You are on page 1of 6

NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN

Phần I: Đọc - hiểu


Đề 1:
Ở Đức, hành vị quay bài trong lớp bị xem là hành vi gian dối nghiêm trọng nhất. Nên nếu phát hiện ra, học
sinh sẽ phải lên làm việc riêng với ban giám hiệu, họ cho vô phòng riêng đóng kín cửa lại chứ không có sỉ
nhục học sinh trước mặt người khác. Sau đó, học sinh phải nhận thức được hành vi ăn cắp kiến thức này là
nhục nhã, là xấu xí. Họ sẽ khuyến giải và học sinh viết bản kiểm điểm, sẽ thể là không bao giờ ăn cắp nữa,
sau đó họ sẽ cho về. Nếu tái phạm thì sẽ bị đuổi học ngay lập tức. Tên của học sinh này sẽ đưa vào danh
sách đen của hệ thống trường Đức trên khắp thế giới, sẽ không có trường Đức nào nhận học sinh này nữa. Vì
họ quan niệm, đã thề rồi mà còn vi phạm là không có lòng tự trọng. Một công dân không có lòng tự trọng thì
đất nước đó không thể tự cường.
(Trích Lòng biết ơn, Tony Buổi Sáng)
a) Hành vi quay bài của học sinh ở Đức bị đánh giá như thế nào?
- Là hành vi gian dối nghiêm trọng nhất
b) Xác định và nếu chức năng của một câu trần thuật có trong đoạn văn trên?
- Câu trần thuật: Ở Đức, hành vị quay bài trong lớp bị xem là hành vi gian dối nghiêm trọng nhất
- Chức năng: dùng để nhận định
c) Em có đồng ý với quan điểm: “Một công dân không có lòng tự trọng thì đất nước đó không thể tự
cường” không? Vì sao?
Em đồng ý với ý kiến trên
Quả thật, một công dân không có lòng tự trọng thì đất nước đó không thể tự cường vì mỗi công dân
chính là chủ nhân của đất nước. Người có lòng tự trọng sẽ nhận thức và hành động đúng đắn theo hướng tích
cực vì xã hội góp phần xây dựng xã hội phát triển. Khi con người không có lòng tự trọng sẽ sa ngã vào thói
hư tật xấu, không làm chủ bản thân trước những đúng sai, vì thế không thể xây dựng đất nước giàu đẹp. Hãy
luôn nâng cao lòng tự trọng của mình để xây dựng, phát triển đất nước. Bản thân em luôn đề cao lòng tự
trọng của bản thân để ngày càng hoàn thiện nhân cách

Đề 2:
“Không biết nấu ăn, không biết nhặt raum rửa chén, không biết giặt quần áo... là điểm chung của việc
"nghèo nàn" kinh nghiệm sống ở một bộ phận bạn trẻ hiện nay. [...]Con đi học về, hôm thì: “Bộ quần áo này
của con bắn rồi mẹ giải cho con nhé”. Hôm thì: “Tại sao mẹ lại quên họ chai nước vào balô của con, để con
khát khô cả họng?”. Có hôm con cằn nhằn: “Mẹ lại soạn sách thiếu cho con rồi". Nhiều hôm tôi bực mình
với thái độ hững hờ của con kiểu như: “Món này con không thích, mẹ nấu món khác cho con ăn”. Đến chiếc
xe đi học bị bẩn con cũng phải nhờ bố đi rửa. Thú thật có lúc tôi nhận là con chẳng biết làm gì ngoài cái việc
học xuất sắc. Hằng năm con đều nhận danh hiệu học sinh giỏi, nhưng tôi không cảm thấy vui bởi lẽ con
đang bị khuyết kỹ năng sống.
(Ngọc Liên, báo Tuổi trẻ ngày 08/06/2015)
a) Nỗi lo lắng của các phụ huynh về con em mình được đề cập đến trong đoạn trích là gì?
- Con đang bị khuyết kĩ năng sống, chưa có tính tự lập, còn dựa dẫm, ỷ y vào người thân quá nhiều
b.Em hãy tìm 1 câu nghi vấn có trong đoạn trích và cho biết chức năng của câu nghi vấn đó
- Câu nghi vấn: Tại sao mẹ lại quên họ chai nước vào balô của con, để con khát khô cả họng?
- Chức năng: bộc lộ cảm xúc
b) Thông điệp gì được người viết gởi gắm trong đoạn trích trên? Hãy nêu suy nghĩ em bằng một đoạn
văn ngắn khoảng 4- 6 dòng.
Qua đoạn trích trên, em rất ấn tượng và sâu sắc về những gì mà người viết trình bày. Tính tự lập sẽ
giúp ta chủ động trong mọi hoàn cảnh, sống có trách nhiệm với bản thân và dễ dàng vượt qua khó khăn, thử
thách để khẳng định chính mình. Không nên dựa dẫm, ỷ y vào người khác. Các bạn trẻ hãy trang bị kỹ năng
sống để tự lập. Bản thân em luôn ý thức trang bị kỹ ngăng sống tự giác làm những việc mình có thể.

Đề 3
Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình: Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong
truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao là thay đổi cả
thế giới như của tỉ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo. Nhưng chỉ
mơ thôi chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ. Tất
cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực. [...]Ngày bạn thôi mơ mộng là
ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là nhiệm người đang sống cuộc sống của các
thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không khai giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó.
Như Đôn-ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kì là điều tốt nhất một người có thể làm được". Tôi
vẫn ẩn và những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến
bước trên con đường ước mơ của bạn.
(Trích Quà tặng cuộc sống - NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2016)
a) Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích trên?
- Nội dung: mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với
hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ bằng lòng kiên nhẫn và ý chí bền bỉ
b) Xác định kiểu câu và cho biết chức năng của câu văn sau :Hãy tự tin tiến bước trên có đường ước
mơ của bạn.
- Kiểu câu: câu cầu khiến
- Chức năng: khuyên bảo
c) Em có đồng tình với ý kiến “Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực
thực hiện ước mơ..” không? Hãy diễn đạt sự ngắn gọn bằng đoạn văn từ 4 đến 6 câu
Em đồng tình với ý kiến trên
Quả thật, ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ. Ước
mơ là những điều tốt đẹp ta luôn khao khát đạt được. Có ước mơ ta sẽ có động lực, mục tiêu để hành động
nhưng không phải ước mơ nào cũng trở thành hiện thực. Vì thế sự cố gắng, nỗ lực không ngừng sẽ giúp ta
có được kinh nghiệm, kiến thức, bản lĩnh để đạt được ước mơ. Bản thân em luôn nuôi dưỡng ước mơ trong
mọi hoàn cảnh.

Đề 4
..... “Ném đá” trên mạng xã hội là một biểu hiện rất rõ của thói a dua theo đám đông. Theo các nhà nghiên
cứu, hiệu ứng đám đông là một hiện tượng tâm lý xã hội tồn tại trong mọi cộng đồng, mang đặc tính hai mặt:
tích cực và tiêu cực. Chính nhờ đặc điểm tâm lý xã hội này mà một nhóm người cụ thể có thể thực hiện được
nhiều điều lớn lao hay vĩ đại mà một vài người riêng lẻ không thể thực hiện được. Tuy nhiên hiệu ứng đám
đông cũng có thể "giết chết" một con người.
Một lời chê bai có thể chưa mang lại nhiều tác động tiêu cực, nhưng khi một đám đông cực đoạn cùng "hùa"
vào chê bai thì hậu quả thật khó lường. Sự a dua tập thể chính là một con dao vô hình, có thể lấy đi sự tự
tin, niềm vui, cướp đi ước mơ, hoài bão, thậm chí sinh mạng con người.
(Trích Ứng xử trên mạng xã hội: Hiệu ứng đám đông, Vi Cầm)
a) Em hãy xác định nội dung chính của đoạn trích (1 điểm)
- Nội dung: bàn về hiện tượng “ném đá” trên mạng xã hội gây ra những tác động tiêu cực cho con người
b) Xác định kiểu câu và chức năng của câu in đậm trong đoạn trích (1 điểm)
- Kiểu câu: câu trần thuật
- Chức năng: dùng để nhận định
c) Qua đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ bằng 3 - 4 câu về cách ứng xử trên mạng xã hội của
bản thân. (1 điểm)
Quả thật, khi sử dụng mạng xã hội chúng ta cần ứng xử có văn hóa. Không chia sẻ, bình luận hình
ảnh, video có thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng. Không a dua, bắt trend, chạy theo đám đông mà
không nhận thức đúng sai. Hạn chế sống ảo, để dành thời gian cho sống thật và rèn luyện kĩ năng, quan tâm,
chia sẻ đến mọi người xung quanh. Hãy là người văn minh khi chia sẻ trên mạng xã hội

Phần II: Đoạn văn


Đề 1: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về khổ thơ sau:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...”
Bài làm
Vũ Đình Liên (1913-1996) là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ
ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Đến với bài thơ “Ông đồ” thể hiện sâu sắc niềm
thương cảm và sự tiếc nuối của tác giả về một nét đẹp văn hóa cho chữ ngày Tết bị lãng quên, em ấn tượng
nhất khổ thơ:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
Từ “nhưng” diễn đạt sự tương phản về hình ảnh ông đồ trước đây và hiện tại. Cụm từ “mỗi năm mỗi vắng”
cho ta cảm nhậ ông đồ vẫn xuất hiện thường xuyên nhưng người tìm đến ông ngày càng thưa thớt. Bằng câu
hỏi tu từ “Người thuê viết nay đâu?” vang lên thật xót xa thể hiện niềm tiếc nuối của tác giả về một nét đẹp
văn hóa bị mọi người lãng quên. Hai câu thơ cuối bằng việc sử dụng biện pháp nhân hóa nỗi buồn ấy lan
sang cả cảnh vật giấy đỏ buồm còn mực sầu vì trở nên vô dụng. Qua khổ thơ trên, bằng ngòi bút tài hoa và
nỗi niềm hoài cổ khổ thơ trên đã khắc họa hình ảnh ông đồ thời suy tàn thật đáng thương và bày tỏ lòng tiếc
nuối của tác giả. Mỗi chúng ta phải tôn trọng giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hoá của dân tộc.

Đề 2: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ sau:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”
Bài làm
Tế Hanh (1921-2009) là nhà thơ tiêu biểu trong chặn đường cuối của phong trào Thơ mới. Quê
hương là chủ đề xuyên suốt và tạo dấu ấn sâu sắc trong suốt đời thơ của ông. Trong bài thơ “Quê hương”
được ông viết khi xa nhà với nỗi nhớ quê hương da diết chân thành, em rất thích hai câu thơ:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”
Câu thơ đầu với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh thật độc đáo và bất ngờ. Con thuyền là vật bị
động được ví như con ngựa đẹp dũng mãnh đang xông phá ra trận đã gợi cho em cảm nhận vẻ đẹp mạnh mẽ,
hùng dũng đầy hăng say tiến ra khơi để đánh bắt cá của con thuyền với khát vọng cá nặng lới đầy. Câu thơ
thứ hai với những động từ mạnh “phăng”, “vượt” càng cho thấy con thuyền đang vượt băng băng mạnh mẽ
qua sông dài để ra biện rộng khơi xa. Hình ảnh con thuyền hăm hở ra khơi trong buổi sớm mai cũng chính là
hình nhr người dân làng chài thân thương say mê lao động đang tiến thẳng ra khơi cho cuộc sống mưu sinh
vất vả. Có thể nói, Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động lao động của quê hương bằng cả tâm hồn thiết
tha, sâu đậm vì thế hình ảnh quen thuộc của quê hương luôn hiện hữu trong tâm trí ông một cách sinh động.
Qua hai câu thơ cho em cảm nhận được bức tranh lao động hăng say và tình yêu quê hương mãnh liệt, khôn
nguôi của nhà thơ. Quê hương mãi là nơi bình yên và nồng ấm nhất mà mỗi người con quê hương luôn
hướng về nên chúng ta hãy giữ gìn và xây dựng quê hương này càng giàu đẹp.

Đề 3: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ sau:
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
Bài làm
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn mãi thành người”
Tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng luôn hiện hữu trong tim mỗi người. Tình cảm ấy dâng
trào thắm thiết khi ta xa cách quê hương. Đến với bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, em rất ấn tượng với
hai câu sau:
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
Bằng bút pháp tả thực, nhà thơ đã khắc họa hình ảnh người dân chài mang vẻ đẹp đặc trưng của biển cả.
Làm việc lênh đênh trên biển khơi, ăn sóng nói gió, dãi dầu mưa nắng làm cho làn da ngăm, chắc khỏe,
mang vẻ đẹp riêng. Đồng thời gợi cho em cảm nhận cuộc sống mưu sinh đầy vất vả. Câu thơ cuối với bút
pháp lãng mạn và nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, thân hình rắn rỏi dạn dầy mưa nắng của người dân
chài được cảm nhận giác quan khác gợi lên vẻ đẹp mạnh mẽ, phi thường. Sau những chuyến ra khơi, họ có
thêm kinh nghiệm, bản lĩnh và ngày càng tự tin chinh phục biển cả. Chỉ có những người con vùng biển yêu
quê hương bằng cả tâm hồn tha thiết thì mới có thể viết lên câu thơ đặc sắc đến thế. Qua hai câu thơ ngắn
gọn và gợi cảm đã khắc họa hình ảnh người dân làng chài vừa chân thật vừa lớn lao, đẹp đẽ đồng thời cho
em cảm nhận tình yêu quê hương tha thiết, đậm sâu của tác giả. Quê hương mỗi người chỉ một vì thế mỗi
chúng ta hãy luôn ý thức gìn giữ, bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp.

Đề 4: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về khổ thơ sau:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Bài làm
Tế Hanh (1921-2009) là nhà thơ tiêu biểu trong chặn đường cuối của phong trào Thơ mới. Quê hương
là chủ đề xuyên suốt và tạo dấu ấn sâu sắc trong suốt đời thơ của ông. Trong bài thơ “Quê hương” được ông
viết khi xa nhà với nỗi nhớ quê hương da diết chân thành, em rất thích hai khổ thơ:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Câu thơ đầu với cụm từ “Nay xa cách” cho em hiểu rằng nhà thơ là đứa con xa luôn nhớ về quê hương. Dù
vậy, nỗi nhớ ấy luôn thường trực bằng tấm lòng thành kính, trân trọng. Bằng nghệ thuật liệt kê, nỗi nhớ quê
hương gắn liền với những hình ảnh thân thuộc, bình dị thông qua “luôn tưởng nhớ”. Đó là màu nước biển
xanh trong biêng biếc, những thúng cá tươi căng lấp lánh ánh bạc và hình ảnh chiếc buồm vôi thân thương
gắn bó lâu đời. Câu thơ thứ ba sử dụng hình ảnh nhân hóa diễn tả sức sống của con thuyền vượt muôn trùng
biển khơi và mang theo bao ước mơ, hi vọng của người lao động về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nỗi
nhớ ấy không chỉ bằng những sự vật hữu hình mà còn là nỗi nhớ vô hình bằng “mùi nồng mặn” đặc trưng.
Chỉ có thể là người sinh ra ở quê hương làng chài thì mới có thể cảm nhận mùi vị ấy bằng cả trái tim và tâm
hồn. Qua khổ thơ trên cho em cảm nhận được nỗi nhớ, tình yêu quê hương tha thiết, đậm sâu của nhà thơ.
Mỗi người chúng ta hãy giữ gìn và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Phần III: Tập làm văn


Đề 1: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói của Nguyễn Bá Học:
"Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
Bài làm
Trong cuộc sống, nếu có cơ hội hỏi người thành đạt bí quyết thành công. Em tin chắc trong các câu trả
lời của họ đều có điểm chung là không đầu hàng trước khó khăn. Thật vậy, đường đời đầy gian nan thử
thách, một trong những phẩm chất cần có để đi đến thành công là ý chí nghị lực. Bàn về vấn đề này,nhà văn
Nguyễn Bá Học từng viết: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e
sông”.
Trước tiên, ta đi tìm hiểu ý nghĩa câu nói trên. "đường đi khó": đường đi gập ghềnh, hiểm trở có núi
cao, vực sâu, “ngăn sông cách núi" là những khó khăn khách quan từ môi trường xung quanh mà người đi
đường cần vượt qua. Còn "lòng người ngại núi e sông" chính là trở ngại trong chính bản thân người đi. Bằng
hình ảnh ẩn dụ gần gũi, câu nói trên của Nguyễn Bá Học nhắn nhủ chúng ta rằng để vươn tới thành công con
người không chỉ cần có năng lực cũng như về trí tuệ, học thức mà cần có một tư tưởng vững vàng, một ý chí
quyết tâm cao độ, sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức, chỉ khi ấy ta mới vươn đến thành công.
Vậy tại sao ý chí và nghị lực lại là yếu tố quyết định để vượt qua khó khăn và đi đến thành công?Như
chúng ta đều biết, trong cuộc sống, ai trong chúng ta cũng đã và đang đối mặt với khó khăn, thử thách buộc
chúng ta phải vượt qua. Không có thành công nào đến với ta dễ dàng cả. Thành công càng lớn thì thử thách,
chông gai càng nhiều. Người có ý chí nghị lực luôn có lối sống lạc quan, tích cực, không bao giờ đầu hàng
trước mọi khó khăn nên chắc chắc họ sẽ đạt được thành công không sớm thì muộn. Họ ngày càng khẳng
định bản lĩnh, năng lực, giá trị của bản thân. Đồng thời, lan tỏa thái độ sống tốt đẹp đến mọi người xung
quanh, được mọi người yêu mến, nể phục. Bạn thử nghĩ xem điều gì xả ra nếu bạn không có ý chí, nghị lực?
Chắc chắc bạn dễ nhục chí, yếu đuối, sợ hãi trước thử thách. Bạn không dám vượt qua chính mình nên mãi
là kẻ thất bại, sống cuộc đời tẻ nhạt, vô vị.
Trong cuộc sống có biết bao tấm gương giàu ý chị nghị lực khiến ta vô cùng khâm phục và ngưỡng
mộ. Người đầu tiên mà ta trân trọng nói đến chính là Bác Hồ kính yêu. Bác ra đi tìm đường cứu nước với hai
bàn tay trắng đã vượt qua biết bao khó khăn gian khổ, phải làm rất nhiều nghề để kiếm sống trong ba mươi
năm để tìm được con đường cứu nước, đưa Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ. Bác luôn khuyên nhủ mọi người :
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
Bác sĩ Tôn Thất Tùng đã bỏ ra bốn năm (1935 - 1939) để phân tích hai trăm lá gan của tử thi để làm
luận án “Cách phân chia mạch máu của gan”. Luận án đã làm nền tảng cho y học ngành cấy ghép gan sau
này. Ngay từ xa xưa, để nhắc nhủ con cháu phải có ý chí, nghị lực, ông cha ta có câu “Thua keo này ta bày
keo khác”, Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”
Ý chí nghị lực là chìa khóa mở ra cánh cửa đi đến mọi thành công. Thế nhưng, đâu đó trong cuộc sống
vẫn có những người nhu nhược, yếu đuối, không dám đương đầu với khó khăn, thử thách mà chỉ tìm cách
trốn tránh hay khi đối diện với khó khăn thì dễ nản lòng thoái chí, buông xuôi,... hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh,
cho số phận nên chẳng bao giờ cảm nhận được niềm hạnh phúc của thành công dù là nhỏ nhất thật đáng chê
trách.
Hiểu được ý nghĩa to lớn ý chí, nghị lực. Mỗi chúng ta luôn ý thức không được đầu hàng trước mọi
khó khăn thử thách. Luôn xem những trở ngại ta gặp phải dù nhỏ hay lớn là những chướng ngại vật mà ta
nhất định phải vượt qua. Đừng cho phép mình nản chí, buông xuôi mà hãy tiếp tục cố gắng tìm ra hướng giải
quyết. Không ngừng trang bị kiến thức, kĩ năng để hạn chế thất bại. Ngoài ra, ba mẹ hãy rèn cho cho tính
kiên trì, nhẫn nại ngay từ nhỏ để trở thành đức tính tốt. Xã hội tuyên dương rộng rãi những tấm gương giàu
ý chí nghị lực để lan tỏa đến mọi người xung quanh. Đồng thời ta cần phân biệt ý chí nghị lực với ù lì, ngoan
cố không chịu sửa đổi, rút kinh nghiệm khi thất bại.
Qua thật, câu nói “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e
sông” đã trở thành một chân lí. Mọi người hãy nhớ “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Là học sinh, em sẽ cố
gắng rèn luyện cho mình đức tính kiên trì, nhẫn nại để đi đến thành công.

Đề 2: Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống.
Có người từng nói” Mọi thứ rồi sẽ qua đi, tình người còn ở lại” Vâng! Tình yêu thương có sức mạnh
vô cùng to lớn đối với cuộc sống của mỗi con người. Bạn có suy nghĩ gì về tình yêu thương trong cuộc sống.
Trước tiên ta hiểu, tình yêu thương là sự sẻ chia, quan tâm, giúp đỡ bằng những điều tốt đẹp cho
người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn thể hiện tình cảm yêu thương và quý mến người
khác một cách chân thành xuất phát từ trái tim nhân ái. Đó đó là sự chia sẻ những hoàn cảnh khó khăn xung
quanh mình như những thùng trà đã miễn phí, quán cơm hai ngàn, siêu thị không đồng, quyên góp giúp đỡ
đồng bào vùng dịch, thiên tai..
Vậy vì sao chúng ta phải có tình yêu thương? Như chúng ta đều biết, trong cuộc sống, bên cạnh những
người may mắn sống trong ấm êm, hạnh phúc thì đâu đó vẫn còn những mảnh đời đau khổ, bất hạnh bởi ốm
đau, thiên tai, hoạn nạn rất khó khăn cần sự giúp đỡ. Tình yêu thương sưởi ấm tâm hồn những con người
khổ đau bằng vật chất lẫn tinh thần để họ có động lực vượt lên hoàn cảnh sống tốt hơn. Người có tình yêu
thương luôn cảm thấy thanh thản, vui vẻ với những gì họ cho đi “Trí óc giàu bởi những gì nó nhận vào còn
trái tim giàu bởi những gì nó cho đi”. Họ luôn hướng đến những điều tốt đẹp cho xã hội nên được mọi người
yêu quý, mến phục . Đồng thời góp phần xây dựng xã hội nhân văn, trần ngập niềm vui, đáng sống. Bạn thử
tưởng tượng xem, điều gì xảy ra nếu cuộc sống thiếu vắng tình yêu thương? Chắc chắc cuộc sống chẳng
khác gì cây thiếu nước, trái đất thiếu ánh mặt trời. Con người khô héo lương tri, cằn cỗi tâm hồn, sống trong
sân si, ganh ghét, đố kị thật mệt mỏi và vô vị biết chừng nào.
Trong cuộc sống, tình yêu thương luôn được lan tỏa khắp mọi nơi. Trong đại dịch covid-19 lần thứ tư
khiến Sài Gòn bị trọng thương đến kiệt quệ. Nhân dân khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc đều hướng về với
những đoàn xe chở lương thực thực phẩm, và hàng ngàn y bác sĩ từ mọi miền bất chấp tính mạng lao vào
tâm dịch chữa trị cho mọi người thật tuyệt vời biết bao! Điển hình là anh Hoàng Tuấn Anh - giám đống công
ty khóa Vũ trụ xanh - người phát minh ra cây ATM gạo của mùa dịch năm 2020 đã tiếp tục các hoạt động
thiện nguyện với việc sáng tạo chương trình ATM khẩu trang, ATM oxy, ATM túi thuốc F0 trên khắp các
quận huyện của thành phố để kịp thời hỗ trợ cho bệnh nhân chữa trị tại nhà, bệnh nhân F0 trở nặng kéo dài
sự sống, vượt qua cửa tử vô cùng nhân văn. Nhìn ra thế giới, ta vô cùng ngưỡng mộ tỉ phú Bill Gates. Với
trái tim giàu yêu thương, thấu hiểu cuộc sống đói nghèo của nhiều vùng đất trên thế giới. Năm 2010, ông đã
lập di chúc dành 95% tài sản để làm từ thiện để cải thiện môi trường sống cho người nghèo, đặc biệt là trẻ
em. Năm 2021, trong đại dịch covid khiến cả thế giới bất an, ông đã quyên góp 20 tỉ đô la cho công tác
phòng chống dịch toàn cầu thật tuyệt vời. Để nhắn nhủ con cháu phải biết yêu thương người khác ông cha ta
có câu “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “Thương người như thể thương thân”.
Tình yêu thương có sức mạnh vô cùng kì diệu để xoa tan ưu phiền, chữa lành vết thương và đem lại
hạnh phúc cho nhau. Thế nhưng, đâu đó trong cuộc sống vẫn có những người sống vô tâm, dửng dưng, lạnh
lùng trước nỗi đau của người khác. Họ chỉ lo vun vén nghĩ đến lợi ích bản thân, đố kị, ganh ghét hay những
kẻ lợi dụng lòng tốt, sự tin tưởng của người khác mà trục lợi thật đáng chê trách.
Hiểu được giá trị to lớn của tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy chọn tình yêu thương làm lễ sống. Cố
gắng làm nhiều việc tốt, đem lại niềm vui cho gia đình và mọi người xung quanh. Biết chia sẻ, giúp đỡ trong
công việc và chỗ dựa tinh thần cho mọi người. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện. Ngoài ra ba
mẹ hãy là tấm gương tốt để con cái noi theo. Luôn động viên, khích lệ con làm việc tốt giúp đỡ mọi người
xung quanh. Xã hội cần tuyên dương rộng rải những tấm lòng nhân hậu, việc tử tế để lan tỏa đến mọi người.
Đồng thời tình yêu thương cần xuất phát từ tình cảm chân thành và hành động ý nghĩa, phi lợi nhận, không
vì đánh bóng tên tuổi hay mục đích khác thì mới đem lại hạnh phúc thực sự cho mọi người xung quanh.
Tình yêu thương có sức mạnh vô cùng to lớn kết nối con người trong xã hội. Mọi người hãy nhớ “ Nơi
lạnh giá nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”. Bản thân em sẽ lấy tình yêu thương
làm lẽ sống, luôn cố gắng sống bằng trái tim ấm áp, làm những gì có thể để đem lại những điều tốt đẹp đến
mọi người.

You might also like