You are on page 1of 12

ĐỀ TEST LOGIC HỌC

Câu 1: Tam đoạn luận đơn EIO-3 đúng hay sai, vì sao?
a. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả 2 tiền đề.
b. Sai, vì tiểu từ không chu diên trong tiền đề mà chu diên trong kết luận.
c. Sai, vì cả 2 tiền đề đều là phán đoán phủ định.
d. Đúng, vì thỏa mãn tất cả các quy tắc của tam đoạn luận đơn.
Câu 2: Suy luận sau đây đúng hay sai: “Con hơn cha nhà có phúc. Con nhà đó
không hơn cha. Vậy nhà đó không có phúc”.
a. Đúng hay sai tùy thuộc hoàn cảnh cụ thể của nhà đó.
b. Đúng hay sai tùy thuộc cách hiểu các từ “hơn” và “phúc”.
c. Sai.
d. Đúng.
Câu 3: Cho các tiền đề: “Người Nhật Bản đều ăn gỏi cá sống đắt tiền, ông Toku
không ăn gỏi cá sống đắt tiền”. Từ đây rút ra được kết luận nào:
a. Ông Toku là người tiết kiệm.
b. Ông Toku không phải là người Nhật Bản.
c. Ông Toku không thích món gỏi.
d. Ông Toku không ăn cá sống.
Câu 4: “Không có gà thì không có trứng gà. Mà chúng ta có gà. Vậy chúng ta có
trứng gà”. Suy luận trên:
a. Sai.
b. Đúng hay sai tùy thuộc việc có trứng gà hay không.
c. Đúng.
d. Chưa đủ thông tin để xác định suy luận đúng hay không.

1
Câu 5: Sơ đồ nào sau đây biểu diễn đúng mối quan hệ giữa các khái niệm A - “Khoa
học pháp lý”, B - “Khoa học xã hội”, C - “Khoa học”.

a. d
b. a
c. c
d. b
Câu 6: Suy luận có dạng thức cho trong sơ đồ sau đây đúng hay sai?

a. Đúng.
b. Sai.
c. Đúng hay sai phụ thuộc vào nội dung cụ thể của p, q, r, s.
d. Chưa đủ thông tin để xác định.
Câu 7: Với tiền đề MaP và kết luận là SaP thì tiền đề còn lại là gì để suy luận là hợp
logic?
a. MaS.
b. SaM.
2
c. Không thể tìm được tiền đề còn lại để suy luận hợp logic.
Câu 8: Có người lập luận: “Các bạn đừng nghe anh ta trong vấn đề tình yêu! Anh ta
suốt ngày nhậu nhẹt say khướt đấy”. Trong lập luận đã nêu có ngụy biện không?
nếu có thì đó là loại ngụy biện nào?
a. Có, là ngụy biện công kích cá nhân.
b. Không có ngụy biện. Thật sự là không nên nghe theo những người hay say rượu.
c. Có, là ngụy biện đánh vào tình cảm.
d. Có, là ngụy biện dựa vào uy tín.
Câu 9: Cho định nghĩa: “Sinh viên là người trước sau gì cũng có lần thi rớt”. Định
nghĩa đã cho có vi phạm quy tắc định nghĩa nào không?
a. Vi phạm quy tắc định nghĩa phải rõ ràng.
b. Không vi phạm quy tắc nào.
c. Vi phạm quy tắc định nghĩ phải ngắn gọn.
d. Vi phạm quy tắc định nghĩa phải cân đối.
Câu 10: Hãy xác định xem suy luận cho sau đây đúng hay sai: “Nếu không có tài thì
không giúp ích gì cho dân, cho nước. Nếu không có đức thì sẽ hại dân, hại nước.
Anh không hại dân, hại nước nhưng cũng chẳng giúp ích gì cho dân, cho nước. Vậy
suy ra anh có đức mà không có tài”.
a. Đúng.
b. Không thể xác định được là đúng hay sai.
c. Sai.
Câu 11: “Mọi triết học đều mang tính giai cấp. Logic học không phải là triết học.
Logic học không mang tính giai cấp”. Suy luận trên có đúng không? Vì sao?
a. Đúng, vì đã tuân thủ tất cả các quy tắc suy luận.
b. Đúng, vì có 1 tiền đề là phán đoán phủ định và kết luận cũng là phán đoán phủ định.
c. Sai, vì trung từ đều chu diên trong cả 2 tiền đề.
d. Sai, vì đại từ không chu diên trong tiền đề nhưng lại chung diên trong kết luận.

3
Câu 12: Công dân Việt Nam đều biết tiếng Việt. Ông Hooàng biết tiếng Việt. Vậy
ông Hoàng là công dân Việt Nam. Tam đoạn luận này là:
a. Sai do đại từ ở tiền đề chu diên nhưng ở kết luận không chu diên.
b. Sai do tiểu từ cả hai lần không chu diên.
c. Sai do trung từ cả hai lần không chu diên.
d. Đúng.
Câu 13: Hãy xác định xem công thức sau đây có là quy luật hay mâu thuẫn logic hay
không?

a. Không là quy luật, không là mâu thuẫn logic.


b. Là mâu thuẫn logic.
c. Là quy luật logic.
d. Là quy luật hay mâu thuẫn hay không phụ thuộc vào nội dung cụ thể của p, q, r.
Câu 14: Hãy xác định xem công thức sau đây có là quy luật hay mâu thuẫn logic hay
không?

a. Là quy luật logic.


b. Điều này phụ thuộc vào nội dung cụ thể của p, q, r.
c. Không là quy luật, không là mâu thuẫn logic.
d. Là mâu thuẫn logic.
Câu 15: Suy luận sau đây đúng hay sai: “Nếu anh ấy đến thì Bình sẽ vui. Thế mà
Bình không vui. Như vậy là anh ấy không đến”.
a. True.
b. False.

4
Câu 16: Phán đoán nào sau đây là tiền đề bị lược bỏ của tam đoạn luận giản lược có
tiền đề còn lại là MaP và kết luận là SeP:
a. SaM.
b. SiM.
c. MiS.
d. Không thể xác định được, vì tam đoạn luận sai.
Câu 17: Cho lập luận: “Không nước nào thắng trong cuộc chiến thương mại giữa
Mỹ và Trung Quốc, vì cả hai nền kinh tế đó đều cần nhau”. Lập luận đã cho:
a. Vi phạm quy luật không mâu thuẫn.
b. Hoàn toàn hợp lý.
c. Vi phạm quy luật lý do đầy đủ.
d. Vi phạm quy luật triệt tam.
Câu 18: Cho định nghĩa: “Sinh viên là người trước sau gì cũng có lần thi rớt”. Định
nghĩa đã cho thuộc loại nào?
a. Định nghĩa thông qua nguồn gốc phát sinh.
b. Định nghĩa bằng liệt kê.
c. Định nghĩa qua loại và hạng.
d. Định nghĩa đệ quy.
Câu 19: Nếu phán đoán “Có sinh viên được nhận học bổng” là đúng thì phán đoán
“Có sinh viên không được nhận học bổng” là đúng hay sai?
a. Không đúng, không sai.
b. Đúng.
c. Không xác định được.
d. Sai.
Câu 20: Nói rằng: “Học Logic giúp bạn ngụy biện giỏi” là đúng hay sai?
a. Đúng.

5
b. Sai.
Câu 21: Sơ đồ nào biểu diễn đúng mối quan hệ giữa các khái niệm “sinh viên”,
“đảng viên”, “công chức”.

a. Sơ đồ d.
b. Sơ đồ b.
c. Sơ đồ a.
d. Sơ đồ c.
Câu 22: Logic học hình thức nghiên cứu cái gì?
a. Hiện thực khách quan và tư duy.
b. Cách sử dụng từ ngữ, câu đúng đắn.
c. Các hình thức và quy luật của tư duy.
d. Các quy luật của tự nhiên.
Câu 23: Từ nào sau đây biểu đạt khái niệm?
a. Đại học công lập.
b. Đại học Kinh tế Quốc dân.
c. Đại học Bình Dương.
d. Đại học Harvard.
Câu 24: Điều kiện quyết định tính chất của chế độ xã hội là hoàn cảnh địa lý, hoặc
là sự phát triển dân số hoặc là phương thức sản xuất của cải vật chất. Lịch sử đã chỉ

6
ra rằng hoàn cảnh địa lý là điều kiện quyết định tính chất của chế độ xã hội. Do đó,
phương thức sản xuất của cải vật chất và sự phát triển dân số không là điều kiện
quyết định tính chất của chế độ xã hội. Suy luận này nếu đúng chọn (TRUE) – sai
chọn (FALSE).
a. True.
b. False.
Câu 25: Xét tính hợp logic của tam đoạn luận sau:
Mọi việc làm tốt đều là việc có ích;
Mọi việc làm tốt đều là việc nên làm;
Vậy, mọi việc nên làm đều là việc có ích.
a. Sai vì S ở đại tiền đề không chu diên mà ở kết luận chu diên.
b. Sai vì cả S và P ở tiền đề không chu diên mà ở kết luận chu diên.
c. Sai vì P ở tiểu tiền đề không chu diên mà ở kết luận chu diên.
d. Sai vì P ở đại tiền đề không chu diên mà ở kết luận chu diên.
e. Sai vì S ở tiểu tiền đề không chu diên mà ở kết luận chu diên.
Câu 26: Phán đoán nào sau đây tương đương với phán đoán “Nếu là người bào
chữa thì có quyền tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa”?
a. Nếu không là người bào chữa thì không có quyền tham gia hỏi, hoặc không có quyền
tranh luận tại phiên tòa.
b. Nếu không có quyền tham gia hỏi, cũng không có quyền tranh luận tại phiên tòa thì
không là người bào chữa.
c. Nếu không là người bào chữa thì không có quyền tham gia hỏi, cũng không có quyền
tranh luận tại phiên tòa.
d. Nếu không có quyền tham gia hỏi, hoặc không có quyền tranh luận tại phiên tòa
thì không là người bào chữa.
Câu 27: Phán đoán nào sau đây biểu diễn một dạng thức suy luận đúng?

7
a. a
b. b
c. c
d. d
Câu 28: Xét xem kiểu tam đoạn luận đơn EAO đúng hay sai, biết rằng trung từ làm
thuộc từ trong cả hai tiền đề.
a. Sai quy tắc 2.
b. Sai quy tắc 1.
c. Đúng.
d. Sai quy tắc 3.
Câu 29: Từ tiền đề “Có làm thì mới có ăn” có thể suy ra được điều gì?
a. Nếu có ăn thì đã có làm.
b. Nếu có làm thì có ăn.
c. Có ăn khi và chỉ khi có làm.
d. Nếu không có ăn thì là đã không có làm.
Câu 30: Suy diễn trực tiếp bằng phép đổi chỗ, đổi chất (đối lập vị từ), phán đooán
nào dưới đây là suy diễn hợp logic từ phán đoán: Mọi tên phát-xít đều không là
người chấp nhận sống chung với người thuộc các dân tộc khác.
a. Mọi người không là phát-xít thì chấp nhận sống chung với người thuộc các dân tộc
khác.

8
b. Một số người không chấp nhận sống chung với người thuộc các dân tộc khác là
những tên phát-xít.
c. Mọi người không chấp nhận chung sống với người thuộc các dân tộc khác đều là
những tên phát-xít.
d. Không có tên phát-xít nào không là người chấp nhận sống chung với người thuộc các
dân tộc khác.
Câu 31: Tam đoạn luận Hình 2, kiểu AOI sai vì vi phạm quy tắc 4.
a. True.
b. False.
Câu 32: Thời trung cổ, có những nhà thần học tranh luận với nhau xoay quanh luận
đề: “Cây hoa hồng trên thượng giới (nước trời) có gai hay không có gai”.
Hỏi: Các nhà thần học ấy đã vi phạm quy tắc gì trước khi chứng minh, bảo vệ quan
điểm của mình.
a. Luận đề phải rõ ràng, chính xác.
b. Luận đề không được tự mâu thuẫn.
c. Không vi phạm, do nhận thức mỗi giai đoạn lịch sử sẽ khác nhau.
d. Luận đề phải được giữ nguyên trong suốt quá trình chứng minh.
Câu 33: Phán đoán nào sau đây biểu diễn một dạng thức suy luận đúng?

a. a
b. a và d
c. c và d

9
d. d
e. Không có đáp án đúng
f. b
Câu 34: Cho phán đoán thuộc tính đơn: “Nhiều người ủng hộ khủng bố”. Hãy xác
định tính chu diên của chủ từ S và thuộc từ P trong phán đoán đã cho!
a. S-; P-
b. S+; P+
c. S+; P-
d. S-; P+
Câu 35: Phán đoán “Ông ấy không phải là người không biết tính toán thiệt hơn” là
phán đoán thuộc tính đơn, dạng:
a. O
b. I
c. E
d. A
Câu 36: Xét tính hợp logic của tam đoạn luận dưới đây:
a. Vi phạm quy tắc 5.
b. Vi phạm quy tắc 4.
c. Vi phạm quy tắc 2.
d. Vi phạm quy tắc 1.
e. Tam đoạn luận đúng.
Câu 37: Để sơ đồ tam đoạn luận dưới đây hợp logic, công thức của tiền đề bị giản
lược phải là:

a. M+ e P+
10
b. P+ e M+
c. M+ a P-
d. Cả P+ e M+ và M+ e P+
Câu 38: Để sơ đồ tam đoạn luận dưới đây hợp logic, công thức của tiền đề bị giản
lược phải là:

a. M+ e P-
b. P- i M-
c. P- o M+
d. M+ a P-
Câu 39: Hệ từ (còn gọi là liên từ) trong phán đoán “Mai rất yêu Bình” là:
a. là.
b. tồn tại.
c. với mọi.
d. rất.
e. rất yêu.
Câu 40: Phán đoán thuộc tính đơn nào có cả thuộc từ và chủ từ chu diên?
a. I
b. A
c. E
d. O
Câu 41: Cho phán đoán đúng: “Không tốt nghiệp đại học ngành luật thì không thể
trở thành luật sư”. Như vậy:
a. Tốt nghiệp đại học ngành luật là điều kiện đủ để trở thành luật sư.

11
b. Tốt nghiệp đại học ngành luật là điều kiện cần và đủ để trở thành luật sư.
c. Các đáp án ở đây đều sai.
d. Tốt nghiệp đại học ngành luật là điều kiện cần để trở thành luật sư.
e. Tốt nghiệp đại học ngành luật vừa không là điều kiện cần, vừa không là điều kiện đủ
để trở thành luật sư.
Câu 42: Nếu phán đoán “Nhiều cô gái yêu Quang” là sai thì phán đoán nào sau đây
chắc chắn sai?
a. Có cô gái không yêu Quang.
b. Quang yêu một số cô gái.
c. Mọi cô gái đều yêu Quang.
d. Mọi cô gái đều không yêu Quang.
Câu 43: Buổi sáng đẹp trời, Vonte gọi người hầu và bảo anh ta sửa soạn các thứ để
hai người vào rừng săn bắn. Ít phút sau người hầu mang ra một đôi ủng bẩn. - Tôi
đã bảo anh chuẩn bị rồi mà anh vẫn còn để ủng bẩn như thế này à? Người hầu điềm
nhiên trả lời: - Thưa ông, con nghĩ rằng không việc gì phải lau lại đôi ủng, vì đi một
lúc thế nào nó cũng bẩn. - Được rồi, thế thì lên đường ngay đi thôi! - Dạ thưa ông,
nhưng con chưa kịp ăn sáng, đói lắm ạ! - Không hề chi, đi một lúc thế nào anh cũng
đói. Lý lẽ của Vonte dựa vào suy luận dạng:
a. Diễn dịch.
b. Quy nạp.
c. Tương tự.
d. Ngụy biện.

12

You might also like