You are on page 1of 18

TRƯỜNG THCS MẠCH KIẾM HÙNG Họ tên HS: ...............................................

TỔ NGỮ VĂN Lớp: ........................................................

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TUYỂN 10 MÔN NGỮ VĂN




* PHẦN 1: CẤU TRÚC ĐỀ THI.


CÂU 1: NGỮ LIỆU ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)
- Gồm 4 câu hỏi phân hóa theo 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
+ Xác định ý chính của văn bản trích dẫn.
+ Tìm thông điệp của văn bản.
+ Nêu ra một điểm chung của văn bản trích dẫn với thực tế.
+ Giải quyết yêu cầu về tiếng việt.
CÂU 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (3,0 ĐIỂM)
- Gồm 2 yếu tố: hình thức và nội dung.
+ Hình thức: là bài văn (cấu trúc 3 phần: MB-TB-KB), giới hạn dung lượng trong 1 trang
giấy thi hoặc 400 đến 600 chữ.
+ Nội dung: bàn luận những vấn đề về tư tưởng đạo lý và hiện tượng sự việc trong đời sống.
CÂU 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (4,0 ĐIỂM) - HỌC SINH CHỌN 1 TRONG 2 ĐỀ.
- Gồm 2 yếu tố : hình thức và nội dung.
+ Hình thức: là bài văn (cấu trúc 3 phần: MB-TB-KB) không giới hạn về dung lượng.
+ Nội dung: cảm nhận, phân tích đoạn thơ, bài thơ, nhân vật văn học đã được học trong
chương trình. Từ vấn đề nghị luận đề yêu cầu học sinh liên hệ thực tiễn cuộc sống, xã hội.
Hoặc liên hệ với một số đoạn trích, tác phẩm cùng đề tài để so sánh tổng hợp làm nổi bật vấn
đề nghị luận.

1
* PHẦN 2: ĐỀ THI MINH HỌA.

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2017 - 2018


Môn thi: NGỮ VĂN - Ngày thi: 02 tháng 6 năm 2017
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: (3 điểm) Đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Văn bản 1: Trong bức ảnh chụp cùng thần tượng Michael Phelps cách đây 8 năm, Joseph
Schooling mới chỉ là cậu bé con đeo kính cận giày cộp, cao ngang vai Phelps. Nhưng 8 năm
sau, khi có cơ hội tranh tài với thần tượng của mình ở nội dung 100m bơi bướm tại Thế vận
hội mùa hè 2016, cậu bé năm nào không chỉ tự tin thể hiện tài năng mà còn buộc thần tượng
chấp nhận chịu thua, nhường lại chiếc Huy chương Vàng tuyệt đẹp cho mình.

Chiến thắng của Schooling không chỉ là phần thưởng ngọt ngào cho những năm tháng
miệt mài ngụp lặn trong bể bơi, mà nó còn thắp lên trong trái tim trẻ niềm tin: Khi làm bất cứ
công việc gì, nếu có đủ ý chí và đam mê, một ngày nào đó ta không chỉ thành công mà còn có
thể vượt qua chính thần tượng của mình hôm nay.
Văn bản 2: Diễn viên điện ảnh Jack Nicholson từng thần tượng Marlon Brando điên đảo đến
mức nói một câu trứ danh: “Chừng nào ông ấy còn sống thì chẳng anh diễn viên nào ngóc đầu
lên nổi”. Tất nhiên đây chỉ là một cách nói thậm xưng. Jack Nicholson học phương pháp diễn
xuất thần sầu của Marlon và ông thậm chí còn vượt qua thần tượng của mình khi giành tới 3
giải Oscar so với 2 giải của Marlon.

a) Dựa vào văn bản trên, hãy cho biết những thành tích nào của Joseph Schooling và Jack
Nicholson đã chứng tỏ họ vượt qua thần tượng. (0,5 điểm)
b) Chỉ ra một phép liên kết câu có trong đoạn đầu của văn bản 1. (0,5 điểm)
c) Xác định thông điệp chung của hai văn bản trên. (1.0 điểm)

2
d) Em có nhận xét gì về cách thể hiện sự hâm mộ của các bạn trẻ ngày nay đối với thần
tượng? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng. (1.0 điểm)
Câu 2: (3 điểm)

Tuổi trẻ có cần sống khác biệt?


Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trả lời cho câu hỏi trên.
Câu 3: ( 4 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng biển khơi
(…)
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi
(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)
Cảm nhận của em về hai khổ thơ trên. Từ đó liên hệ với một tác phẩm khác hoặc với thực tế
cuộc sống để thấy được tình yêu, sự gắn bó của con người Việt Nam với biển quê hương.
Đề 2: Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài văn với
nhan đề: “Đọc một tác phẩm - Đi muôn dặm đường”.

3
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn thi: NGỮ VĂN - Ngày thi: 02 tháng 6 năm 2018
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: ( 3,0 điểm )
Em hãy đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Văn bản 1 Văn bản 2
Báo cáo mới đây của tạp chí Science cho Trước sự đe doạ của rác thải nhựa, nhiều
thấy đến nay thế giới sản xuất khoảng 8,3 nước đã lên kế hoạch hành động.
tỉ tấn nhựa, trong đó 6,3 tỉ tấn hiện là rác
thải. Và 79% trong 6,3 tỉ tấn đó giờ đang Từ tháng 1 năm nay, chính phủ Scotland
nằm trong bãi rác và môi trường tự nhiên. đề xuất ý kiến về việc cấm sản xuất, kinh
doang một số sản phẩm làm từ nhựa. Lệnh
Nhựa được sử dụng phổ biến vì tiện dụng, cấm này sẽ góp phần giảm đáng kể lượng
rẻ tiền, dễ chế tạo. Tuy nhiên nhựa có hạn rác thải nhựa.
chế lớn là rất lâu phân huỷ, đồng nghĩa
với việc rác thải nhựa sẽ gây nên thảm Tại Anh, các loại hạt kim tuyến trang trí
hoả môi trường nếu không có cách giải đã bị cấm sử dụng. Việc tính phí với túi
quyết. nhựa cũng được thực hiện. Theo số liệu
thống kê của Bộ Môi trường, Thực phẩm
và Các vấn đề nông thôn, nhờ việc tính
phí này, trong thời gian qua, số lượng túi
nhựa được đưa vào sử dụng đã giảm 9 tỉ
chiếc.

Từ năm 2019, Đài Loan sẽ cấm sử dụng


các loại ống hút nhựa tại các chuỗi cửa
hang thức ăn nhanh, sau đó tiến tới cấm
Trong các đại dương, số lượng rác thải hoàn toàn việc cung cấp túi nhựa tại các
nhựa ước tính khoảng 150 triệu tấn – điểm kinh doanh.
nặng gần bằng 1/5 khối lượng cá. Các
nhà khoa học dự báo với tốc độ gia tang Tại Việt Nam, một số tổ chức xã hội đã
rác thải nhựa như hiện nay, vào năm phát động các chiến dịch như: “7 ngày
2050, khối lượng rác thải nhựa sẽ nặng thách thức”, “ Bớt một vỏ chai, cứu tương
hơn cả khối lượng cá. lai”,… với mục tiêu thúc đẩy cộng đồng
chung tay chống lại rác thải nhựa.
Việt Nam là một trong các quốc gia xả rác
thải nhựa nhiều nhất thế giới. Tại Việt Trong thời gian qua, nhiều bạn trẻ Việt
Nam, số lượng túi nilon, chai nhựa, ly Nam cũng đã tổ chức hàng loạt hoạt động
nhựa, ống hút, hộp xốp,… được sử dụng nhằm giảm rác thải nhựa. Các bạn mày
nhiều vượt trội so với các nước khác. mò thực hiện những dự án làm ống hút từ
tre và cỏ bang, tái chế rác thải nhựa
Rác thải nhựa ảnh hưởng tiêu đến hệ sinh thành những vật dụng có ích,… Chắc
thái, làm ô nhiễm môi trường đất, môi chắn những hành động này sẽ góp phần
trường nước, gây nguy hại cho nguồn lợi giúp môi trường trở nên xanh, sạch, đẹp
thuỷ hải sản và tác động xấu đến sức khoẻ hơn.
con người,…
(Hai văn bản trên được tổng hợp từ các báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Thời nay)
a. Dựa vào văn bản, hãy cho biết tác hại của rác thải nhựa đối với cuộc sống. (0,5đ)
4
b. Tìm thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản 2. (0,5đ)
c. Chỉ ra mối liên hệ về nội dung của hai văn bản trên. (1,0đ)
d. Theo em, giải pháp nào là hiệu quả nhất đề giảm ô nhiễm rác thải nhựa ở nước ta hiện nay?
Vì sao? (Em có thể lựa chọn giải pháp trong văn bản hoặc tự đề ra giải pháp khác. Trả lời trong
khoảng 3-5 dòng) (1,0đ)
Câu 2: (3,0 điểm )
Để thể hiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ( che chở, bao bọc, chia sẻ, gắn bó, bình đẳng,
độc lập,...), các bạn học sinh đã đưa ra ba hình ảnh sau:

Từ một trong ba hình ảnh trên, em hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi) bàn về mối
quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay.
Câu 3: (4,0 điểm)
Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng


Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
Cảm nhận về hình ảnh người lính trong hai khổ thơ trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác
cũng viết về người lính để thấy được nét gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này.
Đề 2:
Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài văn
với nhan đề: “Những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách”.

5
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn thi: NGỮ VĂN - Ngày thi: 02 tháng 6 năm 2019
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (3,0 điểm)
Em hãy đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Văn bản 1 Văn bản 2
Gần đây trên mạng xã hội liên tục xuất hiện các bức ảnh về Hãy thách thức bản thân.
việc làm tình nguyện của giới trẻ được chụp trước và sau khi Thách thức bằng những thử thách
hoàn thành các hoạt động tình nguyệnnhư: xóa “điểm đen” về không ai biết, chỉ có bản thân
rác, sơn vẽ nhà mẫu giao, tu sửa nhà tình thương, xây nhà cho mình chứng kiến.
người nghèo, kêu gọi không sử dụng đồ nhựa,… Ví dụ, dù ở nơi không có con
mắt của người đời cũng sống
chính trực, dù những khi chỉ có
một mình vẫn giữ đúng luật lệ,
phép tắc.
Và khi đã chiến thắng trong
nhiều thử thách, khi thẳng thắn tự
mình nhìn lại bản thân và hiểu ra
bản thân là người có phẩm hạnh
cao, lúc ấy con người sẽ có được
lòng tự tôn thật sự.
Việc này sẽ trao cho ta lòng tự
(Hình ảnh một ngôi nhà trước và sau khi được các bạn trẻ tin mạnh mẽ. Đó chính là phần
thưởng dành cho bản thân.
chung tay xây mới)
(Theo Shiratori Haruhiko, Lời
Đây là những bức ảnh tham gia cuộc thi “Thách thức để
của Nietzsche cho người trẻ,
Thay đổi” (cuộc thi do Trung ương Đoàn và Bộ Tài nguyên và
Môi trường phối hợp tổ chức) nhằm lan tỏa thông điệp: giới NXB Thế Giới, 2018)
trẻ cần dấn thân vào các hoạt động tình nguyện để thử thách
bản thân trước những thách thức của cuộc sống nhằm thay đổi
chinh mình và thay đổi cuộc sống của nhiều người.
(Theo Vũ Thơ, Người trẻ thách thức bản thân để thay đổi,
Báo Thanh Niên, ngày 18/4/2019)

a. Xác định phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản 2. (0,5 điểm)
b. Dựa vào văn bản 1, hãy cho biết thông điệp mà cuộc thi “Thách thức để thay đổi” muốn lan tỏa
tới cộng đồng. (0,5 điểm)
c. Chỉ ra một điểm chung và một điểm khác biệt về nội dung của hai văn bản trên. (1,0 điểm)
d. Theo em, có phải lúc nào việc thách thức bản thân cũng giúp chúng ta thay đổi theo chiều hướng
tốt đẹp hơn? ( Trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng) (1,0 điểm)

6
Câu 2: (3,0 điểm)

Có lẽ những cách ứng xử của cây 2, 3, 4 đối với cây 1 cũng là những cách ứng xử của một số
bạn trẻ đối với một ai đó nổi bật hơn mình. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn
về một trong ba cách ứng xử ấy.
Câu 3: (4,0 điểm) - Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1
Cảm nhận của em về tình cảm mà người cha dành cho con trong tác phẩm Chiếc lược ngà
của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác
cũng viết về đề tài gia đình để thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình.
Đề 2
Mỗi bài thơ của chúng ta
Phải như một ô cửa
Mở tới tình yêu
(Trích Liên tưởng tháng Hai, Lưu Quang Vũ)
Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc thơ, hãy viết về một bài thơ hoặc một đoạn thơ
“như một ô cửa/ mở tới tình yêu” trong em.

7
* PHẦN 3: KẾ HOẠCH ÔN TẬP DỰ KIẾN.
* TUẦN 1.
1. VĂN BẢN:
 Đồng chí (Chính Hữu).
 Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
 Ánh trăng (Nguyễn Duy).
 Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải).
 Sang thu (Hữu Thỉnh).
2. TIẾNG VIỆT:
 Các phương châm hội thoại.
 Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
3. TLV:
- NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: Một số hành vi đạo đức, đức tính : lòng tự trọng, sự tự tin, tính
tự lập.
- NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:
 Chủ đề: Tâm hồn cao đẹp, lòng yêu nước của người lính (Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội
xe không kính, Những ngôi sao xa xôi).
 Chủ đề: Tình yêu thiên nhiên (Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu)
* TUẦN 2
1. VĂN BẢN:
 Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).
 Bếp lửa (Bằng Việt).
 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
 Con cò (Chế Lan Viên/ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC).
 Nói với con (Y Phương).
 Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
2. TIẾNG VIỆT:
 Sự phát triển của từ vựng.
 Trau dồi vốn từ.
 Thuật ngữ
3. TLV:
 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: Một số vấn đề liên quan đến cuộc sống xã hội: thần tượng, văn
hóa ứng xử, game online, mạng xã hội .....
 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC :
 Chủ đề: Tình yêu lao động, cống hiến xây dựng đất nước của những con người lao động
mới (Đoàn thuyền đánh cá, Lặng lẽ Sapa ).
 Chủ đề: Tình cảm gia đình (Bếp lửa, Nói với con, Khúc hát ru, Con cò).

8
* TUẦN 3
1. VĂN BẢN:
 Truyện Làng (Kim Lân)
 Lặng lẽ SA PA (Nguyễn Thành Long)
 Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng)
 Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
2. TIẾNG VIỆT :
 Tổng kết từ vựng.
 Các biện pháp tu từ
3. TLV:
 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: Một số truyền thống, quan niệm sống tốt đẹp: nhân ái, biết ơn,
hiếu thảo, đoàn kết.
 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: Chủ đề phân tích nét đẹp của các nhân vật: ông Hai, anh
thanh niên, anh Sáu, bé Thu, Phương Định.
* TUẦN 4
1. VĂN BẢN:
 Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
 Truyện KIỀU và 3 đoạn trích (Nguyễn Du)
 Hoàng Lê Nhất Thống Chí: Hồi thứ 14 (Ngô Gia Văn Phái)
 Truyện Lục Vân Tiên và đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình
Chiểu)
2. TIẾNG VIỆT:
 Khởi ngữ
 Các thành phần biệt lập.
 Liên kết câu đoạn văn .
 Nghĩa tường minh, hàm ý.
3. TLV:
 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: Một số hình ảnh đẹp ý nghĩa: tình bạn, sống đẹp, an toàn giao
thông, nếp sống văn minh đô thị,........
 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:
 Chủ đề: Hình ảnh người phụ nữ VN trong xã hội phong kiến.(Vũ Nương, Thúy Kiều,
Kiều Nguyệt Nga,)
 Chủ đề: Người anh hùng lý tưởng trong xã hội (Quang Trung, Lục Vân Tiên)

9
* PHẦN 4: MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP.

ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (3,0 điểm)
Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đối với tôi, yêu thiên nhiên là một thứ tình cảm rất khó xây dựng nên, nếu chỉ
bằng giáo dục kiểu sách vở. Mặc dù môn sinh học được đưa vào chương trình giảng dạy từ
rất sớm, nhưng những trang sách giáo khoa có kèm hình minh họa xa lạ và nhàm chán
không thể khiến học sinh cảm thấy gần gũi với những con vật, cây cỏ xung quanh mình. Trẻ
nhỏ thành phố bây giờ vẫn nhìn con bò bảo con trâu. Còn không ít những người trưởng
thành, hễ đi picnic là lại xả rác bừa bãi, giẫm vào vườn hoa thảm cỏ, và bẻ những miếng
thạch nhũ triệu năm tuổi mang về làm kỉ niệm. Chúng ta không biết yêu thiên nhiên thực sự,
tôi nghĩ thế, vì cơ bản là chúng ta không thực sự hiểu thiên nhiên là gì, và thiên nhiên cần gì.
Các nhà nghiên cứu Mĩ cho rằng, nhiều trẻ em hiện đại đang mắc một hội chứng gọi là
“rối loạn thiếu tự nhiên”. Hậu quả là trẻ sẽ giảm bớt sự tinh nhạy của các giác quan, khó tập
trung, và có thể chất cũng như tinh thần rất yếu đuối, dễ bị suy sụp. Bởi vậy, ở Mĩ, đang
ngày càng thịnh hành một mô hình mà họ gọi là “trường mầm non ngoài trời”. Ở đó phải
những đứa trẻ được đưa vào rừng, học bài trên những thảm lá mục, dưới gốc cây, trượt trên
bùn, đào giun bằng tay và hứng chịu cả những cơn mưa rừng bất chợt trong mái lá tự tạo.
Việc đem tới những thay đổi cụ thể về tinh thần và thể chất cho trẻ nhờ những khóa học
ngoài trời này vẫn còn là chủ đề tranh cãi, nhưng chắc chắn, các em có được một ý thức cực
tốt về thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
(Bắt đầu bằng tình yêu - Gia Hiền)
a.Xác định thành phần khởi ngữ trong câu văn được in đậm. (0,5 điểm)
b.Theo tác giả bài viết, mô hình “trường mầm non ngoài trời” có những tác dụng gì? (0,5
điểm)
c.Nêu nội dung của văn bản. (1,0 điểm)
d.Nêu ý kiến của bản thân về quan điểm sau: “Yêu thiên nhiên là một thứ tình cảm rất khó
xây dựng nên, nếu chỉ bằng giáo dục kiểu sách vở”. (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0
điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
Chim cánh cụt hoàng đế đực là một trong những người cha gương mẫu nhất của vương
quốc động vật. Sau khi đẻ ra một quả trứng duy nhất, chim cánh cụt cái tiến xuống biển tìm
thức ăn. Chim đực sẽ giữ trứng trên chân mình, bên dưới một lớp da ấm áp được gọi là “túi
ủ” để ấp trứng. Trứng chim mất 60 ngày mới nở ra và chim đực sẽ tiếp tục bảo vệ cho chim
non trong suốt mùa đông. Chim đực chấp nhận nhịn đói để chờ cho đến khi chim mái quay
về.
(Trích Bách khoa toàn thư, trang 163, NXB Hồng Đức)
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về vấn đề “tình cha con” đặt ra từ đoạn
văn trên.
Câu 3: (4,0 điểm) - Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1
Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người
con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ). Từ đó, liên hệ với một số tác phẩm hoặc đoạn trích khác
ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ để thấy điểm gặp nhau giữa các tác giả khi viết
về đề tài này.

10
Đề 2
Tế Hanh từng viết:
Đọc một bài thơ hay
Mình thấy mình trong đó
Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài văn về
một tác phẩm giúp em “thấy mình trong đó”.
....................................................................................................................................................

ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (3,0 điểm)
Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Nhà bác học Einstein từng nói: “Tôi sợ cái ngày mà công nghệ sẽ lấn át sự giao tiếp
giữa con người với con người. Thế giới lúc đó sẽ có một thế hệ toàn những kẻ đần độn”.
Sau sáu thập kỉ, lời tiên đoán của ông đang trở thành sự thật.
Smartphone xuất hiện, thoạt đầu đưa con người ra một thế giới thật to lớn và thú vị,
sau đó nhấn chìm và thay đổi hoàn toàn bản chất và nhận thức của họ. Hệ lụy này không
chỉ ở một nhóm người, mà là cả một thế hệ. Không chỉ một quốc gia, mà là cả thế giới.
Nhiều người bảo thế hệ ngày nay là “thế hệ cúi đầu”- bởi phần lớn thời gian của mỗi con
người là cắm cúi vào chiếc điện thoại. Một bàn ăn nhưng không ai thiết nhìn mặt nhau. Một
toa tàu hàng trăm người là hàng trăm cái cúi đầu vào smartphone. Một buổi hẹn hò không
cần ăn không cần nói chuyện. Một gia đình “yến ấm” khi cha mẹ, con cái chỉ cần im lặng
cắm cúi vào điện thoại… Mọi sinh hoạt cuộc sống hoàn toàn biến chất. Đó là kiểu thế hệ
mà những đứa trẻ bị mất đi tuổi thơ, còn người lớn thì mặc sức ảo tưởng chỉ cần có
smartphone là đã nắm cả thế giới trong tay. Rồi thì “thế hệ cúi đầu”, “thế hệ quay lưng” sẽ
dần biến thành “thế hệ vô cảm”. Có tai nạn, mọi người đua nhau quay phim, chụp ảnh hiện
trường đăng Facebook. Có đám tang, mọi người chen nhau selfie. Cả một thế hệ được kì
vọng, bao giờ mới thức tỉnh để tìm lại cuộc đời đáng sống cho chính mình?
(Theo bài viết của Bích Trâm trên báo Đất Việt, số ra ngày 03/10/2016)
a. Chỉ ra hai từ mượn được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)
b. Vì sao người viết gọi thế hệ ngày nay là “thế hệ cúi đầu”? (0,5 điểm)
c. Xác định tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản. (1,0 điểm)
d. Nêu ý kiến của bản thân về quan điểm sau: “Cả một thế hệ được kì vọng, bao giờ mới
thức tỉnh để tìm lại cuộc đời đáng sống cho chính mình?”. (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng)
(1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
Học sinh lớp 11 trường thị xã Quảng Trị - Phạm Huy – với niềm đam mê sáng tạo khoa
học kỹ thuật dù bị gia đình ngăn cấm vì sợ em xao nhãng việc học hành đã đạt được thành
công lớn. Vượt qua 1700 thí sinh đến từ 70 quốc gia, Huy đã đạt giải ba với sản phẩm
“cánh tay robot cho người khuyết tật” tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật Quốc tế 2017 (Intel
ISEF) tổ chức tại Mĩ.
(Theo báo Thanh niên, ngày 13/5/2017)
Hãy biết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) nêu suy nghĩ về vấn đề tuổi trẻ và đam mê.
Câu 3: (4,0 điểm) - Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1
Bác nằm trong giấc ngủ yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

11
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt


Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ trên. Từ đó hãy liên hệ với khổ thơ hoặc đoạn thơ khác
bày tỏ khao khát gắn bó với một đối tượng để thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết dành
cho đối tượng ấy mà em biết để thấy điểm gặp gỡ giữa những tác giả khi viết về nội dung
này.
Đề 2
Trong lời tựa Trích diễm thi tập, Hoàng Đức Lương có nhận định như sau: “Đến như
văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt
tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được. Chỉ thi nhân là có thể xem mà biết
được sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon ấy thôi”.
Với những trải nghiệm trong quá trình đọc văn và học văn, em suy nghĩ thế nào về ý
kiến trên?
....................................................................................................................................................

ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (3,0 điểm)
Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Sáng 16/4, nhằm mùng 10 tháng 3 âm lịch – ngày giỗ Tổ Hùng Vương, khu di tích
lịch sử Đền Hùng đã hứng chịu một đợt “tấn công” khủng khiếp khi hàng vạn người
tràn lên núi Nghĩa Lĩnh (TP.Việt Trì, Phú Thọ). Dù không mang theo vũ khí, mức độ “sát
thương” họ gây ra không hề nhỏ. Trẻ em khóc thét, lạc người thân; hàng loạt phụ nữ và
người lớn tuổi ngất xỉu giữa cảnh chèn ép, xô đẩy,trước sự vất vả “chống đỡ” của lực
lượng cảnh sát gìn giữ trật tự. Bất chấp lời kêu gọi của cơ quan chức năng, nhiều người đã
leo rào, xâm nhập rừng cấm để lên núi. Xem những phóng sự ảnh, các video clip từ hiện
trường, rất nhiều người bàng hoàng tự hỏi điều gì đang xảy ra nơi đất Tổ Phong Châu?
Những món lễ vật bị xô nghiêng, phục trang bị giằng kéo, những tiếng hò hét như xung trận
khi ba lớp rào chắn được dỡ đi và biển người tràn lên như thác lũ… Đó chắc chắn không
thể gọi là một cuộc hành hương. Đó cũng không thể gọi là một lễ giỗ - nơi mà sự tôn
nghiêm, chuẩn mực, thanh tịnh… được đặt lên hàng đầu. Có thể gọi đó là cuộc càn quét,
tàn phá Đền Hùng của đám “con cháu” tự bao giờ chẳng rõ đã trở nên hung hãn và xấc
xược, quên lời tổ tiên dạy dỗ đang tranh phần đút lót tiền nhân.
(Trích Điều gì đang xảy ra nơi đất Tổ, nguồn phunuonline)
a. Xác định thành phần biệt lập sử dụng trong câu văn được in đậm. (0,5 điểm)
b. Vì sao tác giả lại cho rằng cuộc hành hương đến khu di tích lịch sử Đền Hùng vào ngày
giỗ Tổ là một “cuộc càn quét, tàn phá Đền Hùng” của đám con cháu? (0,5 điểm)
c. Nêu nội dung của văn bản trên. (1.0 điểm)
d. Nêu ý kiến của bản thân về thái độ thiếu ý thức ở nơi thờ tự của một bộ phận người Việt
được đề cập đến trong đoạn trích trên. (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
Nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, người viết chữ bằng chân, tâm sự trên báo Văn nghệ Trẻ
ngày 16/11/2008: “Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất

12
cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua
để thành người không khiếm khuyết”.
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa
của lời tâm sự trên.
Câu 3: (4,0 điểm) - Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
Cảm nhận về đoạn thơ trên, từ đó liên hệ tới hình ảnh ra khơi trong đoạn thơ sau để
thấy được điểm tương đồng của các tác giả khi viết về đề tài này:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như cpn tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
(Quê hương – Tế Hanh)
Đề 2
Trong tập tiểu luận Theo giòng, nhà văn Thạch Lam đặt ra yêu cầu: “Cái đẹp man mác
khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc
của nhà văn là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và
che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức”.
Với những trải nghiệm trong quá trình đọc văn và học văn, em suy nghĩ như thế nào
về ý kiến trên.

....................................................................................................................................................

ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (3,0 điểm)
Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ở 50 tiểu bang của Mĩ việc cha mẹ đánh con vẫn được coi là hợp pháp, nhưng trong
phạm vi cho phép. Ở Texas nếu bạn đánh con mà để lại dấu vết bầm hoặc chảy máu thì
cha mẹ sẽ bị quy tội hành hạ trẻ em. Nếu cha mẹ được quyền đánh con hợp pháp trong 50
tiểu bang thì việc hiệu trưởng đánh học sinh được cho phép ở 19 tiểu bang, nhưng thầy cô
chỉ có quyền đánh bằng thước kẻ vào mông và không được quá 5 lần.
Nếu ở Mĩ luật pháp cho phép đánh con thì ở Việt Nam trước đây việc đánh con có lẽ trở
thành thông lệ, hoặc thầy cô đánh học trò cũng không có gì là lạ lẫm. Bản thân tôi cũng
không đồng tình với việc cha mẹ đánh con, nhưng tôi có sự đồng cảm với những gì họ đã
làm, vì chuyện họ làm cũng từng xảy ra với tôi. Cách đây 35 năm, khi bị đánh, tôi rất tức tối
gia đình và cha mẹ. Khi tôi lớn lên có dịp ngồi nói chuyện với ba, tôi hỏi tại sao lại đánh
chúng tôi như vậy. Ba tôi trả lời: đã làm việc quần quật cả ngày nuôi 6 đứa con, khi về lại
bị hàng xóm mách đủ thứ, mới đầu còn la rầy nhưng chẳng khá hơn, rồi tới lúc vượt quá
sức chịu đựng, phải dùng roi như một cách giải quyết tạm thời. Ba tôi hỏi lại nếu tôi nằm
trong trường hợp ba thì sẽ làm gì? Và tôi cũng cảm thông với thầy cô giáo phải phụ trách
hơn 40 học sinh quậy phá mỗi ngày, việc bị ức chế dồn nén mỗi ngày tới khi không kiềm chế
là điều hiển nhiên. Có thầy cô chỉ biết ngồi khóc, nhưng cũng có thầy cô dùng hình phạt
đánh đòn.

13
Chúng ta dù Việt Nam hoặc Mĩ cũng không đồng tình với hình thức hành hạ đánh đập
trẻ em, nhưng chúng ta cũng không nên có cái nhìn cay nghiệt với một người làm cha làm
mẹ hoặc thầy cô khi họ xảy ra lỗi lầm. Nếu luật pháp Việt Nam áp dụng rõ ràng như luật
pháp ở Mĩ thì nạn hành hạ trẻ em cũng sẽ giảm đáng kể.
(Có nên dạy trẻ bằng đòn roi – Bằng Nguyễn)
a. Xác định phép liên kết sử dụng trong những câu văn được in đậm. (0,5 điểm)
b. Theo tác giả bài viết, giữa Mĩ và Việt Nam có sự tương đồng và khác biệt nào trong cách
đối xử với trẻ con? (0,5 điểm)
c. Vì sao tác giả lại cho rằng “không nên có cái nhìn cay nghiệt” với một người làm cha
làm mẹ khi họ đánh con hoặc thầy cô đánh học sinh? (1,0 điểm)
d. Nêu ý kiến của bản thân về quan điểm sau: “Không nên dùng đòn roi để giáo dục trẻ”.
(Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
Đời Thanh ở Bắc Kinh có một người thợ may nổi tiếng, người khách nào cũng khen
ngợi. Có một ông khách phương xa nghe tiếng, đem may áo, thấy ông thợ may đo đạc qua
loa, liền hỏi: “Tôi nghe ông may áo vừa vặn, đẹp, nhưng ông đo sơ sài quá làm sao may
chính xác được?”
Ông thợ may đáp: “Việc đó là việc cần nhưng cần thiết là quan sát tuổi tác, bước đi
dáng đứng, cử chỉ, hình dạng và tính tình của khách hàng”.
Ông khách hỏi: “Quan sát thế nào?”
Ông thợ may giải thích: “Ví dụ, những người thanh niên trai tráng, phần nhiều ý chí
còn mạnh mẽ, khi đi thường ưỡn ngực ra phái trước. Nếu mai không khéo thì vạt áo trước
sẽ ngắn, vạt áo sau sẽ dài. Người cao tuổi, phần đông bị cuộc đời làm cho bầm dập, khi đi
đứng thường cúi đầu xuống đất. Nếu may không khéo thì vạt trước dài hơn vạt sau. Người
khoan thai chậm rãi, may vạt áo dài hơn một chút. Người gấp gáp may vạt áo ngắn hơn một
chút, người béo thì nới vùng bụng, người gầy chít lại vùng bụng. Ăn thua là gia giảm số đo,
không phải đo thế nào may thế ấy”.
Ông khách nghe xong, tỏ vẻ khâm phục lắm.
Trích Thuật sống của người Trung Hoa, NXB Giáo dục, tr.125-126)
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về vấn đề được gợi ra từ văn bản
trên.
Câu 3: (4,0 điểm) - Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kinh vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời


Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đưuòng xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
Từ đó, em hãy liên hệ với một tác phẩm cùng chủ đề để làm rõ vẻ đẹp của con người
Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.
Đề 2

14
Thạch Lam từng nói: “Nhà nghệ sĩ giỏi là nhà nghệ sĩ tạo ra những nhân vật thật và
hoạt động; ngoài những tính cách và đặc điểm của cái địa vị xã hội, tìm đến được cái bí
mật không tả được ở trong mỗi con người”.
Với những trải nghiệm trong quá trình đọc văn và học văn, em suy nghĩ như thế nào
về ý kiến trên?
....................................................................................................................................................
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (3,0 điểm)
Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mọi chuyện bắt đầu từ bài văn lớp 6, cô giáo cho em viết một bài văn về một tấm gương
cảm động mà em biết. Em viết bài đó rất hay và cũng được đọc nó trước lớp. Tuy nhiên cô
giáo đã phê bình khéo trước lớp là em viết không đúng dàn ý, dù viết rất cảm động. Năm lớp 7
em có một bài thuyết trình môn sinh học về động vật. Em ngồi mày mò, trang trí, cần mẫn với
bài thuyết trình về động vật đó, nào cá sấu nào chim câu, em vui thật sự và nghĩ rằng sẽ được
điểm cao. Cuối cùng, bài thuyết trình đó em chỉ được 5 điểm với lời phê; “ Những con vật đó
không có trong sách giáo khoa, lạc đề!” Em không còn biết mình thích gì, không còn biết mình
giỏi cái gì, cứ phải sáng tạo trong “khuôn khổ” cho phù cho phù hợp. Em muốn được thoải
mái sáng tạo, muốn được ngày đêm suy nghĩ, ngày đêm tìm tòi chứ không phải đi học thêm để
người ta giảng hộ. Em muốn được là chính em. Em muốn được hạnh phúc vì khác biệt trong
suy nghĩ không phải là cái tội. Em ước mơ về một nền giáo dục khác, một nền giáo dục nơi mà
em hay nhiều bạn học sinh khác được “tự do”.
(Thiện Thanh)
a. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Em muốn được thoải mái
sáng tạo, muốn được ngày đêm suy nghĩ, ngày đêm tìm tòi chứ không phải đi học thêm
để người ta giảng hộ. Em muốn được là chính em. Em muốn được hạnh phúc vì khác
biệt trong suy nghĩ không phải là cái tội.” ( 0,5 điểm)
b. Quan điểm của tác giả bài viết về một nền giáo dục “ tự do” là như thế nào ? ( 0,5 điểm)
c. Xác định tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn văn. (1,0 điểm)
d. Nêu ý kiến của bản than về những việc cần làm để hướng đến một nền giáo dục “ tự do”
như tác giả đã đề cập. ( Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) ( 1,0 điểm)
Câu 2: ( 3,0 điểm)
Thầy giáo cho cả lớp đề bài làm văn về nhà: “ Nghề nghiệp em mơ ước”. Một học sinh đã viết
rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài nổi tiếng. Người bố vô tình đọc được, phê bình học
sinh ấy: “Con không có chí lớn”. Khi bài văn được chấm điểm và phát ra, thật bất ngờ, thầy
giáo đã ghi trong phần nhận xét như sau: “Thầy chúc em mang đến tiếng cười cho toàn thế
giới.”
Viết bài văn ( khoảng 1 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về vấn đề “ thái độ đối với
ước mơ của trẻ em” rút ra từ câu chuyện nêu trên.
Câu 3: (4,0 điểm) - Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1:
Người đồng minh thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
15
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê nghèo chê đói
Sống như sống như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng minh thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng minh tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Nói với con- Y Phương)
Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ trên. Từ đó hãy liên hệ với khổ thơ hoặc đoạn thơ khác
bày tỏ tình cảm trân trọng, ngợi ca, tự hào về con người, về đất nước quê hương mà em biết để
thấy điểm gặp gỡ giữa những tác giả khi viết về nội dung này.
Đề 2
“ Thơ là cái lặng lẽ của con hổ. Ngay con hổ cũng có lúc giật mình vì một tiếng lá rụng.”
(Thanh Thảo)
Với những trải nghiệm trong quá trình đọc văn và học văn, em suy nghĩ như thế nào về
ý kiến trên?
....................................................................................................................................................

ĐỀ SỐ 6

Câu 1: (3,0 điểm) Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một
cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn… Cuộc đời không chỉ là con đường
đi dễ dàng, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn
công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khó thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống,
chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì
hoãn…Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có
kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào sự phán đoán và lựa chọn của bản than. Nếu
bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu vẽ đúng, con
đường phía trước sẽ bằng phẳng rộng rãi.
(Trích Bí quyết thành công của Bill Gates- Khâm Sài Nhân)
a. Xác định biện pháp tu từ sử dụng trong câu văn được in đậm. ( 0,5 điểm)
b. Theo tác giả bài viết, thế nào là đường đời dễ dàng?( 0,5 điểm)
c. Em hiểu thế nào là “bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã
chọn”? (1,0 điểm)

16
d. Nêu ý kiến của bản thân về quan điểm: Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể
trì hoãn”. ( Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
Ở một ngôi làng xa xôi có một ngôi nhà lớn với 1.000 chiếc gương. Một con chó không vui
vẻ hạnh phúc lắm quyết định đi thăm ngôi nhà gương. Nó chậm chạp trèo lên những bậc thang,
đầu cúi gằm và nhìn vào phía trong. Khi nó thấy 1.000 gương mặt không thân thiện đang nhìn
mình, con chó sủa và lấy làm khiếp sợ khi thấy 1.000 con chó kia cũng sủa lại. Và khi đi khỏi
ngôi nhà gương, nó nghĩ thầm: “Thật là một nơi kinh khủng, mình sẽ không giờ trở lại đây
nữa”.
Ở cùng một ngôi làng khác cũng có một con chó nhỏ tính tình vui vẻ biết được điều đó và
quyết định đi thăm ngôi nhà. Nó bước vào cửa với gương mặt vui vẻ hạnh phúc, đuôi vẫy
nhanh và tai dỏng lên. Con chó nhỏ hết sức ngạc nhiên vì có tới 1.000 người bạn khác cũng
đang nhìn và vẫy đuôi y như mình. Nó mỉm cười và 1.000 con chó kia cũng mỉm cười thân ái
đáp lại. Khi rời ngôi nhà, con chó nghĩ: “Thật là một nơi tuyệt vời. Mình sẽ còn quay lại nhiều
lần nữa”.
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về vấn đề rút ra từ câu chuyện trên.
Câu 3: (4,0 điểm) – Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên


Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt


Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ trên. Từ đó liên hệ với đoạn thơ sau để thấy điểm gặp gỡ
của những tác giả khi bày tỏ tình cảm với Bác Hồ:
“Trăng vào cửa sổ đòi thơ”
Bác vừa chợp mắt xin chờ trăng ơi!

Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa


Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu…
Trọn cuộc đời Bác có yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.

Hỡi ai đó, không được rời đội ngũ


Theo hàng hai, đi lặng lẽ tiến dần
Đừng khóc òa, hãy rón rén bàn chân
Bước nhẹ nữa. Bác Hồ vừa chợp mắt
Bác nằm đó, bộ ka-ki Bác mặc
17
Chưa kịp thay, Người vừa ngả lưng nằm.

Nếu ta đoán không nhầm: Bác mới đi thăm


Một xóm thợ, xem nơi ăn chốn nghỉ…
Nhưng không phải- vì khi người ta ngắm kỹ
Trên má Bác Hồ còn in dấu chiếc hôn
Các cháu nhi đồng lớp học đầu thôn
Được Bác ghé thăm, Bác cho bá cổ…
(Chúng cháu canh giác Bác ngủ, Bác Hồ ơi …- Hải Như)
Đề 2
Trên khối đá từ ngữ
Anh bắt đầu đục đẽo những chữ tượng thanh, những chữ tượng hình
Tiếng lắng trầm nghĩ suy, tiếng bồng bềnh giấc ngủ…
(Trên khối đá từ ngữ - Nguyễn Khoa Điềm)
Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài văn với
nhan đề “ Sự kì diệu của ngôn từ nghệ thuật”.

CHÚC CÁC EM THI TỐT NHÉ 😊

18

You might also like