You are on page 1of 21

SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ 2

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2022 – 2023


CHU VĂN AN MÔN: SINH HỌC 12. CHƯƠNG TRÌNH: CHUẨN

A. YÊU CẦU KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG


1. Chủ đề 1:Nguồn gốc sự sống - Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất; Sự phát sinh loài
người.
Nhận biết (2 câu):
- Tái hiện được tên và thứ tự 3 giai đoạn chính trong quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất.
- Nhận ra được kết quả của giai đoạn tiến hóa hoá học và tiến hoá tiền sinh học.
- Kể được tên 5 đại địa chất và nhận ra các sinh vật điển hình trong mỗi đại địa chất.
- Tái hiện được khái niệm hóa thạch và nhận ra vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển
của sinh giới.
- Nhận ra được các bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người.
Thông hiểu (2 câu):
- Xác định được các giai đoạn của quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất dựa vào kết quả của mỗi
giai đoạn.
- Phân biệt được các khái niệm: tiến hoá sinh học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học.
- Xác định được các đại địa chất thông qua các sinh vật điển hình.
- Xác định được mối quan hệ họ hàng (gần - xa) giữa các loài sinh vật và giữa người với một số loài
vượn người thông qua bảng số liệu so sánh về ADN và prôtêin giữa các loài.
- Phân biệt được tiến hoá sinh học và tiến hoá văn hoá.
2. Chủ đề 2: Cá thể và quần thể sinh vật
2.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái
Nhận biết (2 câu):
- Tái hiện được khái niệm môi trường và nhận ra được 4 loại môi trường sống.
- Tái hiện được khái niệm nhân tố sinh thái và nhận ra được các nhân tố sinh thái vô sinh và các nhân
tố sinh thái hữu sinh.
- Nhận ra được sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm) lên cơ thể
sinh vật.
- Nhận dạng được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh.
- Tái hiện được khái niệm về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái.
- Nhớ lại được nội dung của quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman) và quy tắc về kích thước
các bộ phân tai, đuôi, chi của cơ thể (quy tắc Anlen).
- Nhận ra được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.
- Nhận ra được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: quy luật tác động tổng hợp, quy luật
giới hạn.
Thông hiểu (2 câu):
- Xác định được môi trường sống của một số loài sinh vật quen thuộc.
- Phân biệt được các nhân tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh trong thực tế.
- Xác định được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của chúng đối với các nhân tố vô sinh
(cây ưa sáng, cây ưa bóng, động vật hoạt động ban ngày, động vật hoạt động ban đêm, động vật hằng
nhiệt, động vật biến nhiệt).
- Xác định được đặc điểm của cây ưa sáng và cây ưa bóng.
- Xác định được đặc điểm thích nghi của động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt.
- Xác định được khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu của sinh vật thông qua đồ thị.
- Phân biệt được ổ sinh thái và nơi ở.

1
- Xác định được giới hạn sinh thái của các loài khác nhau và xác định được các khoảng giá trị trong giới
hạn sinh thái (khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu) của sinh vật thông qua ví dụ cụ thể.
Vận dụng (1 câu):
- Giải thích được sự khác nhau giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng; động vật hoạt động ban ngày và động
vật hoạt động ban đêm; động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt.
- Giải thích được sự thích nghi sinh thái của sinh vật và phân tích được sự tác động trở lại của sinh vật
lên môi trường.
- Lấy được các ví dụ về ổ sinh thái và đánh giá được ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái trong các ví
dụ đó.
Vận dụng cao (1 câu):
- Vận dụng quy luật giới hạn của các nhân tố vô sinh để giải thích các hiện tượng thực tế trong chăn nuôi,
trồng trọt.
- Giải thích được tại sao cần phải dựa vào giới hạn sinh thái để nhập nội giống vật nuôi, cây trồng hoặc để
chăm sóc các giống vật nuôi, cây trồng.
- Đánh giá được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,...) lên cơ thể sinh vật
từ đó giải thích được cơ sở khoa học của hiện tượng trồng xen canh của một số loài cây trong nông
nghiệp.
- Vận dụng sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật để giải thích được một số hiện tượng
thực tiễn (Vì sao cây ưa sáng thường mọc ở nơi quang đãng? Vì sao về mùa hè thì nhiều ruồi muỗi hơn
so với mùa đông, ...).
- Giải thích được vì sao trồng và bảo vệ rừng có thể bảo vệ cuộc sống của con người.
2.2. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Nhận biết (3 câu):
- Tái hiện được khái niệm quần thể về mặt sinh thái học.
- Tái hiện được khái niệm về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh.
- Nhận ra được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể (quan hệ hỗ trợ và quan hệ
cạnh tranh) và nhớ lại được ý nghĩa của các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
Thông hiểu (2 câu):
- Xác định được tập hợp nào là quần thể sinh vật và tập hợp nào không phải là quần thể sinh vật.
- Phân biệt được mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài.
- Xác định được mối quan hệ trong quần thể thông qua các ví dụ cụ thể.
- Hiểu được bản chất của các mối quan hệ trong quần thể.
Vận dụng (1 câu):
- Giải thích được vì sao quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi
của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định.
- Trình bày được những nguyên nhân gây ra hiện tượng cạnh tranh và các biện pháp giảm sự cạnh tranh
của quần thể.
- Giải thích được hiệu quả nhóm trong mối quan hệ hỗ trợ.
- Lấy được các ví dụ minh họa cho các mối quan hệ của quần thể.
- Giải thích được hiện tượng tự tỉa thưa, ăn thịt đồng loại của sinh vật trong quần thể.
Vận dụng cao (1 câu):
- Giải thích được vì sao trong chăn nuôi trồng trọt cần phải đảm bảo mật độ thích hợp.
- Giải thích vì sao trong tự nhiên các loài sinh vật thường sống quần tụ với nhau.
2.3. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật; Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật.
Nhận biết (4 câu):
- Nhận ra các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.
- Nhớ được định nghĩa về mật độ, tỉ lệ giới tính, kích thước quần thể, kích thước tối thiểu, kích thước tối
đa.
2
- Tái hiện được các khái niệm: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, biến động theo chu kì,
biến động không theo chu kì.
- Tái hiện được khái niệm tỉ lệ giới tính và nhận ra được ảnh hưởng của tỉ lệ giới tính đến quần thể.
- Nhớ lại được các kiểu phân bố cá thể trong quần thể; Nhận ra được ý nghĩa sinh thái của mỗi kiểu phân
bố.
- Tái hiện được khái niệm mật độ cá thể của quần thể; Nhận ra được ảnh hưởng của mật độ cá thể đến
quần thể.
- Tái hiện được các khái niệm: tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể; Nhận ra được các loại tháp tuổi
và tái hiện được ảnh hưởng của cấu trúc tuổi tới quần thể.
- Tái hiện được các khái niệm: kích thước quần thể, kích thước tối đa, kích thước tối thiểu; Nhận ra được
các các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước quần thể và ảnh hưởng của kích thước quần thể đến quần thể.
Thông hiểu (3 câu):
- Phân biệt quần thể với quần tụ ngẫu nhiên các cá thể bằng các ví dụ cụ thể.
- Phát hiện ra các đặc trưng của quần thể thông qua các ví dụ cụ thể.
- Phân biệt được khái niệm mật độ và kích thước quần thể.
- Phát hiện được tác động của mật độ lên môi trường sống của quần thể.
- Phân tích được tác động của kích thước tối thiểu và kích thước tối đa đến sự tồn tại của quần thể.
- Phát hiện được ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến tỉ lệ giới tính; mật độ, cấu trúc tuổi, kích
thước quần thể.
- Phân biệt được biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì.
- Xác định được kiểu biến động số lượng thông qua ví dụ cụ thể và tìm ra được các nguyên nhân gây ra
biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật.
- Hiểu được khái niệm trạng thái cân bằng của quần thể và cơ chế duy trì trạng thái cân bằng quần thể.
Vận dụng (1 câu):
- Trình bày được cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
- Phân tích được nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể và cơ chế quần thể tự điều
chỉnh về trạng thái cân bằng.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa 3 nhóm tuổi và tìm ra được ý nghĩa của việc nghiên cứu nhóm tuổi.
- Phân biệt được các kiểu phân bố cá thể trong quần thể và phát hiện được ý nghĩa của việc nghiên cứu.
- Phát hiện được ý nghĩa của việc điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
- Phân biệt được sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường không bị giới hạn (điều
kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi) và sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường
bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi).
- Phân biệt được 2 loại đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật.
- Xác định được ảnh hưởng của môi trường đến đường cong tăng trưởng của quần thể.
- Hiểu được khái niệm trạng thái cân bằng của quần thể và cơ chế duy trì trạng thái cân bằng quần thể.
- Giải thích được vai trò tỉ lệ giới tính vào trong đời sống sản xuất, bảo tồn động vật hoang dã.
Vận dụng cao (1 câu):
- Giải thích được vì sao tỉ lệ giới tính của quần thể lại ảnh hưởng đến hiệu quả sinh sản của quần thể.
- Giải thích được vì sao mật độ là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể.
- Giải thích được vì sao khi kích thước của quần thể quá thấp thì quần thể dễ rơi vào trạng thái diệt vong.
- Vận dụng được những hiểu biết về các nhóm tuổi để đề xuất các biện pháp khai thác và bảo vệ tài
nguyên.
- Vận dụng được những hiểu biết về mật độ vào đời sống, sản xuất.
- Trình bày ảnh hưởng của kích thước quần thể đến mức sinh sản, mức tử vong của quần thể. Vận dụng
hiểu biết về kích thước của quần thể trong công tác bảo tồn.
- Phân tích được mối liên quan giữa sự tăng dân số quá nhanh và chất lượng môi trường giảm sút.
3. Chủ đề 3: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
3
Nhận biết (5 câu):
- Tái hiện được định nghĩa quần xã sinh vật.
- Nhận ra được các đặc trưng cơ bản của quần xã.
- Nhận ra được các ví dụ về quan hệ cộng sinh, hội sinh, hợp tác; cạnh tranh, kí sinh, ức chế cảm
nhiễm, sinh vật ăn sinh vật.
- Tái hiện được khái niệm về khống chế sinh học và nhận biết được ví dụ về khống chế sinh học.
- Tái hiện được khái niệm diễn thế sinh thái, nhớ được nguyên nhân các dạng diễn thế và ý nghĩa
của diễn thế sinh thái.
- Nhận ra được ví dụ về diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
Thông hiểu (3 câu):
- Phát hiện được các đặc trưng của quần xã thông qua các ví dụ cụ thể.
- Phân biệt được loài ưu thế và loài đặc trưng.
- Phân biệt được mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã.
- Xác định được các mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã thông qua các ví dụ thực tiễn.
- Phân biệt được các các đặc trưng cơ bản của quần xã thông qua các ví dụ minh họa.
- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng trong quần xã.
Vận dụng (1 câu):
- Phân biệt được sự khác nhau giữa quần thể và quần xã.
- Phân tích được nguyên nhân của hiện tượng khống chế sinh học và cân bằng sinh học.
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc trồng xen và nuôi ghép trong trồng trọt và chăn nuôi.
- Giải thích được tại sao trong sản xuất người ta thường sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ các sinh
vật gây hại cho cây trồng.
- Trình bày được một số điểm khác nhau giữa quần thể và quần xã sinh vật.
Lưu ý:
- Với câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu thì mỗi câu hỏi cần được ra ở một chỉ báo của mức độ
kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra, đánh giá tương ứng (1 gạch đầu dòng thuộc mức độ đó).
- Trong nội dung kiến thức: Cá thể và quần thể sinh vật, chỉ được chọn một câu mức độ vận dụng ở (2.1.)
hoặc (2.2.), còn một câu mức độ vận dụng còn lại sẽ chọn ở nội dung còn lại.
- Trong nội dung kiến thức: Cá thể và quần thể sinh vật, được chọn một câu mức độ vận dụng cao ở (2.1.)
hoặc (2.2.) hoặc kết hợp cả hai, còn một câu mức độ vận dụng cao còn lại sẽ chọn ở nội dung còn lại hoặc
kết hợp cả hai.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP


Chủ đề 1:Nguồn gốc sự sống - Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất; Sự phát sinh loài
người.
Nhận biết:
Câu 1: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá:
A. Tiến hoá hoá học  tiến hoá tiền sinh học  tiến hoá sinh học.
B. Tiến hoá hoá học  tiến hoá sinh học  tiến hoá tiền sinh học.
C. Tiến hoá tiền sinh học tiến hoá hoá học  tiến hoá sinh học.
D. Tiến hoá hoá học  tiến hoá tiền sinh học.
Câu 2: Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp
A. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.
B. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học.
C. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học.
D. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học.
Câu 3: Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là sự hình thành

4
A. các tế bào sơ khai. B. chất hữu cơ phức tạp.
C. sinh vật đa bào. D. hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay.
Câu 4: Tiến hoá tiền sinh học là quá trình
A. hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ vô cơ
B. hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay từ những tế bào đầu tiên.
C. hình thành tê bào sơ khai và những mầm sống đầu tiên từ các hợp chất hữu cơ.
D. hình thành các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
Câu 5: Hóa thạch là di tích của?
A. Sinh vật. B. Công trình kiến trúc. C. Núi lửa. D. Đá.
Câu 6: Ý nghĩa của hoá thạch là
A. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.
D. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.
Câu 7: Hoá thạch là gì?
A. Di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong lớp băng.
B. Di tích của sinh vật sống để lại trong thời đại trước đã để lại trong lớp đất sét.
C. Di tích của các sinh vật sống để lại trong các thời đại trước đã để lại trong lớp đất đá.
D. Di tích phần cứng của sinh vật như xương, vỏ đá vôi được giữ lại trong đất.
Câu 8: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, chim phái sinh ở:
A. đại Thái cổ. B. đại Trung sinh. C. đại Tân sinh. D. đại Nguyên sinh.
Câu 9: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào xuất hiện thực vật có hoa?
A. Đại Trung sinh. B. Đại Cổ sinh. C. Đại Nguyên sinh. D. Đại Tân sinh.
Câu 10: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, sự kiện nào sau đây xảy ra ở đại Tân
sinh
A. Phát sinh bò sát. B. Phân hóa cá xương.
C. Phát sinh các nhóm linh trưởng. D. Phát sinh côn trùng.
Câu 11: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, sự kiện nào sau đây xảy ra ở đại
Trung Sinh?
A. Phát sinh côn trùng. B. Phát sinh thực vật. C. Phát sinh bò sát. D. Phát sinh chim.
Câu 12: Người và thú có nhiều điểm giống nhau. Một trong những điểm giống nhau đó là:
A. có lông mao. B. có lông vũ C. có vẩy sừng. D. có da trơn.
Câu 13: Người và thú có nhiều điểm giống nhau. Một trong những điểm giống nhau đó là:
A. có tuyến sữa. B. đẻ trứng.
C. răng không có sự phân hóa. D. có da trơn.
Câu 14: Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là:
A. biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích
B. biết biểu lộ tình cảm vui,buồn, giận dữ
C. dáng đi thẳng .
D. bộ não phát triễn hoàn thiện
Thông hiểu:
Câu 1: Đâu là kết luận không đúng về quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái đất?
A. Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành các tế bào sơ khai và những tế bào sống đầu tiên.
B. Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai sau đó là cơ thể sinh vật nhân
sơ đầu tiên.
C. Tiến hóa sinh học là giai đoạn tiến hóa từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật
như ngày nay.
D. Tiến hóa hóa học là giai đoạn hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
5
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn tiến hóa từ các chất vô cơ đơn giản hình thành nên
các hợp chất hữu cơ đơn giản rồi đến các chất hữu cơ phức tạp.
B. Giai đoạn tiến hóa hóa học và giai đoạn tiến hóa tiền sinh học được tính từ khi bắt đầu hình thành
những hợp chất hữu cơ đơn giản đến toàn bộ sinh giới như ngày nay.
C. Giai đoạn tiến hóa sinh học là giai đoạn tính từ khi xuất hiện những dạng sống đầu tiên trên Trái
Đất đến toàn bộ sinh giới đa dạng, phong phú như ngày nay.
D. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn tính từ những hợp chất hữu cơ đơn giản đến các sinh
vật đầu tiên.
Câu 3: Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là
A. phát sinh thực vật và các ngành động vật,
B. sự phát triển cực thịnh của bò sát
C. sự tích luỹ ôxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú .
D. sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn.
Câu 4: Những điểm khác nhau giữa người và vượn người chứng minh
A. tuy phát sinh từ 1 nguồn gốc chung nhưng người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau.
B. người và vượn người không có quan hệ nguồn gốc.
C. vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người.
D. người và vượn người có quan hệ gần gũi.
Câu 5: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng minh
A. người và vượn người có quan hệ rất thân thuộc
B. quan hệ nguồn gốc giữa người với động vật có xương sống
C. vượn người ngày nay không phải tổ tiên của loài người
D. người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau
Câu 6: Để xác định tuổi của các lớp đất và các hoá thạch tương đối mới người ta căn cứ vào:
A. Lượng sản phẩn phân rã của các nguyên tố phóng xạ.
B. Đánh giá trực tiếp thời gian phân rã của nguyên tố urani (238U).
C. Lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố cacbon phóng xạ (14C).
D. Đặc điểm địa chất của lớp đất.
Câu 7: Đựa vào bảng số liệu sau
Các loài % giống nhau so với ADN của người
Tinh tinh 97,6
Vượn Gibbon 94,7
Khỉ Rhesut 91,1
Khỉ Capuchin 84,2
Hãy cho biết loài nào có quan hệ họ hàng gần với người?
A. Vượn Gibbon. B. Tinh tinh. C. Khỉ Rhesut. D. Khỉ Campuchin.
Câu 8: Đựa vào bảng số liệu sau
Các loài % giống nhau so với ADN của người
Tinh tinh 97,6
Vượn Gibbon 94,7
Khỉ Rhesut 91,1
Khỉ Capuchin 84,2
Hãy cho biết loài nào có quan hệ họ hàng xa với người?
A. Vượn Gibbon. B. Tinh tinh. C. Khỉ Rhesut. D. Khỉ Campuchin.
Câu 9: Đựa vào bảng số liệu sau:

6
Số axit amin trên chuỗi β-hemôglobin
Các loài
khác biệt so với người
Tinh tinh 0/146
Vượn Gibbon 3/146
Khỉ Rhesut 8/146
Gôrila 1/146
Hãy cho biết loài nào có quan hệ họ hàng xa với người?
A. Vượn Gibbon. B. Tinh tinh. C. Khỉ Rhesut. D. Gorila
Câu 10: Đựa vào bảng số liệu sau:
Số axit amin trên chuỗi β-hemôglobin
Các loài
khác biệt so với người
Tinh tinh 0/146
Vượn Gibbon 3/146
Khỉ Rhesut 8/146
Gôrila 1/146
Hãy cho biết loài nào có quan hệ họ hàng gần với người?
A. Vượn Gibbon. B. Tinh tinh. C. Khỉ Rhesut. D. Gorila.
Câu 11: Thông qua tiếng nói và chữ viết, con người có thể dạy nhau cách sáng tạo ra các công cụ để tồn
tại và không ngừng phát triển, ngày càng ít phụ thuộc vào thiên nhiên. Đây là một biểu hiện của sự tiến
hóa
A. hóa học. B. tiền sinh học. C. sinh học. D. văn hóa.
Câu 12: Ngày nay con người bị chi phối bởi những nhân tố nào?
A. Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội. B. Chỉ có nhân tố xã hội.
C. Chỉ có nhân tố sinh học. D. Nhân tố sinh học đóng vai trò chủ đạo.
Chủ đề 2: Cá thể và quần thể sinh vật
2.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái
Nhận biết:
Câu 1: Khái niệm nào sau đây là đúng khi nói về trường sống của sinh vật?
A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh
vật.
B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung
quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.
C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới
sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
Câu 2: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái
A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
Câu 3: Môi trường sống của sinh vật gồm có:
A. đất, nước, không khí. B. đất, nước, không khí, sinh vật.
C. đất, nước, không khí, trên cạn. D. đất, nước, trên cạn, sinh vật.
Câu 4 : Khái niệm nhân tố sinh thái nào sau đây đúng?
A. Nhân tố sinh thái là tất cả nhân tố xung quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời
sống sinh vật.

7
B. Nhân tố sinh thái là các nhân tố trong môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống
sinh vật.
C. Nhân tố sinh thái là những nhân tố vật lí, hóa học trong môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp tới đời sống sinh vật.
D. Nhân tố sinh thái là sự tác động của sinh vật này đến sinh vật khác, làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp tới đời sống sinh vật.
Câu 5: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
A. tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.
C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.
Câu 6: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm
A. thực vật, động vật và con người.
B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.
C. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
D. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
Câu 7: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ quần
thể bị tác động là
A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh.
C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.
Câu 8: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của
quần thể bị tác động là
A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh.
C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.
Câu 9: Khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời
gian gọi là
A. Nơi ở. B. Sinh cảnh. C. Giới hạn sinh thái. D. Ổ sinh thái.
Câu 10: Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới
hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
A. Nơi ở B. Sinh cảnh C. Giới hạn sinh thái. D. Ổ sinh thái
Câu 11: Nơi ở là
A. khu vực sinh sống của sinh vật.
B. nơi cư trú của loài.
C. khoảng không gian sinh thái.
D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật.
Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng?
A. Chịu được ánh sáng mạnh.
B. Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu.
C. Lá xếp nghiêng.
D. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.
Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa bóng?
A. Phiến lá dày, mô giậu phát triển. B. Mọc dưới bóng của cây khác.
C. Lá nằm ngang. D. Thu được nhiều tia sáng tán xạ.
Câu 14: Ở động vật hằng nhiệt (đồng nhiệt) sống ở vùng ôn đới lạnh có:
A. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài tương tự sống ở
vùng nhiệt đới.
B. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống
ở vùng nhiệt đới.
8
C. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với những loài tương tự
sống ở vùng nhiệt đới.
D. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở
vùng nhiệt đới.
Thông hiểu:
Câu 1: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật
A. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác.
B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác.
C. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh.
D. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh.
Câu 2: Đối với mỗi nhân tố sinh thái, các loài khác nhau
A. có giới hạn sinh thái khác nhau.
B. có giới hạn sinh thái giống nhau.
C. lúc thì có giới hạn sinh thái khác nhau, lúc thì có giới hạn sinh thái giống nhau.
D. Có phản ứng như nhau khi nhân tố sinh thái biến đổi.
Câu 3: Loài vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với cây họ Đậu để đảm bảo cung cấp môi trường kị khí
cho việc cố định nito, chúng có môi trường sống là
A. trên cạn. B. sinh vật. C. đất. D. nước.
Câu 4: Các loài thực vật thủy sinh có môi trường sống là
A. trên cạn. B. sinh vật. C. đất. D. nước.
Câu 5: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Quan hệ cộng sinh. B. Sinh vật kí sinh – sinh vật chủ.
C. Sinh vật này ăn sinh vật khác. D. Nhiệt độ môi trường.
Câu 6: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm
A. Thực vật, động vật và con người.
B. Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.
C. Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
D. Những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
Câu 7: Nhân tố nào là nhân tố sinh thái hữu sinh?
A. Độ ẩm. B. Ánh sáng. C. Vật ăn thịt. D. Nhiệt độ.
Câu 8: Khi nói về các nhân tố sinh thái, điều nào dưới đây không đúng?
A. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái
B. Các loài sinh vật có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái
C. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau.
D. Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng mọt nhân tố sinh thái.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Con người tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển của sinh vật.
B. Con người có tư duy, có lao động với những mục đích của mình.
C. Con người đã tác động và làm biến đổi mạnh mẽ môi trường tự nhiên, gây nhiều hậu quả sinh thái
nghiêm trọng.
D. Con người là nhân tố sinh thái vô sinh.
Câu 10: Nhóm sinh vật nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất?
A. Cá B. Ốc. C. Lưỡng cư. D. Chim.
Câu 11: Theo dõi về giới hạn chịu nhiệt của cá chép và cá rô phi ở Việt Nam, người ta thu được bảng số
liệu sau:
Loài Điểm gây chết dưới (0C) Điểm cực thuận (0C) Điểm gây chết trên (0C)
Cá chép 2 28 44

9
Loài Điểm gây chết dưới (0C) Điểm cực thuận (0C) Điểm gây chết trên (0C)
Cá rô phi 5,6 30 42
Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
A. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có điểm cực thuận cao hơn.
B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.
C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn
D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn
Câu 12: Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc
nhóm thực vật :
A. ưa bóng và chịu hạn. B. ưa sáng. C. ưa bóng. D. chịu nóng.
Câu 13: Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường?
A. Lưỡng cư. B. Cá xương. C. Thú. D. Bò sát.
Câu 14: Nhóm sinh vật nào sau đây hoạt động vào ban đêm
A. Ngựa, lừa, dê. B. Ruồi, ong. C. Chim cú, muỗi, dơi. D. Gà, bồ câu.
Câu 15: Nhóm cây nào sau đây gồm toàn cây ưa bóng?
A. Gừng, vạn niên thanh, dương xỉ, phong lan B. Gừng, vạn niên thanh, phi lao, cây lúa
C. Vạn niên thanh, phi lao, cây lúa, dương xỉ D. Phong lan, cây gỗ tếch, phi lao, giềng
Câu 16: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng?
A. Chịu được ánh sáng mạnh.
B. Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu.
C. Lá xếp nghiêng.
D. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.
Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa bóng?
A. Phiến lá dày, mô giậu phát triển. B. Mọc dưới bóng của cây khác.
C. Lá nằm ngang. D. Thu được nhiều tia sáng tán xạ.
Câu 18: Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt của cơ thể voi sống ở vùng ôn đới so với voi sống ở
vùng nhiệt đới là :
A. có đôi tai dài và lớn. B. cơ thể có lớp mở dày bao bọc.
C. kích thước cơ thể nhỏ. D. ra mồ hôi.
Câu 19: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là
5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là
A. khoảng gây chết. B. khoảng thuận lợi.
C. khoảng chống chịu. D. giới hạn sinh thái.
Câu 20 : Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6 C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên
0

nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Khoảng nhiệt độ từ
200C đến 350C được gọi là:
A. giới hạn chịu đựng . B. khoảng thuận lợi.
C. điểm gây chết giới hạn trên. D. điểm gây chết giới hạn dưới.
Câu 21: Động vật đẳng nhiệt (hằng nhiệt) sống ở vùng lạnh có:
A. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lại nhỏ hơn so với những loài tương tự sống
ở vùng nhiệt đới
B. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, kích thước cơ thể lại nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở
vùng nhiệt đới
C. Các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với những loài tương tự
sống ở vùng nhiệt đới
D. Các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài sống tương tự sống ở
vùng nhiệt đới

10
Vận dụng:
Câu 1: Hãy lập bảng so sánh những đặc điểm thích nghi của cây ưa sáng và cây ưa bóng với môi trường
chiếu sáng khác nhau.
Câu 2: Hãy lấy 2 ví dụ về các ổ sinh thái? Nêu ý nghĩa của việc phân hoá ổ sinh thái trong các ví dụ đó?
Câu 3: Theo sự thích nghi của động vật với ánh sáng người ta chia động vật thành mấy nhóm? Hãy nêu
đặc điểm sinh thái thích nghi với ánh sáng của mỗi nhóm động vật?
Vận dụng cao:
Câu 1: Giải thích được tại sao cần phải dựa vào giới hạn sinh thái để nhập nội giống vật nuôi, cây trồng.
Câu 2: Vì sao cây ưa sáng thường mọc ở nơi quang đãng? Vì sao về mùa hè thì nhiều ruồi muỗi hơn so
với mùa đông?
2.2. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Nhận biết:
Câu 1: Quần thể là một tập hợp cá thể
A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới
B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định
C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định
D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả
năng sinh sản tạo thế hệ mới
Câu 2: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là?
A. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
B. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài cạnh tranh lẫn nhau trong các hoạt động sống
C. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài ăn lẫn nhau trong các hoạt động sống.
D. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành lẫn nhau trong các hoạt động sống.
Câu 3: Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống là?
A. Quan hệ cạnh tranh. B. Quan hệ hỗ trợ.
C. Quan hệ đối kháng. D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
Câu 4: Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau (liền rễ). Hiện tượng
này thể hiện mối quan hệ
A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ khác loài.
C. cộng sinh. D. hỗ trợ cùng loài.
Câu 5: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là?
A. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
B. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành lẫn nhau trong các hoạt động sống.
C. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài liên kết với nhau trong các hoạt động sống.
D. Là các hiện tượng liền rễ, săn mồi theo nhóm...
Câu 6 : Quan hệ cạnh tranh là:
A. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc cạnh tranh nhau con cái.
B. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng.
C. các cá thể trong quần thể cạnh tranh giành nhau con cái để giao phối.
D. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc nơi ở của quần thể.
Câu 7: Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành lẫn nhau trong các hoạt động sống là?
A. Quan hệ cạnh tranh. B. Quan hệ hỗ trợ.
C. Quan hệ đối kháng. D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
Câu 8: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật
A. Đảm bảo số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức
chứa của môi trường
B. Thường làm cho quần thể suy thoái đến mức diệt vong
C. Chỉ xảy ra ở các cá thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.
11
D. Xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp
Câu 9: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới:
A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu
B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa
C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp
D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong
Câu 10 : Ý nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên?
A. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn. B. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn.
C. Tự vệ tốt hơn. D. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh.
Câu 11: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh?
A. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể
B. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp
C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp
Câu 12 : Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm:
A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
B. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả
năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
Câu 13: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?
A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định
B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
C. Hiện tượng tự tỉa thưa.
D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
Thông hiểu:
Câu 1: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
A. Cây cỏ ven bờ B. Đàn cá rô trong ao.
C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh D. Cây trong vườn
Câu 2: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
Câu 3: Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?
A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.
B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.
D. Những con cá sống trong một cái hồ.
Câu 4: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt.
B. Tập hợp cây cọ ở trên quả đồi Phú Thọ.
C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ.
D. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây.
Câu 5: Tập hợp những quần thể nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì.
B. Những con cá sống trong Hồ Tây.
C. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc Gia Cát Tiên.
12
D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.
Câu 6: Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?
A. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn
sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ
nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ
nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.
D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy
chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
Câu 7: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
Câu 8: Sự khác nhau giữa những con bồ nông dàn thành hàng bắt cá với con bồ nông bắt cá đơn độc như
thế nào?
A. Con đơn độc bắt được nhiều mồi hơn vì không con nào cạnh tranh với nó.
B. Con đơn độc sẽ không bắt được con mồi nào.
C. Con dàn thành hàng sẽ bắt được nhiều hơn vì chúng hỗ trợ nhau cản bầy cá lại không cho chúng
trốn thoát.
D. Con dàn thành hàng bắt được ít cá hơn vì chúng phải cạnh tranh với nhau.
Vận dụng:
Câu 1: Hãy nêu ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể? Tại sao nói
quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống,
giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?
Câu 2: Đàn bò rừng tập trung thành đàn trong quần thể biểu hiện mối quan hệ nào trong quần thể? Lối
sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể những lợi ích gì?
Câu 3: Trong quần thể những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? Nêu nguyên nhân và hiệu quả của các
hình thức cạnh tranh đó
Câu 4: Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật; Nguyên nhân và hiệu quả của việc
phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì? Nêu ví dụ
Vận dụng cao:
Câu 1: Vì sao trong chăn nuôi, trồng trọt cần phải đảm bảo mật độ thích hợp?
Câu 2: Vì sao trong tự nhiên các loài sinh vật thường sống quần tụ với nhau?
2.3. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật; Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
Nhận biết:
Câu 1: Các đặc trưng cơ bản của quần thể là
A. tỉ lệ giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng
trưởng.
B. sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong.
D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
Câu 2: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là
A. tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể
B. số lượng cá thể có trong quần thể
C. tỉ lệ đực và cái trong quần thể
D. số lượng cá thể sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
13
Câu 3: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở một quần thể được gọi là:
A. phân hoá giới tính B. tỉ lệ giới tính
C. tỉ lệ phân hoá D. phân bố giới tính
Câu 4: Kích thước của quần thể sinh vật là:
A. số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể
B. độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố
C. thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể
D. tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể
Câu 5: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?
A. Đa dạng loài. B. Tỉ lệ đực, cái. C. Tỉ lệ các nhóm tuổi. D. Mật độ cá thể.
Câu 6: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là
A. kích thước tối đa của quần thể. B. mật độ của quần thể.
C. kích thước trung bình của quần thể. D. kích thước tối thiểu của quần thể.
Câu 7: Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn
sống thì gọi là:
A. kích thước tối thiểu. B. kích thước tối đa.
C. kích thước bất ổn. D. kích thước phát tán.
Câu 8: Thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là
A. biến động kích thước. B. biến động di truyền.
C. biến động số lượng. D. biến động cấu trúc.
Câu 9: Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kỳ là
A. biến động xảy ra do sự thay đổi có tính chu kỳ ngày đêm của môi trường.
B. biến động xảy ra do sự thay đổi có tính chu kỳ mùa vụ của môi trường.
C. biến động xảy ra do sự thay đổi có tính chu kỳ của môi trường.
D. biến động do sự thay đổi thất thường của môi trường.
Câu 10: Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kỳ là
A. biến động xảy ra do sự thay đổi có tính chu kỳ ngày đêm của môi trường.
B. biến động xảy ra do sự thay đổi có tính chu kỳ mùa vụ của môi trường.
C. biến động xảy ra do sự thay đổi có tính chu kỳ của môi trường.
D. biến động do sự thay đổi thất thường của môi trường.
Câu 11: Đặc trưng nào có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong
điều kiện môi trường thay đổi?
A. Tỉ lệ giới tính B. Mật độ cá thể
C. Nhóm tuổi D. Kích thước của quần thể
Câu 12: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi:
A. các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất
B. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần
thể
C. điều kiện sống phân bố không đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần
thể
D. điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá
thể trong quần thể
Câu 13: Nhân tố dễ gây đột biến số lượng ở sinh vật biến nhiệt là
A. nhiệt độ. B. ánh sáng. C. độ ẩm. D. không khí.
Câu 14: Khi kích thước của quần thể hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là:
A. giảm hiệu quả nhóm. B. giảm tỉ lệ sinh. C. tăng giao phối tự do. D. tăng cạnh tranh
Câu 15: Hiện tượng cá thể rời bỏ quần thể này sang quần thể khác được gọi là:
A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. sự xuất cư. D. sự nhập cư.
14
Câu 16: Hiện tượng các cá thể cùng loài ở quần thể khác chuyển tới sống trong quần thể gọi là:
A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. sự xuất cư. D. sự nhập cư.
Câu 17: Trong tự nhiên, sự tăng trưởng kích thước quần thể chủ yếu là do:
A. mức sinh sản và tử vong. B. sự xuất cư và nhập cư.
C. mức tử vong và xuất cư. D. mức sinh sản và nhập cư.
Câu 18: Kích thước tối đa của quần thể bị giới hạn bởi yếu tố nào?
A. Tỉ lệ sinh của quần thể. B. Tỉ lệ tử của quần thể.
C. Nguồn sống của quần thể. D. Sức chứa của môi trường.
Câu 19: Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt:
A. dưới mức tối thiểu. B. mức tối đa.
C. mức tối thiểu. D. mức cân bằng
Câu 20: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt
vong vì nguyên nhân chính là:
A. sức sinh sản giảm. B. mất hiệu quả nhóm.
C. gen lặn có hại biểu hiện. D. không kiếm đủ ăn.
Câu 21: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:
A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.
B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.
D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể.
Câu 22: Phân bố theo nhóm các cá thể của quần thể trong không gian có đặc điểm là:
A. thường gặp khi điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều trong môi trường, nhưng ít gặp
trong thực tế.
B. các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất.
C. thường không được biểu hiện ở những sinh vật có lối sống bầy, đàn; có hậu quả làm giảm khả năng
đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể.
D. xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, thường xuất hiện sau giai đoạn
sinh sản.
Câu 23: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
Câu 24: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi:
A. điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá
thể trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần
thể.
C. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần
thể.
D. các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.
Câu 25: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:
A. tận dụng nguồn sống thuận lợi. B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
C. giảm cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.
Câu 26: Tuổi sinh thái là:
A. tuổi thọ tối đa của loài. B. tuổi bình quần của quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể. D. tuổi thọ do môi trường quyết định.

15
Câu 27: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi
nó chết do già được gọi là:
A. tuổi sinh thái. B. tuổi sinh lí. C. tuổi trung bình. D. tuổi quần thể.
Câu 28: Tuổi quần thể là:
A. tuổi thọ trung bình của cá thể.
B. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể.
D. thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh.
Thông hiểu:
Câu 1: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng
này biểu hiện:
A. biến động theo chu kì ngày đêm. B. biến động theo chu kì mùa.
C. biến động theo chu kì nhiều năm. D. biến động theo chu kì tuần trăng.
Câu 2: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn
là biểu hiện:
A. biến động tuần trăng. B. biến động theo mùa
C. biến động nhiều năm. D. biến động không theo chu kì.
Câu 3: Kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể nào sau đây là kiểu biến động theo chu kì?
A. Số lượng cá thể của quần thể tràm ở rừng U Minh giảm sau khi cháy rừng.
B. Số lượng cá thể của quần thể cá chép ở Hồ Tây giảm sau khi thu hoạch.
C. Số lượng cá thể của quần thể ếch đồng ở miền Bắc Việt Nam tăng nhanh vào mùa hè và giảm vào
mùa đông.
D. Số lượng cá thể của quần thể thông ở Côn Sơn giảm sau khi khai thác.
Câu 4: Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến
động số lượng cá thể
A. không theo chu kì. B. theo chu kì ngày đêm.
C. theo chu kì mùa. D. theo chu kì nhiều năm.
Câu 5: Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì
A. quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng.
B. quần thể không thể rơi vào trạng thái suy giảm và không bị diệt vong.
C. khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực, cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn.
D. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
Câu 6: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của
hiện tượng El - Nino là kiểu biến động
A. theo chu kì mùa. B. theo chu kì nhiều năm.
C. không theo chu kì. D. theo chu kì ngày đêm.
Câu 7: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không
theo chu kì?
A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.
B. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống
dưới 80C.
C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại
giảm.
D. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, … chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.
Câu 8: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa/năm, theo điều kiện của môi
trường sống.
B. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.
16
C. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.
D. Kích thước của quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
Câu 9: Một quần thể cá chép trong một hồ tự nhiên, sau khi khảo sát thấy có 10% cá thể ở tuổi trước sinh
sản, 30% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 60% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận nào sau đây đúng về quần
thể này?
A. Quần thể có cấu trúc tuổi đang ổn định.
B. Quần thể đang có xu hướng tăng số lượng cá thể.
C. Quần thể đang có mật độ cá thể ở mức cao.
D. Quần thể thuộc dạng đang phát triển.
Câu 10: Nguyên nhân chính làm cho sự phân bố dân cư ở mỗi quốc gia không đồng đều vì
A. điều kiện sống phân bố không đều, thu nhập của con người không đồng đều.
B. điều kiện sống phân bố không đều, con người có nhu cầu quần tụ cao.
C. văn hóa, nếp sống của các vùng khác nhau nên sự phân bố dân cư khác nhau.
D. mỗi nhóm người có những sở thích khác nhau nên có sự phân bố khác nhau.
Câu 11: Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi số lượng cá thể
A. tăng lên hay giảm xuống tương ứng với chu kì mùa trong năm.
B. tăng lên hay giảm xuống tương ứng với số lượng của loài kẻ thù hoặc số lượng con mồi.
C. tăng ổn định, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
D. tăng lên hay giảm xuống tương ứng với điều kiện khí hậu thuận lợi hay khó khăn.
Câu 12: Cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể chủ yếu phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?
A. Kích thước của quần thể.
B. Khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C. Tốc độ sinh sản của loài.
D. Tỉ lệ giới tính của quần thể.
Câu 13: Khi nói về nhóm tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nghiên cứu về nhóm tuổi của quần thể giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có
hiệu quả hơn.
B. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
C. Cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường.
D. Những quần thể có tỉ lệ nhóm tuổi sau sinh sản lớn hơn 50% luôn có xu hướng tăng trưởng kích
thước theo thời gian.
Câu 14: Nghiên cứu cấu trúc tuổi của 3 quần thể (M, N và P) thuộc cùng loài thu được kết quả như sau:
Số lượng cá thể của nhóm tuổi
Quần thể
Tuổi trước sinh sản Tuổi đang sinh sản Tuổi sau sinh sản
M 150 150 70
N 200 150 100
P 150 220 250
Nhận định não sau đây sai?
A. Quần thể M có tháp tuổi dạng ổn định.
B. Số lượng cá thể của quần thể N đang trong giai đoạn tăng lên.
C. Nếu khai thác với mức độ lớn như nhau thì quần thể p sẽ khôi phục nhanh nhất.
D. Quần thể M có kích thước nhỏ nhất.
Vận dụng:
Câu 1: Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính của sinh vật có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi và bảo vệ môi
trường?
Câu 2: Quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi khác nhau như thế nào? Nhóm tuổi của quần thể có
thay đổi không và phụ thuộc vào những nhân tố nào?

17
Câu 3: Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố
đó? Lấy ví dụ minh hoạ?
Câu 4: Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông
nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 5: Quần thể điều chỉnh số lượng cá thể như thế nào? Khi nào quần thể được điều chỉnh về mức cân
bằng?
Vận dụng cao:
Câu 1: Thế nào là mật độ cá thể của quần thể? Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái
khác của quần thể như thế nào?
Câu 2: Vì sao nói: Trong tự nhiên, quần thể sinh vật có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của mình ở
mức cân bằng?
Chủ đề 3: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
Nhận biết:
Câu 1: Quần xã là
A. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định.
B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, gắn bó với
nhau như một thể thống nhất, thích nghi với môi trường sống.
C. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định.
D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một
thời điểm nhất định.
Câu 2: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do
A. số lượng cá thể nhiều.
B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. có khả năng tiêu diệt các loài khác.
D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
Câu 3: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là
A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ.
B. độ phong phú, sự phân bố các sá thể trong quần xã.
C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.
D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã.
Câu 4: Trong cùng một thuỷ vực, ngưòi ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm
đen, rô phi, cá chép để
A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau.
B. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao.
C. thoả mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ.
D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao.
Câu 5: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là
hiện tượng
A. cạnh tranh giữa các loài. B. cạnh tranh cùng loài.
C. khống chế sinh học. D. đấu tranh sinh tồn.
Câu 6: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể
A. cá rô phi và cá chép. B. chim sâu và sâu đo.
C. ếch đồng và chim sẻ. D. tôm và tép.
Câu 7: Hiện tượng khống chế sinh học đã
A. làm cho một loài bị tiêu diệt. B. làm cho quần xã chậm phát triển.
C. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã. D. mất cân bằng trong quần xã.
Câu 8: Giun, sán sống trong ruột lợn là biểu hiện của mối quan hệ
A. hợp tác. B. hội sinh. C. kí sinh - vật chủ. D. cộng sinh.
18
Câu 9: Hai loài sống dựa vào nhau, cùng có lợi nhưng không bắt buộc phải có nhau, là biểu hiện của mối
quan hệ
A. hội sinh. B. hợp tác. C. cạnh tranh. D. cộng sinh.
Câu 10: Trong các mối quan hệ sinh học giữa các loài sau đây, quan hệ nào là kiểu quan hệ cạnh tranh?
A. Chim ăn sâu và sâu ăn lá. B. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn.
C. Mối và trùng roi sống trong ruột mối. D. Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa.
Câu 11: Hiện tượng loài cá ép sống bám vào cá mập và được cá mập mang đi xa, nhờ đó quá trình hô
hấp của cá ép trở nên thuận lợi hơn và khả năng kiếm mồi cũng tăng lên, còn cá mập không được lợi
nhưng cũng không bị ảnh hưởng gì. Đây là một ví dụ về mối quan hệ
A. hợp tác. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. cạnh tranh.
Câu 12: Sự hợp tác chặt chẽ giữa hải quỳ và cua là mối quan hệ
A. hội sinh. B. cộng sinh. C. ức chế - cảm nhiễm. D. hợp tác.
Câu 13: Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là
A. ít nhất có một loài bị hại. B. không có loài nào có lợi.
C. các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại. D. tất cả các loài đều bị hại.
Câu 14: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ
A. cộng sinh. B. hội sinh. C. ức chế - cảm nhiễm. D. kí sinh.
Câu 15: Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không
có lợi cũng không có hại là
A. quan hệ vật chủ - vật kí sinh. B. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
C. quan hệ hội sinh. D. quan hệ cộng sinh.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về diễn thế sinh thái ?
A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
B. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.
C. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.
D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại
cảnh.
Câu 17: Diễn thế nguyên sinh
A. khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định.
B. khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
C. thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái.
D. xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng,... của con người.
Câu 18: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là
hiện tượng
A. cạnh tranh giữa các loài. B. cạnh tranh cùng loài.
C. khống chế sinh học. D. đấu tranh sinh tồn.
Thông hiểu:
Câu 1: Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt

A. trong thiên nhiên, mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng
cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi không có vai trò đó.
B. vật kí sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con
mồi.
C. vật kí sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thường giết chết con mồi.
D. vật kí sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ
thể nhỏ hơn con mồi.

19
Câu 2: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường
sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp
lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ
A. động vật ăn thịt và con mồi. B. cạnh tranh khác loài.
C. ức chế - cảm nhiễm. D. hội sinh.
Câu 3: Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì
A. loài ong có lợi còn loài hoa bị hai.
B. cả hai loài đều có lợi.
C. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì.
D. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại.
Câu 4: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là
A. cạnh tranh. B. ký sinh.
C. vật ăn thịt – con mồi. D. ức chế cảm nhiễm.
Câu 5: Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ
A. hội sinh. B. ký sinh. C. cộng sinh. D. cạnh tranh
Câu 6: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ
A. cộng sinh B. hội sinh C. hợp tác D. kí sinh - vật chủ
Câu 7: Quan hệ giữa lúa với cỏ dại thuộc quan hệ
A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. cộng sinh. D. hội sinh.
Câu 9: Quan hệ giữa động vật ăn cỏ với vi khuẩn phân rã xelulôzơ thuộc quan hệ
A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. cộng sinh. D. hội sinh.
Câu 10: Quan hệ giữa chim sáo với trâu thuộc quan hệ
A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. cộng sinh. D. hội sinh.
Câu 11: Quan hệ giữa giun sán với người thuộc quan hệ
A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. cộng sinh. D. kí sinh
Câu 12: Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế
A. nguyên sinh. B. thứ sinh. C. liên tục. D. phân huỷ
Câu 13: Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế
A. nguyên sinh. B. thứ sinh. C. liên tục. D. phân huỷ.
Câu 14: Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào
sau đây?
A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.
B. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.
C. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.
D. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
Câu 15: Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng
độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho có thay thế. Theo thời gian, sau có
là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này,
phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.
B. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.
C. Độ đa dạng sinh học giảm dần trong quá trình biến đổi này.
D. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài
trong quần xã.
Vận dụng:
Câu 1: Thế nào là một quần xã sinh vật? Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật?
Lấy ví dụ minh hoạ?

20
Câu 2: Muốn trong một ao nuôi được nhiều loài cá và cho năng suất cao, chúng ta cần chọn nuôi các loài
cá như thế nào?
Câu 3: Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động “tự đào huyệt
chôn mình” của diễn thế sinh thái được không? Tại sao?
Câu 4: Tại sao trong sản xuất người ta thường dùng các loài thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại
cho cây trồng
Câu 5: Vì sao nói cạnh tranh là nguyên nhân hình thành ổ sinh thái khác nhau trong quần xã?

___________________________________________

DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

21

You might also like