được xây dựng từ biểu
c. Khái niệm g. Tình huống có vấn đề
tượng của trí nhớ; nó là biểu tượng của biểu tượng.
Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức ...(3) ... d. Ngôn ngữ h. Lý tính

Câu 120:
Con người có thể tạo ra hình tượng người a. Thay đổi kích thước e. Loại suy
khổng lồ bằng cách …(1)..., tạo ra tranh biếm b. Nhấn mạnh một bộ phận f. Điển hình hoá
hoạ bằng cách ..(2)..., tạo ra hình ảnh nàng tiên
c. Trừu tượng hoá g. Liên kết
cá bằng sự chắp ghép; tạo ra cái xe điện bánh hơi
bằng sự liên hợp giữa ô tô với tàu điện, còn tạo d. Khái quát hoá h. Tương tự
ra "Chị Dậu" bằng cách ...(3)...

Câu 121:
Tư duy và tưởng tượng đều phản ánh ...(1)... a. Các dấu hiệu bản chất e. Cái mới
16
đối với cá nhân một cách gián tiếp, song theo hai b. Cái chung của sự vật f. Ngôn ngữ
chiến lược khác nhau. Tưởng tượng phản ánh c. Hình thành khái niệm g. Kinh nghiệm
bằng ...(2)..., còn tư duy phản ánh bằng …(3). Hai
d. Xây dựng hình ảnh h. Hành động
cách này liên quan chặt chẽ với nhau và bổ sung
cho nhau.

Câu 122:
Hoạt động ngôn ngữ gồm hai mặt: mặt thứ a. Hướng ra ngoài e. Chuyển từ ý đến nghĩa
nhất là biểu đạt và mặt thứ hai là …(1)... Mặt b. Biểu đạt f. Ngôn ngữ đến ý
thứ nhất là quá trình chuyển từ ...(2)..., còn mặt
c. Hướng vào trong g. Chuyển từ ngoài vào
thứ hai là quá trình chuyển từ ...(3)... Hai quá
trình này gắn bó và bổ sung cho nhau: quá d. Hiểu biểu đạt rong
trình tri giác ngôn ngữ và thông hiểu ngôn ngữ. h. Chuyển từ trong ra ngoài
Câu 123:
Cả ...(1) và ...(2). đều nảy sinh trong hoàn a. Tri giác e. Trí nhớ
cảnh có vấn đề. Tuy nhiên, sự khác nhau nhau b. Cảm giác f. Xác định
giữa hai loại hoàn cảnh có vấn đề này là ở
c. Tư duy g. Chính xác
tính ...(3)... của nó.
d. Tưởng tượng h. Hiện thực

17

You might also like