You are on page 1of 55

Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

LỜI NÓI ĐẦU LỜI NÓI ĐẦU


Ngày nay, trong các nhà máy xí nghiệp không thiếu những dây chuyền sản xuất
nhằm nâng cao năng suất đáp ứng nhu cầu nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Là một kĩ sư, công việc sau này có thể làm việc trong những nhà máy như vậy, hoặc tự
mình chế tạo sản xuất cung ứng các dây chuyền sản xuất đó cho nhà sản xuất trong
nước giảm nguồn nhập khẩu để ngày càng tự chủ hơn về mặt công nghệ. Do đó việc
tìm hiểu các dây chuyền sản xuất trong thực tế là hết sức cần thiết.
Bước đầu tiếp cận, chúng em hướng vào dây chuyền chiết rót và đóng nắp chai
tự động, để hiểu hơn về nguyên lý, cách hoạt động cũng như cách điều khiển. Làm tiền
đề cho các nghiên cứu về sau có chiều sâu và rộng hơn.
Qua thời gian tìm tòi và nghiên cứu cùng với sự chỉ dẫn nhiệt tình của thầy giáo
TS. Nguyễn An Toàn em đã hoàn thành đồ án “Thiết kế hệ thống chiết rót và đóng
nắp chai” của mình. Tuy nhiên kiến thức của bản thân còn hạn chế, còn ít kinh
nghiệm về thực tiễn, vì vậy đồ án không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Rất mong sự
quan tâm, chỉ bảo của quí thầy cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn An Toàn đã nhiệt tình hướng dẫn,
chỉ dạy em trong suốt quá trình thực hiên đồ án.
Quy Nhơn, ngày...tháng...năm....
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN HỒNG DƯƠNG
NGUYỄN VĂN CƯỜNG

CHƯƠNG I
TÌM HIỂU VỀ CÁC HỆ THỐNG TRONG THỰC TẾ
1.1 Tìm hiểu 3 hệ thống chiết rót trong cuộc sống:

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 1
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

Dây chuyền chiết rót tự động là một trong những là dây chuyền tiên tiến, hiện đại giúp
các doanh nghiệp, xưởng sản xuất tiết kiệm được thời gian, chi phí và tăng năng suất
công việc. Toàn bộ quá trình chiết rót đều được thực hiện theo một quy trình khép kín
nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Dây chuyền chiết rót tự động là dây chuyền tự động hóa từ khâu sản xuất, đóng nút
chai cho đến đóng thùng, thay thế hiệu quả các máy chiết rót, máy đóng nhãn, máy vặn
nắp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Trong các ngành công nghiệp thực phẩm, máy chiết rót thường được áp dụng cho
những trường hợp đòi hỏi năng suất cao, hoặc các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh thực
phẩm. Tùy theo tính chất của chất lỏng, các máy chiết rót sẽ khác nhau ở các bộ phận
làm việc chính, các cơ cấu rót.
Quy trình thực hiện đóng chai của dây chuyền chiết rót tự động: Đầu tiên, các chai
được đưa lên hệ thống băng tải và đi qua hệ thống súc rửa để làm sạch bụi bẩn.
Sau khi được rửa sạch, các chai được băng tải đưa đến hệ thống rót liệu, vào vị trí rót
để đảm bảo có thể bố trí các cơ cấu cơ khí để kẹp giữ chai. Tại đây, chất lỏng được
chiết vào chai theo các phương pháp khác nhau, chiết đẳng áp, chiết đẳng tích, chiết
định lượng… Khi chiết xong, chai được băng tải vận chuyển đến vị trí đóng nút hoặc
đóng nắp. Khâu đóng nút (nắp) bao gồm cơ cấu cấp phôi và đóng nút (nắp). Cơ cấu
đóng có thể là xi lanh khí nén (với nút dập) hoặc motor (với nút vặn). Sau đây là 3 hệ
thông chiết rót trong thực tế.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 2
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

1.1.1 Máy chiết rót mỹ phẩm:

Máy chiết rót và đóng nắp chai tự động sẽ là thiết bị hỗ trợ đắc lực cho bạn nếu
đang vận hành một cơ sở sản xuất và đóng gói các loại dung dịch như mĩ phẩm, hóa
chất, thực phẩm như nước tương, tương ớt, cao… Năng suất trung bình 40 sản phẩm/
phút, không cần tác động của con người giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí nhân
công.
Nếu các máy chiết rót mỹ phẩm thông thường hoặc máy đóng nắp chai chỉ có 1
chức năng, hoặc chiết rót, hoặc đóng nắp chai. Sau khi thực hiện chiết rót định lượng,
bạn phải vận chuyển các hộp chứa sang máy đóng nắp chai. Công đoạn này tốn khá
nhiều thời gian cũng như nhân công để đóng gói liên tục.
Nhưng nếu sở hữu dây chuyền đóng gói hiện đại là máy chiết rót định lượng và đóng
nắp chai kết hợp thì bạn chỉ cần có 1 nhân công để vận hành máy cho năng suất tương
đương 40 sản phẩm/ phút.
Sau khi được chiết rót với lượng dung dịch được cài đặt sẵn, hộp chứa theo
khuôn đi tới vị trí lấy nắp chai và được siết chặt nắp. Các bộ phận của máy chiết rót và
đóng nắp chai kết nối với nhau nhờ băng tải và khuôn đỡ hộp chứa.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 3
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

1.1.2 Máy chiết rót nước ngọt:

Trong các ngành công nghiệp thực phẩm, máy chiết rót thường được áp dụng cho
những trường hợp đòi hỏi năng suất cao, hặc các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh thực
phẩm. Tùy theo tính chất của chất lỏng, các máy chiết rót sẽ khác nhau ở các bộ phận
làm việc chính, các cơ cấu rót.
 Quy trình thực hiện đóng chai của dây chuyền chiết rót tự động:
Đầu tiên, các chai được đưa lên hệ thống băng tải và đi qua hệ thống súc rửa để làm
sạch bụi bẩn.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 4
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

Sau khi được rửa sạch, các chai được băng tải đưa đến hệ thống rót liệu, vào vị trí
rót để đảm bảo có thể bố trí các cơ cấu cơ khí để kẹp giữ chai. Tại đây, chất lỏng được
chiết vào chai theo các phương pháp khác nhau, chiết đẳng áp, chiết đẳng tích, chiết
định lượng… Khi chiết xong, chai được băng tải vận chuyển đến vị trí đóng nút hoặc
đóng nắp. Khâu đóng nút (nắp) bao gồm cơ cấu cấp phôi và đóng nút (nắp). Cơ cấu
đóng có thể là xi lanh khí nén (với nút dập) hoặc motor (với nút nút vặn).
Sau khi đóng nút (nắp) xong, là khâu dán nhãn, đây có thể coi là khâu đơn giản nhất
trong hệ thống đóng chai. Khâu cuối cùng là khâu kiểm tra và đóng gói sản phẩm.
Khâu kiểm tra bao gồm 1 loạt các cảm biến để kiểm tra chất lượng sản phẩm (đủ định
mức, đóng nút, dán nhãn đạt yêu cầu…) sau khi kiểm tra sẽ qua cơ cấu phân loại, 1 tay
gạt sẽ loại bỏ chai sang 1 băng tải khác. Các chai đạt tiêu chuấn sẽ qua khâu đóng gói,
chai được xếp thành khối nhờ các tay máy gạt và nâng hạ.
Như vậy, nhờ dây chuyền chiết rót tự động, toàn bộ quá trình đóng chai đều được
tự động hóa, từ khâu sản xuất cho đến khi thành phẩm, đảm bảo đạt năng suất cao và
định lượng sản phẩm một cách chính xác.
Máy dùng để chiết rót chất lỏng vào lọ và được vận hành theo nguyên lý chiết
dạng thẳng. Thiết bị có các ưu điểm nổi bật như:
+ Hệ thống board mạch được bảo vệ trong hộp kín, đảm bảo mạch không bị đứt bởi
những nhân tố môi trường và sự tác động của con người, giúp máy hoạt động hiệu quả.
+ Thiết kế đẹp, hoạt động ổn định và có độ bền cao, đảm bảo tiết kiệm chi phí duy
+ Phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, không lo bám bẩn hoặc còn chứa các tạp
chất, các kim loại độc hại cho cơ thể.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 5
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

Cận cảnh quá trình thực hiện đóng chai của dây chuyền chiết rót tự động
1.1.3 Máy chiết rót nước lọc:
 Tính năng nổi bật:
 3 trong 1, tự động rửa chai, chiết rót và đóng nắp
 Công suất 3,000 – 18,000 chai/giờ đối với chai có dung tích 200-2000 ml
 Van chiết rót tốc độ cao, đảm bảo độ chính xác cao không lãng phí nước
Nắp được đóng vào bằng thiết bị mô-men xoắn cố định để đảm bảo chất
lượng và ngăn ngừa nắp bị hỏng
 Hệ thống điều khiển có đầy đủ chức năng điều khiển tốc độ sản xuất, lưu
-trữ nắp, đóng chai, tự ngắt hệ thống và tự đếm số lượng thành phẩm
 Hệ thống điều khiển lập trình (PLC) điều khiển thiết bị vận hành tự động.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 6
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

 Bộ phận vệ sinh chai:


 Khí nén được đưa trựa tiếp vào chai theo vòng quay
 Toàn bộ đầu vòi vệ sinh chai chất liệu Inox 304/316, vòi vệ sinh chai ở
dạng phun tia nước giảm tiêu thụ nước và mang lại hiệu quả sạch hơn
 Vòng kẹp chai chất liệu Inox 304/316 với bộ đệm bằng nhựa, giảm thiểu
va chạm làm vỡ chai trong quá trình vệ sinh chai.
 Bơm nước chất liệu Inox 304/316 cho thời gian sử dụng bền bỉ và lâu
dài.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 7
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

 Bộ phận chiết rót:


 Van chiết rót định mức đảm bảo độ chính xác cao
 Van chiết rót tốc độ cao, đảm bảo độ chính xác cao không lãng phí nước
 Đầu dò kiểm soát quá trình chiết rót chính xác.

 Bộ phận đóng nắp:


 Nắp được đóng vào bằng thiết bị mô-men xoắn cố định để đảm bảo chất lượng
và ngăn ngừa nắp bị hỏng

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 8
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

1.2 Sơ đồ nguyên lí của hệ thống chiết rót và đóng nắp tự động:


1.3 Nguyên lí hoạt động của hệ thống:
Khi nhấn nút start khởi động hệ thống thì hai băng tải bắt đầu chạy mang chai rỗng
theo. Khi chai được mang tới vị trí rót nhờ hai cảm biến trên mỗi băng tải phát hiện
nên hai băng tải dừng lại đồng thời hai pít tông đẩy ra giữ băng chai và hai bơm nước
khởi động bơm nước vào chai.
Sau khoảng thời gian chúng ta cài trước timer sẽ ngắt pitong giữ chai và ngừng bơm
đồng thời khởi động lại động cơ hai băng tải tiếp tục hoạt động.
Và chai vẫn tiếp tục mang đi tới vị trí đóng nắp, nhờ cảm biến phát hiện chai nên hai
băng tải tiếp tục ngừng. Đồng thời pitong đẩy ra giữ chai, pitong đóng nắp chai hoạt
động. Khi đóng nắp xog băng tải tiếp tục hoạt động kết thúc một chu trình. Hệ thống
cứ như vậy hoạt động liên tục. Khi nhấn stop hệ thống ngừng hoạt động.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 9
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

CHƯƠNG II:
THIẾT KẾ PHẦN CỨNG
2.1 Nút nhấn

Nút ấn là một loại công tắc đơn giản điều khiển hoạt đô ̣ng của máy hoặc một số loại
quá trình. Hầu hết, các nút nhấn là nhựa hoặc kim loại. Hình dạng của nút ấn có thể
phù hợp với ngón tay hoặc bàn tay để sử dụng dễ dàng. Tất cả phụ thuộc vào thiết kế
cá nhân. Nút ấn có 2 loại chính là nút nhấn thường mở hoặc nút nhấn thường đóng.
 Nguyên lí làm viêc̣ của nút nhấn
Nút nhấn có ba phần:
+ Bộ truyền động,
+ Các tiếp điểm cố định
+ Các rãnh.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 10
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

 Bộ truyền động sẽ đi qua toàn bộ công tắc và vào một xy lanh mỏng ở phía dưới.
Bên trong là một tiếp điểm đô ̣ng và lò xo. Khi nhấn nút, nó chạm vào các tiếp điểm
tĩnh làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm. Trong một số trường hợp, người dùng
cần giữ nút hoặc nhấn liên tục để thiết bị hoạt đô ̣ng. Với các nút nhấn khác, chốt sẽ
giữ nút bật cho đến khi người dùng nhấn nút lần nữa.
 Ứng dụng:
 Công tắc nút nhấn sử dụng nhiều trong các ứng dụng khác nhau như máy tính,
điện thoại, vvvv.
 Trong một số trường hợp, các nút nhấn có thể kết nối thông qua liên kết cơ học,
điều khiển mô ̣t nút nhấn khác hoạt đô ̣ng
 Nút nhấn màu xanh dùng để khởi động (chạy) hệ thống,
 Nút nhấn màu đỏ dùng để dừng hệ thống.
 Kí hiêụ nút nhấn

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 11
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

2.2 Đèn báo trạng thái

Báo pha điện.


Báo tín hiệu ON, OFF của thiết bị (trạng thái hoạt động của thiết bị màu xanh chạy,
màu đỏ dừng....).
Thông số kỹ thuật Đèn báo pha, đèn báo tủ điện phi 22.
Điện áp: 220 V
Dòng điện: Nhỏ hơn 20mA.
Tuổi thọ: Trên 100.000 giờ sáng liên tục.
Nhiệt độ hoạt động: -25~70 độ C.
Tiêu chuẩn kín nước: IP65 chống nước và chống bụi.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 12
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

2.3 Các động cơ dùng cho hệ thống


2.3.1 Động cơ kéo băng truyền
Lý do quan trọng vì sao nên chọn đúng động cơ băng tải:
1. Nếu chọn motor thiếu công suất sẽ không thể kéo tải được hoặc chạy không
đạt tốc độ gây nóng dẫn đến giảm tuổi thọ động cơ, thậm chí cháy hỏng ngay
khi vừa sử dụng.
2. Nếu chọn động cơ thừa công suất sẽ gây lãng phí công suất và tiền bạc đầu
tư cho 1 băng tải, dẫn đến báo giá băng tải cũng đội lên khá cao.
3. Nếu chọn động cơ không đúng nguyên lý hoạt động sẽ dẫn đến khi lắp đặt có
thể không phù hợp, hoặc nhân viên lắp ráp hệ thống điện cho băng tải sẽ rất
khó khăn để hoàn thành hay chọn mua sai thiết bị đi cùng như aptomat,
contactor.
4. Khi công suất motor đạt đủ yêu cầu nhưng không đạt tốc độ quay (rpm) thì
băng tải cũng sẽ không đáp ứng được thời gian làm việc mà khách hàng yêu
cầu.
5 bước để lựa chọn động cơ cho băng tải chính xác nhất
Giả sử chúng ta đang tính toán động cơ cho băng tải dây belt PVC, khi đó, chúng ta
cần quan tâm đến những vấn đề sau
Bước 1: Xác định tải trọng của băng tải
Để xác định được tải trọng của băng tải, thì một trong những thông số cần quan tâm đó
là:
Tổng khối lượng hàng trên băng chuyền: ví dụ 5kg
Khối lượng của dây belt, ví dụ: 10kg => Tải trọng của băng tải: W=15kg
Hệ số ma sát: µ=0.15
Hệ số ma sát pully: π1=0.95
Hệ số ma sát hộp giảm tốc: π2=0.9
Thời gian làm việc: 8 giờ/ngày
Dòng điện: 3pha – 220V – 50Hz.
Bước 2: Tính chọn tỉ số truyền
Tốc độ của băng chuyền: V=9.5m/phút.
Tỉ số truyền bằng tỉ số vòng quay pully/bánh răng hộp số.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 13
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

Tốc độ vòng quay pully: N1= tốc độ gói hàng/ Dxπ (D: Đường kính pully).
Tốc độ vòng quay hộp số: N2=N1x(Tốc độ pully/ số rănghộp số).
Tỉ số truyền động cơ = tốc độ vòng quay hộp số / tốc độ vòng quay pully.
Bước 3: Tính mômen xoắn động cơ.
Momen đầu pully: T1=(µ x W x D/2)/η1
Momen đầu hộp số: T2=(T1 x tỉ số truyền) x η2
Bước 4: Tính công suất động cơ
P = (T x N)/9.55 (KW)
Trong đó:
T: Momen xoắn
N: Số vòng quay
Bước 5: Chọn loại động cơ phù hợp
Qua 4 bước trên bạn sẽ có sơ bộ những thông số quan trọng nhất để lựa chọn được
động cơ băng tải thích hợp. Ngoài ra, chúng ta cũng nên quan tâm đến chế độ làm việc
của động cơ như chế độ làm việc ngắn hạn, ngắn hạn lặp lại hay dài hạn để có thêm
đặc tính lựa chọn động cơ.
Kết hợp với cơ cấu cơ khí của băng tải chúng ta sẽ lựa chọn được loại hộp số thích hợp
theo tỉ số truyền đã tính bên trên và kiểu hộp số phù hợp.
Do đó trong đồ án này tôi chọn động cơ giảm tốc NORD:
Thông số của động cơ:

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 14
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

Điện áp: 380V


Tần số: 50/60 Hz
Dòng điện: 15.1A
Công suất: 7.5 KW
Số cực: 2 cực

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 15
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

2.3.2 Động cơ 24 VDC 60W (động cơ đóng nắp chai):

 Thông số kỹ thuật:
 Khối lượng: 800gam
 Điện áp: 24V DC
 Tỉ số truyền 19.2:1
 Tốc độ động cơ: 9000 vòng/phút
 Tốc độ qua giảm tốc: 468 vòng/phút
 Encoder: 13 xung
 Moment: 15Kgf.cm
 Công suất: 60W

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 16
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

 Động cơ planet cao cấp, bền bỉ với thời gian. Hộp số mạnh mẽ với bộ nhông ăn
khớp trong chính xác, giảm tiếng ồn
Cấu tạo máy đóng nắp chai tự động
  Máy đóng nắp chai tự động có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính:
- Bộ phận phân cấp
- Hệ thống băng tải
- Cơ cấu xoáy nắp chai
- Cơ cấu chuyển động.
Mỗi bộ phận đảm nhiệm chức năng riêng nhưng vẫn đảm bảo phối hợp với nhau để
mang lại hiệu suất làm việc tốt nhất.
2.3.3 Động cơ bơm chất lỏng:

Thông số chính của Động cơ bơm


Điện áp làm việc: 220 Vac/1 pha

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 17
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

Công suất: 30W


Kích thước: 200 x 106 x 118 mm
Trọng lượng: 3Kg
Tần số: 50Hz
Cột cao áp tối đa: 2.5m
Lưu lượng tối đa: 22L/P
Nhiệt độ nước tối đa: <60 độ C
Đường kính DN : 17mm
Cánh bơm: nhựa PP
Xuất xứ: Hàn Quốc
Trục bơm: CeramicGuồng bơm được chế tạo bằng nhựa chuyên dụng, chịu được hóa
chất axit cao. Kiểu dáng gọn nhẹ, giúp dễ dàng di chuyển cho việc chiết rót hóa chất.
Đặc biệt được thiết kế tách biệt giữa guồng bơm và motor tránh tiếp xúc trực tiếp với
hóa chất tăng độ bền cho máy bơm hóa chất.
Ngoài ra, máy bơm hóa chất dạng từ Wilo PM-030PE còn có thể chịu được nhiệt độ
hóa chất cao.
Với loại bơm này phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng bơm hóa chất như pha trộn hóa
chất, chiết rót vào bể chứa, xử lý nước thải, các ứng dụng ngành chế biến thực phẩm.
Công dụng: Khi cảm biến phát hiện có chai thì đóng tiếp điểm động cơ chạy bơm nước
vào chai sau thời giancài đặt nghĩa là nước trong chai vừa đầy không tràn ra ngoài.
2.4 Pit tông
 Xi Lanh Khí Nén AIRTAC SC50-500 (Phi 50 Hành Trình 500mm) Xi lanh đế
vuông SC50-500 có:
 đường kính phi 50mm hành trình 500mm.
 Kích thước cổng: ren 13mm (1/4")
 Áp suất: 0,1~1MPa (1~10kg)
 Nhiệt độ: -20 ~ 80 0C
 Hãng sản xuất: AIRTAC (Đài Loan)
 Nguyên lý hoạt động của xilanh khí nén tác động đơn: tạo ra được lực khí nén chỉ
ở một hướng. Loại xi lanh này có thể được gắn thẳng đứng và có khả năng nâng

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 18
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

các vật được tải dịch chuyển trở về vị trí ban đầu nhờ vào bản thân trọng lượng của
chúng.
 Xi lanh có các bộ phận cấu tạo chính như:

+ Chụp đầu trước và chụp đầu sau


+ Piston và thanh đẩy piston
+ Ống lót xi lanh
+ Màng và đệm kín piston
+ Lò xo và các thành phần phụ khác

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 19
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

 Khi dùng xi lanh tác động đơn thì lực đẩy của khí nén sẽ bị giảm đi do lực tác động
của lò xo đối nghịch lại. Khi hành trình của lò xo bị giảm xuống thì lực đẩy của lò
xo tăng lên. Sử dụng lò xo thì có tác dụng giảm chấn cho xi lanh, hạn chế sự tác
động của các lực va đập hay các lực khác từ bên ngoài và giúp xi lanh làm việc lâu
bền hơn
2.5 Van điện từ

 Chúng tôi chọn van 5/2 một đầu


điện:
 Cấp nguồn 24VDC để van hoạt
động.
 Khi cấp điện vào van sẽ đảo chiều,
 còn khi không cấp thì van trở về
trạng thái ban đầu.
2.6 Cảm biến phát hiện vật
 Cảm biến tiệm cận LJ18A3-8-
Z/BX NPN hoạt động theo nguyên
lý trường điện từ phát ra xung quanh cảm
biến với khoảng cách tối đa 30mm và gặp
vật thể thì nó sẽ phát tín hiệu truyền về bộ
xử lý.
 Thông số kỹ thuật:
 Phát hiện: Kim loại.
 Điện áp vào: 6 - 36VDC
(nên dùng 10-24VDC để cảm biến hoạt
động tốt)
 Dòng tiêu thụ: 300 mA
 Khoảng đo: 0 -> 8mm
 Ngõ ra: NPN thường mở, NO
 Đường kính: 18mm

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 20
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

 Nhiệt độ hoạt động: -25°C đến 55°C2.6


2.7 Công tắc tơ 
2.7.1 Giới thiệu contacto:
Công tắc tơ (Contactor) hay còn gọi là Khởi động từ là khi điện hạ áp thực hiện việc
đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực. Công tắc tơ là thiết bị điện đặc biệt
quan trọng trong hệ thống điện. Nhờ có công tắc tơ ta có thể điều khiển các thiết bị
như động cơ, tụ bù, hệ thống chiếu sáng, thông qua nút nhấn, chế độ tự động hoặc điều
khiển từ xa.

 
2.7.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động công tắc tơ
A. Cấu tạo công tắc tơ bao gồm 3 bộ phận chính:

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 21
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

1. Nam châm điện: gồm có các chi tiết: Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm, lõi
sắt; Lò xo tác dụng đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu.
2. Hệ thống dập hồ quang: Khi chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp
điểm bị cháy và mòn dần, vì vậy cần hệ thống dập hồ quang.
3. Hệ thống tiếp điểm công tắc tơ: gồm có tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ
- Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua. Tiếp điểm chính là tiếp
điểm thường hở đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của công tắc tơ trong tủ điện làm
mạch từ hút lại.
- Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp
điểm phụ có hai trạng thái: Thường đóng và thường mở.
- Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với nhau giữa
hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong công tắc tơ ở trạng thái nghỉ (không được
cung cấp điện). Tiếp điểm này mở ra khi công tắc tơ ở trạng thái hoạt động. Ngược lại
là tiếp điểm thường mở.
B. Nguyên lý hoạt động công tắc tơ
Khi cấp nguồn trong tủ điện điều khiển bằng giá trị điện áp định mức của Contactor
vào hai đầu của cuộn dây quấn trên phần lõi từ cố định thì lực từ tạo ra hút phần lõi từ
di động hình thành mạch từ kín (lực từ lớn hơn phản lực của lò xo), Contactor ở trạng
thái

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 22
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

hoạt động. Lúc này nhờ vào bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ
thống tiếp điẻm làm cho tiếp điểm chính đóng lại, tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng
thái (thường đóng sẽ mở ra, thường hở sẽ đóng lại) và duy trì trạng thái này. Khi
ngưng cấp nguồn cho cuộn dây thì Contactor ở trạng thái nghỉ, các tiếp điểm trở
về trạng thái ban đầu

Hình 3: Nguyên lý hoạt động của công tắc tơ


2.7.3 Thông số cơ bản công tắc tơ
 Contactor: Khởi động từ LS 12A
 Công suất: 3.5kW
 Dòng điện định mức (AC3): 12A
 Số cực: 3 cực
 Điện áp Coil điều khiển: 220VAC
 Tiếp điểm phụ 1NO + 1NC
2.8 Aptomat một pha
Aptomat là một từ có nguồn gốc từ tiếng Nga, trong từ tiếng Anh nó được gọi là
Circuit Bkeaker (viết tắt là CB). Là một thiết bị điện dùng để tự động cắt các mạch
điện bảo vệ hệ thống hay các thiệt bị điện tránh khỏi trường hợp bị ngắn mạch , sụt

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 23
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

áp,...Aptomat còn được sử dụng để đóng cắt không thường xuyên các mạch làm việc ở
chế độ bình thường, giúp bảo vệ các thiết bị điện.
Cấu tạo của Aptomat có các bộ phận chính sau:
* Bộ tiếp điểm:
+ Tiếp điểm tĩnh:
+Tiếp điểm động:
* Bộ dập hồ quang: Bộ này có tác dụng khi đóng cắt sinh ra hồ quang điện nhờ bộ này
dập tắt đi tia lửa điện đảm bảo an toàn cho người sử dụng
* Cơ cấu truyền động cắt Aptomat
* Móc bảo vệ

Aptomat MCB Miniature Circuit Bkeaker 


– Dòng cắt thường từ 4.5KA, 6KA, 10KA, 15KA
– Dòng định mức từ 6 =>63A
– Số cực 1P, 2P, 3P, 4P
Hệ thống này chúng tôi chon aptomat 2 cực có thông số như sau:
Số cực : 2 cực
Dòng định mức : 40A
Dòng cắt : 6kA
2.9 Băng tải:
- Động cơ giảm tốc chuyền động: Là loại động cơ giảm tốc có công xuất 30KW
- Khung băng tải xích: Bằng Inox, bằng thép hoặc nhôm định hình.
- Có các tay đỡ, thanh đỡ và chắn sản phẩm.
- Kích thƣớc: Dài từ 4m đến 5m, rộng từ 50mm đến 1500mm. - Ứng dụng rất nhiều
trong ngành thực phẩm, đặc biệt là sản xuất đồ uống và nông sản.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 24
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

2.10 Kết luận:


Ở chương này chúng ta đã liệt kê và tìm hiểu được thiết bị cần thiết cho hệ thống. Và
hoàn thành được mạch động lực vận hành thiết bị cho hệ thống. Qua đó chúng ta có cơ
sở để đến chương tiếp theo là lựa chọn thiết bị lập trình, tìm hiểu và thiết kế lập trình.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 25
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

CHƯƠNG III:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PLC S7300
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG:
3.1.1 Khái niệm về PLC:
Trong công nghiệp sản xuất, để điều khiển một dây chuyền, một thiết bị máy
móc công nghiệp …, người ta thực hiện kết nối các linh kiện rời (rơle, timer,
contactor) lại với nhau tùy theo mức độ yêu cầu thành một hệ thống điện điều khiển.
Công việc này khá phức tạp trong thi công, sửa chữa bảo trì do giá thành cao. Khó
khăn nhất là khi cần thay đổi một hoạt động nào đó. Từ thực tế đó việc tìm ra một hệ
thống điều khiển đáp ứng được các yêu cầu như: giá thành hạ, dễ thi công, sửa chữa,
chất lượng làm việc ổn định, lịnh hoạt trong qua trình điều khiển, lầ điều tất yếu. Hệ
thống điều khiển logic có thể lập trình được PLC ra đời đã giải quyết được các vấn đề
trên.
PLC viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển lập trình
được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua
một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự
các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động
vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được
đếm. PLC dùng để thay thế các mạch relay (rơ le) trong thực tế. PLC hoạt động theo
phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào
thì đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay State
Logic. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC như Siemens, Omron, Mitsubishi
Electric, Allen-Bradley, Honeywell…
Bộ điều khiển lập trình PLC (Programmable Logic Controller) được sáng tạo ra
từ ý tưởng ban đầu của một nhóm kỹ sư thuộc hãng General Motors vào năm 1968
nhằm thay thế những mạch điều khiển bằng Rơle và thiết bị điều khiển rời rạc cồng
kềnh.
Đến giữa thập niên 70, công nghệ PLC nổi bật nhất là điều khiển tuần tự theo chu
kỳ và theo bít trên nền tảng của CPU. Thiết bị AMD 2901 và AMD 2903 trở nên ngày
càng phổ biến. Lúc này phần cứng cũng phát triển: bộ nhớ lớn hơn, số lượng ngõ

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 26
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

vào/ra nhiều hơn, nhiều loại module chuyên dụng hơn. Vào năm 1976, PLC có khả
năng điều khiển các ngõ vào/ra ở xa bằng kỹ thuật truyền thông, khoảng 200 mét.
Đến thập niên 80, bằng sự nỗ lực chuẩn hoá hệ giao tiếp với giao diện tự động
hoá, hãng General Motors cho ra đời loại PLC có kích thước giảm, có thể lập trình
bằng biểu tượng trên máy tính cá nhân thay vì thiết bị lập trình đầu cuối chuyên dụng
hay lập trình bằng tay.
Đến thập niên 90, những giao diện phần mềm mới có cấu trúc lệnh giảm và cấu
trúc của những giao diện được cung cấp từ thập niên 80 đã được đổi mới.
Cho đến nay những loại PLC có thể lập trình bằng ngôn ngữ cấu trúc lệnh (STL),
sơ đồ hình thang (LAD), sơ đồ khối (FBD).
Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất PLC như: Siemens, Allen-Bradley, General
Motors, Omron, Mitsubishi, Festo, LG, GE Fanuc, Modicon…
PLC của Siemens gồm có các họ: Simatic S5, Simatic S7, Simatic S500/505.
Mỗi họ PLC có nhiều phiên bản khác nhau, chẳng hạn như: Simatic S7 có S7-200, S7-
300, S7-400… Trong đó mỗi loại S7 có nhiều loại CPU khác nhau như S7-300 có
CPU 312, CPU 314, CPU 316, CPU 315-2DP, CPU 614…
3.1.2 Cấu trúc phần cứng, phần mềm:
PLC gồm 3 khối chức năng cơ bản: bộ xử lí, bộ nhớ, khối vào/ra. Trạng thái ngõ
vào của PLC được phát hiện và lưu vào bộ nhớ đệm, PLC thực hiện các lệnh logic trên
các trạng thái của chúng và thông qua chương trình trạng thái ngõ ra được cập nhật và
lưu vào bộ nhớ đệm, sau đó trạng thái ngõ ra trong bộ nhớ đệm được dùng để đóng/mở
các tiếp điểm kích hoạt các thiết bị tương ứng. Do đó hoạt động của các thiết bị được
điều khiển hoàn toàn tự động theo chương trình trong bộ nhớ. Chương trình được nạp
vào PLC thông qua thiết bị lập trình chuyên dụng.
Bộ xử lí trung tâm (CPU-Central Processing Unit) điều khiển và quản lí tất cả
hoạt động bên trong PLC. Để việc trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và khối vào/ra,
thì chúng thông qua hệ thống bus dưới sự điều khiển của CPU. Một mạch dao động
thạch anh cung cấp xung clock tần số chuẩn cho CPU, thường ở khoảng là 1 hoặc 8
MHz, tùy thuộc vào bộ xử lí mà ta sử dụng. Tần số xung clock xác định tốc độ hoạt
động của PLC và dùng để thực hiện sự đồng bộ cho tất cả phần tử trong.
Tất cả các PLC đều dùng các loại bộ nhớ sau:
SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A
Nguyễn Văn Cường 27
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

+ ROM (Read Only Memory).


+ RAM (Random Access Menmory).
+ EEPROM (Electronic Erasable Programmable Read Only Memory).
3.1.3 Ưu điểm PLC:
 Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học.
 Kích thước nhỏ gọn, dễ dàng bảo quản, sửa chữa.
 Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp.
 Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp.
 Có thể kết nối được với nhau và với các thiết bị khác như: máy tính, nối mạng, các
modul mở rộng.
 Giá cả có thể cạnh tranh được.
 Dễ dàng thay đổi chương trình điều khiển bằng máy lập trình cầm tay hoặc máy
tính cá nhân.
 Đối với PLC S7300 thì có ưu điểm sau:
 Tốc độ xử lý nhanh
 Cấu hình các tín hiệu I/O đơn giản
 Có nhiều loại module mở rộng cho CPU và cả cho các trạm remote I/O
 Cổng truyền thông Ethernet được tích hợp trên CPU, hổ trợ cấu hình mạng và
truyền dữ liệu đơn giản.
 Kích thước CPU và Module nhỏ giúp cho việc thiết kế tủ điện nhỏ hơn.
 Có các loại CPU hiệu suất cao tích hợp cổng profinet, tích hợp các chức năng công
nghệ, và chức năng an toàn (fail-safe) cho các ứng dụng cao.
 Bao gồm 7 loại CPU tiêu chuẩn, 7 loại CPU tích hợp I/O, 5 loại CPU fail-safe cho
chức năng an toàn, 3 loại CPU công nghệ.
 Do đó trong đồ án này em chọn PLC S7300 dùng để điều khiển hệ thống chiết
rót và đóng nắp chai.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 28
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

3.2 Thiết bị điều khiển logic khả trình PLC S7-300:


3.2.1 Bộ điều khiển PLC S7300:
PLC S7-300 là 1 dòng PLC mạnh của Siemens, S7-300 phù hợp chó các ứng dụng
lớn và vừa với các yêu cầu cao về các chức năng đặc biệt như truyền thông mạng công
nghiệp, chức năng công nghệ, và các chức năng an toàn yêu cầu độ tin cậy cao. PLC
S7-300 là thiết bị điều khiển logic khả trình cỡ trung bình. Thiết kế dựa trên tính chất
của PLC S7-200 và bổ sung các tính năng mới. Kết cấu theo kiểu các module sắp xếp
trên các thanh rack.
Trong đồ án môn học này với đề tài “Thiết hệ thống chiết rót và đóng nắp tự
động” em xin giới thiệu về PLC Siemens S7300 CPU 314C-DP. Đây là giải pháp tự
động hóa cho các nhà máy có yêu cầu chương trình ở mức vừa và lớn. Dòng CPU
compact đặc biệt phù hợp với các yêu cầu công việc hiệu suất cao và thời gian đáp ứng
nhanh. Phù hợp cho hện thống phân tán I/O. Tích hợp ngõ vào ra số, tương tự và giao
tiếp truyền thông Profibus DP master/slave.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 29
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

3.2.2 Các thành phần có trong PLC Siemens CPU 314C-2 DP


 PLC Siemens CPU 314C-2 DP là giải pháp tự động hóa cho các nhà máy có yêu
cầu chương trình ở mức vừa. Dòng CPU compact đặc biệt phù hợp với các yêu cầu
công việc hiệu suất cao và thời gian đáp ứng nhanh.
 Thông số kĩ thuật:
 Bộ nhớ làm việc: 192KB
 Tích hợp các chức năng: Đếm, đo tần số (60Khz), điều khiển độ rộng xung, xuất
xung (2.5 Khz).
 24 DI ngõ vào số/16 ngõ ra số.
 4 đầu vào tương tự/ 2đầu ra tương tự
 Tốc độ xử lý: 0.06us
 Timer/counter: 256/256
 Vùng nhớ: 256 byte
 Truyền thông: MPI, PROFIBUS
 Nhiệt độ môi trường hoạt động: 0-60°C
 Lớp bảo vệ: IP 20
 Trọng lượng: 0.73 kg
 Nguồn cấp: 24VDC(DC/DC/RL)
 Dòng điện tiêu thụ: 880mA
 Dòng điện khởi động: 5A
 Mô tả các đèn báo trên PLC S7300:
 SF: Báo lỗi hệ thống
 BATF: Báo lỗi hết pin hoặc không có pin:
 DC 5V: Báo nguồn 5V
 FRCE: Báo lỗi chức năng 1 trong các I/O
 RUN: Báo nhấp nháy khi hoạt động và sáng khi chạy
 STOP: Báo sáng khi dùng, chớp khi yêu cầu reset và chớp nhanh khi đang reset
 Công tắc chọn chế độ làm việc:
Chọn Mode hoạt động

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 30
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

 RUN_P: chạy chương trình, đọc ghi được từ máy lập trình.
 RUN: Chạy chương trình không đọc ghi
 STOP: Dừng chương trình
 MRES: Reset hệ thống
3.2.3 Truyền thông giữa PC VÀ PLC
Truyền thông giữa PLC với máy tính thông qua sợi cáp trực tiếp MPI hoặc ghép nối
qua cổng RS 485
3.3 Lập trình S7300:
3.3.1 Ngôn ngữ lập trình:
 PLC S7-300 được lập trình qua các ngôn ngữ như: Step 7 (LAD/FBD/STL), SCL,
GRAPH, HiGrap
 Dạng LAD: Phương pháp hình thang, thích hợp với những người quen thiết kế
mạch điện tử logic.
 Dạng STL: Phương pháp liệt kê. Là dạng ngôn ngữ lập trình thông thường của máy
tính. Mỗi một chương trình được ghép bởi nhiều câu lệnh, mỗi câu lệnh có cấu trúc
chung gồm “tên lệnh + toán hạng”.
 Dạng FBD: Phương pháp hình khối. Là kiểu ngôn ngữ đồ họa dành cho người có
thói quen thiết kế mạch điều khiển số.
 Dạng SCL: Có cấu trúc gần giống với ngôn ngữ dạng STL nhưng được phát triển
nhiều hơn. Nó gần giống với các ngôn ngữ bậc cao như Pascal để người lập trình
dễ thao tác.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 31
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

3.3.2 Lệnh lập trình:

LAD Tiếp điểm thường mở sẽ đóng lại khi giá


trị của bit có địa chỉ là n bằng 1
Toán hạng n: I, Q, M, SM, T, C, V

Tiếp điểm thường đóng:


LAD Tiếp điểm thường đóng sẽ đóng lại khi
giá trị của bit có địa chỉ là n bằng 0
Toán hạng n: I, Q, M, SM, T, C, V

Lệnh out :
LAD Gía trị của bit có địa chỉ là n sẽ bằng
1 khi đầu vào của lệnh này bằng 1 và
ngược lại
Toán hạng n: Q, M, SM, T, C, V. Chỉ
sử dụng 1 lệnh Out cho 1 địa chỉ

Lệnh set :

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 32
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

LAD Gía trị của các bit có địa chỉ


đầu tiên là n sẽ bằng 1 khi đầu
vào của lệnh này bằng 1. Khi
đầu vào của lệnh bằng 0 thì
các bit này vẫn giữ nguyên
trạng thái. Trong đó số bit là
giá trị của i
Toán hạng n: Q, M, SM, T, C,
V.
I: IB, QB, MB, SMB, VB, AC,
hằng số

Lệnh reset
LAD Gía trị của các bit có địa chỉ đầu tiên
là n sẽ bằng 0 khi đầu vào của lệnh
này bằng 1. Khi đầu vào của lệnh
bằng 0 thì các bit này vẫn giữ nguyên
trạng thái. Trong đó số bit là giá trị
của i
Toán hạng n: Q, M, SM, T, C, V.
I: IB, QB, MB, SMB, VB, AC, hằng
số

Bộ định thời timer

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 33
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

LAD Khi ngõ vào chân IN lên mức 1 thì bộ định


thời Ton hoạt động đếm thời gian, khi thời
gian đếm được lớn hơn hoặc bằng giá trị đặt
trước PT thì các tiếp điểm của bộ định thời
tác động. Các tiếp điểm thường mở sẽ đóng
lại và các tiếp điểm thường đóng sẽ mở ra
Khi ngõ vào chân IN xuống mức 0 thì thii
gian đếm được sẽ reset đi, bộ Ton ngừng
hoạt động và tiếp điểm của bộ định thời
thường mở sẽ mở và tiếp điểm thường
đóng sẽ đóng
Toán hạng : Txxx Ton
1ms : T32, T96
10ms : T33->T36 ; T97->T100
100ms : T37->T63 ; T101->T255

Lệnh đặc biệc:


Bit Chức năng

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 34
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

SM0.0 Bit luôn luôn có trạng thái 1

SM0.1 Bit có trạng thái 1 ở vòng quét đầu tiên của chương trình

SM0.2 Bit báo dữ liệu bị thất lạc (0: dữ liệu còn đủ, 1: dữ liệu bị thất
lạc).
SM0.3 Bit báo PLC được đóng nguồn. (1: ở vòng quét đầu tiên, 0: ở các
vòng quét còn lại).
SM0.4 Bit tạo ra xung có chu kỳ 1 phút (0: trong 30s đầu, 1 trong 30s
sau).
SM0.5 Bit tao xung có chu kỳ 1s (tần số 1 Hz) (0: trong 0,5s đầu; 1
trong 0,5 s sau).
SM0.6 Bit lên 1 ở một vòng quét và xuống 0 ở vòng quét tiếp theo. Nó
được sử dụng để làm ngõ vào của bộ đếm vòng quét.
SM0.7 Bit báo vị trí của công tắc chọn chế độ làm việc của PLC (0:
TERM, 1: RUN).
Bảng đầu vào đầu ra:

STT Kí hiệu Địa chỉ Ghi chú

1 S0 I0.0 Nút nhấn khởi động, NO


Nút nhấn dừng hoạt động, NC
2 S1 I0.1
Cảm biến phát hiện chai để rót nước
3 CB1 I0.2
trên băng tải 1
Cảm biến phát hiện chai để rót nước
5 CB2 I0.3
trên băng tải 2
Cảm biến phát hiện để đóng nắp
6 CB3 I0.4
trên băng tải 1
Cảm biến phát hiện để đóng nắp
7 CB4 I0.5
băng tải 2
Contacto khởi động động cơ băng
8 K1 Q0.0
tải 1
Contacto khởi động động cơ băng
9 K2 Q0.1
tải 2
Van điện từ điều khiển pittong giữ
10 Y1 Q0.2
chai rót nước trên băng tải 1
11 K3 Q0.3 Contacto khởi động động cơ bơm 1

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 35
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

Van điện từ điều khiển pittong giữ


12 Y2 Q0.4
chai rót nước trên băng tải 2
13 K4 Q0.5 Contacto khởi động động cơ bơm 2
Van điện từ điều khiển pittong giữ
14 Y3 Q0.6
chai đóng nắp trên băng tải 1
Van điện từ điều khiển pittong đóng
15 Y4 Q0.7
nắp trên băng tải 1

Van điện từ điều khiển pittong giữ


16 Y5 Q1.0
chai để đóng nắp trên băng tải 2
Van điện từ điều khiển pittong đóng
17 Y6 Q1.1
nắp trên băng tải 2
18 H1 Q1.2 Đèn báo sáng khi đag hoạt động

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 36
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

3.3.3 Sơ đồ nối PLC

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 37
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

3.3.4 Sơ đồ thuật toán:

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 38
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

CHƯƠNG IV:
LẬP TRÌNH VÀ MÔ PHỎNG
4.1 Chương trình chính:

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 39
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 40
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 41
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

4.2 Mô phỏng và thuyết minh

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 42
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

Nhấn start M0.0=1 (M0.0 duy trì cho start) nên Q0.0=1; Q0.1=1 băng tải 1 và 2 hoạt
động mang chai đi tới vị trí rót nước. Đồng thời lúc này Q1.2=1 đèn sáng khi hệ thống
đang làm việc.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 43
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

Khi chai tới vị trí rót nhờ có cảm biến 1 và 2 phát hiện (I0.2=0; I0.3=0) nên băng tải 1
và 2 ngừng hoạt dộng.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 44
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

Đồng thời lúc này tiếp điểm thường mở của hai cảm biến I0.2 và I0.3 lên mức logic 1.
Do đó: Q0.2=1; Q0.4=1 hai pit tông đẩy ra giữ chai. Và bơm 1 và 2 bắt đầu bơm chất
lỏng vào chai (Q0.3=1; Q0.5=1). Và ngay thời điểm này T33 và 34 cũng bắt đầu đếm
thời gian.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 45
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 46
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

Sau 4s cài đặt T33 sẽ ngắt pitong 1 và 2, bơm 1 và 2 cũng mất điện. Sau 5s timer T34
cũng đếm đủ nên khôi phục lại hệ thống băng tải tiếp tục hoạt động.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 47
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

Và sau khi chai được mang đi nên cảm biến 1 và 2 mất tín hiệu nên T33=0; T34=0

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 48
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

Khi chai tiếp tục được mang tới vị trí đóng nắp nhờ cảm biến 3 và 4 phát hiện lúc này
tiếp điểm thường đóng mở ra I0.4=0; I0.5=0 nên hai băng tải dừng hoạt động.

Còn tiếp điểm thường mở của 2 cảm biến đóng lại do đó pittong5 và 6 đẩy ra giữ chai
(Q1.0=1; Q1.1=1)

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 49
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

Trong lúc này T35 và T36 cũng bắt đầu đếm: đầu ra T35 lên mức 1 trước T36

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 50
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

Sau khi T35 đếm đủ tiếp điểm thường đóng mở ra nên Q1.0 và Q1.1=0 nên pittong giữ
chai và đóng nắp lùi về.

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 51
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

Sau đó T36 cũng đếm đủ khôi phục lại băng tải tiếp tục chạy

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 52
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

Sau khi chai vượt qua cảm biến thì T35 và T35 mất điện:

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 53
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 54
Đồ án môn học GVHD: TS Nguyễn An Toàn

https://www.euautomation.com/vn/siemens/tu-dong-ho-chung/6es73146ch040ab0?
ppc_keyword=6es7314%206ch04%200ab0&gclid=CjwKCAiA_eb-
BRB2EiwAGBnXXi7UfU4q7MaiaEsVgxV9bqYQRhdOFKkS2rw867CPiOlGmDxff
N2eUxoC3GAQAvD_BwE( link của plc s7300)

SVTH: Nguyễn Hồng Dương Lớp: KTĐ-ĐT 40A


Nguyễn Văn Cường 55

You might also like