You are on page 1of 4

KHÓA LIVE S 2023 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.

VN – Học để khẳng định mình

KHÓA LIVE S 2023:


TS. PHAN KHẮC NGHỆ
BÀI 43: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ
LIVE CHỮA: 21g30, thứ 5 (ngày 29/12/2022)
Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


Câu 1. Đặc trưng cơ bản của quần thể là gì?
Câu 2. Tỉ lệ giới tính là gì? Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa như thế nào với quần thể sinh vật?Tỉ lệ giới tính của quần
thể thay đổi phụ thuộc những yếu tố nào?
Câu 3. Phân biệt các khái niệm tuổi sinh lí, tuổi sinh thái và tuổi quần thể.
Câu 4.Tỉ lệ nhóm tuổi của quần thể thay đổi phụ thuộc những yếu tố nào?
Câu 5. Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó.
Loại phân bố nào là phổ biến nhất?
Câu 6. Điều kiện xảy ra phân bố đồng đều; Điều kiện xảy ra phân bố ngẫu nhiên? Điều kiện xảy ra phân bố
theo nhóm?
Câu 7. Mật độ cá thể của quần thể là gì? Vì sao mật độ là đặc trưng cơ bản nhất? Mật độ cá thể thay đổi trong
những điều kiện nào?
Câu 8. Kích thước quần thể là gì? Phân biệt kích thước tối thiểu với kích thước tối đa?
Câu 9. Những nhân tố nào tham gia điều chỉnh kích thước quần thể? Tại sao kích thước quần thể thường giao
động quanh trạng thái cân bằng?
II. CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Các đặc trưng cơ bản của quần thể là:
A. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng
trưởng
B. Sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
C. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong
D. Độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
Câu 2. Một quần thể gà rừng có khoảng 700 con. Đây là ví dụ về đặc trưng nào sau đây của quần thể?
A. Sự phân bố cá thể. B. Kích thước quần thể. C. Nhóm tuổi. D. Mật độ cá thể.
Câu 3. Thời gian sống thực tế của cá thể trong quần thể được gọi là
A. tuổi trước sinh sản. B. tuổi sinh thái
C. tuổi sinh lý. D. tuổi quần thể
Câu 4. Nếu mật độ cá thể của một quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp
cho mọi cá thể trong quần thể thì thường dẫn tới làm giảm
A. Mức cạnh tranh. B. Mức tử vong. C. Mức sinh sản. D. Mức xuất cư.
Câu 5. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các đặc trưng của quần thể đều có thể được thay đổi theo thời gian và điều kiện môi trường.
II. Các đặc trưng của quần thể có ảnh hưởng lẫn nhau và chi phối lẫn nhau.
III. Kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể thường sẽ đi vào tuyệt chủng.
IV. Các đặc trưng của quần thể thay đổi phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái.
V. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, thời gian và điều kiện môi trường.
KHÓA LIVE S 2023 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6. Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kích thước quần thể thay đổi phụ thuộc vào sinh sản, tử vong, nhập cư, di cư.
II. Khi kích thước quần thể đạt cực đại thì sau đó quần thể vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng.
III. Khi kích thước giảm xuống dưới mức tối thiểu thì mức sinh sản thường bé hơn mức tử vong.
IV. Kích thước quần thể bị chi phối bởi tác động của các nhân tố sinh thái.
V. Nếu môi trường được bổ sung thêm nguồn sống thì tỉ lệ sinh sản tăng và thường dẫn tới làm tăng kích thước
quần thể.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7. Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Phân bố ngẫu nhiên là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp cho sinh vật tận dụng được nguồn sống tối đa và
giảm sự cạnh tranh.
II. Khi môi trường đồng nhất, nếu mật độ quần thể quá cao thì thường dẫn tới phân bố đều.
III. Phân bố đều sẽ làm giảm cạnh tranh; phân bố theo nhóm sẽ tăng khả năng khai thác nguồn sống; phân bố
ngẫu nhiên sẽ giúp khai thác nguồn sống tiềm tàng.
IV. Phân bố đồng đều xảy ra khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều, giữa các cá thể có sự cạnh tranh
gay gắt.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8. Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.
II. Kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức độ sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
III. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì mức độ cạnh tranh giữa các cá thể sẽ tăng cao.
IV. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, mức độ sinh sản của quần thể sẽ tăng lên.
V. Nếu không có di - nhập cư và tỉ lệ sinh sản bằng tỉ lệ tử vong thì kích thước quần thể sẽ được duy trì ổn
định.
VI. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các
loài.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9. Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian nhất định.
II. Mức sinh sản là số cá thể mới được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định.
III. Mức sinh sản và mức tử vong thường có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
IV. Mức sinh sản giảm và mức tử vong tăng là nguyên nhân làm tăng kích thước quần thể sinh vật.
V Khi không có di cư, nhập cư thì quần thể tự điều chỉnh số lượng cá thể thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ sinh
sản, tử vong.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong cùng một loài, quần thể nào có kích thước càng lớn thì quần thể đó thường có tổng sinh khối càng lớn.
II. Khi số lượng cá thể của quần thể càng tăng thì mức độ cạnh tranh cùng loài thường càng tăng (do thiếu
nguồn sống và mật độ tăng cao).
III. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì dễ xảy ra giao phối gần.
IV. Quá trình di cư của các cá thể sẽ làm giảm kích thước của quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11. Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cấu trúc tuổi của quần thể có bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường.
II. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể.
III. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.
KHÓA LIVE S 2023 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
IV. Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể.
V. Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 12. Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Phân bố theo nhóm xảy ra khi môi trường sống đồng nhất và các cá thể cạnh tranh gay gắt.
II. Trong tự nhiên, hầu hết các quần thể đều có kiểu phân bố cá thể theo nhóm.
III. Phân bố đồng đều là kiểu phân bố có vai trò làm giảm cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
IV. Phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
V. Trong cùng 1 môi trường sống, các quần thể khác nhau sẽ có cùng kiểu phân bố.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 13. Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi
quần thể như sau:
Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản
Số 1 45% 45% 10%
Số 2 45% 30% 25%
Số 3 16% 39% 45%
Số 4 25% 50% 25%
Theo suy luận lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể số 1 thuộc dạng quần thể ổn định.
II. Quần thể số 4 thuộc dạng quần thể suy thoái.
III. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên.
IV. Quần thể số 3 có mật độ cá thể đang tăng lên.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 14. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Trong tự nhiên, phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến, thường gặp nhất.
II. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, thời gian và điều kiện môi trường.
III. Mật độ cá thể trong quần thể là đại lượng biến thiên và thay đổi theo mùa, năm hoặc điều kiện môi trường
sống.
IV. Sự thay đổi kích thước quần thể chính là sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
V. Phân bố ngẫu nhiên giúp giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
II. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.
III. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.
IV. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
V. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16. Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
II. Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các
cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
III. Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) tỉ lệ nghịch với kích thước của cá thể trong quần thể.
IV. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17. Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá
KHÓA LIVE S 2023 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
thể như sau:

Quần thể A B C D
Diện tích khu phân bố (ha) 100 120 80 90
Mật độ (cá thể/ha) 22 25 26 21
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể D có kích thước nhỏ nhất.
II. Kích thước quần thể A lớn hơn kích thước quần thể C.
III. Nếu kích thước quần thể B tăng 5%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể này là 26,25 cá thể/ha.
IV. Nếu kích thước quần thể C tăng 5%/năm thì sau 1 năm quần thể này tăng thêm 152 cá thể.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 18. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
B. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.
C. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.
D. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất
Câu 19. Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể được gọi là
A. nhóm tuổi. B. mật độ cá thể. C. tỉ lệ giới tính. D. kích thước quần thể.
Câu 20. Quần thể sinh vật không có đặc trưng nào sau đây?
A. Mật độ cá thể. B. Tỉ lệ giới tinh. C. Cấu trúc tuổi. D. Thành phần loài.
Câu 21. Nếu mật độ cá thể của 1 quần thể động vật tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ
cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì thường dẫn tới làm tăng
A. mức cạnh tranh. B. kích thước quần thể. C. mức sinh sản. D. mức nhập cư.
Câu 22. Trong các đặc điểm sau, kiểu phân bố ngẫu nhiên không có đặc điểm nào?
I. Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều.
II. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
III. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.
IV. Các cá thể quần tụ với nhau để hỗ trợ nhau.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 23. Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản.
B. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì
quần thể đang phát triển.
C. Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi
đang sinh sản.
D. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài nào có vùng phân bố rộng thì thường
có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp.
Câu 24. Nếu trong những mẻ lưới thu được khi đánh cá có tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá nhỏ rất ít thì ta hiểu rằng
A. nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép.
B. các quần thể cá đang sinh sản rất mạnh.
C. nghề cá đang đánh bắt một cách hợp lý.
D. nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức.
Câu 25. Đặc trưng nào sau đây mô tả số lượng cá thể của quần thể?
A. Mật độ cá thể. B. Kích thước quần thể. C. Tỉ lệ đực/cái. D. Kiểu phân bố cá thể.

You might also like