You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC GIỮA HỌC KÌ I

I. Trắc nghiệm:

Câu 1. Hệ cơ quan nào có vai trò lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường?
A. Hệ hô hấp B. Hệ tiêu hóa C. Hệ bài tiết D. Hệ tuần hoàn
Câu 2. Hệ cơ quan nào có vai trò biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và
thải chất bã ra ngoài?

A. Hệ hô hấp B. Hệ tiêu hóa C. Hệ bài tiết D. Hệ tuần hoàn

Câu 3. Quá trình tiêu hóa được thực hiện bởi hoạt động của:
A. Các tuyến tiêu hóa. B. Các cơ quan trong ống tiêu hóa.
C. Hoạt động của các enzyme. D. Các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
Câu 4. Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hóa?
A. Vitamin. B. Ion khoáng C. Carbonhydrate. D. Nước
Câu 5. Thế nào là tiêu hóa thức ăn?
A. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng. B. Cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua thành ruột.
C. Thải bỏ các chất thừa không hấp thụ được. D. Cả A, B và C.
Câu 6. Cơ quan nào dưới đây không phải là một bộ phận của hệ tiêu hóa?
A. Thanh quản. B. Thực quản. C. Dạ dày. D. Gan
Câu 7. Nguyên nhân nào dưới đây thường gây bệnh loãng xương?
A. Tư thế hoạt động không đúng cách trong thời gian ngắn.
B. Cơ thể thiếu calcium và phosphorus.
C. Do tai nạn giao thông.
D. Cơ thể thiếu cholesterol và vitamin.
Câu 8. Biện pháp nào dưới đây giúp cải thiện tình trạng táo bón
1. Ăn nhiều rau xanh
2. Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và protein
3. Uống nhiều nước
4. Uống chè đặc
A. 2,3 B. 1, 3 C. 1, 4 D. 1, 2, 3
Câu 9. Bệnh đau dạ dày có thể phát sinh từ nguyên nhân nào dưới đây?
1. Căng thẳng thần kinh kéo dài
2. Ăn các loại thức ăn thô cứng hoặc quá cay nóng
3. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
4. Do ăn các thức ăn mềm
A. 1, 2, 4 B. 1, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 2, 3, 4
Câu 10. Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào?
1. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm
2. Thành mạch mỏng chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì
3. Phân nhánh dày dặc đến từng tế bào
4. Thành mạch dày có ba lớp.
A. 1, 2 B. 1, 2, 3 C. 1, 2, 4 D. 1, 3, 4
Câu 12. Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu?
A. Nhóm máu O B. Nhóm máu A C. Nhóm máu B D. Nhóm máu AB
Câu 13. Trong hệ tiêu hóa ở người, bộ phận nào tiếp nhận thức ăn từ dạy dày?
A. Tá tràng B. Thực quản C. Hậu môn D. Kết tràng
Câu 14. Chất nào dưới đây không bị biến đổi thành các chất khác trong quá trình tiêu hóa?
A. Vitamin B. Carbonhydrat C. Protein D. Lipid
II. Tự luận:

Câu 1. Kể tên các cơ quan và chức năng của hệ tiêu hóa?


- Hệ tiêu hóa gồm:
+ Ống tiêu hóa: Miệng , hầu , thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
+ Tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến tụy, gan, túi mật và tuyến ruột.
- Chức năng:
+ Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được.
+ Loại chất thải cặn bã thức ăn ra khỏi cơ thể.
Câu 2. Hút thuốc lá có tác hại như thế nào?

- Khói thuốc lá có chứa nhiều chất độc có hại cho hệ hê hấp như khí CO, khí NOx, nicotine, …

- CO chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O 2. NOx gây viêm, sung lớp niêm
mạc, cản trở trao đổi khí.

- Nồng độ khí CO và NOx trong không khí vượt quá giới hạn cho phép gây nguy hiểm đến sức khỏe, có thể
dẫn đến tử vong.

- Nicotine làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí, chất này còn làm
tăng nguy cơ gây ung thư phổi.

Câu 3. Nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn và trình bày sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả
hệ tuần hoàn?

- Cấu tạo của hệ tuần hoàn gồm có tim và hệ mạch. Trong đó, hệ mạch gồm động mạch, mao mạch và tĩnh
mạch; các mạch máu có dạng ống, hợp thành một hệ thống kín.

- Sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn:

+ Tim hoạt động như một chiếc bơm, vừa hút, vừa đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn.

+ Động mạch vận chuyển máu từ tim đến mao mạch để trao đổi nước, chất khí, các chất giữa máu và các tế
bào; máu trao đổi tại mao mạch theo tĩnh mạch trở về tim.

Câu 4. Vẽ sơ đồ truyền máu và nêu nguyên tắc truyền máu an toàn. Giải thích vì sao nhóm máu O
chuyên cho và nhóm máu AB chuyên nhận.

- Vẽ sơ đồ truyền máu đúng:


- Nguyên tắc truyền máu an toàn:

+ Không để kháng thể trong máu người nhận gây kết dính kháng nguyên trong máu được truyền.

+ Xét nghiệm máu: Để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp và loại bỏ máu có chứa mầm bệnh: HIV,
viêm gan B …

+ Truyền máu theo sơ đồ truyền máu.

+ Truyền máu chậm, với lượng nhỏ và phải truyền vào tĩnh mạch.

- Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho vì nhóm máu O không có kháng nguyên A và B nên không bị kết
dính hồng cầu trong huyết tương của tất cả những người có nhóm máu khác.

- Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận vì nhóm máu AB không có kháng thể  và  nên không gây
kết dính hồng cầu trong máu người cho.

Câu 5. Nêu cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp.

- Hệ hô hấp ở người gồm đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) có chức năng dẫn khí
ra vào phổi, ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi, bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại từ môi
trường ngoài.

+ Mũi có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có nhiều lông mũi và lớp mao mạch dày đặc giúp ngăn bụi, làm ẩm,
làm ấm không khí vào phổi.
+ Thanh quản: Có nắp thanh quản có thể cử động để bịt kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn ngăn không cho
thức ăn vào đường hô hấp.

+ Khí quản: Có tuyến nhầy và có lông rung chuyển động liên tục để dẫn khí từ ngoài vào; giữ bụi, vi trùng
và đẩy ra ngoài những vật lạ nhỏ khỏi rơi vào phổi.

+ Phế quản, tiểu phế quản có tuyến nhầy và có lông rung chuyển động để dẫn khí vào phổi rồi đến phế
nang; giữ bụi, vi trùng và đẩy ra ngoài những vật lạ nhỏ khỏi rơi vào phổi.

- Cơ quan trao đổi khí là hai lá phổi. Phổi gồm rất nhiều phế nang (là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí).
Phế nang được bao bọc bởi hệ thống mạch máu dày đặc giúp quá trình trao đổi khí diễn ra dễ dàng. Phổi
thực hiện chức năng trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.

Câu 6: Nêu nguyên nhân, triệu chứng và hậu quả của bệnh huyết áp cao, xơ vữa động mạch.

a) Huyết áp cao:

- Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp cao: do chế độ ăn nhiều đường và muối, thức ăn chứa
nhiều chất béo, … Hoặc có thể là do huyết áp tăng cao sau khi luyện tập thể dục, thể thao, khi tức giận hay
khi bị sốt, … Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm tổn thương cấu trúc thành động mạch và gây ra bệnh
huyết áp cao.

- Triệu chứng: Có các triệu chứng thoáng qua như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ nhẹ,... Có
một số biểu hiện dữ dội hơn, như đau nhói vùng tim, suy giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng, da tái xanh,
nôn ói, hồi hộp, đánh trống ngực, hốt hoảng.

- Hậu quả của huyết áp cao có thể gây ra những biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch
máu …

b) Xơ vữa động mạch:

- Nguyên nhân: Xơ vữa động mạch có thể do chế độ ăn chưa hợp lí, hút thuốc lá, ít vận động …

- Triệu chứng: Có cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tê ở tay hoặc chân, nói lắp hoặc nói khó, mất thị lực
tạm thời ở mắt hoặc sụp mí cơ bắp, chán ăn, phù tay chân, …
- Hậu quả: Khi hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao sẽ kết hợp với Ca2+ ngấm vào thành mạch, làm
hẹp lòng mạch, mạch bị xơ vữa, dẫn đến tăng huyết áp, giảm dòng máu, tạo thành các cục máu đông dẫn
đến tắc mạch. Nếu các cục máu đông xuất hiện ở động mạch vành tim gây đau tim, còn ở động mạch não
sẽ gây đột quỵ.

You might also like