You are on page 1of 18

BÀI 13.

NỘI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI:

NHẬN BIẾT
Câu 1: Quá trình trao đổi chất của tế bào tạo ra sản phẩm nào dưới đây?
A. Chỉ tạo ra các chất cần thiết cho tế bào
B. Chỉ tạo ra các chất cặn bã và dư thừa
C. Tạo ra các chất cần thiết cho tế bào và các chất cạn bã dư thừa để loại ra khỏi cơ thể
D. Tạo ra CO2 cung cấp cho các hoạt động của cơ thể và tế bào, loại bỏ các chất thải không hòa tan trong
máu
Câu 3: Vai trò chính của quá trình bài tiết?
A. Làm cho môi trường trong cơ thể ổn định
B. Thanh lọc cơ thê, loại bỏ chất dinh dưỡng dư thừa
C. Đảm bảo các chất dinh dưỡng trong cơ thể luôn được đổi mới
D. Giúp giảm cân.
Câu 4: Ý nghĩa của sự bài tiết là:
A. Làm cho các chất cặn bã, chất độc không kịp gây hại cho cơ thể
B. Đảm bảo sự ổn định các thành phần của môi trường trong
C. Giúp cho sự trao đổi chất của cơ thể diễn ra bình thường
D. Cả ba ý trên đều đúng
Câu 5: Cơ quan nào dưới đây không tham gia vào hoạt động bài tiết ?
A. Ruột già
B. Phổi
C. Thận
D. Da
Câu 6: Cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là
A. bóng đái.
B. thận.
C. ống dẫn nước tiểu.
D. ống đái.
Câu 7: Sản phẩm bài tiết của thận là gì ?
A. Nước mắt
B. Nước tiểu
C. Phân
D. Mồ hôi
Câu 8: Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái ?
A. Ống dẫn nước tiểu
B. Ống thận
C. Ống đái
D. Ống góp
Câu 10: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu bao gồm
A. Thận và ống đái
B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái
C. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái, phổi, da
Câu 12: Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận?
A. Ăn uống không lành mạnh
B. Thường xuyên nhịn đi vệ sinh
C. Lười vận động
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 16: Cân bằng nội môi là:
A. Sự cân bằng lượng nước trong cơ thể
B. Tỉ lệ hấp thụ và thải các chất khoáng được cân bằng.
C. Trường hợp trong môi trường cơ thể có tốc độ đồng hóa và dị hóa bằng nhau
D. Trường hợp duy trì ổn định áp suất thẩm thấu, huyết áp, độ pH của môi trường bên trong cơ thể.
Câu 17: Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự nào?
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận điều khiển -> Bộ phận thực hiện -> Bộ phận tiếp nhận kích
thích.
B. Bộ phận điều khiển -> Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận thực hiện -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận thực hiện -> Bộ phận điều khiển -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.
D. Bộ phận thực hiện ->Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận điều khiển -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.
THÔNG HIỂU
Câu 1: Người nào thường có nguy cơ chạy thận nhân tạo cao nhất?
A. Những người hiến thận
B. Những người bị tại nạn giao thông
C. Những người hút nhiều thuốc lá
D. Những người bị suy thận
Câu 2: Chọn số liệu thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau : Ở người, thận thải khoảng … các sản
phẩm bài tiết hoà tan trong máu (trừ khí cacbônic).
A. 80%
B. 70%
C. 90%
D. 60%
Câu 4: Nối sản phẩm thải với cơ quan bài tiết sao cho phù hợp.

đáp án

Câu 6: Bộ phận tiếp nhận kich thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
A. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
B. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
D. Cơ quan sinh sản.
Câu 7: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, các thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm là :
A. bộ phận tiếp nhận kích thích
B. bộ phận điều khiển
C. hệ thần kinh trung ương hoặc các tuyến nội tiết
D. các cơ quan nội tạng hoặc hệ thống cơ xương.
Câu 8: Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:
A. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ốn định.
B. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
C. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
D. Làm biến đổi điều kiện lý hoá của môi trường trong cơ thể.
Câu 9: Tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều
khiển là chức năng của:
A. Bộ phận tiếp nhận.
B. Bộ phận điều khiển.
C. Bộ phận thực hiện
D. Cả A và B.
Câu 10: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
A. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
B. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
D. Cơ quan sinh sản.
Câu 11: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết là :
A. bộ phận tiếp nhận kích thích
B. bộ phận điều khiển
C. bộ phận thực hiện
D. Cả A, B và C.
Câu 12: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:
A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
B. Làm biến đổi điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể.
C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh.
D. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
Câu 13: Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn là chức năng
của:
A. Bộ phận tiếp nhận.
B. Bộ phận điều khiển.
C. Bộ phận thực hiện
D. Cả A và B.
Câu 14: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
B. Trung ương thần kinh.
C. Tuyến nội tiết.
D. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
Câu 15: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, các cơ quan nội tạng hoặc hệ thống xương là :
A. bộ phận tiếp nhận kích thích
B. bộ phận điều khiển
C. bộ phận thực hiện
D. Cả A, B và C.
Câu 16: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:
A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
B. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
D. Tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn.
Câu 19: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?
A. Điều hòa huyết áp.
B. Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu.
C. Điều hoà áp suất thẩm thấu.
D. Điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu.
Câu 20: Thận có vai trò chủ yếu trong cơ chế
A. điều hòa đường huyết
B. điều hòa thân nhiệt
C. điều hòa áp suất thẩm thấu
D. điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu
Câu 21: Những giai đoạn nào xảy ra trong quá trình tạo ra nước tiểu chính thức?
A. Tạo nước tiểu đầu, vận chuyển nước tiểu đầu vào bóng đái, hấp thụ lại.
B. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở nang cầu thận, vận chuyển đến bóng đái.
C. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở ống thận, bài tiết tiếp.
D. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại, vận chuyển ngược về cầu thận.
Câu 22: Các tế bào ống thận có thể bị đầu độc bởi tác nhân nào sau đây ?
A. Thủy ngân
B. Nước
C. Glucôzơ
D. Vitamin
Câu 23: Nhịn đi tiểu lâu có hại vì?
A. Dễ tạo sỏi thận và hạn chế hình thành nước tiểu liên tục
B. Dễ tạo sỏi thận và có thẻ gây viêm bóng đái
C. Hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái
D. Dễ tạo sỏi thận, hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái
Câu 24: Vì sao nhịn tiểu lâu lại không có cảm giác buồn tiểu nữa?
A. Cơ thể bài tiết nước bằng đường khác
B. Nước tiểu chính thức được vận chuyển lại để hấp thụ lại
C. Não bộ không đưa ra tín hiệu “cần đi tiểu” nữa
D. Tất cả đáp án trên đều sai
Câu 25: Việc làm nào dưới đây có hại cho hệ bài tiết ?
A. Uống nhiều nước
B. Nhịn tiểu
C. Đi chân đất
D. Không mắc màn khi ngủ
Câu 26: Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Đi tiểu đúng lúc
B. Uống đủ nước
C. Giữ gìn vệ sinh thân thể
D.Tất cả các phương án trên
Câu 27: Sự tổn thương của các tế bào ống thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nào sau đây ?
A. Bài tiết nước tiểu
B. Lọc máu
C. Hấp thụ và bài tiết tiếp
D. Tất cả các phương án trên
Câu 28: Nước tiểu chính thức thường có màu gì là dấu hiệu của cơ thể khỏe mạnh?
A. Màu vàng nhạt
B. Màu đỏ nâu
C. Màu trắng ngà
D. Màu trắng trong
Câu 29: Tác nhân nào dưới đây có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu ?
A. Khẩu phần ăn uống không hợp lí
B. Vi sinh vật gây bệnh
C. Các chất độc có trong thức ăn
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 30. Chức năng của bộ phận thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định
C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh
D. tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn

VẬN DỤNG
Câu 1: Ở người, sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucose trong máu tăng lên. Cơ thể điều hòa nồng độ glucose
trong máu bằng những phản ứng nào dưới đây ?
1. Tuyến tụy tiết insulin
2. Tuyến tụy tiết glucagon
3. Gan biến đổi glucose thành glicogen
4. Gan biến đổi glicogen thành glucose
5. Các tế bào trong cơ thể tăng nhận và sử dụng glucose
A. 2,4,5
B. 1,3,5
C. 1,4,5
D. 2,3,5
Câu 2: Vì sao ta có cảm giác khát nước?
A. Vì do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
B. Vì do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.
C. Vì do nồng độ glucôzơ trong máu tăng.
D. Vì do nồng độ glucôzơ trong máu giảm.
Câu 3: Cảm giác khát nước sinh ra khi:
A. Áp suất thẩm thấu trong máu cao.
B. Áp suất thẩm thấu trong máu thấp.
C. Glucose trong máu cao.
D. Glucose trong máu thấp.
Câu 4: Sự ứ đọng và tích lũy chất nào dưới đây có thể gây sỏi thận ?
A. Xistêin
B. Axit uric
C. Ôxalat
D. Tất cả các phương án trên
Câu 5: Thói quen nào có lợi cho sức khỏe của thận?
A. Ăn nhiều đồ mặn.
B. Ăn thật nhiều nước.
C. Nhịn tiểu lâu.
D. Tập thể dục thường xuyên.
Câu 6: Tác nhân nào gián tiếp gây hại thận?
A. Thức ăn mặn
B. Ăn các thức ăn nhiều cholesteron (1 thành phần tạo sỏi)
C. Sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm các cơ quan khác
D. Nhịn tiểu lâu
Câu 7: Hoạt động lọc máu để tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tắc vì nguyên nhân nào
sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại.
B. Một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các bộ phận khác rồi gián tiếp gây
viêm cầu thận.
C. Các tế bào ống thận do thiếu ôxi, làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ nên hoạt động kém hiệu quả hơn
bình thường.
D. Bể thận bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết nước tiểu đi lên và gây ra.
Câu 8: Vì sao có hiện tượng đi tiểu ra máu?
A. Thận lọc không kĩ, máu ở nước tiểu đầu không được hấp thụ lại
B. Màng lọc ở cầu thận và nang thận bị rò
C. Ống thận bị chết và rụng ra
D. Một cơ chế thay máu theo đường bài tiết
Câu 9: Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh điều gì sau đây ?
A. Ăn quá mặn, quá chua
B. Uống nước vừa đủ
C. Đi tiểu khi có nhu cầu
D. Không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm độc
Câu 10: Vì sao khi điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, nước tiểu thường có mùi kháng sinh?
A. Dấu hiệu báo vi khuẩn xâm nhập vào đường bài tiết
B. Lượng thuốc khác sinh đưa vào người bị thừa
C. Thuốc kháng sinh đến các đơn vị thận để tiêu diệt vi khuẩn trong máu
D. Kháng sinh được đưa ra ngoài cơ thể nhờ đường bài tiết

Câu hỏi 1: Trình bày vai trò của các bộ phận trong quá trình điều hòa cân bằng nội môi bằng cách hoàn thành bảng
bên dưới.
Bộ phận Cơ quan Vai trò

Tiếp nhận kích Thụ thể, cơ quan thụ cảm - Tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong,
thích ngoài)
- Hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận
điều khiển

Điều khiển Trung ương thần kinh hoặc - Tiếp nhận xung thần kinh từ bộ phận kích
tuyến nội tiết thích truyền tới
- Xử lí thông tin
- Gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmon
đến cơ quan hoạt động và điều khiển hoạt động
của bộ phận thực hiện

Thực hiện Thận, gan, phổi, tim, mạch - Nhận tín hiệu thần kinh từ cơ quan điều khiển
máu à tăng hoặc giảm hoạt động à biến đổi các điều
kiện lí hóa của môi trường à đưa môi trường trở
về trạng thái cân bằng, ổn định.
- Tác động ngược lại bộ phận tiếp nhận kích
thích (liên hệ ngược)

Bài 15. Cảm ứng thực vật : xem all nội dung các dạng cảm ứng. h15.1

Bài 17. Cảm ứng động vật :

1. Mức độ nhận biết


Câu 1: Hiện tượng nào sau đây không phải là một phản xạ:
A. Khi trời rét, chim xù lông.
B. Người tiết nước bọt khi thấy chanh
C. Phản ứng co một bắp cơ ếch tách rời khi bị kích thích .
D. Gà mẹ xù lông ấp con khi nhận thấy có nguy hiểm.
Câu 2: Khi dùng một chiếc kim nhọn châm vào thuỷ tức, nó sẽ
A. co toàn thân lại. B. co phần bị kích thích.
C. điểm bị kích thích phản ứng. D. tránh đi nơi khác.
Câu 3: Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản úng lại kích thích theo hình thức:
A. Co rút chất nguyên sinh. B. Phản xạ.
C. Tăng co thắt cơ thể. D. Chuyển động cả cơ thể.
Câu 4: Những động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?
A. Trùng roi, trùng amip. B. Giun đất, bọ ngựa, cánh cam.
C. Cá, ếch, thằn lằn. D. Sứa, san hô, thủy tức.
Câu 5: Điện thế hoạt động xuất hiện khi
A. có sự thay đổi điện thế giữa trong và ngoài màng của tế bào thần kinh.
B. tế bào thần kinh ở trạng thái bị kích thích.
C. có sự thay đổi điện thế màng ở màng ngoài của tế bào thần kinh.
D. có sự thay đổi điện thế ở trong màng của tế bào thần kinh.
Câu 6: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin diễn ra như thế nào?
A. Xung thần kinh lan truyền dọc theo sợi trục.
B. Xung thần kinh truyền cả hai chiều.
C. Xung thần kinh thực hiện lối nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
D. Xung thần kinh thực hiện theo lối vừa nhảy cóc vừa truyền dọc theo sợi trục.
Câu 7: Điện thế nghỉ xuất hiện khi
A. tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi. B. tế bào bị kích thích.
C. tế bào ngừng phân chia. D. tế bào phân chia.
Câu 8: Điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc là do
A. bao miêlin bao bọc sợi trục ngắt quãng và có tính chất dẫn điện.
B. bao miêlin bao bọc sợi trục ngắt quãng và có tính chất cách điện.
C. sợi trục không có bao miêlin.
D. bao miêlin bao bọc sợi trục liên tục và có tính chất cách điện.
Câu 9. Trên sợi trục không có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do
A. mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực. B. đảo cực đến mất phân cực rồi tái phân cực.
C. mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực. D. mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực
Câu 10. Xung thần kinh xuất hiện
A. khi xuất hiện điện thế hoạt động.
B. tại thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động
C. tại thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động
D. sau khi xuất hiện điện thế hoạt động
Câu 11: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nàm ở bộ phận nào của synapse?
A. Màng trước synapse. B. Khe synapse.
C. Chuỳ synapse. D. Màng sau synapse.
Câu 12: Chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của synapse?
A. Màng trước synapse. B. Chuỳ synapse.
C. Màng sau synapse. D. Khe synapse.
Câu 13: Synapse là:
A. Diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau.
B. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến.
C. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ.
D. Diện tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến…).
Câu 14: Phản xạ ở động vật là phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích
A. từ bên ngoài cơ thể. B. từ bên trong cơ thể.
C. từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. D. chỉ bên ngoài cơ thể.
Câu 15: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích  bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin  bộ phận phản hồi thông tin.
B. Bộ phận tiếp nhận kích thích  bộ phận thực hiện phản ứng  bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin  Bộ
phận phản hồi thông tin.
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích  bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin  bộ phận thực hiện phản ứng.
D. Bộ phận trả lời kích thích  bộ phận tiếp nhận kích thích  bộ phận thực hiện phản ứng.
Câu 16: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?
A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm  hệ thần kinh  cơ, tuyến.
B. Hệ thần kinh  thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm  cơ, tuyến.
C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm cơ, tuyến  hệ thần kinh.
D. Cơ, tuyến thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm  hệ thần kinh.
Câu 17: Thuộc loại phản xạ không điều kiện là
A. nghe tiếng gọi “chích chích”, gà chạy tới.
B. nhìn thấy quả chanh ta tiết nước bọt.
C. nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con nấp vào cánh gà mẹ.
D. hít phải bụi ta “hắt xì hơi”.
Câu 18: Thuộc loại phản xạ có điều kiện là
A. ánh sáng chói chiểu vào mắt, ta nheo mắt lại
B. chuột túi mới sinh có thể tự bò vào túi mẹ
C. nghe tiếng sấm nổ ta giật mình
D. nghe gọi tên mình ta quay đầu về phía có tiếng gọi
2. Mức độ hiểu
Câu 1: Điện thế hoạt động lan truyền trên sợi trục thần kinh có bao miêlin nhanh hơn so với không có bao miêlin vì
chúng
A. lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng khác, chậm và tiêu tốn năng lượng.
B. không lan truyền theo kiểu nhảy cóc, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
C. không lan truyền liên tục, chậm và tiêu tốn năng lượng.
D. lan truyền theo kiểu nhảy cóc, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
Câu 2. Sự lan truyền xung thân kinh trên sợi có bao miêlin “nhảy cóc” vì
A. sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie
B. đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng
C. giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện
D. tạo cho tốc độ truyền xung quanh
Câu 3. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao
miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”,
A. chậm và tốn ít năng lượng B. chậm và tốn nhiều năng lượng
C. nhanh và tốn ít năng lượng D. nhanh và tốn nhiều năng lượng
Câu 4: Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan
đáp ứng.
A. Vì sự chuyển giao xung thần kinh qua synapse nhờ chất trung gian hoá học chỉ theo một chiều.
B. Vì các thụ thể ở màng sau synapse chỉ tiếp nhận các chất trung gian hoá học theo một chiều.
C. Vì khe synapse ngăn cản sự truyền tin ngược chiều.
D. Vì chất trung gian hoá học bị phân giải sau khi đến màng sau.
Câu 5: Ưu điểm của động vật có hệ thần kinh dạng ống so với hệ thần kinh dạng lưới là
A. tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. B. kích thước lớn hơn.
C. số lượng nơron lớn, phân hoá cao. D. số lượng phản xạ ít hơn.
Câu 6: Ý nào không đúng đối với phản xạ?
A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh. B. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.
C. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng.D. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng
Câu 7: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ có điều kiện?
A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững
B. Không di truyền được, mang tính cá thể
C. Có số lượng hạn chế
D. Thường do vỏ não điều khiển
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với phản xạ không điều kiện?
A. Thường do tủy sống điều khiển
B. Di truyền được, đặc trưng cho loài
C. Mang tính bẩm sinh và bền vững
D. Có số lượng không hạn chế
Câu 9. Cho các trường hợp sau:
(1) Diễn truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác
(2) Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo
(3) Dẫn truyền nhanh và tốn ít năng lượng
(4) Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng
Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin có những đặc điểm nào?
A. (1) và (4) B. (2), (3) và (4) C. (2) và (4) D. (1), (2) và (3)
Câu 10. Xung thần kinh xuất hiện và lan truyền trên trục sợi thần kinh có bao miêlin
(1) tuân theo quy luật “tất cả hoặc không”
(2) theo lối nhảy cóc nên tốc độ dẫn truyền nhanh
(3) tốn ít năng lượng hơn trên sợi không có bao miêlin
(4) có biên độ giảm dần khi chuyển qua eo Ranvie
(5) không thay đổi điện thế khí lan truyền suốt dọc sợi trục
Tổ hợp nào sau đây là đúng với xung thần kinh có bao miêlin?
A. (1), (2), (3) và (4) B. (1), (2), (3) và (5). C. (1), (2), (4) và (5). D. (1), (3), (4) và (5)
3. Mức độ vận dụng
Câu 1: Trong các phát biểu sau:
(1) Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh
(2) Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ
(3) Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng
(4) Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng
Các phát biểu đúng về phản xạ là:
A. (1), (2) và (4) B. (1), (2), (3) và (4). C. (2), (3) và (4) D. (1), (2) và (3)
Câu 2. Đánh dấu x vào ô cho ý không đúng về ưu điểm cho hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:
A. Nhờ có hạch TK nên số lượng của TBTK của động vật tăng lên.
B. Do các TBTK trong hạch nằm gần nhau và hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp hoạt
động giữa chúng được tăng cường.
C. Nhờ các hạch TK liên hệ với nhau nên kích thích nhẹ tại một điểm thì gây ra phản ứng toàn thân và tốn
nhiều năng lượng.
D. Do mỗi hạch TK điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm
năng lượng hơn so với HTK dạng lưới.
Câu 3. Khi nói về vận tốc lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh ở người có bao nhiêu phát biểu sao đây đúng?
I. Vận tốc lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin là 100 m/giây.
II. Vận tốc lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin là 3-5 m/giây.
III. Vận tốc lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin là 100 m/giây.
IV. Vận tốc lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin nhanh hơn trên sợi thần kinh có bao
miêlin.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
BÀI 18. MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT

(1). Khi nào tập tính được biểu hiện? Lấy ví dụ về tập tính ở ĐV và cho biết mỗi tập tính có ý nghĩa gì đối với ĐV

- Động vật thể hiện tập tính khi bị kích thích, kích thích có thể đến từ bên trong hoặc từ bên ngoài cơ thể.
Kích thích bên trong cho động vật biết điều gì đang xảy ra bên trong cơ thể. Kích thích bên ngoài cho động
vật biết tin về môi trường xung quanh.

(1). Kể tên các dạng tập tính phổ biến ở dạng ĐV. Tìm thêm ví dụ cho mỗi dạng tập tính.

Tập tính kiếm ăn:

Tập tính bảo vệ lãnh thổ:

Tập tính sinh sản:

Tập tính di cư:

Tập tính xã hội:

(2). Lợi ích khi động vật thực hiện tập tính kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, sống theo bầy đàn là gì?

Khi động vật thực hiện tập tính kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, sống theo bầy đàn sẽ giúp các cá thể
trong cùng một loài hỗ trợ nhau cùng sinh sống và phát triển, tạo ra những thế hệ sau giúp duy trì loài, các cá
thể sau sẽ được tiến hóa hơn và mang nhiều đặc tính tốt từ đời trước.

1. Nhận biết
Câu 1. Tập tính là:
A. Những động tác của động vật trả lời lại các kích thích
B. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích
C. Những suy nghĩ của động vật trả lời lại các kích thích
D. Những biểu hiện của động vật trả lời lại các kích thích
Câu 2. Tập tính bẩm sinh là những tập tính
A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể
B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài
C. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể
D. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài
Câu 3: Tập tính học được là
A. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
B. loại tập tính được hình thành trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
C. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di
truyền.
D. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, mang tính đặc
trưng cho loài.
Câu 4: Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính
A. bảo vệ lãnh thổ. B. sinh sản. C. di cư D. xã hội
Câu 5: Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái là tập tính
A. sinh sản. B. bảo vệ lãnh thổ. C. di cư. D. xã hội
Câu 6: Quen nhờn là hình thức học tập, trong đó:
A. động vật không trả lời khi kích thích không liên tục mà không gây nguy hiểm.
B. động vật không trả lời khi kích thích ngắn gọn mà không gây nguy hiểm.
C. động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm.
D. động vật không trả lời khi kích thích giảm dần cường độ mà không gây nguy hiểm.
Câu 7: In vết là hiện tượng học tập ở động vật, trong đó:
A. Động vật bám theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy lần đầu tiên
B. Động vật thực hiện di trú hằng năm về một nơi mà những năm trước đó chúng đã đến
C. Động vật đánh dấu lãnh thổ của mình bằng các chất bài tiết của cơ thể
D. Động vật ghi nhớ Phương pháp săn mồi
Câu 8: Hình thức học tập đơn giản nhất của động vật là
A. in vết. B. quen nhờn. C. học xã hội D. học liên kết
Câu 9: Hình thức học tập phức tạp nhất của động vật là
A. nhận thức và giải quyết vấn đề B. quen nhờn.
C. học xã hội D. nhận biết không gian và bản đồ nhận thức
Câu 10: Tập tính học được ở động vật có chung các đặc điểm nào sau đây?
A. Suốt đời không đổi.
B. Sinh ra đã có.
C. Được truyền từ đời trước sang đời sau.
D. Phải học trong đời sống
Câu 11. Pheromone là:
A. Chất hóa học được sản sinh từ lá của cây, gây ra các đáp ứng giống nhau trên các cá thể cùng loài
B. Mang thông tin chung của các loài do có cấu tạo giống nhau trong sinh giới
C. Được xem là tín hiệu giao tiếp giữa cá thể khác loài
D. Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây đáp ứng khác nhau giữa các cá
thể cùng loài
Câu 12. Tập tính được thể hiện khi con vật nhận:
A. Kích thích từ bên trong hoặc từ bên ngoài cơ thể B.Kích thích tại não bộ của cơ thể
C. Kích thích từ các tác nhân ngoại cảnh D. Kích thích từ thiên nhiên sinh sống
2. Mức độ hiểu
Câu 1: Cho các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm của tập tính bẩm sinh ?
1. Sinh ra đã có, không cần học hỏi.
2. Mang tính bản năng.
3. Có thể thay đổi theo hoàn cảnh sống.
4. Được quyết định bởi yếu tố di truyền (di truyền được).
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2: Tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức hệ thần kinh phát triển thuộc loại tập tính nào?
A. Phần lớn là tập tính bẩm sinh. B. Phần lớn là tập tính học tập.
C. Số ít là tập tính bẩm sinh. D. Toàn là tập tính học tập.
Câu 3: Tập tính sinh sản của động vật thuộc loại tập tính nào?
A. Số ít là tập tính bẩm sinh. B. Toàn là tập tính học được.
C. Phần lớn tập tính học được. D. Phần lớn là tập tính bẩm sinh.
Câu 4: Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh?
A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
Câu 5: Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến khi
trưởng thành, các chim con cũng tha rác và có về một chỗ nhưng chúng không làm được to. Điều này chứng tỏ
A. sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim.
B. tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập.
C. tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập.
D. chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ.
Câu 6: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được?
A. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa. B. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
C. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần. D. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn.
Câu 7: Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh?
A. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể.
B. Rất bền vững và không thay đổi.
C. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.
D. Do kiểu gen quy định
Câu 8. Chọn đáp án phát biểu đầy đủ nhất về pheromone.
Pheromone có thể gây ra:
A. Các tập tính liên quan đến sinh sản và không liên quan đến sinh sản, thậm chí được xem là tín hiệu hóa học giao
tiếp giữa các cá thể cùng loài
B. Các tập tính liên quan đến sinh sản, thậm chí được xem là tín hiệu hóa học giao tiếp giữa các cá thể khác loài
C. Các tập tính liên quan đến sinh sản và không liên quan đến sinh sản, thậm chí được xem là tín hiệu hóa học giao
tiếp giữa các cá thể khác loài
D. Các tập tính không liên quan đến sinh sản, thậm chí được xem là tín hiệu hóa học giao tiếp giữa các cá thể cùng
loài
Câu 9. Có bao nhiêu phát điểu đúng khi nói về tập tính của động vật là:
(1) Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường bên trong
(2) Tập tính đảm bảo cho sự thành công của sinh sản
(3) Việc hình thành một số tập tính không liên quan đến hệ thần kinh
(4) Tập tính bẩm sinh là tập tính sinh ra đã có, không đặc trưng cho loài
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10. Khi nói về tập tính của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai:
(1) Tập tính hợp tác không thuộc tập tính xã hội
(2) Pheromone có thể gây ra các tập tính liên quan và không liên quan đến sinh sản
(3) Ngày nay con người đã áp dụng hiểu biết về tập tính động vật vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống như an
ninh, quốc phòng, giải trí,…
(4) Quá trình học tập của con người bao gồm hai giai đoạn chính
A. 1. B. 2. C. 3 D. 4
Câu 11. Chọn phương án đúng để điền vào chỗ trống:
Bướm tằm đực có … để thu nhận các pheromone mà bướm tằm cái tiết ra thông qua … ở cuối bụng của mình.

A. Tuyến – anten. B.Anten – tuyến. C. Các lỗ nhỏ - anten D.Anten – các lỗ nhỏ.
Câu 12. Số đáp án đúng khi nói về tập tính của động vật là:
1. Ở động vật chỉ tồn tại 6 loại hình thức học tập
2. Học xã hội có liên quan đến khả năng nhận biết và xử lí thông tin để giải quyết những trở ngại gặp
phải
3. In vết giúp chim non có thể in vào não hình dạng bố mẹ và các hành vi cơ bản của loài
4. Bướm tằm cái tiết ra pheromone để thu hút con đực đến giao phối
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
3. Mức độ vận dụng
Câu 1: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình
thức học tập nào sau đây?
A. Học xã hội B. Điều kiện hóa hành động.
C. Điều kiện hoá hành động. D. Quen nhờn
Câu 2: Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh thường tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là ví dụ về hình thức học tập nào sau
đây?
A. Quen nhờn. B. Điều kiện hoá đáp ứng.
C. In vết. D. Điều kiện hoá hành động.
Câu 3: Thầy giáo yêu cầu bạn giải một bài tập di truyền mới, bạn giải được. Đây là một ví dụ về hình thức học tập
nào?
A. Điều kiện hoá đáp ứng. B. Nhận thức và giải quyết vấn đề.
C. Điều kiện hoá hành động. D. Học xã hội.
Câu 4. Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con
đực khác là tập tính
A. kiếm ăn B. sinh sản C. di cư D. bảo vệ lãnh thổ
Câu 5 : Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều?
A. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao. B. Vì sống trong môi trường phức tạp.
C. Vì có nhiều thời gian để học tập. D. Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.
Câu 6: Xét các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về tập tính?
(1) Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên
(2) Tập tính bẩm sinh thường rất bền vững
(3) Hầu hết tập tính học được đều bền vững
(4) Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh
(5) Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và
hệ nội tiết
(6) Một số tập tính bẩm sinh do kiểu gen quy định
A. 2 B. 3 C. 4. D. 5

Ngân hàng câu hỏi bài 19- 20


KHÁI QUÁT VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

1. Mức độ nhận biết


Câu 1. Sinh trưởng ở sinh vật là
A. sự tăng về khối lượng và cấu trúc của các cơ quan.
B. sự tăng về khối lượng và kích thước của các cơ quan.
C. sự tăng về cấu trúc và chức năng của các cơ quan.
D. sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của các cơ quan.
Câu 2. Phát triển là
A. sự biến đổi về khối lượng và kích thước của tế bào, mô, cơ quan và cơ thể, diễn ra trong quá trình sống của
sinh vật.
B. sự biến đổi về khối lượng và cấu trúc của tế bào, mô, cơ quan và cơ thể, diễn ra trong quá trình sống của sinh
vật.
C. sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào, mô, cơ quan và cơ thể, diễn ra trong quá trình sống của sinh
vật.
D. sự biến đổi về khối lượng và chức năng của tế bào, mô, cơ quan và cơ thể, diễn ra trong quá trình sống của
sinh vật.
Câu 3: Phát triển cơ thể biểu hiện qua mấy quá trình liên quan?
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 4: thời gian sống (thời gian tồn tại) của một loài sinh vật hoặc con người là
A. Tuổi đời B. Chu kỳ chết C. Tuổi thọ D. Vòng đời
Câu 5. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Tuổi thọ của một loài sinh vật là thời gian sống … của các cá thể trong loài.
A. trung bình B. ít nhất C. lâu nhất D. khác nhau
Câu 6. Khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo ra
cá thể mới, già đi rồi chết được gọi là
A. Tuổi đời B. Chu kỳ chết C. Tuổi thọ D. Vòng đời
Câu 7. Yếu tố bên trong tác động nhất định đến tuổi thọ là
A. chế độ ăn B. lối sống C. di truyền D. môi trường sống
Câu 8. Dấu hiệu đặc trưng của quá trình sinh trưởng ở thực vật là
A. quá trình tăng số lượng tế bào, tổng hợp và tích lũy tế bào chất.
B. quá trình tăng cả số lượng, kích thước và khối lượng tế bào.
C. sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể là đặc trưng của quá trình phát triển.
D. sinh trưởng giúp các tế bào chuyên hóa về mặt chức năng.
Câu 9. Yếu tố không phải là yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người là
A. yếu tố di truyền B. chế độ ăn uống
C. tập luyện thể dục, thể thao D. môi trường sống
Câu 10. Ở động vật sinh sản hữu tính, hợp tử phân chia nhiều lần tạo ra
A. tế bào B. phôi C. trứng D. chồi
Câu 11. Quá trình phát triển của một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính bắt đầu bằng
A. hợp tử B. phôi C. trứng D. chồi
Câu 12. “Quá trình các tế bào thay đổi cấu trúc và chuyên hoá chức năng”. Đây là quá trình?
A. Phát triển B. Biệt hóa C. Phân hóa D. Sinh trưởng
Câu 13. Phát sinh hình thái cơ quan là đặc trưng cơ bản của quá trình
A. sinh trưởng. B. phát triển. C. sinh sản. D. biệt hóa.
Câu 14. Thông qua quá trình phát sinh hình thái mà cơ quan, cơ thể có được
A. cấu trúc và chức năng B. hình dạng và chức năng sinh lí
C. kích thước và khối lượng D. hình dạng và kích thước
Câu 15. Ở thực vật có hoa, tế bào thành tế bào tạo hoa và quả nhờ quá trình
A. phát triển B. biệt hóa C. phân hóa D. sinh trưởng

2. Mức độ hiểu
Câu 1. Điều nào sau đây đúng với sinh trưởng ở sinh vật?
A. Sinh trưởng là sự tăng về khối lượng và cấu trúc của các cơ quan.
B. Sinh trưởng là sự tăng về khối lượng và kích thước của các cơ quan.
C. Sinh trưởng là sự tăng về cấu trúc và chức năng của các cơ quan.
D. Sinh trưởng là sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của các cơ quan.
Câu 2. Điều không đúng khi nói về sự tăng tế bào đặc trưng cho sinh trưởng ở sinh vật là:
A. Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào tuỳ thuộc giai đoạn sinh trưởng của cơ thể.
B. Tăng tế bào dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể sinh vật.
C. Sự sinh trưởng có thể chậm lại hoặc ngừng khi cơ thể đạt đến kích thước tối đa.
D. Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào giống nhau ở các bộ phận khác nhau.
Câu 3. Điều không đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển là
A. sinh trưởng là quá trình tăng kích thước và khối lượng của cơ thể.
B. phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể.
C. phát triển bao gồm sự thay đổi về số lượng tế bào, cấu trúc, hình thái và trạng thái sinh lí.
D. quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra trong khoảng thời gian dài và phức tạp.
Câu 4. Thứ tự đúng về vòng đời của các loài sinh sản hữu tính
1. Phôi 2. Hợp tử 3. Con non hoặc cây non
4. Cá thể trưởng thành 5. Cá thể chết
A. 1 → 2 → 3 → 4 → 5 B. 2→ 1 → 3 → 4 → 5
C. 2→ 1 → 4 → 3 → 5 D. 1 → 2 → 4 → 3 → 5
Câu 5. Điều đúng khi nói về vòng đời của cá thể sinh sản vô tính là:
A. Bắt đầu từ hợp tử B. Theo hình thức nguyên phân
C. Trải qua các giai đoạn phôi D. cây non có khả năng sinh sản
Câu 6. Nối cột:
1. Giai đoạn phân hóa tế bào và phát
A. Các tế bào phôi phân hoá tạo thành lá mầm.
sinh hình thái cơ quan, cơ thể

B. Một nhóm tế bào phân hoá hình thành hoa 2. Giai đoạn phân hoá tế bào

C. Cây non lớn lên thành cây trưởng thành 3. Giai đoạn sinh trưởng

A. 1C, 2A, 3B B. 1B, 2A, 3C


C. 1A, 2C, 3B D. 1A, 2B, 3C
Câu 7. Có bao nhiêu phát biêu sau đây đúng khi nói về dấu hiệu đặc trưng của phát triển ở sinh vật là:
1. Sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể có thời điểm bắt đầu giống nhau.
2. Quá trình phát triển chỉ được điều hoà bởi các yếu tố bên trong.
3. Sự phát triển của các hệ cơ quan trong cơ thể có tốc độ khác nhau tuỳ theo từng giai đoạn.
4. Dấu hiệu đặc trưng của phát triển ở sinh vật là tăng tế bào.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 8. Phát biểu đúng khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển là:

1. Sinh trưởng và phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
2. Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng và ngược lại.
3. Phát triển là điều kiện thúc đẩy sự sinh trưởng.
A. (1). B. (1), (2). C. (1), (3). D. (1), (2), (3).
3. Mức độ vận dụng
Câu 1. Phát biểu không đúng khi nói về ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật?
A. Hiểu biết vòng đời của cây để đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn như bón phân, tưới
nước, phòng dịch bệnh,...
B. Giúp thu được hiệu quả kinh tế cao nhất.
C. Hiểu biết về vòng đời của động vật có lợi cho thực vật, động vật và người để đưa ra các biện pháp phòng
chống một cách hiệu quả.
D. Hiểu biết vòng đời của động vật để đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn để thu về thịt,
trứng, sữa.
Câu 2. Biến đổi diễn ra trong đời sống của con ếch thể hiện sự phát triển là
A. mắt tiêu biến khi lên bờ.
B. da ếch trần, mềm, ẩm thích nghi với môi trường sống.
C. hình thành vây bơi để bơi dưới nước.
D. từ ấu trùng có đuôi (nòng nọc) rụng đuôi và trở thành ếch trưởng thành.
Câu 3. Điều nào sau đây tác động làm giảm tuổi thọ con người?
A. Ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt C. Nghiện rượu, bia
B. Thái độ sống tích cực, lạc quan D. Không khí trong lành
Câu 4. Làm cơ thể linh hoạt, dẻo dai, các hệ cơ quan khoẻ mạnh là tác động của yếu tố nào đến tuổi thọ?
A. Chế độ ăn B. Lối sống
C. Tập luyện D. Môi trường sống
Câu 5. Nối cột phù hợp với tuổi thọ của các sinh vật:
1. Cây đỗ tương a. 100 – 300 năm
2. Cây lim b. 1 năm
3. Muỗi c. 1 – 3 tháng
4. Rùa d. 150 năm

A. 1b, 2d, 3a, 4c B. 1b, 2c, 3a, 4d


D. 1b, 2a, 3d, 4c D. 1b, 2a, 3c, 4d.
BÀI 20.
1. Mức độ nhận biết

Câu 1: Sinh trưởng thứ cấp làm....


A. tăng đường kính của cây Một lá mầm. B. tăng chiều dài của cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
C. tăng chiều dài lóng của cây Một lá mầm. D. tăng đường kính của cây Hai lá mầm.
Câu 2: Gibêrelin có vai trò:
A. làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
B. làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
C. làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân.
D. làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân.
Câu 3: Xitôkilin chủ yếu sinh ra ở:
A. chủ yếu ở đỉnh thân, cành và rễ. B. tế bào đang phân chia ở lá, cành.
C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả. D. tế bào đang phân chia ở thân, cành.
Câu 4: Êtylen có vai trò
A. thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả. B. thúc quả chóng chín, rụng quả, kìm hãm rụng lá.
C. thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả. D. thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả.
Câu 5: Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là:
A. Auxin, Gibêrelin, xitôkinin. B. Auxin, Etylen, Axit absixic.
C. Auxin, Gibêrelin, Axit absixic. D. Auxin, Gibêrelin, êtylen.
Câu 6: Các cây ngày ngắn là:
A. thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía. B. cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
C. thanh long, cà tím, cà phê ngô, hướng dương. D. hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
Câu 7: Các cây trung tính là cây;
A. thanh long, cà tím, cà phê ngô, huớng dương. B. hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
C. cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương. D. thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
2. Mức độ hiểu

Câu 8: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?


A. Ở đỉnh rễ. B. Ở thân. C. Ở chồi nách. D. Ở chồi đỉnh.
Câu 9: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây. B. Chỉ diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm.
C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch. D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).
Câu 10: Trên mặt cắt ngang của thân cây gỗ có nét hoa văn vì:
A. do các vòng gỗ có màu khác nhau. B. do trên mặt cắt ngang có vòng năm.
C. do các tế bào sinh trưởng khác nhau. D. do cấu trúc của thân cây gỗ.
Câu 11 : Cho các cơ quan sau
1) Chồi 2) Hạt đang nảy mầm 3) Lá đang sinh trưởng
4) Thân 5) Tầng phân sinh bên đang hoạt động 6) Nhị hoa
Auxin có nhiều trong
A. (1), (2), (3), (5) và (6) B. (1), (2), (3), (4) và (5)
C. (1), (2), (4), (5) và (6) D. (1), (2), (3), (4) và (6)
Câu 12: Cho các loài thực vật sau: lúa mì, sen cạn, dâu tây. Những loài này
A. chỉ ra hoa khi có độ sáng nhỏ hơn 12 giờ/ngày.
B. chỉ ra hoa khi có độ sáng lớn hơn 12 giờ/ngày
C. ra hoa không phụ thuộc vào ngoại cảnh.
D. ra hoa khi thời gian chiếu sáng bằng thời gian tối.
3. Mức độ vận dụng

Câu 13: Những cây không có sinh trưởng thứ cấp là:
A. ngô, lúa, đậu tương. B. khoai lang, ổi, xoài.
C. đậu phộng, táo, xà cừ. D. vừng, mía, lim.

You might also like