You are on page 1of 4

Ngày dạy:10/4/2024

THEO KẾ HOẠCH NHÀ TRƯỜNG VÀ THỐNG NHẤT CỦA NHÓM SINH


(Tuần 32: Từ ngày 15 đến 20/4/2024)
ÔN TẬP KT HKII- SINH 12
MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Câu 1. Môi trường là gì? Có những loại môi trường nào?
- MT là khoảng không gian bao quanh SV MT cung cấp nguồn sống cho SV
hoặc MT là tất cả các nhân tố sinh thái bao quanh SV
- Có những loại môi trường nào? ( MT nước, MT đất, MT trên cạn, MT sinh vật)
Câu 2. Thế nào là nhân tố sinh thái?
- là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến SV (nhân tố hữu sinh và nhân tố vô sinh)
Câu 3. Phân biệt nhân tố vô sinh với nhân tố hữu sinh?
- Nhân tố vô sinh ( khí hậu, độ ẩm, chất hữu cơ, chất vô cơ( tác nhân vật lí, hóa học ) tác động ít phụ thuộc
vào mật độ quần thể
- nhân tố hữu sinh ( cơ thể SV và quan hệ giữa các cá thể SV) tác động phụ thuộc vào mật độ quần thể
Câu 4. Giới hạn sinh thái là gì?
- Là khoảng giá trị xác định của nhân tố sinh thái mà ở khoảng đó SV có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
Câu 5. Phân biệt khoảng thuận lợi với khoảng chống chịu?
- Khoảng thuận lợi: là khoảng SV phát triển tốt nhất
- Khoảng chống chịu: SV phải chống chịu với môi trường
Câu 6. Ổ sinh thái là gì? Phân biệt ổ sinh thái với nơi ở?
- Ổ sinh thái là: Tập hợp toàn bộ các nhân tố sinh thái (nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh)(ví dụ trên 1 cây gỗ
lớn có nhiều loài SV sống Mỗi 1 loài là 1 ổ sinh thái)
- Phân biệt ổ sinh thái: là tập hợp các giới hạn sinh thái (hoặc: là các giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh
thái)
- Nơi ở: là nơi để ở.
Câu 7. Tại sao hai loài khác nhau không thể có ổ sinh thái (giống nhau về nhân tố sinh thái) trùng nhau hoàn
toàn?
- Gây cạnh tranh khốc liệt dẫn đến loại trừ lẫn nhau.
Câu 8. Quá trình nào làm thu hẹp ổ sinh thái của loài? Quá trình nào làm mở rộng ổ sinh thái của loài?
- Cạnh tranh khác loàidẫn đến làn thu hẹp ổ sinh thái của mỗi loài
- Cạnh cùng loài  làm mở rộng ổ sinh thái của loài (làm SV di cư mở rộng sinh thái)
QUẦN THỂ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
Câu 1. Quần thể là gì?
- Quần thể là một tập cá thể trong cùng một loài, cùng sống trong một môi trường, tại một thời điểm, có
tính tự nhiên.
Câu 2. Điều kiện để tập hợp sinh vật trở thành một quần thể?
- Một tập hợp sinh vật trở thành quần thể khi tập hợp đó có thể tồn tại độc lập và đứng vững lâu dài trong tự
nhiên.
Câu 3. Các cá thể trong quần có các mối quan hệ nào?
- Các cá thể trong quần thể có các mối quan hệ là hỗ trợ và cạnh tranh.
Câu 4. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là gì? Quan hệ hỗ trợ cùng loài có vai trò gì?
- Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm
thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản... đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.
- Quan hệ hỗ trợ cùng loài có vai trò giúp bảo vệ các cá thể, tăng khả năng săn mồi và tăng khả năng sống sót,
thích nghi của quần thể.
Câu 5. Khi nào xảy ra cạnh tranh cùng loài? Vai trò của cạnh tranh cùng loài?
- Khi nguồn sống khan hiếm và mật độ cá thể tăng cao thì xảy ra cạnh tranh cùng loài.
- Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, phù hợp với sức chứa của môi trường.
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ
Câu 1. Đặc trưng cơ bản của quần thể là gì?
- Mỗi quần thể sinh vật có đặc trưng cơ bản riêng, là những dấu hiệu phân biệt giữa quần thể này và quần thể
khác.
Câu 2. Tỉ lệ giới tính là gì? Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa như thế nào với quần thể sinh vật? Tỉ lệ giới tính của quần
thể thay đổi phụ thuộc những yếu tố nào?
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.
- Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay
đổi.
- Tỉ lệ giới tính của quần thể thay đổi tuỳ theo điều kiện môi trường; tuỳ loài, tuỳ mùa và tùy tập tính của sinh
vật.
Câu 3. Phân biệt các khái niệm tuổi sinh lí, tuổi sinh thái và tuổi quần thể
- Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
- Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.
- Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
Câu 4. Tỉ lệ nhóm tuổi của quần thể thay đổi phụ thuộc những yếu tố nào?
- Quần thể có 3 loại nhóm tuổi là tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản, tuổi sau sinh sản.
- Tỉ lệ nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài và tùy thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
- Dựa vào tháp tuổi sẽ biết được quần thể đang phát triển hay đang suy vong.
Câu 5. Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó.
Loại phân bố nào là phổ biến nhất?
- Các cá thể trong quần thể có thể phân bố theo nhóm, đồng đều hoặc ngẫu nhiên.
- Ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố:
+ Phân bố theo nhóm: thể hiện qua hiệu quá nhóm giữa các cá thể cùng loài, các cá thể hỗ trợ lẫn nhau.
+ Phân bố đồng đều: làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
+ Phân bố ngẫu nhiên: phân bố ngẫu nhiên tận dụng được nguồn sống tiêm tàng trong môi trường.
- Phân bố theo nhóm là hình thức phổ biến nhất, Vì trong tự nhiên, môi trường sống thường phân bố không đều
và sinh vật thường có khuyh hướng quần tụ với nhau để hỗ trợ nhau.
Câu 6. Điều kiện xảy ra phân bố đồng đều; Điều kiện xảy ra phân bố ngẫu nhiên? Điều kiện xảy ra phân bố
theo nhóm?
- Phân bố đồng đều: Xảy ra khi môi trường đồng nhất và các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt (hoặc các cá thể có
tính lãnh thổ cao).
- Phân bố ngẫu nhiên: Xảy ra khi môi trường sống đồng nhất và các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
- Phân bố theo nhóm: Xảy ra khi môi trường sống phân bố không đều, các cá thể tụ họp với nhau.
Câu 7. Mật độ cá thể của quần thể là gì? Vì sao mật độ là đặc trưng cơ bản nhất? Mật độ cá thể thay đổi trong
những điều kiện nào?
- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
- Mật độ là đặc trưng cơ bản nhất vì nó ảnh hướng tới mức độ sử dụng nguồn sống, tỉ lệ sinh sản và tử vong.
- Mật độ cá thể thay đổi theo mùa, theo điều kiện môi trường. Mật độ quá cao thì sự cạnh tranh cùng loài xảy ra
gay gắt.
Câu 8. Kích thước quần thể là gì? Phân biệt kích thước tối thiểu với kích thước tối đa?
- Kích thước quần thể là tổng số cá thể của quần thể.
- Cá thể có kích thước càng lớn thì kích thước quần thể càng bé (ví dụ quần thể voi có kích thước bé hơn quần
thể kiến).
- Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Kích thước tối đa là
số lượng cá thể lớn nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với sức chứa của môi trường. Quần thể phát triển
tốt nhất khi có kích thước ở mức độ phù hợp (không quá lớn và không quá bé).
- Kích thước của quần thể luôn thay đổi và phụ thuộc vào mức độ sinh sản, tử vong, nhập cư, xuất cư.
- Các nhân tố điều chỉnh kích thước quần thể: Cạnh tranh cùng loài; dịch bệnh; vật ăn thịt.
- Khi quần thể có kích thước quá bé (dưới mức tối thiểu) muốn bảo tồn quần thể thì phải tiến hành thả vào đó
một số cá thể để đảm bảo kích thước trên mức tối thiểu.
Câu 9. Những nhân tố nào tham gia điều chỉnh kích thước quần thể? Tại sao kích thước quần thể thường giao
động quanh trạng thái cân bằng?
- Kích thước quần thể phụ thuộc vào sinh sản, tử vong, nhập cư, xuất cư. Do đó, các nhân tố điều chỉnh kích
thước quần thể gồm có: Dịch bệnh; Cạnh tranh; nguồn thức ăn, kẻ thù, ....
- Quần thể có khả năng điều chỉnh số lượng cá thể về trạng thái cân bằng để phù hợp với nguồn sống của môi
trường (thông qua tỉ lệ sinh sản và tử vong).
QUẦN XÃ VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
Câu 1. Quần xã sinh vật là gì? Độ đa dạng của quần xã thể hiện ở những đặc điểm nào?
- Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian
và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất 
quần xã có cấu trúc ổn định.
- Độ đa đạng của quần xã thể hiện ở số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài. Quần xã có độ đa đạng càng
cao thì tính ổn định càng cao, cấu trúc của mạng lưới thức ăn càng phức tạp.
Câu 2. Loài ưu thế là gì? Loài đặc trưng là gì?
- Loài ưu thế là loài có nhiều cá thể, hoạt động mạnh (có vai trò quan trọng trong quần xã).
- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã (hoặc có vai trò quan trọng hơn các loài khác).
Câu 3. Nguyên nhân của sự phân tầng trong quần xã? Sự phân tầng trong quần xã có ý nghĩa gì?
- Trong quần xã, mỗi loài thường chỉ phân bố ở một số vị trí xác định. Vị trí phân bố của loài phụ thuộc vào đặc
điểm thích nghi của loài đó và phụ thuộc vào sự phân bố của điều kịên môi trường sống.
- Sự phân tầng trong quần xã làm giảm sự cạnh tranh khác loài và tăng khả năng sử dụng nguồn sống cho nên
làm tăng năng suất sinh học.
Câu 4. Hãy cho biết các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã được chia thành mấy nhóm lớn. Mỗi nhóm
gồm những mối quan hệ nào?
Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã:
- Quan hệ hỗ trợ: quan hệ hội sinh, quan hệ hợp tác, quan hệ cộng sinh.
- Quan hệ đối kháng: quan hệ ức chế - cảm nhiễm, quan hệ cạnh tranh giữa các loài và phân li ổ sinh thái, quan
hệ con mồi - vật ăn thịt và vật chủ - vật kí sinh.
Câu 5. Những mối quan hệ nào không gây hại cho các loài tham gia? Cho ví dụ minh họa.
Không gây hại cho các loài tham gia, đó là các mối quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh, hợp tác):
- Cộng sinh: Cả 2 loài cùng có lợi và gắn bó chặt chẽ với nhau. (Ví dụ: hải quỳ và tôm; vi khuẩn rhizôbium với
cây họ đậu, nấm và tảo thành địa Y, trùng roi với mối, vì khuẩn lam với bèo hoa dâu, vi khuẩn với cây họ đậu)
- Hợp tác: Cả 2 loài cùng có lợi nhưng không gắn bó chặt chẽ với với nhau (ví dụ: chim sáo và trâu rừng; chim
mỏ đỏ và linh đương)
- Hội sinh: Một loài có lợi, loài kia trung tính (Ví dụ: chim làm tổ trên cành cây, sâu bọ sống trong tổ mối,
phong lan sống trên thân cây gỗ).
Câu 6. Những mối quan hệ nào gây hại cho các loài tham gia? Cho ví dụ minh họa.
Chỉ có các mối quan hệ đối kháng giữa các loài thì mới gây hại cho các loài tham gia (cạnh tranh khác loài,
kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật ăn sinh vật).
- Cạnh tranh: Cả 2 loài đều có hại. Xảy ra khi 2 loài có ổ sinh thái trùng nhau. Cạnh tranh khác loài sẽ làm thu
hẹp ổ sinh thái của mỗi loài. Cạnh tranh khác loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của mỗi loài; Là nguyên
nhân dẫn tới cân bằng sinh thái.
- Kí sinh: Một loài có lợi, một loài có hại (Ví dụ: giun sán với lợn, tơ hồng với cây thân gỗ).
- Ức chế - cảm nhiễm: Một loài trung tính, một loài có hại (Ví dụ: tảo tiết ra độc tố đã vô tình giết chết các loài
cá tôm sống trong hồ).
- Sinh vật này ăn sinh vật khác: Một bên có hại, một bên có lợi. (Ví dụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt,
thực vật ăn côn trùng).
Câu 7. Khống chế sinh học là gì? Trong thực tế người ta ứng dụng hiện tượng khống chế sinh học như thế nào?
- Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị loài khác khống chế ở một mức độ nhất
định.
- Ứng dụng:
+ Trong nông nghiệp người ta dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa.
+ Sử dụng ong kí sinh để diệt bọ dừa.
DIỄN THẾ SINH THÁI
Câu 1. Diễn thế sinh thái là gì?
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của
môi trường.
Câu 2. Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái là gì?
- Do tác động của nhân tố bên ngoài (khí hậu, thiên tai) hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần
xã (bên trong).
- Hoạt động khai thác tài nguyên của con người cũng là nguyên nhân gây ra diễn thế của quần xã.
Câu 3. Phân biệt diễn thế nguyên sinh với diễn thế thứ sinh.
- Diễn thế nguyên sinh: khởi đầu từ một môi trường chưa có sinh vật, kết thúc sẽ hình thành một quần xã
đỉnh cực (độ đa dạng cao).
- Diễn thế thứ sinh: Xẩy ra ở môi trường đã có quần xã sinh vật, kết quả sẽ hình thành một quần xã ổn định
(đỉnh cực) hoặc quần xã suy thoái.
Câu 4. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.
Biết được quy luật phát triển của quần xã. Giúp khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và khắc phục những
biến đổi bất lợi của môi trường.
HỆ SINH THÁI, TĐC TRONG HST
Câu 1. Thế nào là một hệ sinh thái? Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và nơi sống của quần xã (sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã
luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
- Hệ sinh thái biểu hiện chức năng như một tổ chức sống, qua sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các
sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá trình "đồng hoá" tổng
hợp các chất hữu cơ, sử dụng năng lượng mặt trời do các sinh vật tự dưỡng trong hệ sinh thái thực hiện và
quá trình "dị hoá" do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thưc hiện.
Câu 2. Phân biệt HST tự nhiên với HST nhân tạo?
- HST tự nhiên (ví dụ: rừng rậm, một đảo lớn) gần như không chịu sự chi phối, tác động của con người.
- HST nhân tạo được con người bổ sung thêm vật chất và năng lượng nên có hiệu suất cao hơn nhưng kém
ổn định hơn HST tự nhiên.
Câu 3. Vì sao HST nhân tạo thường có năng suất sinh học cao hơn HST tự nhiên?
- So với HST nhân tạo thì các HST tự nhiên luôn có chuỗi thức ăn dài, lưới thức ăn phức tạp, độ đa dạng cao,
tính ổn định và khả năng tự điều chỉnh cao nhưng năng suất thấp.
Câu 4. Sinh vật trong hệ sinh thái được chia thành những nhóm nào? Nêu vai trò của mỗi nhóm đó?
- Sinh vật trong HST được chia thành 3 nhóm (Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải).
- Sinh vật sản xuất (Thực vật, tảo) làm nhiệm vụ tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường. Sinh vật
sản xuất cung cấp chất hữu cơ cho cả HST.
- Sinh vật phân giải (VSV, nấm, một số động vật ăn mùn hữu cơ) làm nhiệm vụ phân giải các chất hữu cơ thành
chất vô cơ để trả lại cho môi trường, chất vô cơ này cung cấp trở lại cho sinh vật sản xuất.
- Sinh vật tiêu thụ (Hầu hết các loài động vật) làm nhiệm vụ tiêu thụ các loài thực vật và các loài động vật,
thúc đẩy chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.
Câu 5. Chuỗi thức ăn là gì? Có mấy loại chuỗi thức ăn?
- Chuỗi thức ăn: gồm các loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích ứng với một
bậc dinh dưỡng.
- Có 2 loại chuỗi thức ăn (chuỗi bắt đầu bằng thực vật và chuỗi bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ). -
Ví dụ: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu;
Mùn Giun đất vịt cáo.
Câu 6. Lưới thức ăn là gì?
- Lưới thức ăn (gồm các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung).
- Mỗi quần xã có một lưới thức ăn duy nhất. Quần xã càng đa dạng thì lưới thức ăn càng phức tạp.
- Trong lưới thức ăn, tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng (bậc 1, bậc 2, bậc
3,….

You might also like