You are on page 1of 46

LỜI MỞ ĐẦU

Trong chương trình giảng dạy của bậc đại học, Cơ học chất lỏng là môn
học nghiên cứu sự cân bằng và chuyển động của các phần tử vật chất vô cùng
nhỏ (ở đây là chất lỏng) có thể dễ dàng di chuyển và va chạm với nhau trong
không gian; nghiên cứu các hiện tượng vật lý của chất lỏng, dễ bị thay đổi dưới
tác động của áp suất, nhiệt độ, v.v.

Với mong muốn áp dụng kiến thức của mình khi đã nắm vững nền tảng
của môn Cơ học chất lỏng và được nhà trường cũng như các thầy, cô trong
ngành HKVT tạo điều kiện có được 2 buổi làm thực nghiệm ở phòng thí nghiệm
của trường. Từ các buổi thực nghiệm đó, chúng tôi, những con người có niềm
đam mê và có tinh thần học hỏi đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức thực tế và
được tận mắt cũng như chính bản thân mình làm thí nghiệm.

Đối với bài thí nghiệm lần này dựa trên các máy móc hiện đại đặt tại cơ sở
Hòa Lạc thuộc quyền quản lí và vận hành của Trường Đại học Công nghệ- Đại
học Quốc gia Hà Nội. Mục đích của lần thí nghiệm này là từ những dữ kiện ban
đầu gồm các đại lượng như: áp suất, nhiệt độ, tốc độ quạt, v.v ta có thể tìm ra
phân bố vận tốc dòng chảy. Từ đó, với sự hướng dẫn của thầy Bành Đức Minh
mà cả nhóm chúng tôi đã hoàn thành thí nghiệm lần này. Mọi ghi chép về thí
nghiệm này nhằm mục đích học tập và được thể hiện ở bản báo cáo chi tiết và
đầy đủ dưới đây.

1
Mục lục
Mục lục................................................................................................................2
Giới thiệu thành viên nhóm.................................................................................3
Lời cam đoan.......................................................................................................4
Lời cảm ơn...........................................................................................................5

1. Giới thiệu chung…………………………………………………………….6


1.1 Giới thiệu phòng thí nghiệm......................................................................6
1.2 Giới thiệu máy HM225.03 và HM225......................................................9
2. An toàn thí nghiệm........................................................................................12
2.1 Mục đích sử dụng......................................................................................12
2.2 Hướng dẫn sử dụng....................................................................................12
2.3 Điều kiện môi trường xung quanh nơi vận hành và bảo quản...................13
3. Mô tả thiết bị..................................................................................................14
3.1 HM225.03..................................................................................................14
3.1.1 Cấu tạo của máy HM 225.03..............................................................14
3.1.2 Lắp đặt thiết bị....................................................................................15
3.1.3 Quy trình hoạt động............................................................................17
3.2 HM225.......................................................................................................18
3.2.1 Sơ đồ thiết bị và quy trình..................................................................18
3.2.2 Một số lưu ý về vị trí và kết nối với HM225.03.................................25
3.2.3 Quy trình hoạt động............................................................................26
4. Nguyên lý hoạt động......................................................................................33
4.1 Phương trình liên tục.................................................................................33
4.2 Nguyên lý Becnoulli..................................................................................34
5. Kết quả đo......................................................................................................35
5.1 Tiến hành thí nghiệm.................................................................................35
5.2 Worksheet..................................................................................................36
6. Kết quả thí nghiệm và câu hỏi thảo luận.....................................................39
6.1 Kết quả thí nghiệm....................................................................................39
6.2 Thảo luận về vận tốc..................................................................................41
7. Phụ lục............................................................................................................42
7.1 Thông số kỹ thuật......................................................................................42
7.2 Danh sách viết tắt......................................................................................43
7.3 Danh sách các kí hiệu và đơn vị................................................................43
7.4 Bảng quy đổi..............................................................................................44

2
GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN NHÓM

Nhóm trưởng: Ngô Xuân Tú


Các thành viên bao gồm:
1 Phạm Hồng Quân
2 Hoàng Văn Quyền
3 Lê Thị Minh Tâm
4 Nguyễn Hà Thanh
5 Trần Thị Phương Thảo
6 Nguyễn Hữu Thắng
7 Vũ Văn Thắng
8 Nguyễn Xuân Thơi
9 Nguyễn Đình Tiến
10 Nguyễn Thu Trang
11 Nguyễn Thế Trị
12 Nguyễn Việt Trung
13 Trần Đình Trường
14 Ngô Xuân Tú
15 Dương Anh Tuấn
16 Nguyễn Hữu Mạnh Tuấn
17 Nguyễn Huy Tùng
18 Trần Thanh Tùng
19 Nguyễn Văn Việt
20 Trần Đình Vinh
21 Lê Quốc Tuấn

Khối lượng công việc của mỗi người ở trên đều được phân chia đều như
nhau.

3
LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng tôi cam đoan đây là bản báo cáo thực hành nghiên cứu hoàn
toàn của riêng nhóm chúng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của thầy Bành
Đức Minh. Các nội dung thực hành trong báo cáo là trung thực và các số liệu đo
được là thực tế đo đạc. Nếu phát hiện có sự không trung thực trong báo cáo thì
nhóm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Xin chân thành cảm ơn.

Đại diện của nhóm làm thực nghiệm

Ngô Xuân Tú
LỜI CẢM ƠN
4
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Bành Đức Minh đã tận tình hướng dẫn
nhóm trong quá trình làm thí nghiệm và hoàn thành báo cáo, nhóm cũng xin gửi
lời cảm ơn thầy Lê Đình Anh đã giảng dạy, cung cấp kiến thức lý thuyết trong
quá trình học tập, cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các thành viên trong nhóm
thực hành đã nỗ lực trong quá trình thực hành cũng như hoàn thành bài báo cáo.

5
1. GIỚI THIỆU CHUNG:
1.1 Giới thiệu phòng thí nghiệm:
1.1.1 Giới thiệu chung:
- Phòng thí nghiệm của trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà
Nội là một trong những phòng thí nghiệm có cơ sở vật chất tốt nhất trong tất cả
các trường đại học trong cả nước. Được đặt tại trung tâm giáo dục Quốc phòng
và An ninh ở cơ sở Hòa Lạc từ đó luôn đảm bảo được an ninh và thiết bị hiện đại
luôn được bảo vệ và được kiểm soát về mọi mặt.
- Với tổng chi phí đầu tư khoảng 50 tỷ VND thì phòng thì nghiệm của Viện
đáp ứng được mọi yêu cầu về thực hành trong ngành học mà sinh viên phải thực
hành, bên cạnh đó cơ sở vật chất Viện đầu tư thuộc trong những vật chất mới
nhất và tân tiến trên thế giới giúp trang bị cho học sinh những kiến thức thực tế
chân thực nhất, chính xác, hiệu quả nhất nhằm cho sinh viên có cái nhìn sâu rộng
hơn về những kiến thức lý thuyết mình được học trên lớp từ đó sinh viên biết
được tại sao lại có các hiện tượng như thế, lý thuyết sinh ra từ thực nghiệm như
thế nào, sinh viên sẽ biết được bản chất của những thí nghiệm từ đó là nền tảng
rất quan cho việc áp dụng sáng chế và chế tạo các thiết bị trong tương lai, nghiên
cứu các hiện tượng nếu sinh viên muốn nghiên cứu chuyên sâu.
1.1.2 Quy định chung làm việc trong phòng thí nghiệm:
- Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của người hướng dẫn trong
phòng thí nghiệm.
- Đọc kỹ lí thuyết và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.
- Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.
- Phải mặc áo choàng của phòng thí nghiệm.
- Phải mang kính bảo hộ.
- Phải buộc gọn tóc lại.
- Làm sạch bàn thí nghiệm cũ trước khi bắt đầu một thí nghiệm.
- Không bao giờ được nếm thử các hoá chất phòng thì nghiệm. Không ăn
uống trong phòng thí nghiệm.

6
- Nếu làm đổ hoá chất hoặc xảy ra tai nạn, báo cho người phụ trách ngay
lập tức.
- Sau khi làm việc phải rửa mặt, tay ngay lập tức.
- Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định như được hướng dẫn, cất
giữ, bảo quản máy móc, hoá chất cẩn thận.
1.1.3 Nội quy phòng thí nghiệm:
- Mỗi người làm việc trong phòng thí nghiệm đều phải được học tập, kiểm
tra về nội quy an toàn, lao động; nắm vững các quy trình, quy phạm kỹ thuật và
các biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
- Mỗi người chỉ làm việc trật tự; giữ gìn vệ sinh và tuân thủ hướng dẫn của
cán bộ phụ trách; phải đọc kĩ tài liệu, hiểu rõ chi tiết của thí nghiệm lúc trước
làm và lường trước các sự cố có thể xảy ra để chủ động phòng tránh.
- Tiến hành thí nghiệm cần phải quan sát và ghi chép kỹ các số liệu để làm
báo cáo thí nghiệm. Sau giờ phải chùi, sắp xếp gọn gàng các thiết bị thí nghiệm
và dụng cụ thí nghiệm.
1.1.4 Giới thiệu một số máy chính trong phòng thí nghiệm:
- Máy cắt khắc laze:
o Máy cắt khắc laze sử dụng công
nghệ hiện đại có thể cắt các hình
theo mẫu với độ chính xác cực cao
và có khả năng điều chỉnh độ dày
cắt các vật thể khác nhau. Ví dụ
như dùng để cắt sắt hoặc khắc
những chi tiết mỏng như chữ lên
quả dưa hấu 1 cách chính xác. Sinh
viên có thể sử dụng máy cắt khắc
laze trong việc cắt những chi tiết
cần độ chính xác cao, đẩy nhanh
quá trình chế tạo hoặc khắc những
hình trang trí thật tỉ mỉ và chính
xác.

7
- Máy in 3D:
o Máy in 3D sử dụng nguyên lý in theo
tầng, đầu tiên máy in chia vật mẫu từ 3D
thành nhiều mảnh 2D kế tiếp nhau và từ đó
bắt đầu in các mảnh 2D từ dưới lên cho đến
khi hoàn thành vật mẫu. Máy in 3D của
Viện có nhiều lợi ích trong việc tạo mô
hình thí nghiệm và đặc biệt máy in 3D có
thể in song màu từ đó có thể tạo ra những
vật phẩm có nhiều màu sắc khác nhau và
sinh viên có thể sáng tạo.

- Thiết bị HM 225 Aerodynamics Trainer và HM 225.03 Bernoulli’s


Principle:
o HM 225.03 Bernoulli’s Principle là
thiết bị nhằm mục đích thu tốc độ dòng
chảy dựa vào tiết diện của mặt cắt ngang,
máy này sẽ thu được vận tốc gió tại 2
điểm đo nhằm để do áp suất tổng và áp
suất tĩnh sau đó kết thiết vị thiết bị HM
225 Aerodynamics Trainer để thí nghiệm
về chủ đề khí động học.

- Thiết bị HM 225 Aerodynamics Trainer:


o Thiết bị để thí nghiệm vể chủ đề khí động
học với nhiều công dụng khác nhau đảm
bảo cho sinh viên thực hành các chủ đề về
khí động học một cách đầy đủ và nắm chắc
các nguyên lí của chất khí.
o Ngoài ra thiết bị có thể kết hợp với nhiều
thiết bị khác ví dụ như máy tạo khói để có
thể quan sát dòng chất khí di chuyển…

8
- Ngoài những thiết bị trên Viện còn nhiều thiết bị tiên tiến hiện đại khác,
sinh viên của Viện nếu có nhu cầu có thể liên hệ với Viện để được sử dụng
các thiết bị nhằm mục đích nghiên cứu, học tập, sáng tạo, chế tạo và Viện
luôn tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận được với công nghệ hiện đại hỗ trợ
tối đa cho sinh viên sao cho để sinh viên luôn tự tin, phấn đấu học tập tốt.
Có thể nói phòng thí nghiệm là tâm huyết của học Viện Công nghệ Hàng
không Vũ trụ nói riêng cũng như Trường Đại học Công Nghệ nói chung với
một sứ mệnh cao cả đó chính là phục vụ sinh viên, đào tạo nhân tài, cống
hiến cho Đất Nước.

1.2 Giới thiệu máy HM225.03 và HM225:


1.2.1 HM225.03:
1.2.1.1 Mục đích sử dụng HM 225.03 Bernoulli’s Principle:

- Bộ phận phụ kiện HM 225.03 Bernoulli's Principle được sử dụng kết hợp
với máy HM 225 Aerodynamics Trainer cho phép đo áp suất tổng và áp suất
tĩnh.
Với mục tiêu:
o Nghiên cứu phương trình liên tục và nguyên lý Bernoulli.
o Xác định áp suất động từ dữ liệu đo lường thông qua nguyên lý
Bernoulli.
o Tính toán vận tốc dòng chảy từ dữ liệu đo lường bằng phương trình
Bernoulli.
9
o Phân bố áp suất và vận tốc.

1.2.1.2 Cấu tạo của máy HM 225.03 Bernoulli’s Principle:


- Máy HM 225.03 được lắp đặt kết hợp với máy HM 225 cho phép đo áp
suất tổng và áp suất tĩnh. Bộ thí nghiệm được gắn vào máy HM 225 một cách
đơn giản và chính xác bằng các chốt tháo nhanh.
- Trong buồng ở hai bên thân có mô phỏng phun vòi Venturi.
- Một ống tĩnh thí điểm chạy dọc theo trung tâm của hai thân bên của
Venturi. Ống tĩnh thí điểm có thể được di chuyển dọc theo phần đo. Có vạch kẻ
đo cho biết vị trí của nó.

- Tại ống tĩnh thí điểm có hai điểm đo:


o Cổng đo theo hướng dòng chảy dùng để đo áp suất tổng.
o Tám cổng đo được đặt trong một vòng tròn dọc theo các cạnh của
cảm biến. Chúng nằm theo phương thẳng đứng theo hướng dòng chảy
và tạo thành một điểm đo trên không gian hình khuyên cho phép đo áp
suất tĩnh.
o Ống tĩnh thí điểm được nối với hai ống áp kế của máy huấn luyện
HM 225 bằng các ống đo.

10
o Vít cố định được sử dụng để vặn hai bên thân của Venturi vào
buồng đo. Ta cũng có thể cài đặt các mô hình của riêng mình tại đây để
đo sự phân bố áp suất bằng ống tĩnh thí điểm.
o Ở giữa dòng chảy có ống Pitotstatic. Ống Pitotstatic có lỗ mở ngược
với hướng dòng chảy để đo áp suất tổng. Áp suất tĩnh được đo thông
qua các lỗ đầu vào bên. Cả hai áp suất đều được đọc từ áp kế ống trong
máy HM 225. Áp suất động là sự chênh lệch giữa cả hai giá trị ta đo
được.
o Để minh họa sự phân bố áp suất và vận tốc, các phép đo có thể
được thực hiện tại các khu vực khác nhau bằng cách di chuyển ống
Pitotstatic theo hướng dòng chảy.
1.2.2 HM225:
- Có thể sử dụng thiết bị HM 225 Aerodynamics Trainer để thí nghiệm về
chủ đề khí động học:
o Cùng với các thiết bị tương ứng, thí nghiệm về dòng chảy quanh vật
thể
 Đo vận tốc dòng chảy bằng ống Pitot
 Phân tích lớp biên trên tấm phẳng có dòng chảy ngẫu nhiên
 Sức cản của dòng chảy trên vật thể
 Biểu diễn hiệu ứng Coanda
 Cụ thể hóa các đường dòng
o Cùng với các thiết bị tương ứng, thí nghiệm với dòng chảy không
nén được:
 Đo vận tốc dòng chảy bằng ống Pitot và ống Pitotstatic
 Các tia tự do
 Dòng chảy trong ống gấp khúc
 Chứng minh phương trình Bernoulli

11
2. AN TOÀN THÍ NGHIỆM:
2.1 Mục đích sử dụng:
- Chỉ sử dụng cho mục đích học tập.
2.2Hướng dẫn an toàn:

- Trong trường hợp khi công tắc mở, các kết nối sẽ bị hở
nguy cơ bị điện giật nên:
o Trước khi mở tủ công tắc hãy rút phích cắm ra
khỏi nguồn điện.
o Tất cả công việc chỉ được thực hiện bởi các thợ
điện đã được đào tạo.
o Bảo vệ công tắc khỏi độ ẩm.

- Độ ồn phát ra lên tới 75dB(A) gây ra nguy cơ tổn thương


thính giác vì vậy cần đeo dụng cụ bảo vệ tai.

- Bộ phận quay trên cửa vào của cửa quạt gây nguy cơ tổn
thương nên:
o Không được chạm vào cửa hút của quạt.
o Chỉ vận hành quạt khi có tấm bảo vệ an toàn hoặc
lắp ống dài ít nhất 1m vào đầu của quạt.

- Lực hút mạnh ở đầu vào của quạt, các đồ vật và quần áo
có thể bị hút vào và gây thương tích và các vật lỏng lẻo có
thể bị luồng không khí cuốn đi và gây thương tích, vì vậy
cần có các biện pháp an toàn sau:
o Chỉ vận hành quạt khi có lắp tấm bảo vệ an toàn
hoặc lắp ống dài ít nhất 1m vào đầu quạt.
o Không đứng gần cửa hút gió của quạt.
o Không cất giữ các vật dụng lỏng lẻo ở nơi quạt có
thể hút vào.

12
- Lực thổi mạnh ở cửa ra của quạt dẫn đến các vật lỏng bị
hút vào có thể văng ra với tốc độ cao có thể gây thương
tích, vì vậy trước khi bật công tắc quạt cần đảm bảo rằng
không có vật dụng rời nào trong thiết bị.

- Ống tĩnh thí điểm có lưỡi sắc bén và nhạy cảm, đầu của
ống tĩnh thí điểm có thể gây thương tích, ví dụ như cho
mắt.

- Ống tĩnh thí điểm rất nhạy cảm, nó có thể dễ dàng bị uốn
cong hoặc hư hỏng vì vậy cần xử lí ống tĩnh thí điểm một
cách cẩn thận.

2.3 Điều kiện môi trường xung quanh nơi vận hành và bảo quản:
- Không có bụi bẩn và độ ẩm.
- Bề mặt phẳng và cố định.
- Không có sương giá.

13
3. MÔ TẢ THIẾT BỊ:
3.1 HM225.03:
3.1.1 Cấu tạo của máy HM 225.03:

- Máy HM 225.03 được lắp đặt kết hợp với máy HM 225 cho phép đo áp
suất tổng và áp suất tĩnh. Bộ thí nghiệm được gắn vào máy HM 225 một cách
đơn giản và chính xác bằng các chốt tháo nhanh.
- Trong buồng ở hai bên thân có mô phỏng phun vòi Venturi.
- Một ống tĩnh thí điểm chạy dọc theo trung tâm của hai thân bên của
Venturi. Ống tĩnh thí điểm có thể được di chuyển dọc theo phần đo. Có vạch kẻ
đo cho biết vị trí của nó.
- Tại ống tĩnh thí điểm có hai điểm đo:

14
o Cổng đo theo hướng dòng chảy dùng để đo áp suất tổng.
o Tám cổng đo được đặt trong một vòng tròn dọc theo các cạnh của
cảm biến. Chúng nằm theo phương thẳng đứng theo hướng dòng chảy
và tạo thành một điểm đo trên không gian hình khuyên cho phép đo áp
suất tĩnh.
o Ống tĩnh thí điểm được nối với hai ống áp kế của máy huấn luyện
HM 225 bằng các ống đo.
o Vít cố định được sử dụng để vặn hai bên thân của Venturi vào
buồng đo. Ta cũng có thể cài đặt các mô hình của riêng mình tại đây để
đo sự phân bố áp suất bằng ống tĩnh thí điểm.
o Ở giữa dòng chảy có ống Pitotstatic. Ống Pitotstatic có lỗ mở ngược
với hướng dòng chảy để đo áp suất tổng. Áp suất tĩnh được đo thông
qua các lỗ đầu vào bên. Cả hai áp suất đều được đọc từ áp kế ống trong
máy HM 225. Áp suất động là sự chênh lệch giữa cả hai giá trị ta đo
được.
o Để minh họa sự phân bố áp suất và vận tốc, các phép đo có thể
được thực hiện tại các khu vực khác nhau bằng cách di chuyển ống
Pitotstatic theo hướng dòng chảy.

3.1.2 Lắp đặt thiết bị:

15
- Cố định miệng vòi với bồn khí bằng kẹp kéo ở thân bồn khí.
- Cố định thiết bị HM 225.03 với miệng vòi bằng kẹp kéo ở miệng vòi.
Điều chỉnh đinh ốc ở kẹp để thu ngắn hay mở rộng nếu cần thiết.

16
1. Gắn 2 điểm đo với 2 vòi áp kế của thiết bị HM 225.

- Sử dụng những vòi đo được cung cấp để làm:


o Kết nối bộ phận đo theo chiều dọc với ống đo 1 (đo áp suất tổng).
o Kết nối bộ phận đo theo chiều ngang với ống đo 2 (đo áp suất tĩnh).

3.1.3 Quy trình hoạt động:


3.1.3.1.Di chuyển ống pitot:
- Nới lỏng vít khóa và di chuyển ống
pitot dọc theo vạch chia khoảng
- Chú ý:
o Có một khoảng sai số nhất định
cho cổng đo áp suất tổng và cổng đo
áp suất tĩnh
o Để cả 2 loại áp suất cùng được
đo cho cùng một vị trí, ống pitot cần
phải thay đổi vị trí giữa các lần đo

17
3.1.3.2. Thay đổi vị trí các tấm Venturi:

- Khoảng hẹp giữa 2 sườn ống nằm


trong khoảng:
o 60mm đến 100mm
o Hoặc trong khoảng 200mm
đến 240mm

Lưu ý: Mỗi tấm phẳng nặng tầm


900g. Nếu đánh rơi có thể gây hỏng
hóc đến thiết bị

- Để đổi vị trí các tấm:


o Giữ chắc tấm phẳng
o Nới lỏng các vít và từ từ gỡ ra
khỏi ống, đặt cẩn thận các
tấm ra ngoài

3.2 HM225:
3.2.1 Sơ đồ thiết bị và quy trình:
3.2.1.1 Căn chỉnh và kết nối bảng áp manomet:

18
1 Cánh quạt 6 Bể ổn định với bộ làm thẳng dòng chảy
2 Ngăn kéo đựng các bộ phận 7 Đầu phun có thể tháo rời
nhỏ
3 Ống áp kế 8 Phụ kiện có thiết bị đo (không hiển thị)
4 Hộp chứa công tắc 9 Ống khói
5 Ống cấp khí 10 Ống xả

Các thành phần chính

19
H Thiết bị tăng tốc độ chiết áp
M Động cơ
V1 Van điều tiết lưu lượng
V2 Van kết nối cho HM 225.06 (ống điều khiển tia phun) và HM
225.08 (máy tạo sương)
Thiết bị đo và kiểm soát
P1-P4 Áp suất
T1 Nhiệt độ
- Quạt hút không khí ở phía sau và truyền không khí qua ống cấp khí vào bể
ổn định bằng bộ điều chỉnh dòng chảy.
- Không khí được tăng tốc trong vòi phun và đi vào thiết bị có ống đo. Khí
thải được ngưng tụ dưới thành phễu và thổi ra ngoài qua ống xả.
- Bảng áp kế được sử dụng để đo áp suất không khí. Áp suất tại các điểm đo
khác nhau được hiển thị đồng thời theo mm WC (water column).

3.2.1.2 Quạt:
Quạt hút không khí vào và tạo ra luồng không khí trong bệ thử.

20
3.2.1.3 Bể chứa ổn định với bộ làm thẳng dòng chảy:

Bể ổn định đảm bảo dòng


chảy ổn định và có thể lặp lại
trong phần đo. Không khí đi
vào được làm dịu trong một
khoang. Sau đó, nó chảy qua
bộ phận làm thẳng dòng chảy
có các lỗ hình tổ ong, ngăn
chặn sự di chuyển của không
khí qua dòng chảy. Từ đó,
không khí được thổi ra theo
hướng vòi phun hoặc phụ
kiện.

3.2.1.4 Vòi phun:


21
- Vòi phun có tác dụng tăng
tốc không khí đến từ bình ổn
định và đẩy nó qua mặt cắt
ngang ban đầu vào ống đo.
- Vòi có thể tháo rời và được
gắn chặt vào bình ổn định
bằng bốn giá đỡ kẹp. Hai
thành phần thiết bị khác có
thể được gắn vào đầu dưới
của vòi.

3.2.1.5 Ống áp kế:

22
11 Chốt khóa điều chỉnh vị trí của 17 Bồn nước
bảng áp kế
12 Kim chỉ báo độ nghiêng 18 Vít có khóa để điều chỉnh
độ cao của bình chứa nước
13 Chốt khóa điều chỉnh vị trí của 19 Ống nối
bảng áp kế
14 Bảng áp kế 20 Ống ni-vô
15 Ống áp kế có thang đo 21 Vít thoát nước
16 Đồng hồ đo (ẩn, ở mặt sau của
bảng áp kế)

3.2.1.6 Bộ phận điều khiển:

Tủ công
tắc

23
Cổng kết
nối máy
HM 225.08

Ống thoát
nước ngưng
từ HM 255.08

Van V1

Van V2 nối HM
225.08 với HM
225.06

Kết nối điện áp với đèn LED cho máy tạo hơi

Tủ công tắc
Công tắc
chính
Bệ thử được bật và tắt bằng công tắc chính.
Công tắc
Quạt được bật tắt bằng công tắc quạt.
quạt
Máy đo Tần số động cơ và tốc độ dòng chảy có thể
độ chính được điều chỉnh liên tục trên thang đo từ 0 đến
xác 10 bằng máy đo độ chính xác.
Tủ công tắc

24
Van tiết lưu V1

Van tiết lưu V1 được sử dụng để điều


khiển lượng không khí đi qua.

Vị trí
đóng

Vị trí mở

Van tiết lưu V1

3.2.1.7 Các vị trí đo số liệu:

25
- Có tổng cộng bốn vị trí đo áp suất (ống tĩnh) trên bệ thử nghiệm, đó là
những chỗ mà áp suất tĩnh được đo đạc bằng các ống áp kế:
o P1 ở ống cung cấp khí động đứng trước van tiết lưu.
o P2 ở ống cung cấp khí động và ở đằng sau van tiết lưu.
o P3 ở bên cạnh bể chứa dòng bắt đầu ổn định.
o P4 ở cuối nơi thoát khí của vòi.
- Hơn nữa, máy cũng chứa một điểm đo nhiệt độ T1 ở trong ống cung cấp
khí động.

3.2.2 Một số lưu ý về vị trí và kết nối với HM225.03:

1. Đặt bệ thử sao cho ống xả


cách tường ít nhất 1m.
2. Cố định khung di động
vào đúng vị trí bằng cách
cố định các con lăn.
3. Kết nối bệ thử nghiệm với
nguồn điện.

26
3.2.3 Quy trình hoạt động:
3.2.3.1. Căn chỉnh và kết nối bảng đo áp manomet:
Chốt khóa để điều chỉnh góc nghiêng

27
Chốt khóa để điều Công cụ mực nước Chốt khóa để Chỉ
báo góc nghiêng
chỉnh vị trí (ẩn) điều chỉnh vị trí

Hình 3.13: Điều chỉnh bảng đo áp manomet

1. Nhấn cả hai chốt khóa để điều chỉnh vị trí và kéo bảng đo áp manomet về phía
trước cho đến khi cả hai chốt khóa kết nối vào vị trí.

2. Thả chốt khóa để điều chỉnh góc nghiêng và nghiêng bảng đo áp manomet cho
đến khi nó ở trong tư thế ngang và chốt khóa kêu lách tách vào vị trí.
Công cụ mực nước Ốc điều chỉnh

3. - Nới lỏng ốc điều chỉnh trên chỉ báo


góc nghiêng.
- Căn chỉnh bảng đo áp manomet ở tư
thế ngang với sự trợ giúp của công cụ
mực nước.
-Siết chặt ốc điều chỉnh.

Hình 3.14: Góc nghiêng của máy

4. Thả chốt khóa để điều chỉnh góc nghiêng


và nghiêng bảng đo áp manomet cho đến khi
nó ở trong tư thế đứng và chốt khóa kêu lách
tách vào vị trí.

5. Kết nối bể nước và đầu nối bảng đo áp


nước bằng ống nối (xem Hình 3.15).

28
Bể Ống Đầu nối bảng đo áp nước nước nối
Hình 3.15: Lắp đặt ống nối

3.3.2. Đổ nước vào bể của bảng đo áp manomet:


1. Đổ bể nước sao cho nó nằm ở mức giữa của thang đo và cố định nó bằng
vít nằm rãnh.
2. Đóng vít thoát nước.
3. Đổ nước vào bể nước một nửa. Mức nước nên đạt đến cùng một độ cao
trong tất cả các ống đo áp và xung quanh trung tâm của thang đo.

Vít nằm rãnh (ẩn) Bể nước Mức trung bình

29
Hình 3.16: Đổ nước vào bảng đo áp Manomet.

LƯU Ý: Nếu mức nước không đồng đều trong tất cả các ống đo áp, bạn có thể
giảm căng bề mặt của nước bằng cách thêm chất làm mềm (chất tẩy rửa).

3.3.3. Điều chỉnh góc nghiêng của bảng đo áp manomet:


- Để tăng độ chính xác của chỉ báo, bạn có thể sử dụng bảng đo áp
manomet như các bộ đo áp uốn cong ở ba bước nghiêng khác nhau.
1. Thả cả hai chốt khóa để điều chỉnh vị trí và kéo bảng đo áp manomet về
phía trước cho đến khi cả hai chốt khóa kêu lách tách vào vị trí.
2. Thả chốt khóa để điều chỉnh góc nghiêng và nghiêng bảng đo áp manomet
cho đến khi chốt khóa kêu lách tách vào vị trí ở một góc nghiêng (1:2 hoặc
1:5 hoặc 1:10).

Chốt khóa để điều chỉnh góc nghiêng

30
Chốt khóa để điều chỉnh vị trí Chỉ báo góc nghiêng

Hình 3.17: Điều chỉnh góc nghiêng của bảng đo áp manomet.

3.3.4. Bật bộ kiểm tra:

- Tiếng ồn phát ra có thể lên


đến 75dB(A) gây rủi ro gây tổn
thương cho thính giác nên đeo bảo vệ
thính giác.

- Có các bộ phận quay ở lỗ hút của quạt gây rủi ro gây


thương tích.
o Không được đưa tay vào lỗ hút của quạt.
o Chỉ vận hành quạt khi cài đặt rào chắn an toàn
hoặc một ống dẫn dài ít nhất 1m đã được lắp vào
lỗ hút của quạt.

- Lực hút mạnh tại lỗ hút của quạt.

31
Các vật dụng và quần áo có thể bị hút vào và gây tổn
thương. Các vật dụng lỏng lẻo có thể bị cuốn đi bởi dòng
khí và gây tổn thương.
o Chỉ vận hành quạt khi rào chắn an toàn đã được
cài đặt, hoặc một ống dẫn ít nhất 1m đã được lắp
vào lỗ hút của quạt.
o Không đứng gần lỗ hút của quạt.
o Không để các vật dụng lỏng lẻo ở nơi có thể bị hút
vào bởi quạt.

- Lực đẩy mạnh tại lỗ thoát của


quạt. Các vật dụng lỏng lẻo bị hút vào
có thể bị đẩy ra với tốc độ cao và gây
tổn thương.

LƯU Ý
Nguy cơ gây hỏng hóc cho thiết bị.
o Trước khi bật: Đảm bảo không có vật dụng lỏng
lẻo nào còn trong thiết bị.
o Đảm bảo nguồn cấp điện trong phòng thí nghiệm
đáp ứng các thông số trên bảng thông số của thiết
bị.
o Đảm bảo không khí hút vào không chứa bụi. Lực
đẩy mạnh tại lỗ thoát của quạt. Các vật dụng lỏng
lẻo bị hút vào có thể bị đẩy ra với tốc độ cao và
gây tổn thương.
o Trước khi bật: Đảm bảo không có vật dụng lỏng
lẻo nào còn trong thiết bị. Lực đẩy mạnh tại lỗ
thoát của quạt. Các vật dụng lỏng lẻo bị hút vào có
thể bị đẩy ra với tốc độ cao và gây tổn thương.
o Trước khi bật: Đảm bảo không có vật dụng lỏng
lẻo nào còn trong thiết bị.

3.2.3.5 Tắt công tắc bệ thí nghiệm:


32
1. Ấn nút “O” ở trên công tắc quạt.
2. Điều chỉnh công tắc chính về vị trí
“Off” .
3. Ngắt kết nối bệ thử nghiệm với nguồn.

3.2.3.6 Thoát nước:

Vít sử dụng để dẫn nước thoát ra

- Nước ở trong bộ đo đạc áp kế được rút hết thông qua con vít như hình
trên.
1. Nghiêng bộ đo đạc áp kế, dùng một thùng chứa nước được rút hết thông qua
đinh vít trên.
2. Để nước hoàn toàn được rút hết khỏi ống áp kế:

33
o Loại bỏ tất cả ống mềm từ những điểm đo đạc
o Nghiêng một góc > 90◦ để lượng nước còn đọng lại có thể dễ dàng được
thoát ra khỏi máy đo. Lau khô thiết bị.

4. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG:


4.1. Phương trình liên tục:

V = A.v = const
Với:
o V: lưu lượng dòng chảy.
o A: Diện tích mặt cắt.
o v: Vận tốc của dòng.

Lưu ý:
o Phương trình áp dụng cho dòng không nén được, liên tục, dòng
không phụ thuộc áp suất, chênh lệch áp suất nhỏ thì coi như không nén
được.
o Mật độ của chất lỏng nén được (hoặc khí) phụ thuộc vào áp suất.

34
(Hình 4.1)
Với hình trên thì ta có phương trình sau:

- Phương trình liên tục cho biết tốc độ dòng thể tích trong đường ống là
không đổi. Diện tích mặt cắt ngang và tốc độ dòng chảy tỷ lệ nghịch với nhau.

4.2. Nguyên lý Becnoulli:


2
ρv
ptotal = pstat + + ρ.g.h
2

Với:
o ptotal : áp suất tổng.
o pstat : áp suất tĩnh.
o ρ : mật độ chất lỏng.
o v: vận tốc của dòng chảy.
o g: gia tốc trọng trường.
o h: chiều cao.
Ta kết luận từ hình 4.1: Vận tốc dòng chảy càng cao thì áp suất tĩnh chất
lỏng càng thấp.

35
- Các lực riêng sẽ được tính như sau:
ptotal = href - h1
pstat = href - h2
pdyn = ptotal - pstat
Với:
o href : Cột nước tham chiếu.
o h1: Cột nước h1 trong ống áp kế 1.
o h2: Cột nước h2 trong ống áp kế 2.
o pdyn: Áp suất động.
o pstat: Áp suất tĩnh.
o ptotal: Áp suất tổng.

- Vận tốc dòng chảy được tính từ áp suất động:

v=
√ 2 P dyn
ρ
Với:
o v: Vận tốc dòng chảy.
o pdyn: Áp suất động.
o ρ : Mật độ chất lỏng.
Dựa vào các điều kiện đầu của mô phỏng thí nghiệm (tốc độ gió, nhiệt độ,
v.v; những thông số này sẽ được nêu ở các chương sau), nhóm tôi có đưa
ra một con số cho mật độ chất lỏng là ρ = 1.1619 kg.m3.

5. KẾT QUẢ ĐO:


5.1 Tiến hành thí nghiệm:
1. Lắp đặt phụ kiện HM 225.03 vào máy huấn luyện HM 225.

36
2. Trên máy huấn luyện HM 225:

- Mở van V1 hoàn toàn.


- Đóng van V2 hoàn toàn.
- Đặt vận tốc dòng chảy trung bình (biến trở 4…6).
- Bật quạt.

3. Đo áp suất và ghi lại chúng trên bảng làm việc.

- Di chuyển ống đo tĩnh động cho đến khi đầu ống ở vị trí 10mm. Đọc giá
trị đo h1 từ ống đồng hồ áp suất 1.
- Di chuyển ống đo tĩnh động cho đến khi các cổng đo ở bên ống ở vị trí
5mm. Đọc giá trị đo h2 từ ống đồng hồ áp suất 2.
- Đọc giá trị đo href từ ống đồng hồ áp suất 3.

4. Cách nhau 10 mm, di chuyển ống đo tĩnh động dọc theo phần đo và lặp lại
các phép đo. Chuỗi đo kết thúc ở 295 mm.

5.2 Worksheets:

Thí nghiệm số No 02

37
□ 60 đến 100

Vị trí của co lại của vòi Venturi


□ 200 đến 240

Trạng thái nghỉ của cột nước 133 mm

Nhiệt độ của không khí 27 ◦C

Cài đặt chiết áp _____

Vị trí (mm) Cột nước (mm WC)

h1 h2 href

10 133 179 198


15 133 184 198
20 133 189 198
25 133 193 198
30 133 200 198
35 133 209 198
40 133 216 198
45 133 227 198
50 133 237 198
55 133 248 198
60 133 253 198
65 133 258 198

38
70 133 262 198
75 133 263 198
80 133 264 198
85 133 265 198
90 133 265 198
95 133 265 198
100 133 264 198
105 133 263 198
110 133 260 198
115 133 257 198
120 133 254 198
125 133 250 198
130 133 248 198
135 133 245 198
140 133 242 198
145 133 238 198
150 133 235 198
155 133 233 198
160 133 230 198
165 133 229 198
170 133 227 198
175 133 225 198
180 133 223 198
185 133 221 198
190 133 218 198
195 133 217 198
200 133 215 198
205 133 214 198

39
210 133 212 198
215 133 210 198
220 133 208 198
225 133 208 198
230 133 206 198
235 133 205 198
240 133 203 198
245 133 202 198
250 133 201 198
255 133 200 198
260 133 199 198
265 133 197 198
270 133 195 198
275 133 194 198
280 133 190 198
285 133 183 198
290 133 179 198
295 133 171 198

6. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ CÂU HỎI THẢO LUẬN:


6.1 Kết quả thí nghiệm:

Position A h1 h2 href Ptotal Pstat Pdyn


2
in mm in mm in mm in mm in mm in mm in mm in mm V (m/s)
WC WC WC WC WC WC
10 3250.0 133 179 198 65 19 46 8.898
15 3125.0 133 184 198 65 14 51 9.369
20 3000.0 133 189 198 65 9 56 9.818

40
25 2875.0 133 193 198 65 5 60 10.163
30 2750.0 133 200 198 65 -2 67 10.739
35 2625.0 133 209 198 65 -11 76 11.438
40 2500.0 133 216 198 65 -18 83 11.953
45 2375.0 133 227 198 65 -29 94 12.72
50 2250.0 133 237 198 65 -39 104 13.38
55 2125.0 133 248 198 65 -50 115 14.07
60 2000.0 133 253 198 65 -55 120 14.372
65 2000.0 133 258 198 65 -60 125 14.668
70 2000.0 133 262 198 65 -64 129 14.901
75 2000.0 133 263 198 65 -65 130 14.959
80 2000.0 133 264 198 65 -66 131 15.016
85 2000.0 133 265 198 65 -67 132 15.074
90 2000.0 133 265 198 65 -67 132 15.074
95 2000.0 133 265 198 65 -67 132 15.074
100 2000.0 133 264 198 65 -66 131 15.016
105 2037.5 133 263 198 65 -65 130 14.959
110 2075.0 133 260 198 65 -62 127 14.785
115 2112.5 133 257 198 65 -59 124 14.61
120 2150.0 133 254 198 65 -56 121 14.432
125 2187.5 133 250 198 65 -52 117 14.191
130 2225.0 133 248 198 65 -50 115 14.07
135 2262.5 133 245 198 65 -47 112 13.885
140 2300.0 133 242 198 65 -44 109 13.698
145 2337.5 133 238 198 65 -40 105 13.444
150 2375.0 133 235 198 65 -37 102 13.25
155 2412.5 133 233 198 65 -35 100 13.12
160 2450.0 133 230 198 65 -32 97 12.922
165 2487.5 133 229 198 65 -31 96 12.855
170 2525.0 133 227 198 65 -29 94 12.72
175 2562.5 133 225 198 65 -27 92 12.584
180 2600.0 133 223 198 65 -25 90 12.447

41
185 2637.5 133 221 198 65 -23 88 12.308
190 2675.0 133 218 198 65 -20 85 12.096
195 2712.5 133 217 198 65 -19 84 12.025
200 2750.0 133 215 198 65 -17 82 11.881
205 2787.5 133 214 198 65 -16 81 11.808
210 2825.0 133 212 198 65 -14 79 11.661
215 2862.5 133 210 198 65 -12 77 11.513
220 2900.0 133 208 198 65 -10 75 11.362
225 2937.5 133 208 198 65 -10 75 11.362
230 2975.0 133 206 198 65 -8 73 11.21
235 3012.5 133 205 198 65 -7 72 11.133
240 3050.0 133 203 198 65 -5 70 10.977
245 3087.5 133 202 198 65 -4 69 10.898
250 3125.0 133 201 198 65 -3 68 10.819
255 3162.5 133 200 198 65 -2 67 10.739
260 3200.0 133 199 198 65 -1 66 10.659
265 3237.5 133 197 198 65 1 64 10.496
270 3275.0 133 195 198 65 3 62 10.331
275 3312.5 133 194 198 65 4 61 10.247
280 3350.0 133 190 198 65 8 57 9.905
285 3387.5 133 183 198 65 15 50 9.277
290 3425.0 133 179 198 65 19 46 8.898
295 3562,0 133 171 198 65 27 38 8.088

6.2 Thảo luận về vận tốc:


Hai biểu đồ dưới đây biểu thị sự biến đổi vận tốc theo diện tích mặt cắt:

42
Vận tốc dòng chảy là 8.898 m/s ở đầu nối velocity (ở vị trí đo 10 mm với
diện tích cắt ngang là 3415,0 mm2). Vận tốc dòng chảy sau đó tăng lên mức tối
đa là 15.074 m/s trong phần contraction (ở vị trí đo từ 85 mm đến 95 mm, diện
tích cắt ngang là 2000,0 mm2 ở mỗi vị trí đo). Sau phần contraction, vận tốc dòng
chảy giảm xuống 8.088 m/s (ở vị trí đo 295 mm với diện tích cắt ngang là 3562,0
mm2). Do đó, vận tốc dòng chảy, tương tự như áp suất động, tăng khi diện tích
cắt ngang giảm và giảm khi diện tích cắt ngang tăng lên.

7. PHỤ LỤC:
7.1 Thông số kỹ thuật:

Thân bên của Venturi

43
Kích thước:
Dài x Rộng x Cao 230 x 130 x 410mm
Trọng lượng Xấp xỉ 4kg

Ống tĩnh thí điểm :


Đường kính cổng đo áp suất tĩnh : 0.4mm
Đường kính cổng đo áp suất tổng : 1.2mm
Phần đo dọc theo vòi Venturi : 5…295mm

7.2 Danh sách viết tắt:

Abbreviation Meaning
WC Cột nước

7.3 Danh sách các kí hiệu và đơn vị:


44
Kí hiệu Tên toán học/vật lý Đơn vị
A Diện tích mặt cắt mm2
G Gia tốc trọng trường 9.81m/s2
H Độ cao cột nước
href Cột nước tham chiếu
h1 mm WC
Cột nước trong ống áp kế
1

h2
Cột nước trong ống áp kế
2

P Áp suất
pdyn Áp suất động mm WC
pstat Áp suất tĩnh
ptotal Tổng áp suất
v Vận tốc dòng chảy m/s
V Lưu lượng dòng chảy m3/h
Ρ Tỷ trọng Kg/m3

7.4 Bảng quy đổi:

45
Bảng 7.1 Bảng chuyển đổi đơn vị thể tích

Bảng 7.2 Bảng chuyển đổi đơn vị lưu lượng

Bảng 7.3 Bảng chuyển đổi đơn vị áp suất

46

You might also like