You are on page 1of 4

Kiểm tra giữa kì II Sinh học 8

I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Dấu hiệu không phải là đặc trưng của quần thể là
A. mật độ. B. tỉ lệ giới tính. C. cấu trúc tuổi. D. độ đa dạng loài.
Câu 2: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật:
A. Các cây xanh trong một khu rừng
B. Các động vật cùng sống trên một đồng cỏ
C. Các cá thể chuột cùng sống trên một đồng lúa
D. Các con cá sống trong cùng một cái ao.
Câu 3: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha
Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha
Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha
Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
A. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển. B. Dạng phát triển.
C. Dạng giảm sút. D. Dạng ổn định.
Câu 4: Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là:
A. Ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành
B. Trẻ, trưởng thành và già
C. Trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản.
D. Trước giao phối và sau giao phối
Câu 5. Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài, sống trong một khu vực nhất định, vào một thời
điểm nhất định và các cá thể trong nhóm giao phối với nhau tạo ra thế hệ mới được gọi là
A. Quần xã sinh vật. B. Hệ sinh thái. C. Quần thể sinh vật. D. Cả A và B.
Câu 6. Tổ hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật:
A. Các cây xanh trong một khu rừng. B. Các động vật cùng sống trên một đồng cỏ.
C. Các cá thể chuột cùng sống trên một đồng lúa. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7. Đặc trưng nào sau đây không có ở quần thể?
A. Thành phần nhóm tuổi. B. Độ đa dạng. C. Tỉ lệ giới tính. D. Mật độ cá thể.
Câu 8: Xét tập hợp sinh vật sau:
(1) Cá rô phi đơn tính ở trong hồ.
(2) Cá trắm cỏ trong ao.
(3) Sen trong đầm.
(4) Cây ở ven hồ.
(5) Chuột trong vườn.
(6) Bèo tấm trên mặt ao.
Các tập hợp sinh vật là quần thể gồm có:
A. (1), (2), (3), (4), (5) và (6) B. (2), (3), (4), (5) và (6)
C. (2), (3) và (6) D. (2), (3), (4) và (6)
Câu 9: Một quần thể chim sâu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
- Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha
- Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha
Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
A. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển. B. Dạng phát triển.
C. Dạng giảm sút. D. Dạng ổn định.
Câu 10: Một quần thể chuột đồng có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
- Nhóm tuổi trước sinh sản 44 con/ha.
- Nhóm tuổi sinh sản: 43 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 21 con/ha
Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
A. Dạng ổn định. B. Dạng phát triển.
C. Dạng giảm sút. D. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.
Câu 11: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong
quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây?
A. Khống chế sinh học. B. Cạnh tranh giữa các loài.
C. Hỗ trợ giữa các loài. D. Hội sinh giữa các loài.
Câu 12: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?
A. Tập hợp những loài sinh vật sống trong một khu rừng.
B. Tập hợp những loài sinh vật sống trong một hồ tự nhiên.
C. Tập hợp những con chuột trong một đàn chuột đồng
D. Tập hợp những con cá sống trong một ao cá.
Câu 13: Điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là
A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật. B. tập hợp nhiều cá thể sinh vật.
C. gồm các sinh vật trong cùng một loài. D. gồm các sinh vật khác loài.
Câu 14: Trong quần xã ao nuôi cá, người ta thường thả nhiều loài cá trong ao nhằm
A. tận dụng diện tích ao hồ và tận dụng triệt để nguồn thức ăn trong ao.
B. để dễ quan sát và tiện việc chăm sóc.
C. để tránh sự cạnh tranh về thức ăn trong ao.
D. để chúng cùng hỗ trợ nhau trong cuộc sống chung.
Câu 15: Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố sinh thái nào?
A. Vô sinh. B. Hữu sinh. C. Hữu sinh và vô sinh. D. Hữu cơ.
Câu 16: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi
là gì?
A. Giới hạn sinh thái. B. Tác động sinh thái
C. Khả năng cơ thể. D. Sức bền của cơ thể.
Câu 17: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là
A. đất, nước, trên mặt đất - không khí. B. đất, trên mặt đất- không khí.
C. đất, nước và sinh vật. D. đất, nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật.
Câu 18: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
A. Tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
B. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật
C. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
D. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật
Câu 19: Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái?
A. Gần điểm gây chết dưới.
B. Gần điểm gây chết trên.
C. Ở điểm cực thuận.
D. Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên.
Câu 20: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng
phân bố như thế nào?
A. Có vùng phân bố rộng. B. Có vùng phân bố hạn chế.
C. Có vùng phân bố hẹp. D. Không xác định được vùng phân bố.
II. Tự luận:
Câu 1: Quần thể sinh vật là gì? Nêu các đặc trưng cơ bản của quần thể?
- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác
định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.
Ví dụ: Các cây lúa trong ruộng lúa, các cây thông trong rừng thông, …
- Quần thể sinh vật có năm đặc trưng cơ bản:
+ Kích thước của quần thể:
 Là số lượng các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
 Kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau, loài
có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn hơn và ngược lại.
+ Mật độ quần thể: là số lượng cá thể hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay
thể tích của quần thể.
+ Tỉ lệ giới tính:
 Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.
 Trong quá trình sống, tỉ lệ giới tính có thể thay đổi theo thời gian, điều kiện sống, … Trong
chăn nuôi, tuỳ theo từng loài mà điều chính tỉ lệ đực/cái phù hợp.
 Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.
+ Nhóm tuổi:
 Quần thể có nhiều nhóm tuổi (tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản, tuổi sau sinh sản), mỗi nhóm
tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.
 Cấu trúc nhóm tuổi của quần thể được biểu thị bằng các kiểu tháp tuổi (tháp phát triển, tháp
ổn định, tháp suy thoái).
Câu 2: Quần xã sinh vật là gì? Nêu các đặc trưng cơ bản của quần xã?
- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sinh
sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ
gắn bó với nhau như một thể thống nhất, do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
Ví dụ: Vườn quốc gia Cúc Phương là một quần xã rừng nhiệt đới, có nhiều quần thể sinh
vật cùng sinh sống ở đây như chò xanh, chò chỉ, khướu mỏ dài, … trong một thời gian dài.
- Quần xã sinh vật có hai đặc trưng cơ bản:
+ Độ đa dạng của quần xã: được thể hiện bằng mức độ phong phú về số lượng loài và số lượng
cá thể của mỗi loài trong quần xã. Quần xã nào có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài
càng lớn thì quần xã đó có độ đa dạng càng cao.
+ Thành phần loài trong quần xã được thể hiện:
 Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể nhiều, hoạt động mạnh, đóng vai trò quan trọng trong
quần xã. Ví dụ: Lúa là loài ưu thế trong quần xã ruộng lúa, thực vật hạt kín là loài ưu thế
trong quần xã trên cạn.
 Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài trong quần xã. Ví
dụ: Loài đặc trưng của rừng U Minh là cây tràm; Vọoc cát bà là loài đặc trưng của Vườn
Quốc gia Cát Bà.
Câu 3. So sánh quần thể sinh vật và quần xã sinh vật.
Giống nhau Khác nhau
- Đều là tập hợp có nhiều cá thể sinh vật cùng Quần thể sinh vật - Là một tập hợp các cá thể
sinh sống trong một không gian và thời gian cùng loài cùng chung sống.
nhất định, đều có mối quan hệ gắn bó với - Độ đa dạng thấp, phạm vi
nhau. phân bố hẹp.
- Đều được hình thành trong một thời gian lịch - Các mối quan hệ đơn giản.
sử nhất định, có tính ổn định tương đối. - Đơn vị cấu trúc là cá thể.
- Không có hiện tượng khống
chế sinh vật.
- Đều bị biến đổi do tác động của môi trường. Quần xã sinh vật - Là một tập hợp các quần thể
- Đều xảy ra môi quan hộ hồ trợ và cạnh tranh. sinh vật thuộc nhiều loài khác
nhau.
- Độ đa dạng cao, phạm vi
phân bố rộng.
- Các mối quan hệ phức tạp
- Đơn vị cấu trúc là quần thể.
- Có hiện tượng khống chế
sinh vật.
Câu 4: Các ví dụ sau đâu là quần thể sinh vật, đâu không phải quần thể sinh vật?
(1) Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.
(2) Các cây thông nhựa trong rừng thông phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
(3) Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.
(4) Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.
(5) Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái giao phối với
nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc vào lượng thức ăn có trên cánh đồng.
(6) Tập hợp cá trắm cỏ trong ao.
(7) Chim ở lũy tre làng.
(8) Bèo trên mặt ao.
(9) Loài Vọoc quần đùi trắng ở khu bảo tồn rừng Cúc Phương.
(10) Các cây ven hồ.
(11) Ốc bươu vàng ở ruộng lúa.
(12) Chuột trong vườn.

You might also like