You are on page 1of 8

ÔN TẬP HỌC KÌ II

CHƯƠNG II: QUẦN XÃ SINH VẬT


Câu 1. Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa
vào:
A.cạnh tranh cùng loài B.khống chế sinh học
C.cân bằng sinh học D.cân bằng quần thể
Câu 2. Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi các mối quan hệ sinh thái
trong quần xã gọi là:
A.cân bằng sinh học B.cân bằng quần thể
C.khống chế sinh học. D.giới hạn sinh thái
Câu 3. Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về
A.giới động vật B.giới thực vật C.giới nấm D. giới nhân sơ (vi khuẩn)
Câu 4. Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là
A.cá cóc Tam Đảo B.cây cọ C.cây sim D.bọ que
Câu 5. Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là:
A.tôm nước lợ B.cây tràm C.cây mua D.bọ lá
Câu 6. Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào?
A.Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết  Rừng thưa cây gỗ nhỏ  Cây gỗ nhỏ và cây bụi  Cây bụi và cỏ chiếm
ưu thế  Trảng cỏ
B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết  Cây gỗ nhỏ và cây bụi  Rừng thưa cây gỗ nhỏ  Cây bụi và cỏ chiếm
ưu thế  Trảng cỏ
C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết  Rừng thưa cây gỗ nhỏ  Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế  Cây gỗ nhỏ và
cây bụi  Trảng cỏ
D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết  Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế  Rừng thưa cây gỗ nhỏ  Cây gỗ nhỏ và
cây bụi  Trảng cỏ
Câu 7: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?
A.Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh
B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.
D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
Câu 8. Tính đa dạng về loài của quần xã là:
A.mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài
B.mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
C.tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
D.số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Câu 9. Quần xã sinh vật là
A.tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có
mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và
chúng ít quan hệ với nhau
C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và
chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
D. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian
nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
Câu 10. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?
A.Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B.Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C.Cây phong lan bám trên thân cây gỗ D.Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ
Câu 11. Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là
A.phân tầng thẳng đứng B.phân tầng theo chiều ngang
C.phân bố ngẫu nhiên D.phân bố đồng đều
Câu 12. Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ:
A.cộng sinh B.hội sinh C.hợp tác D.kí sinh
Câu 13. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài?
A.Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B.Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối. D.Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 14. Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ:
A.hội sinh B.cộng sinh C.kí sinh D.ức chế cảm nhiễm
Câu 15. Một quần xã ổn định thường có
A.số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp B.số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao
C.số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao D.số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp
Câu 16. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài:
A.vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần rễ đậu B.chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C.cây phong lan bám trên thân cây gỗ D.cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 17. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa các loài:
A.vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B.chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C.cây phong lan bám trên thân cây gỗ D.cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 18. Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân
giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ giữa mối và trùng roi là:
A.cộng sinh B.hội sinh C.hợp tác D.kí sinh
Câu 19. Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở:
A.cộng sinh, hội sinh, hợp tác B.quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
C.kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm D.cộng sinh, hội sinh, kí sinh
Câu 20. Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở:
A.cộng sinh, hội sinh, hợp tác
B.quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
C.kí sinh, sinh vật ăn sinh vật loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh.
D.cộng sinh, hội sinh, kí sinh
Câu 21. Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của
loài. Đây là biểu hiện của:
A.cộng sinh B.hội sinh C.hợp tác D.kí sinh
Câu 22.Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là:
A.giun sán sống trong cơ thể lợn B.các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng
C.khuẩn lam thường sống cùng với nhiều loài động vật xung quanh D.thỏ và chó sói sống trong rừng.
Câu 23. Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo
chiều ngang?
A.Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
B.Do các nhân tố sinh thái phân bố không đồng đều và nhu cầu sống của các loài khác nhau
C.Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài
D.Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng
Câu 24: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của
môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Có bao nhiêu thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 25. Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ
ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là:
A.diễn thế nguyên sinh B.diễn thế thứ sinh
C.diễn thế phân huỷ D.biến đổi tiếp theo
Câu 26.Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm ưu thế, động vật hiếm dần.
Đây là:
A.diễn thế nguyên sinh B.diễn thế thứ sinh
C.diễn thế phân huỷ D.biến đổi tiếp theo
Câu 27. Diễn thế sinh thái là:
A.quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường
B.quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường
C.quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường
D.quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Câu 28. Sự hình thành ao cá tự nhiên từ một hố bom được gọi là:
A.diễn thế nguyên sinh B.diễn thế thứ sinh
C.diễn thế phân huỷ D.diễn thế nhân tạo
Câu 29. Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn một loài không có lợi hoặc có hại là mối quan
hệ nào?
A.Quan hệ cộng sinh B.Quan hệ hội sinh
C.Quan hệ hợp tác D.Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
Câu 30: Cho các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong quá trình diễn thế sinh thái, loài ưu thế chính là những loài đã “tự đào huyệt chon mình”.
(2) Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái là do tác động trực tiếp của con người.
(3) Trong diễn thế nguyên sinh, giai đoạn cuối hình thành quần xã có độ đa dạng lớn nhất.
(4) Sau quá trình diễn thế thứ sinh có thể lại bắt đầu quá trình diễn thế nguyên sinh.
(5) Diễn thế sinh thái là sự thay đổi cấu trúc quần xã một cách ngẫu nhiên.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 3
Câu 31: Ứng dụng quan trọng nhất của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là
A. chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên
B. hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật
C. dự đoán được các quần xã sẽ tồn tại trước đó
D. dự đoán được quần xã sẽ thay thế trong tương lai
Câu 32. Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện
tượng này gọi là quan hệ:
A.hội sinh B.hợp tác C. ức chế - cảm nhiễm D.cạnh tranh
Câu 33. Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái ?
A.Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người
B.Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã
C.Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu
D.Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã
Câu 34. Điều nào sau đây không đúng với diễn thế thứ sinh?
A.Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt.
B.Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành
nên quần xã tương đối ổn định
C. Trong điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định
D.Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy
thoái
Câu 35.Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh?
A.Khởi đầu từ môi trường trống trơn
B.Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng
C.Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
D.Hình thành quần xã tương đối ổn định.
Câu 36. Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là:
A.sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế B.sự cạnh tranh trong loài chủ chốt
C.sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế D.sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.
Câu 37: Các đặc trung cơ bản của quần xã là
A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ B. độ đa dạng, sự phân bố các cá thể trong quần xã
C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã
Câu 38: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết
A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã B. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã
C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ D. mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật
Câu 39: Ý nghĩa của sự phân tầng trong quần xã là:
A. làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau
B. làm tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau
C. làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
D. giúp các loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau
Câu 40: Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là
A. mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau B. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau
C. mỗi loài kiếm ăn vào 1 thời gian khác nhau trong ngày D. cạnh tranh khác loài
Câu 41: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
C. Trong tiến hóa, các loài trùng nhau về ổ sinh thái thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái.
D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa.
Câu42: Cho các phát biểu sau:
I. Khống chế sinh học thường dẫn đến sự cân bằng sinh học.
II. Ứng dụng khống chế sinh học trong bảo vệ thực vật bằng cách sử dụng thiên địch để trừ sâu.
III. 1 Quần xã gồm các quần thể sinh vật khác loài.
IV. Nơi quần xã sống gọi là sinh cảnh.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 43: Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và
sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
II. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.
III. Nếu mèo rừng bị tiêu diệt hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó được điều chỉnh về mức cân
bằng.
IV. Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 44: Trong các mối quan hệ sinh thái sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham
gia?
(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. (4) loài kiến sống trên cây kiến.
Những mối mối quan hệ đó là:
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 45 Trong một quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chẽ thì
A. quần xã có cấu trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một loài có thể dùng nhiều loài khác làm thức ăn.
B. quần xã dễ dàng xảy ra diễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi trường thay đổi nhanh.
C. quần xã có cấu trúc ít ổn định vì có số lượng lớn loài ăn thực vật làm cho các quần thể thực vật biến mất dần.
D. quần xã có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp và từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn vì thức ăn
trong môi trường cạn kiệt dần
Câu 46: Cho các mối quan hệ sau:
I. Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu. II. Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ.
III. Chim tu hú đẻ trứng mình vào tổ chim khác. IV. Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y.
Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ cộng sinh?
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 47: Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có một loài có lợi?
I. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.
II. Cây tầm gửi sống trên thân gỗ. III. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.
IV. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 48: Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:
(1) Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật. (2) Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
(3) Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường. (4) Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.
Phương án đúng là:
A. (2), (3) và (4)
B. (1), (2) và (4)
C. (1), (3) và (4)
D. (1), (2), (3) và (4)
Chương III. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN & BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
( Bài 42,43)
Câu 1: Hệ sinh thái là gì?
A.bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
B.bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
C.bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
D.bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
Câu 2: Sinh vật sản xuất là những sinh vật:
A.phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường
B.động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
C.có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ từ chất vô cơ
D.chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp
Câu 3: Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm:
A.hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước
B.hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
C.hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt
D.hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn
Câu 4: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:
A.sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
B.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải
C.sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
D.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
Câu 5: Bể cá cảnh được gọi là:
A.hệ sinh thái nhân tạo B.hệ sinh thái “khép kín”
C.hệ sinh thái vi mô D.hệ sinh thái tự nhiên
Câu 6: Ao, hồ trong tự nhiên được gọi đúng là:
A.hệ sinh thái nước đứng B.hệ sinh thái nước ngọt
C.hệ sinh thái nước chảy D.hệ sinh thái tự nhiên
Câu 7: Tác động nào sau đây của con người đến hệ sinh thái nhân tạo giúp duy trì trạng thái ổn định của nó:
A.không được tác động vào các hệ sinh thái
B.bổ sung vật chất và năng lượng cho các hệ sinh thái
C.bổ sung vật chất cho các hệ sinh thái
D.bổ sung năng lượng cho các hệ sinh thái
Câu 8: Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào?
A.Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
B.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
C.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau
D.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi
trường
Câu 9: Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là:
A.có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc B.có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái
C.điều kiện môi trường vô sinh D.tính ổn định của hệ sinh thái
Câu 10: Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố, … là những ví dụ về:
A.hệ sinh thái trên cạn B.hệ sinh thái nước ngọt
C.hệ sinh thái tự nhiên D.hệ sinh thái nhân tạo
Câu 11: Hệ sinh thái nào sau đây cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại:
A.hệ sinh thái nông nghiệp B.hệ sinh thái ao hồ
C.hệ sinh thái trên cạn D.hệ sinh thái savan đồng cỏ
Câu 12: Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm:
A.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã
B.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể
D.mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã
Câu 13: Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì
A. có cấu trúc lớn nhất B. có chu trình tuần hoàn vật chất
C. có nhiều chuỗi và lưới thức ăn D. có sự đa dạng sinh học cao
Câu 14. Một hệ sinh thái mà năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, có các chu trình
chuyển hóa vật chất và có số lượng loài sinh vật phong phú là
A. hệ sinh thái biển B. hệ sinh thái nông nghiệp C. hệ sinh thái thành phố D. hệ sinh thái tự nhiên
Câu 15: Hệ sinh thái bền vững nhất khi sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc sinh dưỡng
A. lớn nhất B. tương đối lớn C. ít nhất D. tương đối ít
Câu 16: Khi nói về hệ sinh thái, nhận định nào sau đây sai?
A. Hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
B. Một giọt nước ao cũng có thể được coi là 1 hệ sinh thái
C. Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người không cần bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để
nâng cao năng suất
D. Một hệ sinh thái gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và quần xã sinh vật.
Câu 17. Các hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng sinh học cao nhất?
A. các hệ sinh thái thảo nguyên
B. các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
C. các hệ sinh thái hoang mạc
D. các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim)
Câu 18: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây không phải là đặc điểm của hệ sinh thái tự nhiên?
1. thành phần loài phong phú, số lượng cá thể nhiều,…
2. kích thước cá thể đa dạng, các cá thể có tuổi khác nhau,…
3. có đủ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải, phân bố không gian nhiều tầng,…
4. Thường xuyên được cung cấp thêm vật chất và năng lượng
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 19: Nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là:
A.năng lượng gió B.năng lượng điện C.năng lượng nhiệt D.năng lượng mặt trời
Câu 30: Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?
A. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau, đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của
sinh cảnh
B. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau
C. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
D. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau, đồng thời tác động lên các thành phần vô sinh của sinh
cảnh
Câu 31: Khi nói về hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Vật chất và năng lượng đều được trao đổi theo vòng tuần hoàn kín.
B. Vi khuẩn là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.
C. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bâc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là không đáng kể
D. Thực vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh
vật
Câu 32: Hệ sinh thái nhân tạo khác với hệ sinh thái tự nhiên ở các đặc điểm:
A. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên các cá thể sinh trưởng
nhanh, năng suất sinh học cao, tính ổn định cao
B. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, được con người chăm sóc nên ít bị dịch bệnh,
năng suất sinh học cao.
C. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, dễ bị dịch bệnh, các cá thể sinh trưởng
nhanh, năng suất sinh học cao.
D. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định cao, năng suất sinh học cao
Câu 33: Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng.
B. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và các
nhóm hệ sinh thái dưới nước.
C. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bởi các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con
người.
D. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất.
Câu 34: Cho các nhận định sau về hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên:
I. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung vật chất và năng lượng cho
chúng.
II. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
III. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
IV. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
Số nhận định đúng là
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 35 Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nấm hoại sinh là một trong số các nhóm sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
B. Sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loài vi khuẩn.
C. Sinh vật kí sinh và hoại sinh đều được coi là sinh vật phân giải.
D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
Câu 36: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về hệ sinh thái là không đúng?
I. Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ quần xã tới môi trường vô sinh.
II. Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều
được xem là một hệ sinh thái.
III. Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải gồm các loài sống dị dưỡng như vi khuẩn, nấm…và một số vi khuẩn
hóa tự dưỡng.
IV. Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn nhưng thành phần loài kém đa dạng hơn hệ sinh thái
nhân tạo.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37: Lưới thức ăn
A. gồm nhiều chuỗi thức ăn
B. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau
C. gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung
D. gồm nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
Câu 38: Mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hình thành chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ
sinh thái là
A. quan hệ cạnh tranh B. quan hệ đối kháng C. quan hệ vật ăn thịt – con mồi D. quan hệ hợp tác
Câu 39: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì
A. hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng cao
B. môi trường nước không bị ánh nắng mặt trời đốt nóng
C. môi trường nước có nhiệt độ ổn định hơn nên năng lượng thất thoát ít hơn
D. môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn
Câu 40: Trong hệ sinh thái, nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau thì trong số các chuỗi thức ăn
sau, chuỗi thức ăn cung cấp năng lượng cao nhất cho con người là:
A. thực vật → thỏ → người B. thực vật →người
C. thực vật → động vật phù du → cá → người D. thực vật → cá → vịt → người
Câu 41: Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → cá → vịt → người thì một loài động vật bất kì trong chuỗi có thể được xem

A. sinh vật tiêu thụ B. sinh vật dị dưỡng C. sinh vật phân hủy D. sinh vật sản xuất
Câu 42: Trong một chuỗi thức ăn, nhóm sinh vật nào có sinh khối lớn nhất?
A. động vật ăn thực vật B. thực vật C. động vật ăn động vật D. sinh vật phân giải
Câu 43: Câu nào sau đây là sai?
A. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn
B. Trong chuỗi thức ăn được mở đầu bằng thực vật thì sinh vật sản xuất có sinh khối lớn nhất
C. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp
D. Các quần xã trưởng thành có lưới thức ăn đơn giản hơn so với quần xã trẻ hay suy thoái
Câu 44: Giả sử có 5 sinh vật: cỏ, rắn, châu chấu, vi khuẩn và gà. Theo mối quan hệ dinh dưỡng thì trật tự nào sau
đây là đúng để tạo thành 1 chuỗi thức ăn?
A. Cỏ → châu chấu → rắn → gà → vi khuẩn B. Cỏ → vi khuẩn → châu chấu → gà → rắn
C. Cỏ → châu chấu → gà → rắn → vi khuẩn D. Cỏ → rắn → gà → châu chấu → vi khuẩn
Câu 45: Câu nào sau đây là đúng?
A. Mọi tháp sinh thái trong tự nhiên luôn luôn có dạng chuẩn
B. Mỗi loài sinh vật chỉ có thể tham gia vào 1 chuỗi thức ăn
C. Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn không có mắt xích chung
D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp
Câu 46: Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên
A. số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị thể tích, trong 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng
B. số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng
C. số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích, trong 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng
D. số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh
dưỡng
Câu 47: Cho các chuỗi thức ăn sau: Lúa → Cào cào → Ếch → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn trên, sinh
vật nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3?
A. Cào cào B. Ếch C. Rắn D. Đại bàng
Câu 48: Giả sử có lưới thức ăn như sau:
Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Cào cào là mắt xích chung của 2 chuỗi thức ăn B. Cá rô được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2
C. Nếu cào cào bị tiêu diệt thì ếch và cá rô có nguy cơ bị chết D. Đại bàng là bậc dinh dưỡng cấp 5
Câu 49: Một lưới thức ăn được mô tả như sau: Thỏ, chuột, châu chấu và chim sẻ đều ăn thực vật; châu chấu là
thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột. Phát biểu nào sau đây đúng về lưới thức ăn này?
(1) Cáo và cú mèo có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau.
(2) Có 4 loài cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
(3) Chuỗi thức ăn dài nhất gồm có 6 mắt xích.
(4) Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 50: Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu → Nhái → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào được
xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 3?
A. Nhái. B. Đại bàng. C. Rắn. D. Sâu.
Câu 51: Cho phát biểu sau về cấu trúc của lưới thức ăn trong hệ sinh thái
I.Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều lưới thức ăn
II. Cấu trúc của lưới thức ăn luôn được duy trì ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống
III. Khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lước thức ăn vẫn không thay đổi
IV. Lưới thức ăn càng đa dạng thì hệ sinh thái có tính ổn định càng cao
Có bao nhiêu phát biểu đúng
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 52: Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?.
I. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ.
II. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
III. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi.
IV. Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 53: Nhóm sinh vật nào sau đây luôn được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1?
A. Thực vật. B. Động vật đơn bào. C. Động vật không xương sống. D. Động vật có xương sống.

You might also like