You are on page 1of 4

Câu 10:Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật?

 Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:


o Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong
không gian
o Ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, sinh sản của động vật
 Dựa theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, động vật được chia thành 2
nhóm:
o Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày
o Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm

Câu 11:Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật?
1. Đối với động vật:
- Các loài sinh vật khác nhau phản ứng khác nhau với nhiệt độ.
+ Động vật biến nhiệt như côn trùng, bò sát, ếch nhái... có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt
độ môi trường.
+ Động vật hăng nhiệt như chim thú... có nhiệt độ không đổi khi nhiệt độ môi trường
thay đổi.
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái của động vật.
Ví dụ: Ở vùng Bắc cực, động vật có kích thước lớn, da dày mỡ nhiều, trọng lượng
nặng hơn so với vùng nhiệt đới (Ví dụ ở gấu, rái cá...). Nhờ đó giúp chúng dự trữ
được năng lượng.
Tai, mõm và đuôi của thú vùng Rắc cực nhỏ hơn tai, mõm, đuôi của các cá thể cùng
loài ở vùng nhiệt đới. Nhờ dó giúp chúng giữ nhiệt tốt hơn.
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của động vật.
- Nhiệt độ môi trường tăng, làm tăng tốc độ các quá trình sinh lí trong thể sinh vật là
làm cho chu kì sống ngắn lại.
2. Đối với thực vật
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái cơ thể thực vật.
- Nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt đến các quá trình sinh lí của thực vật

Câu 13:Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật?


Độ ẩm không khí và đất ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Có sinh vật
thường xuyên sổng trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt như ven các bờ sông suối, dưới tán
rừng rậm, trong các hang động... Ngược lại, cũng có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô như
ở hoang mạc, vùng núi đá...
Câu 14:
a,Nếu đặc điểm các mqh cùng loài?
Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ :
nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu....

Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.

- Khi có gió bão, thực vật sống chụm thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió, làm cây
không bị đổ.

- Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ
thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn.

- Gặp điều kiện bất lợi (ví dụ : môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội, số lượng cá
thể tăng quá cao, con đực tranh giành nhau con cái) các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay
gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.

b,Nếu đặc điểm các mqh khác loài?


Mối quan hệ khác loài là quan hệ hỗ trợ và đối địch.
Quan hệ hỗ trợ:
a) Quan hệ cộng sinh: Là môi quan hệ nhất thiết phải xảy ra giữa hai loài, trong đó đôi bên cùng
có lợi.
- Ví dụ: Sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn lam thành địa y; sự cộng sinh giữa hải quỳ với tôm
kí cư; sự cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần với cây họ đậu
- Ý nghĩa: Trồng cây họ đậu luân canh để cải tạo đất; bảo vệ vi khuẩn cộng sinh trong đường tiêu
hóa ở người...
b) Quan hệ hội sinh: Là quan hệ giữa 2 loài khác nhau trong đó chỉ có lợi cho 1 bên.
Ví dụ: Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; Kền kền ăn thịt thừa của thú.
Quan hệ đối địch:
a) Quan hệ ăn thịt con mồi: Loài này sử dụng loài kia làm nguồn thức ăn.
Ví dụ: Hổ ăn hươu, nai; cáo ăn gà...
- Con người vận dụng quan hệ này trong đời sống và thực tiễn sản xuất như nuôi mèo để bắt
chuột; nuôi kiến để ăn rệp cây...
b) Quan hệ kí sinh: Một loài sống bám vào vật chu, sử dụng thức ăn của vật chủ.
Ví dụ: Giun sán kí sinh cơ thế động vật, dây tơ hồng sống bám trên thân, cành cây chủ…
c) Quan hệ bán kí sinh: Một loài sống bám trên cơ thể vật chủ, sử dụng một phần các chất trên cơ
thề vật chủ.
Ví dụ: Cây tầm gửi sử dụng nước và khoáng của cây chủ để tổng hợp chất hữu cơ nhờ có diệp
lục.
d) Quan hệ cạnh tranh sinh học: Biểu hiện ở các loài sống chung có sự tranh giành ánh sáng,
thức ăn…
Ví dụ: Cạnh tranh sinh học giữa cây trồng với cỏ dại.
e) Quan hệ ức chế cảm nhiễm : Một số loài nhờ chứa phytônxit kìm hãm sự phát triển của loài
khác.
Ví dụ: Chất gây đỏ nước của tảo giáp làm chết nhiều động, thực vật nổi ở ao hồ.

Câu 15:Nêu sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối
dịch của các sinh vật khác loài?Lấy ví dụ?
Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các loài sinh vật mà trong đó các loài sinh vật tham gia đều
có lợi hoặc ít nhất không có hại.

Quan hệ đối địch là mối quan hệ giữa các loài sinh vật mà trong đó một bên sinh vật được lợi
còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.

Câu 16: Nêu điểm giống và khác nhau giữa mối quan hệ cạnh tranh, kí
sinh, sinh vật ăn sinh vật khác? Ví dụ?
Trả lời: ⁃ Các điểm giống nhau: Đều là hình thức mối quan hệ khác loài. Các sinh vật thể hiện
đối địch nhau trong quá trình sống. ⁃ Khác nhau và ví dụ: Cạnh tranh Kí sinh Ăn thịt Biểu hiện
Sinh vật khác loài cạnh tranh về thức ăn, nơi ở… dẫn đến kìm hãm sự phát triển lẫn nhau. Sinh
vậtt sống bám vào cơ thể sinh vật khác để hút máu hay lấy chất dinh dưỡng Động vật ăn thịt con
mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ… Ví dụ Lúa và cỏ dại trong một ruộng lúa… Giun
đũa trong ruột người… Rắn ăn chuột…
Câu 17:
a) Quần thể sinh vật là gì? Ví dụ
⁃ Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không
gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. ⁃ Vd: Quần thể trâu rừng, tập hợp cá chép
trong ao.
b) Quần thể sinh vật có những đặc trưng nào? ⁃ Tỉ lệ giới tính. ⁃ Thành phần nhóm tuổi.
⁃ Mật độ quần thể
c) Quần thể người có mấy nhóm tuổi? Ý nghĩa sinh thái từng nhóm
– 3 nhóm tuổi là: + Nhóm tuổi trước sinh sản + Nhóm tuổi sinh sản + Nhóm tuổi sau sinh
sản ⁃ Ý nghĩa sinh thái: Các nhóm tuổi Ý nghĩa Nhóm tuổi trước sinh sản Các cá thể lớn
nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của
quần thể Nhóm tuổi sinh sản Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản
của quần thể Nhóm tuổi sau sinh sản Cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh
hưởng tới sự phát triển của quần thể.
d) Quần thể người có những đặc điểm gì giống và khác với quần thể sinh vật khác? Vì
sao quần thể người có những đặc trưng mà quần thể khác không có?
⁃ Quần thể người có những đặc điểm sinh học như những quần thể sinh vật khác. ⁃
Ngoài ra, quần thể người còn có những đặc trưng kinh tế - xã hội mà quần thể sinh vật
khác không có. Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả
năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên
nhiên.
Câu 18: a) Quần xã sinh vật là gì? Ví dụ?
⁃ Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau,
cùng sống trong một không gian nhất định. ⁃ Vd: Quần xã rừng mưa nhiệt đới, quần xã
rừng ngập mặn ven biển.
b) Trình bày các dấu hiệu điển hình của quần xã sinh vật
⁃ Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật.
c) Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật ở những điểm nào?
• Khác nhau: Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật
+ Tập hợp nhiều cá thể cùng loài.
+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống.
+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ.
+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã.
+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cái, sức sinh sản, tỉ lệ tử
vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.
+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.
+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài
+ Không gian sống gọi là sinh cảnh.
+ Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ trợ và đối địch.
+ Thời gian hình thành dài hơn và ổn định hơn quần thể.
+ Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài,
sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.
+ Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh họ
Câu 19: Thế nào là cân bằng sinh học? Ví dụ ?
- Cân bằng sinh học là số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù
hợp với khả năng của môi trường. - Ví dụ:
+ Giàn mướp phát triển xanh tốt, bọ xít phát triển mạnh, tăng số lượng nhiều. Tuy nhiên,
khi số lượng bọ xít quá nhiều, lượng thức ăn không đủ thì số lượng bọ xít sẽ giảm mạnh.
+ Sau những mùa lụt ở Đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng các loài chuột giảm rất
mạnh nhưng sau đó nguồn thức ăn dồi dào và sự cạnh tranh không cao nên số lượng
chuột lại tăng lên nhanh chóng.

Câu 20: So sánh hiện tượng cân bằng sinh học và khống chế sinh học?
* Giống nhau:
- Đều làm cho số lượng cá thể mỗi quần thể dao động ở trạng thái cân bằng.
- Đều liên qua00n đến tác động của Môi trường sống.
* Khác nhau:
- Cân bằng sinh học :
+ Xảy ra trong nội bộ mỗi quần thể.
+ Nguyên nhân: do các điều kiện của môi trường sống ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản và tử vong
của quần thể.
- Khống chế sinh học
+ Xảy ra giữa các quần thể khác loài ở Quần xã. 
+ Do: mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài với nhau: quan hệ đối địch trong Quần xã.

You might also like