You are on page 1of 5

MỞ ĐẦU

Ứng dụng vật liệu tái chế sáng tạo hình ảnh cho sách truyện trẻ em

1. Tính cấp thiết của đề tài:


+ Lí do khách quan: Bảo vệ môi trường luôn là một trong những vấn đề đáng
quan tâm nhất trong xã hội hiện nay trong đó đặc biệt là những vật liệu vô cơ,
những rác thải tái chế. Và việc giáo dục con trẻ ngay từ khi còn nhỏ nhận thức về
vấn đề này là vô cùng cần thiết.
+ Lí do chủ quan:
 Sách truyện là một trong những phương tiện giải trí được trẻ em Việt
Nam tiếp xúc từ sớm giúp các em có nhưng nhận biết ban đầu về thế
giới xung quanh. Mặc dù những ấn phẩm giành cho trẻ em tồn tại
không ít trên thị trường. Thế nhưng những ấn phẩm đồ họa liên quan
đến vấn đề tái chế và tái sử dụng những rác thải vô cơ là chưa nhiều.
Chính vì thế nên nhóm chúng em rất mong muốn được góp một phần
nhỏ cho việc xây dựng cùng với đó là đồng hành và phát triển cho
nhận thức của trẻ em.
- Các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó, từ đó chỉ ra điểm mới của đề
tài, vấn đề mà ngưởi nghiên cứu hoặc nhóm nghiên cứu lựa chọn.
 Đầu tiên nhóm bọn em xin trình bày nghiên cứu về các ấn phẩm tranh,
truyện của trẻ em: Sách truyện, cũng giống như trò chơi, được xem
như một cách thức bộc lộ bản thân hết sức riêng của trẻ. Nói một cách
cụ thể hơn, với đặc tính tự phát, thoát ra khỏi mọi sự ràng buộc và với
những ham muốn gắn kết trong đó, truyện tranh có tác dụng giúp trẻ
bộc lộ bản thân, kiềm chế bản thân và miêu tả hiện thực. Do vậy, sách
tranh đôi khi được hình dung như một lĩnh vực của hoạt động vui chơi.
Điều này giúp người lớn có thể hình dung ra những chức năng chính
của tranh vẽ trẻ em bao gồm: chức năng thể hiện biểu tượng, chức
năng hoạt cảnh hóa, chức năng giao tiếp, chức năng tường thuật và
chức năng biểu đạt (nói về bản thân, cảm xúc của bản thân, những mối
quan tâm, những sở thích)
 Thứ hai chính là các nghiên cứu của chúng em về môi trường đặc biệt
là vấn đề rác thải vô cơ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và
tác động của quá trình đô thị hóa, lượng chất thải rắn phát sinh của
Việt Nam có tốc độ tăng khoảng 10% mỗi năm. chỉ có khoảng 15%
lượng rác thải thu gom được tái chế hoặc tái sử dụng. Hiện nay lại
chưa có các biện pháp thật sự hiệu quả và bền vững trong việc tái chế
chất thải vô cơ. Các biện pháp về mặt tuyên truyền chưa được đẩy
mạnh đến cho đối tượng là trẻ nhỏ và đặc biệt là trong các ấn phẩm
truyện tranh liên quan.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài (Lịch sử nghiên cứu vấn đề/Tổng quan tình hình
nghiên cứu)
- Tình hình nghiên cứu trong nước:
 Như em đã đề cập về thực trạng nghiên cứu, những ấn phẩm đồ họa về
truyện tranh giành cho thiếu nhi ở Việt Nam có không ít, tuy nhiên,
vấn đề này vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện.
Kết quả từ những nghiên cứu ấy mới chỉ tập trung phân tích những ảnh
hưởng từ ngôn ngữ của truyện tranh đến quá trình hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ em mà chưa quan tâm nhiều tới vai trò của
hình ảnh trong truyện tranh, một trong số đó chính là việc ứng dụng
hình ảnh vật liệu vô cơ để tạo hình cho các ấn phẩm nhằm đưa mục
đích bảo vệ môi trường tới trẻ em ngay từ khi còn nhỏ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường tới sự phát triển, sức khỏe
tinh thần và thể chất của trẻ qua đó phát huy những mặt tích cực từ môi
trường tác động tới nhận thức của trẻ em.
 Nghiên cứu về ảnh hưởng của truyện tranh tới nhận thức, thái độ, hành
vì và sự phát triển của trẻ em từ đó chỉ ra những phương pháp để đưa
hình ảnh vật liệu tái chế vào trong các ấn phẩm.
 Qua các phân tích trên, đề xuất một số hướng đi cho các ấn phẩm liên
quan đến vật liệu tái chế nhằm hình thành thói quen và cung cấp kiến
thức cho trẻ về bảo vệ môi trường và tái chế rác vô cơ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nhận diện khái quát về sách truyện có chủ đề liên quan tới môi trường
cho trẻ em
 Khái quát cơ sở lí luận về ứng dụng các phương pháp đưa hình ảnh vật
liệu tái chế vào sách truyện có chủ đề về môi trường cho trẻ em
 Khảo sát thực trạng các ấn phẩm truyện tranh có chủ đề môi trường (tại
khu vực Hà Nội)
 Phân tích ảnh hưởng của môi trường và truyện tranh tới sự hình thành và
phát triển nhận thức của trẻ em
 Chỉ ra các phương pháp và cách thức lồng ghép hình ảnh vật liệu tái chế
vào sách truyện
 Đề xuất hướng đi và ứng dụng các phương pháp trên nhằm cung cấp kiến
thức cho trẻ về bảo vệ môi trường
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
 Sách truyện trẻ em
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nội thành Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2019 - 2023
5. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích các tài liệu liên quan đến
nội dung đề tài, nắm bắt được xu hướng yêu thích truyện tranh của trẻ em.
Từ đó, xác định sức ảnh hưởng của đề tài nghiên cứu (môi trường) đối với
đối tượng nghiên cứu (sách truyện trẻ em). Phương pháp này có thể chỉ ra
được những thành công và hạn chế của công trình nghiên cứu
 Phương pháp sưu tầm, kế thừa, chọn lọc: các kinh nghiệm, các dự án điển
hình liên quan liên quan đến sách truyện về môi trường cho trẻ em
 Phương pháp điền dã: điều tra thực tế, phỏng vấn.
6. Đóng góp mới của đề tài
- Đóng góp về mặt khoa học
 Góp phần tạo ra một hướng đi mới cho việc tái chế rác thải.
- Đóng góp về mặt thực tiễn
 Tuyên truyền và giáo dục cho trẻ em về bảo vệ môi trường và tái chế rác.
7. Kết cấu của đề tài
(Ví dụ: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần nội dung
của đề tài gồm 3/4 ..chương:
Chương 1: …….
Chương 2: …….
Chương 3: …….
/Chương 4: ……
Hoặc nhiều hơn….)
NỘI DUNG
Chương 1
Tên chương…………………………………
Tiểu kết
Chương 2
Tên chương…………………………………
Tiểu kết
Chương 3
Tên chương………………………………….
Tiểu kết
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Chú ý:
- Nội dung nghiên cứu của đề tài được triển khai trong 3 phần:
+ Phần 1: Là những vấn đề chung có tính khoa học (cơ sở lý luận) làm cơ sở
cho việc triển khai thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài (là
Chương 1, hoặc có thể nhiều hơn).
+ Phần 2: Triển khai thực hiện nội dung nghiên cứu chính của đề tài (là
Chương 2, có thể là Chương 3 hoặc nhiều hơn).
+ Phần 3: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở phần 2, thực hiện áp dụng/đề
xuất giải pháp áp dụng của sinh viên, hay có nhận xét kết quả đạt được sau áp
dụng/giải pháp áp dụng, hoặc đưa ra nhận xét, đánh giá khoa học trên cơ sở kết
quả nghiên cứu của phần 2 (là Chương 3, có thể là Chương 4…).
- Tài liệu tham khảo được sắp xếp như sau:
+ Tài liệu tiếng Việt
Xếp theo thứ tự A, B, C tên tác giả, ví dụ:
1. Phan Thuận An (2004), Quần thể di tích Huế, Nxb Trẻ, Hà Nội.
2. Trần Lâm Biền (2013), “Huế, Mỹ thuật Nguyễn, những cái riêng”, Con
đường tiếp cận lịch sử, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, Tr.140 -144.
3. Phan Thanh Hải (2003), “Cổng, cửa trong kiến trúc cung đình Huế - loại
hình và cách bài trí”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 4, Tr.36 - 43.
4. Viện Ngôn ngữ (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ
điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
5. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm Mỹ
dung, Trần Thúy Anh (2004), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. …….
+ Tài liệu tiếng nước ngoài
+ Nguồn trên Internet (nếu trích dẫn nguồn internet thì phải ghi ngày truy
cập)

You might also like