You are on page 1of 5

BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


1. Biến động số lượng cá thể
1.1. Định nghĩa
• Khái niệm: biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể.
• Số lượng cá thể của quần thể có thể bị biến động theo chu kì hoặc không theo chu kì.
1.2. Biến động theo chu kì
Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có tính chu
kì của môi trường.
1.3. Biến động không theo chu kì
Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là biến động mà số lượng cá thể của quần
thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt
động khai thác tài nguyên quá mức của con người.
Ví dụ: sự biến động số lượng mèo rừng Canada đúng theo chu kỳ biến động số lượng của thỏ. Chim
cu gáy ăn hạt xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
Ví dụ: ở miền Bắc việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có màu đông giá rét, nhiệt độ
xuống dưới 8°C.
2. Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
2.1. Nguyên nhân gây biến động
• Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh:
+ Trong các nhân tố sinh thái vô sinh thì khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất. Nhiệt độ
không khí xuống quá thấp là nguyên nhân gây chết nhiều động vật.
+ Các nhân tố vô sinh không bị chi phối bởi mật độ cá thể trong quần thể mà tác động trực tiếp lên sinh
vật nên gọi là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể.
• Do thay đổi của các nhân tố sinh thái hữu sinh:
+ Sự cạnh tranh của các cá thể trong cùng 1 đàn, số lượng kẻ thù, sức sinh sản, độ tử vong, sự phát tán
của các cá thể trong quần thể,... có ảnh hưởng rất lớn đến biến động số lượng cá thể trong quần thể.
+ Các nhân tố sinh thái hữu sinh bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhân tố phụ
thuộc mật độ quần thể.
2.2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
• Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc kích thích làm
tăng số lượng cá thể.
• Sự biến động số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh bởi sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư,
nhập cư.
+ Khi điều kiện môi trường thuận lợi (hoặc số lượng cá thể quần thể thấp) → mức tử vong giảm, sức
sinh sản tăng, nhập cư tăng → tăng số lượng cá thể của quần thể.

Trang 1
+ Khi điều kiện môi trường khó khăn (hoặc số lượng quần thể quá cao) → mức tử vong tăng, sức sinh
sản giảm, xuất cư tăng → giảm số lượng cá thể của quần thể.
2.3. Trạng thái cân bằng của quần thể
• Khái niệm: trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái mà số lượng cá thể ổn định phù hợp với sức
chứa của môi trường.
• Cơ chế duy trì trạng thái cân bằng của quần thể: điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
• Các nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: cạnh tranh, di cư, quan hệ vật ăn thịt - con mi,
vật kí sinh - vật chủ.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP


Ví dụ mẫu
Ví dụ 1 (Câu 1 - SGK trang 174): Nguyên nhân của những biến động số lượng cá thể của quần thể là gì?
Ví dụ 2 (Câu 2 - SGK trang 174): Thế nào là nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ, nhân tố không phụ
thuộc mật độ? Các nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể?
Ví dụ 3 (Câu 3 - SGK trang 174): Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có ý nghĩa như thế
nào đối với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật? Cho ví dụ minh hoạ?
Ví dụ 4 (Câu 4 - SGK trang 174): Quần thể điều chỉnh số lượng cá thể như thế nào? Khi nào quần thể
được điều chỉnh về mức cân bằng?
Ví dụ 5 (Câu 5 - SGK trang 174): Vì sao nói: Trong tự nhiên, quần thể sinh vật có xu hướng điều chỉnh
số lượng cá thể của mình ở mức cân bằng?
Ví dụ 6: Nếu kích thước quần thể đạt đến giá trị tối đa thì quần thể sẽ điều chỉnh số lượng cá thể. Diễn
biến nào sau đây không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích
thước tối đa?
A. Các cá thể phát tán sang các quần thể khác.
B. Giảm mức sinh sản, tăng mức tử vong.
C. Tăng tỉ lệ cá thể nhóm tuổi trước sinh sản, giảm tỉ lệ cá thể nhóm tuổi đang sinh sản.
D. Môi trường ô nhiễm, dịch bệnh phát triển mạnh, tử vong tăng cao.
Ví dụ 7: Ví dụ sau đây là sự biến động số lượng cá thể không theo chu kì?
A. Số lượng ếch đồng tăng mạnh vào mùa mưa.
B. Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
C. Ở đồng rêu phương Bắc, số lượng cáo tăng hoặc giảm phụ thuộc vào con mồi.
D. Ở miền bắc Việt Nam, số lượng muỗi tăng vào mùa hè và giảm vào mùa đông.
Ví dụ 8: Phát biểu nào sau đây là nguyên nhân dẫn đến biến động số lượng cá thể của quần thể?
1. Do sự thay đổi tỉ lệ sinh sản và tử vong.
2. Do sự xuất hiện của con mồi hoặc dịch bệnh.
3. Do sự thay đổi có tính chu kì của khí hậu.

Trang 2
4. Do sự di cư và nhập cư.
Số phương án đúng là
A. 1,2. B. 2, 3. C. 2, 4. D. 1,4.
Ví dụ 9: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới
sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
B. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của hươu non phụ
thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt, c. ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng
sinh sản của các cá thể trong quần thể.
D. Hổ và sư tử là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh bảo vệ vùng sống không
ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
Bài tập tự luyện
Bài tập cơ bản
Câu 1: Biến động số lượng cá thể của quần thể là
A. sự di cư của các cá thể từ quần thể này sang quần thể khác.
B. sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể.
C. sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể.
D. sự giảm số lượng cá thể của quần thể do môi trường thay đổi.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây là biến động số lượng cá thể theo chu kì mùa?
A. Cháy rừng U Minh làm số lượng cá thể trong quần thể giảm đột ngột.
B. Số lượng cá thể của các loài thực vật nổi tăng vào ban ngày, giảm vào ban đêm.
C. Cá cơm ở biển Pêru có biến động số lượng cá thể theo chu kì 10-12 năm.
D. Muỗi tăng số lượng vào mùa hè.
Câu 3: Những trường hợp nào sau đây là biến động số lượng cá thể không theo chu kì?
1. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái và bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét,
nhiệt độ xuống dưới 8°C.
2. Rừng tràm u Minh Thượng bị cháy vào thánq 3 năm 2002 đã xua đổi và giết chết nhiều sinh vật rừng.
3. Chim cu gáy ăn hạt thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,... hàng năm.
4. Ở ôxtrâylia, năm 1969 đến năm 1970, bệnh u nhầy làm số lượng thỏ giảm mạnh nhất.
5. Ở Việt nam, sâu hại xuất hiện nhiều những tháng có nhiệt độ ấm áp.
A. 1,2, 3. B. 2, 3, 4. C. 1,3,4. D. 1,2, 4.
Câu 4: Những nhân tố nào sau đây thuộc nhóm nhân tố không phụ thuộc mật độ?
1. Nhiệt độ không khí. 4. Sức sinh sản của cá thể.
2. Sức sống của con non. 5. Độ ẩm không khí.
3. Lượng chuột lemmut ở đồng rêu phương Bắc. 6. Sự phát tán của các cá thể.
A. 2 và 3. B. 1 và 5. C. 4 và 6. D. 5 và 6.

Trang 3
Câu 5: Có bao nhiêu nhân tố sinh thái sau đây thuộc nhóm nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể?
1. Nhiệt độ không khí. 5. Sức sinh sản của cá thể.
2. Sức sống của con non. 6. Độ ẩm không khí.
3. Mức độ tử vong của các cá thể. 7. Sự phát tán của các cá thể.
4. Nồng độ muối của nước biển. 8. Lượng cáo ở đồng rêu phương Bắc.
A 5. B. 4. C. 3. D. 7.
Câu 6: Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể, có bao nhiêu phát
biểu sau đây không đúng?
1. Khi nhiệt độ xuống quá thấp là nguyên nhân gây chết cho nhiều động vật biến nhiệt.
2. Sự thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng đến trạng thái sinh lí (sức sinh sản, khả năng
thụ tinh, sức sống) của quần thể.
3. Trong các nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất đến
sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
4. Trong các nhân tố sinh thái hữu sinh, sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể cùng loài là nhân tố gây
biến động số lượng cá thể của quần thể rõ rệt nhất.
5. ở chim, nhân tố quan trọng gây biến động số lượng cá thể là sự cạnh tranh nơi làm tổ, vì nó ảnh
hưởng tới khả năng sinh sản và nở trứng.
6. Những loài thú dữ, có khả năng bảo vệ vùng sống thì khả năng sống sót của con non phụ thuộc
nhiều vào lượng con mồi.
7. Những loài như cá, hươu, nai,... khả năng sống sót của con non phụ thuộc nhiều vào lượng kẻ thù ăn
thịt.
A. 5. B. 4. C. 2. D. 7.
Câu 7: Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng nhiều nhất đến một quần thể nhỏ?
A. Nguồn thức ăn suy giảm dần.
B. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn, Trái Đất ấm dần lên.
C. Số lượng kẻ thù tăng lên nhanh chóng.
D. Một số lớn cá thể di cư sang quần thể lân cận.
Câu 8: Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất nhanh chóng tác động đến cơ chế điều hòa mật độ của quần
thể?
A. Sự nhập cư và xuất cư.
B. Mất cân bằng giới tính.
C. Sự phát tán dịch bệnh.
D. Nhóm tuổi đang sinh sản và trước sinh sản.
Câu 9: Vào mùa mưa ở nước ta các loài ếch nhái sinh sản mạnh, số lượng cá thể tăng cao là do
A. độ ẩm và nhiệt độ thích hợp, nguồn thức ăn dồi dào.
B. trứng ếch được đẻ ra rất nhiều vào cuối mùa khô, đến đầu mùa mưa mới nở.

Trang 4
C. kẻ thù ăn ếch nhái đến mùa mưa bị giảm sút rất nhanh.
D. tác động tổng hợp của các nhân tố vô sinh và hữu sinh.
Câu 10: Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi số lượng cá thể
A. tăng lên hay giảm xuống tương ứng với chu kì mùa trong năm.
B. tăng lên hay giảm xuống tương ứng với số lượng của loài kẻ thù hoặc số lượng con mồi.
C. tăng ổn định, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
D. tăng lên hay giảm xuống tương ứng với điều kiện khí hậu thuận lợi hay khó khăn.
Bài tập nâng cao
Câu 11: Cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể chủ yếu phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?
A. Kích thước của quần thể.
B. Khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C. Tốc độ sinh sản của loài.
D. Tỉ lệ giới tính của quần thể.
Câu 12-13: Nghiên cứu cấu trúc tuổi của 3 quần thể cá A, B và C, kết quả được biểu diễn bằng các biểu
đồ sau đây: (ghi chú: 1. số lượng cá thể; 2. tuổi).

Sử dụng các dữ kiện để trả lời câu hỏi 12 và 13.


Câu 12: Quần thể cá nào bị đánh bắt quá mức, nếu cứ tiếp tục khai thác sẽ bị suy kiệt và diệt vong?
A. Quần thể A. B. Quần thể B. C. Quần thể C. D. Cả A và B.
Câu 13: Sự khai thác bền vững thuộc quần thể
A. Quần thể A. B. Quần thể B. C. Quần thể C. D. Quần thể B và C.

Trang 5

You might also like