You are on page 1of 4

Bài 22: BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI

VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC

I/ Bảo vệ vốn gen của loài người.


1. Tạo môi trường trong sạch nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến: Trồng cây, bảo vệ môi trường ...
2. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh: chọc dò dịch ối, sinh thiết tua nhau thai
3. Liệu pháp gen - kỹ thuật của tương lai: chữa bệnh bằng thay thế gen bệnh bằng gen lành.
II/ Một số vấn đề xã hội của di truyền học.
1. Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người
2. Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào
3. Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ
4. Di truyền học với bệnh AIDS:SGK

Phần sáu : TIẾN HOÁ


Chương I.Bằng chứng và cơ chế tiến hoá
Bài 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
I.Bằng chứng giải phẫu so sánh
1. Cơ quan tương đồng : Là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá
trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
Cơ quan tương đông phản ánh sự tiến hoá phân li.
VD: Tay người, chi trước các loài thú là các cơ quan tương đồng.
2. Cơ quan tương tự: Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau nên
có kiểu hình thái tương tự.
Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy.
3. Cơ quan thoái hóa: Là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trởng thành. Do điều kiện sống của loài đã thay
đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài vết tích xư a kia của
chúng.
VD: Ruột thừa của người và manh tràng của thỏ
Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh
vật hiện nay được tiến hoá từ một tổ tiên chung..
IV. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
1. Bằng chứng tế bào học :
- Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó.
- Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
- Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có các thành phần cơ bản : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân hoặc
vùng nhân.
 Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
2. Bằng chứng sinh học phân tử : Dựa trên sự tương đồng về cấu tạo, chức năng của ADN, prôtêin, mã di truyền...
cho thấy các loài đều sử dụng mã di truyền có các đặc điểm chung, cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử về cơ bản là
giống nhau....  các loài trên trái đất đều có tổ tiên chung

BÀI 25: HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN

II. Học thuyết ĐacUyn


- Biến dị cá thể(gọi tắt là biến dị) đó là những đặc điểm sai khác giữa cá thể cùngloài, được phát sinh trong quá
trình sinh sản.
- Nguyên nhân tiến hoá: Chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền.
- Cơ chế tiến hoá: tích luỹ các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại dưới tác dộng của CLTN.
- Hình thành đặc điểm thích nghi: là sự tích luỹ các biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên: Chọn lọc tự
nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống.
- Quá trình hình thành loài: loài được hình thành dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính
trạng.
- Chiều hướng tiến hoá: dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá, sinh giới đã tiến hoá theo 3 chiều hướng cơ bản:
+ Ngày càng đa dạng phong phú.
+ Tổ chức ngày càng cao.
+ Thích nghi ngày càng hợp lí.
*Chọn lọc nhân tạo :Con người chủ động chọn và giữ lại những đặc tính mong muốn  giống mới
II.Ưu điểm và hạn chế của học thuyết Đacuyn:
1.Ưu điểm:- Giải thích được sự thống nhất trong đa dạng của sinh giới (Các loài đều bắt nguồn từ tổ tiên chung)
- Nêu được cơ chế tiến hóa tạo nên sự đa dạng của sinh giới là CLTN .
2. Hạn chế:- Chưa hiểu được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền

BÀI 26 : HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI.


I. Quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa.
1. Tiến hoá bao gồm tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn:
* Tiến hoá nhỏ :
- Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
- Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn
- Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm
* Tiến hoá lớn
-Là quá trình hình thành các đơn vị trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành.
-Qui mô rộng lớn, thời gian địa chất rất dài
-Thường nghiên cứu gián tiếp qua các bằng chứng
2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể:
- Biến dị sơ cấp : Đột biến
- Biến dị thứ cấp: Biến dị tổ hợp
II. Các nhân tố tiến hóa: Là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
1. Đột biến:
Đột biến: là nhân tố tiến hóa ( vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Đột biến làm biến đổi tần số tương đối của các alen (rất chậm)
-ĐB cung cấp nguồn biến dị sơ cấp.
-Qua giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp ( biến dị tổ hợp)
2. Di - nhập gen:
- Làm thay đổi tần số của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo hướng xác định.
- Có thể mang đến alen mới làm cho vốn gen của quần thể thêm phong phú hoặc làm giảm tần số alen.
3. Chọn lọc tự nhiên:
- Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen
khác nhau trong quần thể.
- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, biến đổi tần số
các alen của quần thể theo một hướng xác định.
- CLTN có thể làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm (tùy thuộc CLTN chống lại alen trội hay alen lặn)
- Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hóa.
+ CLTN đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như
tăng cường mức độ thích nghi của cá đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia qui định đặc điểm thích nghi
+Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuốc vào tốc độ sinh sản, khả năng sinh sản và tích
lũy các đột biến của loài cũng như phụ thuộc vào áp lực của CLTN.
+ Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này thì có thể là thích nghi nhưng trong môi
trường khác lại có thể không thích nghi.
4. Biến động di truyền (các yếu tố ngẫu nhiên):
Làm biến đổi tần số của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách ngẫu nhiên.
Thường ảnh hưởng lớn đối những quần thể có kích thước nhỏ .
=> Có thể làm nghèo vốn gen của qt, giảm sự đa dạng về DT.
5. Quá trình giao phối không ngẫu nhiên (giao phối gần và tự phối) đối với tiến hóa nhỏ:
- Cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
- Không làm thay đổi tần số alen, nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hýớng tăng dần tần số
kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp.

CHỦ ĐỀ 2 : LOÀI
I. Khái niệm loài sinh học
- Loài sinh học là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và
sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm QT khác.
- Các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài: Hình thái, sinh thái, hoá sinh, cách li sinh sản...
- Tiêu chuẩn CLSS không ứng dụng với loài sinh sản vô tính
II. Các cơ chế cách li sinh sản của loài
1. Cách li trước hợp tử: Những trở ngại ngăn cản sinh vật giao phối với nhau
- Cách li nơi ở: Các cá thể trong cùng 1 khu vực địa lí nhưng không giao phối.
- Cách li tập tính: Sinh vật khác loài có những tập tính giao phối riêng biệt  không giao phối.
- Cách li mùa vụ: Sinh vật khác loài sinh sản khác mùa vụ  không giao phối.
- Cách li cơ học: Sinh vật khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau  không giao phối.
2. Cách li sau hợp tử: Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ
III. Quá trình hình thành quần thể thích nghi
+ CLTN đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như
tăng cường mức độ thích nghi của cá đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia qui định đặc điểm thích nghi
+Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuốc vào tốc độ sinh sản, khả năng sinh sản và tích
lũy các đột biến của loài cũng như phụ thuộc vào áp lực của CLTN.
+ Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này thì có thể là thích nghi nhưng trong môi
trường khác lại có thể không thích nghi.
IV. Hình thành loài khác khu vực địa lí
- Cách li địa lí: Những trở ngại về mặt địa lí như: sông, núi, biển... giúp ngăn cản các cá thể của các QT cùng loài gặp
gỡ và giao phối.
- Hình thành loài bằng cách li địa lí thường xảy ra với những loài có khả năng phát tán mạnh và thường xảy ra một
cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
- Quá trình hình thành loài thường gắn với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.
V.Hình thành thành loài cùng khu vực địa lí
a. Hình thành loài bằng cách li tập tính
- VD: SGK
- Các cá thể của một quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định  thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tập tính giao
phối  có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc.
- Sự khác biệt về vốn gen do sự giao phối không ngẫu nhiên và các nhân tố tiến hóa tác động  cách li sinh sản 
loài mới.
b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái
- VD: SGK.
- Trong cùng một khu phân bố, các quần thể của loài có thể gặp các điều kiện sinh thái khác nhau.
- Trong các điều kiện sinh thái khác nhau đó, CLTN tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác
nhau thích nghi với điều kiện sinh thái tương ứng, dần dần hình thành nòi sinh thái rồi loài mới.
- Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường gặp ở các loài động vật ít di chuyển.
c. Hình thành thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá : Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa nhanh
chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra ở các loài động vật.

Chương II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Bài 32: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
I. Tiến hoá hoá học
- Tiến hoá hoá học: quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hoá học dưới tác động
của các tác nhân tự nhiên.
- Từ chất vô cơ  chất hữu cơ đơn giản  chất hữu cơ phức tạp
- Cơ chế nhân đôi
- Cơ chế dịch mã
II. Tiến hoá tiền sinh học
- Các đại phân tử xh trong nước và tập trung với nhau thì các phân tử lipit do đặc tính kị nước sẽ lập tức hình thành
nên lớp màng bao bọc lấy các đại phân tử hữu cơ  giọt nhỏ liti khác nhau (Côaxecva).Những giọt nhỏ chịu sự tác
động của CLTN sẽ tiến hóa dần dần tạo nên các tế bào sơ khai. Các tế bào sơ khai có các phân tử hữu cơ giúp chúng
có khả năng TĐC và E, có khả năng phân chia và duy trì thành phần hoá học
- Tiến hoá tiền sinh học: Hình thành nên các tế bào sơ khai từ các đại phân tử và màng sinh học  hình thành nên
những cơ thể sinh vật đầu tiên.
III. Tiến hoá sinh học
Hình thành các loài SV ngày nay

Bài 33 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
I. Hóa thạch và vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới
1. Định nghĩa: Là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.
- VD: Xương, dấu vết
2. Vai trò của hóa thạch
+ Hoá thạch là bằng chứng trực tiếp để biết được lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống.
+ Là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất
II. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
2. Sinh vật trong các đại địa chất
- Dựa vào những biến cố trên và các hóa thạch điển hình  lịch sử sự sống chia làm 5 đại: Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ
sinh , Trung sinh, Tân sinh
- Các sinh vật điển hình trong các đại : (sgk)

You might also like