You are on page 1of 4

KHÓA LIVE S 2023 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.

VN – Học để khẳng định mình

KHÓA LIVE S 2023:


TS. PHAN KHẮC NGHỆ
BÀI 43: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ
LIVE CHỮA: 21g30, thứ 5 (ngày 29/12/2022)
Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


Câu 1. Đặc trưng cơ bản của quần thể là gì?
Mỗi quần thể sinh vật có đặc trưng cơ bản riêng, là những dấu hiệu phân biệt giữa quần thể này và quần thể
khác.
Câu 2. Tỉ lệ giới tính là gì? Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa như thế nào với quần thể sinh vật?Tỉ lệ giới tính của quần
thể thay đổi phụ thuộc những yếu tố nào?
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.
- Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay
đổi.
- Tỉ lệ giới tính của quần thể thay đổi tuỳ theo điều kiện môi trường; tuỳ loài, tuỳ mùa và tùy tập tính của sinh
vật.
Câu 3. Phân biệt các khái niệm tuổi sinh lí, tuổi sinh thái và tuổi quần thể.
- Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
- Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.
- Tuổi quần thể là tuổi bình quần của các cá thể trong quần thể.
Câu 4.Tỉ lệ nhóm tuổi của quần thể thay đổi phụ thuộc những yếu tố nào?
- Quần thể có 3 loại nhóm tuổi là tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản, tuổi sau sinh sản.
- Tỉ lệ nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài và tùy thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
- Dựa vào tháp tuổi sẽ biết được quần thể đang phát triển hay đang suy vong.
Câu 5. Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó.
Loại phân bố nào là phổ biến nhất?
- Các cá thể trong quần thể có thể phân bố theo nhóm, đồng đều hoặc ngẫu nhiên.
- Ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố:
+ Phân bố theo nhóm: thể hiện qua hiệu quả nhóm giữa các cá thể cùng loài, các cá thể hỗ trợ lẫn nhau.
+ Phân bố đồng đều: làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
+ Phân bố ngẫu nhiên: phân bố ngẫu nhiên tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
- Phân bố theo nhóm là hình thức phổ biến nhất. Vì trong tự nhiên, môi trường sống thường phân bố không đều
và sinh vật thường có khuynh hướng quần tụ với nhau để hổ trợ nhau.
Câu 6. Điều kiện xảy ra phân bố đồng đều; Điều kiện xảy ra phân bố ngẫu nhiên? Điều kiện xảy ra phân bố
theo nhóm?
- Phân bố đồng đều: Xảy ra khi môi trường đồng nhất và các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt (hoặc các cá thể có
tính lãnh thổ cao).
- Phân bố ngẫu nhiên: Xảy ra khi môi trường sống đồng nhất và các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt
- Phân bố theo nhóm: Xảy ra khi môi trường sống phân bố không đều, các cá thể tụ họp với nhau.
Câu 7. Mật độ cá thể của quần thể là gì? Vì sao mật độ là đặc trưng cơ bản nhất? Mật độ cá thể thay đổi trong
những điều kiện nào?
KHÓA LIVE S 2023 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
- Mật độ là đặc trưng cơ bản nhất vì nó ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, tỉ lệ sinh sản và tử vong.
- Mật độ cá thể thay đổi theo mùa, theo điều kiện môi trường. Mật độ quá cao thì sự cạnh tranh cùng loài xảy ra
gay gắt.
Câu 8. Kích thước quần thể là gì? Phân biệt kích thước tối thiểu với kích thước tối đa?
- Kích thước quần thể là tổng số cá thể của quần thể.
- Cá thể có kích thước càng lớn thì kích thước quần thể càng bé (ví dụ quần thể voi có kích thước bé hơn quần
thể kiến).
- Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Kích thước tối đa là số
lượng cá thể lớn nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với sức chứa của môi trường. Quần thể phát triển tốt
nhất khi có kích thước ở mức độ phù hợp (không quá lớn và không quá bé).
- Kích thước của quần thể luôn thay đổi và phụ thuộc vào mức độ sinh sản, tử vong, nhập cư, xuất cư.
- Các nhân tố điều chỉnh kích thước quần thể: Cạnh tranh cùng loài; dịch bệnh; vật ăn thịt.
- Khi quần thể có kích thước quá bé (dưới mức tối thiểu) muốn bảo tồn quần thể thì phải tiến hành thả vào đó
một số cá thể để đảm bảo kích thước trên mức tối thiểu).
Câu 9. Những nhân tố nào tham gia điều chỉnh kích thước quần thể? Tại sao kích thước quần thể thường giao
động quanh trạng thái cân bằng?
- Kích thước quần thể phụ thuộc vào sinh sản, tử vong, nhập cư, xuất cư. Do đó, các nhân tố điều chỉnh kích
thước quần thể gồm có: Dịch bệnh; Cạnh tranh; nguồn thức ăn, kẻ thù, ....
- Quần thể có khả năng điều chỉnh số lượng cá thể về trạng thái cân bằng để phù hợp với nguồn sống của môi
trường (thông qua tỉ lệ sinh sản và tử vong).
II. CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Đáp án A.
Câu 2. Đáp án B.
Câu 3. Đáp án B
Thời gian sống có thể đạt tới của 1 cá thể trong quần thể được gọi là tuổi sinh lý
Tuổi sinh thái là tuổi thực tế của 1 cá thể trong quần thể
Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
Câu 4. Đáp án C.
Câu 5. Cả 5 phát biểu đều đúng. → Đáp án A.
Câu 6. Có 4 phát biểu đúng, đó là I, III, IV và V. → Đáp án D.
II.sai. Vì khi kích thước quần thể đạt cực đại thì sau đó quần thể sẽ không tăng trưởng.
Câu 7. Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. → Đáp án C.
I sai. Vì phân bố ngẫu nhiên là kiểu phân bố ít gặp trong tự nhiên, xuất hiện trong điều kiện môi trường sống
đồng nhất, các cá thể không có tính lãnh thổ, không có sự tụ họp và không có sự cạnh tranh gay gắt. Kiểu phân
bố này giúp cho sinh vật tận dụng được tối đa nguồn sống trong môi trường. Kiểu phân bố phổ biến nhất trong
tự nhiên là phân bố theo nhóm.
Câu 8. Có 3 phát biểu đúng là III, V và VI. → Đáp án C.
I sai. Vì Kích thước của quần thể ( tính theo số lượng cá thể) tỷ lệ nghịch với kích thước cá thể. VD các sinh
vật có kích thước lớn thì số lượng cá thể trong quần thể thấp.
II sai. Vì kích thước của quần thể phụ thuộc cả vào tỷ lệ cá thể di cư và nhập cư.
IV sai. Vì nếu kích thước xuống dưới mức tối thiểu, quần thể có thể bị diệt vong.
Câu 9. Có 2 phát biểu sai, đó là III và IV. → Đáp án B.
III sai. Vì mức sinh sản và mức tử vong thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là nguồn sống
của môi trường, các mối quan hệ sinh thái giữa các sinh vật trong hệ sinh thái. Do phụ thuộc vào nhiều yếu tố
nên nó không ổn định mà thường xuyên thay đổi.
KHÓA LIVE S 2023 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
IV sai. Vì mức sinh sản giảm và mức tử vong tăng là nguyên nhân làm kích thước quần thể giảm.
Câu 10. Cả 4 phát biểu đều đúng → Đáp án D.
Câu 11. Có 4 phát biểu đúng là I, II, IV và V. → Đáp án D.
Quần thể có 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
- I đúng. Vì khi điều kiện môi trường thay đổi thì tỉ lệ tử vong, sinh sản thay đổi làm cho thành phần nhóm tuổi
thay đổi. Ví dụ khi điều kiện môi trường thuận lợi thì tỉ lệ sinh sản tăng làm tăng số lượng cá thể con non làm
cho nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên.
- II đúng. Vì cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể.
- III sai. Vì cấu trúc tuổi chỉ phản ánh số lượng cá thể ở mỗi nhóm tuổi chứ không phản ánh kiểu gen.
- IV đúng. Vì tỉ lệ giới tính mới phản ánh tỉ lệ đực cái trong quần thể.
- V đúng. Vì nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.
Câu 12. Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III, IV đúng. → Đáp án A.
I sai. Vì phân bố theo nhóm xảy ra khi môi trường sống phân bố không đều, các cá thể tụ họp với nhau.
V sai. Vì các quần thể khác nhau sẽ có kiểu phân bố khác nhau.
Câu 13. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án A.
Để dự đoán xu hướng phát triển của quần thể, người ta so sánh tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản với tỉ lệ nhóm tuổi
sinh sản.
- Quần thể 1 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bằng tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản. → Quần thể ổn định.
- Quần thể 2 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi sinh sản. → Quần thể phát triển (tăng số lượng
cá thể), cho nên sẽ tăng kích thước quần thể.
- Quần thể 3 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản. → Quần thể suy thoái (mật độ cá
thể đang giảm dần).
- Quần thể 4 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản. → Quần thể suy thoái.
Câu 14. Có 4 phát biểu đúng là I, II, III và IV. → Đáp án D.
- I đúng.
- II đúng. Vì tỉ lệ giới tính trong quần thể thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên, tỉ lệ này cũng có sự thay đổi tùy theo
từng loài, thời gian sống, điều kiện sống, đặc điểm sinh lí và tập tính của loài.
- III đúng. Vì mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy vào điều kiện
sống.
- IV đúng. Vì biến động số lượng cá thể của quần thể chính là sự thay đổi số lượng cá thể. Mà kích thước quần
thể là tổng số lượng cá thể của quần thể. Cho nên biến động số lượng chính là sự thay đổi kích thước quần thể.
- V sai. Vì phân bố ngẫu nhiên giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
Câu 15. Có 2 phát biểu đúng, đó là II và V. → Đáp án B.
I sai. Vì kích thước quần thể phụ thuộc vào điều kiện môi trường
III sai. Vì mật độ cá thể thay đổi theo mùa, năm.
IV sai. Vì ki kích thước đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng là nhỏ nhất.
Câu 16. Cả 4 phát biểu đều đúng. → Đáp án D.
Câu 17. Có 3 phát biểu đúng là I, II và III. → Đáp án D.
Ta có: Số lượng cá thể của quần thể = mật độ quần thể × diện tích môi trường.
 Số lượng cá thể của các quần thể A, B, C và D sẽ là:
Quần thể A = 22 × 100 = 2200 cá thể
Quần thể B = 25 × 120 = 3000 cá thể
Quần thể C = 26 × 80 = 2080 cá thể
Quần thể D = 21 × 90 = 1890 cá thể.
IV sai. Vì nếu tăng 5% thì quần thể tăng lên 104 cá thể.
Câu 18. Đáp án B.
KHÓA LIVE S 2023 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
Câu 19. Đáp án C.
Tỉ lệ đực/cái chính là tỉ lệ giới tính.
Câu 20. Đáp án D.
Câu 21. Đáp án A.
Nếu mật độ cá thể củ 1 quần thể động vật tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho
mọi cá thể trong quần thể thì thường dẫn tới làm tăng cạnh tranh, tăng di cư, giảm kích thước quần thể, giảm
mức sinh sản và giảm mức nhập cư trong quần thể.
Câu 22. Có 2 phát biểu , đó là II, IV. → Đáp án A.
Kiểu phân bố ngẫu nhiên có các đặc điểm :
- Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều.
- Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường
- Không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 23. Đáp án D.
- Phát biểu đúng là D vì các điều kiện môi trường thay đổi theo chu kì mùa nên vào thời điểm có điều kiện môi
trường thuận lợi thì trong quần thể có số lượng cá thể trước và sau sinh sản nhiều, khi điều kiện môi trường
không thuận lợi thì trong quần thể chủ yếu là nhóm tuổi đang sinh sản, nhóm tuổi trước và sau sinh sản chiếm tỉ
lệ ít. Ngoài ra loài có vùng phân bố càng rộng thì cấu trúc tuổi càng phức tạp do số lượng cá thể lớn và các cá
thể trong quần thể có giới hạn sinh thái rộng về các nhân tố sinh thái.
- Phát biểu B sai vì đối với quần thể ổn định hay suy thoái thì nhóm tuổi sau sinh sản cũng ít hơn nhóm tuổi
trước sinh sản.
- Phát biểu C sai vì các cá thể đang sinh sản sẽ tiếp tục sinh ra các cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản. Ngoài
ra quần thể này có thể đang bị biến động số lượng cá thể theo chu kì.
- Phát biểu A sai vì có nhiều loài biến động số lượng cá thể theo chu kì ngày đêm. Ví dụ: các loài giáp xác vào
ban đêm số lượng cá thể đang sinh sản nhiều, vào ban ngày số lượng cá thể sau sinh sản nhiều.
Câu 24. Đáp án A.
Nếu trong những mẻ lưới thu được khi đánh cá có tỷ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá nhỏ rất ít thì ta hiểu rằng: nghề
cá hiện chưa khai thác hết tiềm năng cho phép.
Khi số lượng cá lớn chiếm ưu thế (quần thể đang có số lượng cá trưởng thành nhiều và chưa được khai thác) →
cần khai thác. Nếu số lượng cá nhỏ chiếm ưu thế → quần thể bị khai thác quá mức, cần dừng để cho quần thể cá
tăng trưởng rồi mới khai thác tiếp.
Câu 25. Đáp án B.

You might also like