You are on page 1of 4

27. TIEN HOA+SINH THAI 9.2.

2023
Câu 1: Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21 đến 350 C , giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74%- 96% .
Trong 4 loại môi trường sau đây , loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào ?
A.Môi trường A có nhiệt độ dao động từ 200C - 350 C , độ ẩm từ 75%- 95%
B.Môi trường B có nhiệt độ dao động từ 200C - 400 C , độ ẩm từ 85%- 95%
C.Môi trường C có nhiệt độ dao động từ 250C - 300 C , độ ẩm từ 85%- 95%
D.Môi trường D có nhiệt độ dao động từ 120C - 300 C , độ ẩm từ 90%- 100%
Câu 2: Trong một khu vườn trồng đậu xanh , có những loài kiến hôi hay leo lên những bông hoa tìm thức ăn , vô tình
cũng giúp cây thụ phấn tốt hơn . Tuy nhiên trong quá trình phát triển của quả , quả non đã tiết ra 1 chất kích thích loài
kiến hôi làm chúng cắn ngang cuốn quả làm quả rụng khi còn non xanh . Mối quan hệ giữa kiến và cây đậu là :
A. Hợp tác B. Cạnh tranh C. Ức chế - cảm nhiễm D. Sinh vật này ăn sinh vật khác
Câu 3: ë mét vïng biÓn, n¨ng lîng bøc x¹ chiÕu xuèng mÆt níc ®¹t ®Õn 3triÖu kcal/m2/ngµy. T¶o silic chØ ®ång ho¸
®îc 3% tæng n¨ng lîng ®ã. Gi¸p x¸c trong hå khai th¸c ®îc 40% n¨ng lîng tÝch luü trong t¶o, cßn c¸ ¨n gi¸p x¸c khai th¸c
®îc 0,0015 n¨ng lîng cña gi¸p x¸c. TÝnh hiÖu suÊt sö dông n¨ng lîng cña bËc dinh dìng cuèi cïng so víi tæng n¨ng lîng?
A. 0,00018% B. 0,18% C. 0,0018% D. 0,018%
Câu 4: Ở hệ sinh thái dưới nước , các loài giáp xác ăn thực vật phù du , trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn
hơn sinh khối của thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn . Nguyên nhân là vì
A. Giáp xác sử dụng thức ăn tiết kiệm nên tiêu thụ rất ít thực vật phù du
B. Giáp xác là động vật tiêu thụ nên luôn có sinh khối lớn hơn con mồi
C. Thực vật phù du có chu trình sống ngắn , tốc độ sinh sản nhanh
D. Thực vật phù du chứa nhiều chất dinh dưỡng cho nên giáp xác sử dụng rất ít thức ăn
Câu 5: Khi nói về tháp sinh thái , kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Tháp số lượng là loại tháp luôn có đáy rộng , đỉnh hẹp
B. Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích tại một
thời điểm nào đó
C. Tháp năng lượng thường có đáy rộng , đỉnh hẹp. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại
D. Tháp sinh khối được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích
của mỗi bậc dinh dưỡng
Câu 6. Cây trong rừng có hiện tượng tỉa thưa, là ví dụ về mối quan hệ
A. Ức chế cảm nhiễm. B. Cạnh tranh cùng loài.
C. Cạnh tranh khác loài. D. Cạnh tranh cùng loài hoặc khác loài.
Câu 7. Các ví dụ sau đây:
(1) Cá cóc ở rừng nhiệt đới Tam Đảo; (2) Thực vật có hạt; (3) Cây cọ ở Phú Thọ; (4) Cây tràm ở rừng U Minh; (5) Cá
trong hồ.
Ví dụ nào là loài đặc trưng ?
A. 2; 5. B. 1; 3; 4. C. 2. D. 5.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A.Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
B.Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.
D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
Câu 9: Nói về nhân tố sinh thái, phát biểu nào là đầy đủ nhất. Nhân tố sinh thái là
A.Nhân tố môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi
B.Nhân tố môi trường tác động gián tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi
C. Nhân tố môi trường tác động trực tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để tự vệ
D. Nhân tố môi trường tác động trực tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi
Câu 10: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên
nhân chính là
A.Mất hiệu quả nhóm. B. Sức sinh sản giảm. C. Gen lặn có hai biểu hiện. D. Không kiếm đủ thức ăn.
Câu 11:. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là:
A.cân bằng sinh học B.cân bằng quần thể C.khống chế sinh học. D.giới hạn sinh thái
Câu 12:: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?
A.Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh
B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.
D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
Câu 13:. Diễn thế sinh thái là:
A.quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường
B.quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường
C.quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường
D.quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Câu 14: Một chu trình sinh địa hóa gồm các khâu nào sau đây?
A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
B. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên,phân giải các chất hữu cơ.
C. Tổng hợp các chất,phân giải các chất hữu cơ và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
Câu 15: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của quần thể giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Ví dụ
nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên?
A. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều.
B. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới.
C. Nhóm cây bụi mọc hoang dại,đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam Cực.
D. Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ.
Câu 16: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8 oC.
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là
A. (2) và (4). B. (1) và (3). C. (l) và (4). D. (2) và (3).
Câu 17: Cho các quần xã sinh vật sau:
(1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng (2) Cây bụi và cây có chiếm ưu thế
(3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi (4) Rừng lim nguyên sinh
(5) Trảng cỏ Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái là
A. (4) → (5) → (1) → (3) → (2).
B. (4) → (1) → (3) → (2) → (5).
C. (5) → (3) → (1) → (2) → (4).
D. (2) → (3) → (1) → (5) → (4).
Câu 18 : Xét các ví dụ sau :
1. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá , tôm , chim ăn cá
2. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ
3. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật xung quanh
4. Cú và chồn cùng sống trong rừng , cùng bắt chuột làm thức ăn
Những ví dụ nào phản ánh mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm ?
A. 1,2,3 B. 1,3 C. 2,3 D. 1,3,4
Câu 19: Cho các thông tin về diễn thế như sau
1. Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống
2. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường
3. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường
4. Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là
A. 1,2 B. 3,4 C. 1,4 D. 2,3
Câu 20 : Trên đồng cỏ , các con bò đang ăn cỏ . Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ . Các con chim
sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò . Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên , phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác
B. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh
C. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh
D. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh
Câu 21: Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song hành. D. phản ánh nguồn gốc chung
Câu 22: Biến dị cá thể là
A. sự sai khác của con cái so với bố mẹ phát sinh trong quá trình sinh sản.
B. sự sai khác của con cái so với bố mẹ phát sinh do ngoại cảnh thay đổi.
C. sự sai khác của con cái so với bố mẹ phát sinh do tập quán hoạt động.
D. sự sai khác của con cái so với bố mẹ phát sinh trong đời sống cá thể.
Câu 23: Loại biến dị cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa là
A. biến dị tổ hợp B. đột biến số lượng NST
C. đột biến gen D. đột biến cấu trúc NST
Câu 24: Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, khí quyển Trái đất không thể có:
A. Nước (H2O). B. Cacbônic (CO2).
C. Ôxy (O2) tự do. D. Amôniăc (NH3).
Câu 25: Đóng góp lớn nhất của học thuyết Đacuyn là
A. Giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
B. Đưa ra được khái niệm biến dị cá thể để phân biệt với biến đổi hàng loạt.
C. Giải thích được sự hình thành loài mới theo con đường phân li tính trạng.
D. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
Câu 26: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
(1) Quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài (2) Áp lực chọn lọc tự nhiên
(3) Hệ gen đơn bội hay lưỡng bội (4) Nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít
(5) Thời gian thế hệ ngắn hay dài Số nhận định đúng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 27: Cho các phát biểu sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên là cơ chế duy nhất liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi
(2) Chọn lọc tự nhiên lâu dài có thể chủ động hình thành nên những sinh vật thích nghi hoàn hảo
(3) Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự phân hóa trong thành đạt sinh sản của quần thể dẫn đến một số alen nhất định được
truyền lại cho thế hệ sau với một tỉ lệ lớn hơn so với tỉ lệ các alen khác
(4) Sự trao đổi di truyền giữa các quần thể có xu hướng làm giảm sự khác biệt giữa các quần thể theo thời gian
(5) Sự biến động về tần số alen gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác có xu hướng làm giảm
biến dị di truyền
Tổ hợp câu đúng là
A. 1,2,3,4,5. B. 1,3,4,5. C. 3,4,5. D. 2,3,4.
Câu 28: Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên (4) Các yếu tố ngẫu nhiên
(2) Giao phối ngẫu nhiên (5) Đột biến
(3) Giao phối không ngẫu nhiên (6) Di-nhập gen
Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là
A. (1),(3),(4),(5),(6). B. (3),(4),(5),(6). C. (1),(4),(5),(6). D. (1),(3),(5),(6).
Câu 29: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là không đúng?
(1) Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển…ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và
giao phối với nhau
(2) Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới
(3) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các
nhân tố tiến hóa
(4) Cách li địa lí có thể được tạo ra một cách tình cờ và góp phần hình thành nên loài mới
(5) Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư
(6) Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau
Số phương án đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 30: Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa sau vừa làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể:
(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Đột biến.
(3) Di – nhập gen. (4) Giao phối ngẫu nhiên.
(5) Biến động di truyền. (6) Giao phối không ngẫu nhiên.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 31: Ở loài ruồi Drosophila, các con đực sống ở một khu vực có tập tính giao hoan tinh tế như tập tính đánh đuổi con
đực khác và các kiểu di chuyển đặc trưng để thu hút con cái. Đây là kiểu cách li
A. cách li tập tính. B. cách li nơi ở. C. cách li mùa vụ. D. cách li cơ học.
Câu 32: Nghiên cứu hóa thạch có ý nghĩa:
1) Biết được lịch sử xuất hiện, phát triển, diệt vong của các loài hóa thạch
2) Từ việc xác định tuổi của hóa thạch cho phép suy ra tuổi của các lớp đá chứa chúng
3) Dựa vào hóa thạch cho phép biết được loài nào xuất hiện trước loài nào xuất hiện sau
4) Dựa vào hóa thạch cho biết được trình độ phát triển của sinh vật
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3 B. 1,2 C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4
Câu 33. Ở thực vật quá trình hình thành loài diễn ra nhanh nhất trong trường hợp:
A. Cách ly tập tính. B. Cách ly địa lý. C. Cách ly sinh thái. D. Lai xa và đa bội hóa.
Câu 34. Trong các hướng tiến hóa của sinh giới, hướng tiến hóa cơ bản nhất là:
A. Ngày càng đa dạng và phong phú. B. Tổ chức ngày càng phức tạp.
C. Tổ chức ngày càng đơn giản D. Thích nghi ngày càng hợp lý.
Câu 35. Khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu kết luận đúng trong các kết luận dưới đây:
(1) Trong một quần thể, sự chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng của sinh vật.
(2) Cạnh tranh cùng loài là một trong những nhân tố gây ra sự chọn lọc tự nhiên.
(3) Áp lực của chọn lọc tự nhiên càng lớn thì sự hình thành các đặc điểm thích nghi càng chậm.
(4) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới.
(5) Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi.
(6) Chọn lọc tự nhiên tác động đào thải alen trội sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn so với đào thải alen lặn.
(7) Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lí được chọn lọc tự nhiên tích lũy biến dị theo một hướng.
(8) Chọn lọc tự nhiên trực tiếp loại bỏ các kiểu hình kém thích nghi chứ không trực tiếp loại bỏ kiểu gen.
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 36. Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây diễn ra trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh
học?
A. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thuỷ).
B. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic.
C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.
D. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.
Câu 37: Tay người tương đồng với cơ quan nào sau đây?
A. vây cá chép. B. cánh dơi C. cánh ong D. vây cá mập
Câu 38: Theo Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên
hoang dại là kết quả của quá trình
A. phát sinh các biến dị cá thể.
B. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.
C. tích lũy những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại cho sinh vật.
D. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
Câu 39: Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò
A. làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. có thể làm xuất hiện alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
C. làm cho một gen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.
D. quy định chiều hướng tiến hóa của quần thể.
Câu 40: Phát biểu nào sau đây là không đúng về sự phát sinh của sự sống trên Trái Đất?
A. Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành trong khí quyển nguyên thủy từ các chất hữu cơ phức tạp.
B. Quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ cao phân tử đầu tiên theo con đường hóa học và nhờ nguồn năng lượng
tự nhiên.
C. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên được hình thành trong đại dương nguyên thủy tạo thành các keo hữu cơ, các
keo này có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
D. Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh
học, tiến hóa sinh học.

You might also like