You are on page 1of 14

BÀI 35.

MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI


NHẬN BIẾT
Câu 1: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?
A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.
B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh
sinh vật, trừ nhân tố con người.
C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh
vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
Câu 2: Có các loại môi trường phổ biến là?
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.
Câu 3: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân
tố sinh thái mà ở đó sinh vật
A.phát triển thuận lợi nhất. B. có sức sống trung bình.
C. có sức sống giảm dần. D. chết hàng loạt.
Câu 4: Giới hạn sinh thái là
A. không chống chịu mà ở đó đời sống của loài ít bất lợi
B. khoảng cực thuận mà ở đó loài sống thuận lợi nhất
C.khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển ổn định theo
thời gian
D. khoảng xác định mà ở đó loài sống thuận lợi nhất hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn
tối thiểu
Câu 5: Ổ sinh thái là
A.“khoảng không gian” sinh thái mà tại đó tất cả nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn cho phép loài tồn tại
và phát triển.
B. khoảng cực thuận mà ở đó loài sống thuận lợi nhất
C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển ổn định theo
thời gian
D. khoảng xác định mà ở đó loài sống thuận lợi nhất hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn
tối thiểu
Câu 6: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
A. tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật
C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật
Câu 7: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm
A.thực vật, động vật và con người
B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người
C. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
D. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người
Câu 8: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và
phát triển ổn định theo thời gian được gọi là
A. môi trường B.giới hạn sinh thái
C. ổ sinh thái D. sinh cảnh
Câu 9: Giới hạn về nhiệt của cá Rô phi Việt nam là:
A. 20 oC đến 45oC B. 20 oC đến 35oC
C. 5,6 oC đến 20oC và 35 oC đến 42oC D. 5,6 oC đến 42oC
Câu 10: Khoảng thuận lợi về nhiệt của cá Rô phi Việt nam là:
A. 20 oC đến 45oC B. 20 oC đến 35oC
C. 5,6 oC đến 20oC và 35 oC đến 42oC D. 5,6 oC đến 52oC
Câu 11: Khoảng chống chịu về nhiệt của cá Rô phi Việt nam là:
A. 20 oC đến 45oC B. 20 oC đến 35oC
C. 5,6 oC đến 20oC và 35 oC đến 42oC D. 5,6 oC đến 52oC
THÔNG HIỂU
Câu 12: Nơi ở là
A. khu vực sinh sống của sinh vật
B. nơi cư trú của của sinh vật
C. khoảng không gian sinh thái
D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật
Câu 13: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng
phân bố
A. hạn chế B. rộng C. vừa phải D. hẹp
Câu 14: Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng
phân bố
A. hạn chế B. rộng C. vừa phải D. hẹp
Câu 15: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với một số nhân tố này nhưng lại hẹp đối với một số
nhân tố khác thì chúng thường có vùng phân bố
A. hạn chế B.rộng C. vừa phải D. hẹp
Câu 16: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
C. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không
bị bệnh
D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái
Câu 17: Trong tự nhiên nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật
A. một cách độc lập với tác động của nhân tố sinh thái khác
B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác
C. trong mối quan hệ với tác động của nhân tố vô sinh
D. trong mối quan hệ với tác động của nhân tố hữu sinh
VẬN DUNG
Câu 18: Trong một ao người ta có thể kết hợp nuôi được nhiều loài cá: Cá mè, cá hoa, cá trắm cỏ,….bởi
vì:
A. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức cạnh tranh gay gắt với nhau
B. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo
C. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy
D. Tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao
Câu 19: Mức độ cạnh tranh về thức ăn và nơi ở giữa các loài gay gắt nhất khi :
A. ổ sinh thái của chúng giao nhau ít.
B. ổ sinh thái của chúng không giao nhau.
C. các loài có cùng nơi ở
D. ổ sinh thái của chúng giao nhau nhiều.
Câu 20: Trong tự nhiên nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật
A. một cách độc lập với tác động của nhân tố sinh thái khác
B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác
C. trong mối quan hệ với tác động của nhân tố vô sinh
D. trong mối quan hệ với tác động của nhân tố hữu sinh
Câu 21: Đối với mỗi nhân tố sinh thái, các loài khác nhau
A. có giới hạn sinh thái khác nhau
B. có giới hạn sinh thái giống nhau
C. có thể có giới hạn sinh thái giống nhau hoặc khác nhau
D. có phản ứng như nhau khi nhân tố sinh thái biến đổi.
Câu 22: Trong tầng nước ven bờ các loài tảo phân bố khác nhau theo các tầng nước, nguyên nhân dẫn đến
hiện tượng đó là:
A. thành phần và cường độ ánh sáng B. nhiệt độ
C. đặc điểm cấu tạo D. nguyên nhân khác

VẬN DỤNG CAO


Câu 23: Ở rừng nhiệt đới châu Phi, muỗi Aedes afrieanus (loài A) sống ở vòm rừng còn muỗi Anopheles
gambiae (loài B) sống ở tầng sát mặt đất. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Loài A là loài hẹp nhiệt hơn so với loài B
B. Loài A là loài rộng nhiệt, loài B là loài hẹp nhiệt
C. Cả 2 loài đều rộng nhiệt như nhau
D. Cả 2 loài đều hẹp nhiệt như nhau
Câu 24: Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa
A. đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập vật nuôi
B. ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
C. trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập,
thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
D. đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, thuần hóa các giống vật nuôi
BÀI 36. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ TRONG QUẦN THỂ
NHẬN BIẾT
Câu 1: Quần thể là một tập hợp cá thể
A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới
B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định
C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định
D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có khả năng
sinh sản tạo thế hệ mới
Câu 2: Những con voi trong vườn bách thú là
A. quần thể voi B. tập hợp cá thể voi
C. quần xã D. hệ sinh thái
Câu 3: Trong quần thể sinh vật tồn tại các mối quan hệ nào?
A. Hỗ trợ và đối kháng B. Cạnh tranh và cộng sinh
C. Hỗ trợ hoặc cạnh tranh D. Cộng sinh và hội sinh
Câu 4: Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ
A. hỗ trợ B. cạnh tranh
C. hỗ trợ hoặc cạnh tranh D. không có mối quan hệ
THÔNG HIỂU
Câu 5: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?
A. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể
B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới
C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới
D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp
Câu 6: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật:
A. Các cây cỏ trong một khu rừng
B. Các động vật cùng sống trên một đồng cỏ
C. Các cá thể cá trong một hồ nước ngọt
D. Các cá thể chuột cống cùng sống trên một cánh đồng
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu của cạnh trạnh cùng loài là do
A. đấu tranh chống lại điều kiện bất lợi B. có cùng nhu cầu sống
C. đối phó với kẻ thù D. mật độ cao
Câu 8: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa
A. đảm bào cho quần thể tồn tại ổn định
B. duy trì số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp
C. giúp khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường
D. đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn
Câu 9: Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa là ví dụ minh họa cho mối quan hệ
A. hỗ trợ cùng loài B. cạnh tranh cùng loài
C. hỗ trợ khác loài D. ức chế - cảm nhiễm
VẬN DỤNG
Câu 10: Hiện tượng tự tỉa thưa các cây lúa trong ruộng là kết quả của
A. cạnh tranh cùng loài B. cạnh tranh khác loài
C. thiếu chất dinh dưỡng D. sâu bệnh phá hoại
Câu 11: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm
A. tăng mật độ cá thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường
B. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài có hiện tượng tiêu diệt lẫn nhau
C. giảm số lượng cá thể, đảm bảo số lượng cá thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của
môi trường
D. tăng số lượng cá thể trong quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm
Câu 12: Ý nghĩa sinh thái của quan hệ cạnh tranh cùng loài là ảnh hưởng đến số lượng, sự phân bố
A. tỉ lệ đực – cái, tỉ lệ nhóm tuổi B. ổ sinh thái
C. ổ sinh thái, hình thái D. hình thái, tỉ lệ đực – cái
Câu 13: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa
A. sự phân bố các cá thể hợp lí hơn
B. đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn
C. đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường
D. số lượng các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp
Câu 14: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể?
A. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp
B. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp
C. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể
D. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể
trong quần thể sinh vật?
(1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi
trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
(3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự
tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 16: Xét tập hợp sinh vật sau:
(1) Cá rô phi đơn tính ở trong hồ. (2) Cá trắm cỏ trong ao. (3) Sen trong đầm.
(4) Cây ở ven hồ. (5) Chuột trong vườn. (6) Bèo tấm trên mặt ao.
Các tập hợp sinh vật là quần thể gồm có:
A. (1), (2), (3), (4), (5) và (6) B. (2), (3), (4), (5) và (6)
C. (2), (3) và (6) D. (2), (3), (4) và (6)
Câu 17: Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?
A. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ
nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy
chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy
chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.
D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy
chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
Câu 18: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh trạnh giữa các cá thể
trong quần thể?
(1) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn và nơi ở hoặc các nguồn
sống khác
(2) Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
(3) Quan hệ cạnh tranh giúp cho sự phân bố của các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ
phù hợp đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Khi mật độ cá thể vượt quá khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, các cá thể cạnh
tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
BÀI 37, 38. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ
NHẬN BIẾT
Câu 1: Các đặc trưng cơ bản của quần thể bao gồm:
A. sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
B. tỷ lệ giới tính, nhóm tuổi, kiểu phân bố các thể, mật độ, kích thước, kiểu tăng trưởng.
C. tỷ lệ giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong.
D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
Câu 2: Tỉ lệ giới tính của quần thể là:
A.tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể
B.tỉ lệ độ chênh lệch giới tính
C.tỉ lệ mức lệch giới tính đực
D.tỉ lệ mức lệch giới tính cái
Câu 3: Đặc điểm của phân bố theo nhóm là
A. điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, các cá thể sống thành bầy đàn
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, các cá thể sống thành bầy đàn
C.điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, giữa các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt
D.điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt
Câu 4: Đặc điểm của phân bố đồng đều là
A. điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, các cá thể sống thành bầy đàn
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, các cá thể sống thành bầy đàn
C.điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, giữa các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt
D.điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt
Câu 5: Đặc điểm của phân bố ngẫu nhiên là
A. điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, các cá thể sống thành bầy đàn
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, các cá thể sống thành bầy đàn
C.điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, giữa các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt
D.điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay
gắt
Câu 6: Ở các quần thể trong tự nhiên, kiểu phân bố nào là phổ biến nhất?
A. Phân bố đồng đều. B. phân bố theo nhóm.
C. Pân bố ngẫu nhiên. D. Phân bố theo độ tuổi
Câu 7: Mật độ cá thể của quần thể là :
A. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
B. số lượng cá thể trên một quần thể
C. năng lượng tích lũy trong các cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
D. khối lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
Câu 8: Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi sinh thái là
A. thời gian sống thực tế của cá thể
B. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
C. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể
D. thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên.
Câu 9: Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi sinh lý là
A. thời gian sống thực tế của cá thể
B. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
C. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể
D. thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên.
Câu 10: Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là:
A. thời gian sống thực tế của cá thể
B. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
C. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể
D. thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên.
Câu 11: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là
A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ, kích thước, kiểu tăng trưởng
B. sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
C. cấu trúc giới tính, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
D. độ nhiều, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
Câu 12: Dấu hiệu nào không phải là đặc trưng của quần thể?
A. mật độ B. tỉ lệ đực – cái
C. sức sinh sản D. độ đa dạng
THÔNG HIỂU
Câu 13: Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng tới
A. cấu trúc tuổi của quần thể
B. kiểu phân bố cá thể của quần thể
C. khả năng sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể
D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Câu 14: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên:
A. Tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.
B. Dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
C. Hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.
D. Tăng cường đánh, quần thể đang ổn định.
Câu 15: Điều không đúng khi kết luận mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của
quần thể là mật độ có ảnh hưởng tới
A. Mức độ sử sụng nguồn sống của quần thể đó trong quần xã.
B. Mức độ lan truyền của vật kí sinh.
C. Tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản.
D. Mức độ trưởng thành của các cá thể trong quần thể.
Câu 16: Tỷ lệ này thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: điều kiện sống của môi trường,
mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật, điều kiện dinh dưỡng. Đây là tỷ lệ:
A. Giới tính B. Thành phần nhóm tuổi
C. Sự phân bố cá thể D. mật độ cá thể
Câu 17: Hình thức phân bố theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A.Các các thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
B.Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
C.Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
D.Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt dành nguồn sống.
Câu 18: Hình thức phân bố ngẫu nhiên trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A.Các các thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
B.Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
C.Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
D.Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt dành nguồn sống.
Câu 19: Hình thức phân bố đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A.Các các thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
B.Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
C.Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
D.Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt dành nguồn sống.
Câu 20: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất
lợi của môi trường.
B. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự
cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
D. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự
cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 21: Đặc trưng nào sau đây chi phối các đặc trưng khác của quần thể?
A. Khả năng sinh sản. B. Tỉ lệ đực, cái.
C. Mật độ cá thể. D. Mức tử vong của cá thể.
Câu 22: Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu:
A. theo lứa tuổi của cá thể. B. do nguồn thức ăn.
C. do nhiệt độ môi trường. D. do nơi sinh sống.
Câu 23: Tỉ lệ giới tính thay đổi, không chịu ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây?
A. Điều kiện sống của môi trường.
B. Mật độ cá thể của quần thể.
C. Mùa sinh sản, đặc điểm sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.
D. Điều kiện dinh dưỡng.
Câu 24: Quần thể bị diệt vong khi mất đi một số nhóm trong các nhóm tuổi
A. Đang sinh sản và sau sinh sản. B. Đang sinh sản
C. Trước sinh sản và sau sinh sản. D. trước sinh sản và đang sinh sản
Câu 25: Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. tuổi sinh lí B. mật độ
C. tỉ lệ giới tính D. sự phân bố cá thể
Câu 26: Những yếu tố nào không ảnh hưởng tới kích thước quần thể?
A. tỉ lệ giới tính B. sinh sản
C. tử vong D. nhập cư và xuất cư
Câu 27: Cho các nhân tố sau:
1. mức sinh sản 2. mức tử vong 3. mức xuất cư và nhập cư 4. mức cạnh tranh
Số nhân tố gây ra sự biến động kích thước quần thể là:
A. 1 B.2 C.3 D.4
Câu 28: Kiểu phân bố nào của các cá thể trong quần thể có vai trò hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất
lợi của môi trường?
A. Kiểu phân bố theo nhóm. B. Kiểu phân bố ngẫu nhiên.
C. Kiểu phân bố đồng đểu. D. Kiểu phân bố đặc trưng.
Câu 29: Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong quần thể như thế nào?
A. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt; khi mật độ
giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.
B. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh nhau; khi mật độ giảm, các cá
thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.
C. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt; khi mật độ giảm,
các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau.
D. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh nhau; khi mật độ giảm, các cá
thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau.
Câu 30: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh
A. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
B. cấu trúc tuổi của quần thể.
C. kiểu phân bố cá thể của quần thể.
D. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể.
Câu 31: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm
B. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt
C. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi
trường.
D. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường
Câu 32: Cho các điều kiện phù hợp với quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học:
1 Nguồn sống của môi trường rất dồi dào
2. Không gian cư trú của quần thể không giới hạn
3. Điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học đều thuận lợi cho sự sinh sản
4. Điều kiện sống bị gián đoạn, thay đổi theo mùa
Có bao nhiêu điều kiện đúng ,
A. 1 B.2 C.3 D.4
Câu 33: Kích thước của quần thể thay đổi không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. sức sinh sản B. mức độ tử vong
C. cá thể nhập cư và xuất cư D. tỉ lệ đực – cái
VẬN DỤNG
Câu 34: Cấu trúc giới tính là đặc điểm thích nghi của loài đảm bảo cho :
A. sự sinh trưởng đạt hiệu quả cao nhất
B. sự sinh sản đạt hiệu quả cao nhất
C. sự đấu tranh sinh tồn đạt hiệu quả cao nhất
D. sự hỗ trợ loài đạt hiệu quả cao nhất
Câu 35: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.
B. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.
C. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
D. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Câu 36: Điều gì sẽ xảy ra với quần thể cá quả( cá lóc) nuôi trong ao khi mật độ cá thể tăng quá cao?
A. Các cá thể cạnh tranh nhau thức ăn, tăng khả năng sinh sản
B. Nhiều cá thể bé bị chết làm kích thước của quần thể tăng lên
C. Các cá thể cạnh tranh nhau thức ăn, nhiều cá thể bé và yếu thiếu thức ăn sẽ chậm lớn và có thể
bị chết.
D. Các cá thể cạnh tranh nhau thức ăn, làm tỉ lệ giới tính của quần thể thay đổi.
Câu 37: Kiểu phân bố có ý nghĩa “làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể” có
đặc điểm:
A. Thường gặp khi điều kiện môi trường sống phân bố không đồng đều
B. Là kiểu phân bố phổ biến nhất
C. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
D. Các cá thể sống thành bầy đàn
Câu 38: Trong quần thể nhóm tuổi sau sinh sản có ý nghĩa sinh thái là?
A.Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể
B.Khả năng sinh sản của cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể
C.Các cá thể lớn nhanh ,có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng ,kích thước của quần thể
D.Quyết định khả năng sinh sản và sự tồn tại ,phát triển của quần thể trong thời gian dài
Câu 39: Quan sát thấy các cá thể của quần thể chim hải âu phân bố một cách đồng đều trong thời gian
làm tổ, điều đó chứng tỏ
A. kích thước của vùng phân bố của quần thể đang tăng.
B. nguồn sống phân bố không đồng đều.
C. mật độ quần thể chim hải âu thấp.
D. chim hải âu có tính lãnh thổ cao( tính cạnh tranh cao)
Câu 40: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tuổi và cấu trúc tuổi của
quần thể?
(1) Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể.
(2) Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
(3) Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
(4) Tổ hợp của các nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi đang sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản
được gọi là cấu trúc tuổi của quần thể.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 41: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về sự phân bố cá thể trong quần
thể?
(1) Các loài sâu sống trên tán lá cây, các loài sò sống trong phù sa vùng triều có kiểu phân bố ngẫu
nhiên
(2) Phân bố ngẫu nhiên làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
(3) Phân bố theo nhóm giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
(4) Các cây thông nhựa trong rừng thông là ví dụ về kiểu phân bố đồng đều.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 42: Kiểu phân bố có ý nghĩa “làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể” có
đặc điểm:
A. Thường gặp khi điều kiện môi trường sống phân bố không đồng đều
B. Là kiểu phân bố phổ biến nhất
C. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
D. Các cá thể sống thành bầy đàn
Câu 43: Kiểu phân bố có ý nghĩa “làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể” có
đặc điểm:
A. Thường gặp khi điều kiện môi trường sống phân bố không đồng đều
B. Là kiểu phân bố phổ biến nhất
C. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
D. Các cá thể sống thành bầy đàn
Câu 44: Cho các thông tin sau:
(1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.
(3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường
(4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể.
Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loại từ quần thể này sang
quần thể khác là:
A. (1), (2) và (3) B. (1), (3) và (4)
C. (1), (2) và (4) D. (2), (3) và (4)
Câu 45: Những yếu tố nào có liên quan đến mật độ cá thể của quần thể và làm giới hạn kích thước quần
thể?
(1) Sự cạnh tranh về nguồn thức ăn hoặc nơi sống giữa các cá thể trong quần thể.
(2) Các bệnh dịch truyền nhiễm. (3) Tập tính ăn thịt.
(4) Các chất thải độc do quần thể sinh rA. (5) Tỉ lệ giới tính.
Phương án đúng là:
A. (1), (2), (3) và (4) B. (1), (2), (3) và (5)
C. (2), (3), (4) và (5) D. (1), (3), (4) và (5)
VẬN DỤNG CAO
Câu 46: Xét quần thể các loài:
(1) Cá trích (2) Cá mập (3) Tép (4) Tôm bạc
Kích thước quần thể của các loài theo thứ tự lớn dần là
A. (1), (2), (3) và (4) B. (2), (3),(4) và (1)
C. (2), (1), (4) và (3) D. (3), (2), (1) và (4)
Câu 47: Cho các quần thể sau
1. Quần thể chôm chôm mọc ở ven rừng 2. Quần thể thông nhựa trên đồi
3. Giun đất sống đông đúc ở nơi đất có độ ẩm cao 4. Quần thể dã tràng cùng nhóm tuổi
5. Đàn trâu rừng.
Các quần thể phân bố theo nhóm gồm:
A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 3,4,5 D. 1,3,5
Câu 48: Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá
thể ảnh hưởng tới
(1)Mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường
(2)Kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể
(3) Mức tử vong của quần thể
(4) Kích thước của quần thể
(5) Mức sinh sản của quần thể
Số phương án trả lời đúng là
A.2 B.3 C.5 D.4
Câu 49: Khi đánh bắt ngẫu nhiên một loài cá ở ba vùng khác nhau người ta thống kê được tỉ lệ các loại
cá theo độ tuổi ở từng vùng như sau:
Một số nhận xét được rút ra từ lần đánh bắt này như sau:
(1) Quần thể ở vùng A đang có mật độ cá thể cao nhất trong ba vùng.
(2) Quần thể ở vùng C đang có tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể nhanh nhất.
(3) Vùng B đang được khai thác một cách hợp lý.
(4) Nên thả thêm cá con vào vùng C để giúp quần thể phát triển ổn định.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 50: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mật độ cá thể của quần thể?
(1) Quần thể các rô phi có 200 con gọi là mật độ của quần thể cá rô phi
(2) Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy thuộc vào điều
kiện của môi trường sống.
(3) Mật độ các thể có thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả
năng sinh sản, tử vong của các cá thể
(4)Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào thì các cá thể trong quần thể sẽ tăng mức độ cạnh tranh.
A. 1. B.. 2. C. 3. D. 4.
Câu 51: Trong các phát biểu sau:
(1) Dạng tháp tuổi phát triển có đáy rộng chứng tỏ có tỉ lệ sinh cao
(2) Dạng tháp ổn định có dạng đáy tháp rộng vừa phải, cạnh tháp xiên ít hoặc đứng chứng tỏ tỉ lệ
sinh không cao, chỉ bù đắp cho tỉ lệ tử vong
(3) Dạng tháp suy thoái có đáy hẹp, nhóm có tuổi trung bình lớn hơn nhóm tuổi thấp
(4) Nếu mất đi nhóm sau sinh sản và nhóm đang sinh sản thì quần thể sẽ rơi vào suy vong
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 52: Khi thống kê tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau, người ta thu được kết quả như sau:
Vùng Nhóm tuổi trước sinh sản Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản
A 82% 16% 2%
B 48% 42% 10%
C 12% 20% 68%
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vùng A khai thác quá mức; vùng B khai thác hợp lý; vùng C chưa khai thác hết tiềm năng.
B. Vùng A khai thác quá mức; vùng B chưa khai thác hết tiềm năng; vùng C khai thác hợp lý.
C. Vùng A chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B khai thác hợp lý; vùng C khai thác quá mức
D. Vùng A chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B khai thác quá mức; vùng C khai thác hợp lý.
Câu 53: Cho các phát biểu sau về sự phân bố của quần thể:
(1) Sự phân bố cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực
phân bố.
(2) Kiểu phân bố của quần thể các cây bụi ở hoang mạc là kiểu phân bố ngẫu nhiên
(3) Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều là làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể
trong quần thể.
(4) Kiểu phân bố theo nhóm xảy ra khi điều kiện môi trường sống không đồng đều, các cá thể sống
bầy đàn, trú đông.
Phương án đúng là:
A. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) đúng
B. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) sai
C. (1) đúng, (2) đúng, (3) đúng, (4) sai
D. (1) sai, (2) sai, (3) đúng, (4) đúng
Câu 54: Trong ba hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể
như sau:
Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản
Số 1 130 130 100
Số 2 250 70 20
Số 3 50 120 125
Trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Quần thể 1 có số lượng tháp tuổi ổn định. Vì vậy theo lý thuyết thì số lượng cá thể của quần thể
1 sẽ không thay đổi.
(2) Quần thể 2 có dạng tuổi phát triển. Vì vậy theo lý thuyết số lượng cá thể của quần thể tiếp tục
tăng lên.
(3) Quần thể 3 có dạng tháp tuổi suy thoái. Vì vậy theo lý thuyết số lượng cá thể của quần thể sẽ
tiếp tục giảm xuống.
(4) Nếu trong 3 quần thể trên có một quần thể đang bị khai thác quá mạnh thì đó là quần thể 2. vì
khi bị khai thác quá mạnh nó sẽ làm giảm tỉ lệ nhóm tuổi đang sinh sản và sau sinh sản.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 55: Trong các phát biểu sau:
(1) Tỉ lệ giới tính là cơ cấu quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong những điều
kiện thay đổi của môi trường.
(2) Tỉ lệ giới tính của quần thể luôn ổn định, phụ thuộc vào loài
(3) Ứng dụng hiểu biết về tỉ lệ giới tính của sinh vật vào chăn nuôi bằng cách khai thác bớt cá thể
đực khỏi một quần thể sinh vật đối với các loài có tập tính đa thê.
(4) Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy thuộc vào điều
kiện của môi trường sống.
(5) Dạng tháp suy thoái có dạng đáy tháp rộng vừa phải, cạnh tháp xiên ít hoặc đứng chứng tỏ tỉ lệ sinh
không cao, chỉ bù đắp cho tỉ lệ tử vong
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 56: Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm tuổi ở
mỗi quần thể như sau:
Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản
Số 1 150 149 120
Số 2 250 70 20
Số 3 50 120 155
Hãy chọn kết luận đúng.
A. Quần thể số 3 được khai thác ở mức độ phù hợp.
B. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên.
C. Quần thể số 1 có kích thước bé nhất.
D. Quần thể số 3 đang có sự tăng trưởng số lượng cá thể.
BÀI 39. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ
NHẬN BIẾT
Câu 1: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do
A. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm
B. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng
C. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm
D. sự thống nhất tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của quần thể
Câu 2: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là:
A. do các hiện tượng thiên tai xảy ra bằng nhau
B. do những thay đổi có tính chu kì của dịch bệnh hằng năm
C. do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường
D. do mỗi năm đều có 1 loại dịch bệnh tấn công quần thể
Câu 3: Số lượng cá thể của 1 loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu
sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì?
A. Phân bố cá thể B. Kích thước của quần thể
C. Tăng trưởng của quần thể D. Biến động số lượng cá thể
THÔNG HIỂU
Câu 4: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là
A. sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh
B. sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của 1 bộ phận hay cả quần thể
C. sự điều chình vật ăn thịt và vật kí sinh
D. tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử cũng tăng trong quần thể
Câu 5: Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể về mức ổn định phù hợp với khả năng cung
cấp nguồn sống của môi trường được gọi là
A. khống chế sinh học B. ức chế - cảm nhiễm
C. cân bằng quần thể D. nhịp sinh học
Câu 6: Sự tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng Canada theo chu kì là:
A. Số lượng mèo rừng tăng → số lượng thỏ tăng theo
B. Số lượng mèo rừng giảm → số lượng thỏ giảm theo
C. Số lượng thỏ tăng → số lượng mèo rừng tăng theo
D. Số lượng thỏ và mèo rừng sẽ cùng tăng vào 1 thời điểm
Câu 7: Trường hợp nào sau đây là kiểu biến động không theo chu kì?
A. Ếch nhau tăng nhiều vào mùa mưa
B. Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân
C. Gà rừng chết hàng loạt do dịch bệnh
D. Cá cơm ở biển Peru chết nhiều do dòng nước nóng chảy qua 7 năm/lần
Câu 8: Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể?
A. khí hậu B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn
C. lũ lụt D. nhiệt độ xuống quá thấp
Câu 9: Chuồn chuồn, ve sầu,… có số lượng nhiều vào các tháng mùa xuân hè nhưng rất ít vào những
tháng mùa đông. Đây là dạng biến động số lượng nào?
A. không theo chu kì B. theo chu kì ngày đem
C. theo chu kì tháng D. theo chu kì mùa
Câu 10: Cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể là
A. do giảm bớt sự cạnh tranh cùng loài khi số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp
B. sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong
C. do bệnh tật và khan hiếm thức ăn trong trường hợp số lượng của quần thể tăng quá cao
D. do sự tác động của kẻ thù trong trường hợp mật độ quần thể tăng quá cao
Câu 11: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là
A. mức sinh sản B. mức tử vong
C. sức tăng trưởng của cá thể D. nguồn thức ăn từ môi trường
VẬN DỤNG
Câu 12: Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào 1 khoảng thời gian nhất định trong
năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác nhau thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này
A. biến động số lượng theo chu kì năm B. biến động số lượng theo chu kì mùa
C. biến động số lượng không theo chu kì D. không biến động số lượng
Câu 13: Ở Việt Nam, sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa nào? Vì sao?
A. Mùa xuân và mùa hè do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào
B. Mùa mưa do cây cối xanh tốt, sâu hạy có nhiều thức ăn
C. Mùa khô do sâu hại thích nghi với khí hậu khô nóng nên sinh sản mạnh
D. Mùa xuân do nhiệt độ thích hợp, thức ăn phong phú
VẬN DỤNG CAO
Câu 14: Những ví dụ nào sau đây thuộc biến động không theo chu kì?
(1) Đợt hạn hán vào tháng 3 năm 2016 khiến hàng trăm hecta cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên chết
hàng loạt.
(2) Cứ sau 5 năm, số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồng lại giảm xuống do nhiệt độ tăng lên.
(3) Số lượng cá thể tảo ở Hồ Gươm tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm.
(4) Số lượng cá thể muỗi tăng lên vào mùa xuân nhưng lại giảm xuống vào mùa đông.
(5) Đợt rét đậm, rét hại tại miền Bắc những ngày trước tết Bính Thân đã làm chết hàng loạt trâu,
bò của bà con nông dân thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc
A. (2) và (5) B. (1) và (2)
C. (1) và (5) D. (3) và (4)
Câu 15: Cà phê là loại cây trồng cần tưới một lượng nước lớn khi bắt đầu ra hoa. Trong đợt hạn hán đầu
nằm 2016, hàng trăm hecta cà phê chết do hạn hán. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình cũng phá bỏ cây cà
phê để thay thế loại cây trồng khác làm cho diện tích cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên bị giảm đáng kể.
Có bao nhiêu nguyên nhân trực tiếp gây ra biến động số lượng cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên?
(1) Thay đổi các nhân tố sinh thái vô sinh (2) Sự thay đổi tỉ lệ sinh sản và tử vong
(3) Thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh (4) Sự phát tán hạt
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

You might also like