You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA DƯỢC

TẬP BÀI GIẢNG

Môn học: THỰC HÀNH DƯỢC LÝ HỌC CĂN BẢN 1 Mã môn học: PMY 302
Số tín chỉ: 01

Dành cho sinh viên ngành: Dược học


Khoa : Dược
Bậc đào tạo: Đại học
Học kỳ : 1 Năm học: 2022- 2023

Đà Nẵng, tháng 7 năm 2022


LỜI GIỚI THIỆU

Tập bài giảng môn THỰC HÀNH DƯỢC LÝ HỌC CĂN BẢN 1 này được soạn
thảo nhằm đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nội dung các bài thực tập phù hợp với tài liệu lý thuyết môn Dược lý học căn
bản 1
- Cập nhật được kiến thức theo các nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu dược lý và
độc tính của thuốc hiện hành.
- Phù hợp với điều kiện trang thiết bị của Khoa Dược và khả năng cung ứng hóa
chất của nhà trường.
Tập bài giảng này gồm có 6 bài thực tập.
Trong mỗi bài thực tập đều mô tả những nội dung thực hành gắn với các chương
lý thuyết tương ứng.
Tập bài giảng THỰC HÀNH DƯỢC LÝ HỌC CĂN BẢN 1 này được biên soạn
dựa theo đề cương chi tiết đã được thông qua Hội đồng khoa học khoa Dược - trường
Đại học Duy Tân, sử dụng để giảng dạy cho dành cho sinh viên Dược năm thứ 3.
Trong quá trình biên soạn tập bài giảng không tránh khỏi sai sót, chúng tôi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và sinh viên để tập bài giảng hoàn
thiện hơn trong lần tái bản sau.
MỤC LỤC
NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM..................................................................................3
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
QUY TẮC AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM..............................................................4
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Bài 1: .................................................................................................................................. 6
Bài 2: ................................................................................................................................... 8
Bài 3: .................................................................................................................................. 11
Bài 4: .................................................................................................................................. 14
Bài 5: .................................................................................................................................. 16
Bài 6: .................................................................................................................................. 18
Tài liệu tham khảo................................................................................................................ 20
NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM

1. Sinh viên phải có mặt đúng giờ để đảm bảo chương trình thực hiện.
2. Để nón, mũ và các vật dụng cá nhân đúng nơi quy định.
3. Phải mặc áo blouse và đeo bảng tên.
4. Phải giữ gìn yên lặng, trật tự, giữ vệ sinh an toàn phòng thí nghiệm.
5. Không ăn uống, hút thuốc trong phòng thí nghiệm.
6. Không sử dụng điện thoại trong phòng thí nghiệm.
7. Phải chuẩn bị bài kỹ trước khi đến phòng thí nghiệm. Cuối buổi thực tập, mỗi
sinh viên phải có bản ghi kết quả thí nghiệm và làm bài tường trình nộp vào
cuối đợt thực tập.
8. Tuyệt đối tuân theo hướng dẫn về các thao tác sử dụng thiết bị, hóa chất.
Không được tự ý làm các thi nghiệm ngoài nội dung thực tập.
9. Làm thí nghiệm tại đúng chỗ đã được phân công: đặt hóa chất, dụng cụ và
thiết bị đúng nơi quy định.
10. Ký nhận dụng cụ - thiết bị vào đầu mỗi buổi thực tập; ký trả vào cuối mỗi
buổi thực tập.
11. Các nhóm thực tập phải có trách nhiệm giữ gìn bộ dụng cụ được giao, nếu
làm mất hoặc làm hư hỏng thì sinh viên trong nhóm phải có trách nhiệm bồi
thường.
12. Không được mang các thiết bị - dụng cụ và hóa chất ra khỏi phòng thí nghiệm
khi chưa được sự đồng ý của cán bộ hướng dẫn.
13. Cuối mỗi buổi thực tập các nhóm phải tự dọn vệ sinh dụng cụ, nơi làm việc,
luân phiên có một nhóm trực nhật dọn vệ sinh cho toàn bộ phòng thí nghiệm.
14. Các hóa chất, rác thải, nước thải của quá trình súc rửa dụng cụ phải bỏ đúng
nơi quy định
15. Không được tự ý ra khỏi phòng thí nghiệm khi chưa được sự đồng ý của cán
bộ hướng dẫn.
16. Không được tự ý chuyển đổi nhóm thực tập, đi thực tập đúng nhóm đã quy
định trước.
QUY TẮC AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM

1. Các phản ứng có chất độc bay hơi phải làm trong tủ hút.
2. Các chất dễ cháy, nổ phải đặt xa ngọn lửa.
3. Khi đun nóng các dung dịch phải nghiêng ống nghiệm và hướng miệng ống
nghiệm về phía không có người.
4. Không cúi mặt vào các dung dịch đang sôi hoặc các chất đang nóng chảy để
tránh hóa chất bắn nổ vào mắt. Đối với chất dễ nổ, dễ bắn tách, nếu muốn
quan sát phải đeo kính bảo hiểm.
5. Khi pha loãng acid đậm đặc phải rót từ từ acid vào nước mà không được làm
ngược lại, không được cầm trên tay dung dịch đang pha vì có tỏa nhiệt mạnh.
6. Nếu làm rơi vãi thủy ngân thì phải hốt lại bằng máy hút bụi hoặc pipet có quả
bóp cao su, đồng thời rắc vào chổ thủy ngân rơi một ít lưu huỳnh bột hoặc
tưới vào dung dịch FeCl3 20% và báo cáo cho cán bộ hướng dẫn biết để xử lý.
7. Muốn thử mùi các chất không được ngửi trực tiếp mà phải dùng tay vẫy hơi
đó đến mũi từng lượng nhỏ.
8. Sau khi làm việc với các chất độc như Hg, As, các muối cyanid... và các dung
dịch kim loại quý, cần phải thu vào bình chứa nhất định.
9. Khi có hỏa hoạn: Cần loan báo nhanh cho những người xung quanh và sử
dụng các công cụ cứu hỏa gần nhất để xử lý.
        - Nếu có đám cháy nhỏ thì dùng bao tải ướt để dập tắt.
      - Nếu có đám cháy lớn và lan rộng thì báo điện thoại khẩn cấp 114, dùng
cát và bình cứu hỏa sinh CO2 để làm tắt hoặc hạn chế đám cháy. Trong khi đó
phải cách ly ngay các chất dễ cháy và dễ nổ (ether, các loại cồn, các bình acid
đặc...)
10. Nếu bị acid đặc hoặc kiềm đặc rơi trên da phải rửa ngay bằng vòi nước chảy
vài phút. Sau đó báo ngay cho cán bộ quản lý để xử lý vết bỏng, chống nhiễm
khuẩn.
11. Nếu acid đặc, kiềm đặc bắn vào mắt cũng phải rửa ngay bằng nước nhiều lần
và báo cho cán bộ hướng dẫn phòng thí nghiệm để xử lý.
12. Nếu bị bỏng do các vật nóng với vết bỏng không lớn thì để dưới vòi nước
lạnh 10-15 phút, sau đó thấm khô và bôi các thuốc mỡ dược dụng, dầu cá...
13. Nếu vết bỏng lớn, hoặc vết thương có chảy máu thì báo cho người phụ trách,
đồng thời tổ chức sơ cứu, xử lý cầm máu và sát khuẩn bằng các vật tư y tế
được trang bị trong phòng thí nghiệm.
14. Nếu cảm thấy khó thở trong phòng thí nghiệm có nhiều hơi độc thì phải
nhanh chóng thoát ra ngoài hành lang và báo cho người phụ trách phòng thí
nghiệm.
15. Đối với động vật thí nghiệm:
- Luôn nhẹ tay với động vật thí nghiệm vì mạnh tay sẽ ảnh hưởng làm sia
lệch kết quả thực tập và làm cho động vật hung dữ hơn.
- Không được đụng chạm thường xuyên vào động vật nếu không cần thử
thuốc.
- Động vật sau khi thực tập xong phải được phân loại riêng: động vật đã chết
và động vật còn sống. Nếu động vật chết thì sinh viên phân loại riêng trong
bao rác và đem đến nơi thu gom thích hợp.
Bài 1
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG THỰC HÀNH DƯỢC LÝ

Mục tiêu thực hành:


Sau khi thực hành xong bài này, sinh viên có khả năng
1. Trình bày được nguyên tắc thiết kế thí nghiệm, triển khai thực nghiệm, ghi nhận kết
quả và phân tích dữ liệu thực nghiệm trong thực hành dược lý
2. Trình bày được một số kỹ thuật cơ bản trong thực hành dược lý trên động vật thực
nghiệm: kĩ thuật bắt, giữ động vật, kĩ thuật tiêm thuốc và cho động vật uống thuốc.
I. Nguyên tắc thiết kế thí nghiệm và phân tích số liệu
1.1. Một số nguyên tắc thiết kế thí nghiệm
- Lựa chọn động vật: tùy theo yêu cầu của mỗi thí nghiệm mà lựa chọn động vật cho phù
hợp. Nếu không có yêu cầu riêng biệt thì thường chọn động vật trưởng thành, có khối
lượng đồng đều, cùng độ tuổi, khỏe mạnh, cả hai giống, nếu là con cái thì không được có
thai và không đang cho con bú. Đông vật sau khi mua về phải được kiểm tra về khối
lượng và chất lượng như: nhanh nhẹn, lông mượt, mắt sáng, răng, móng, bộ phận sinh dục
ngoài, … bình thường.
- Chế độ nuôi dưỡng: động vật sau khi mua về phải nuôi tại nơi thí nghiệm 3-5 ngày để
thích nghi với môi trường mới. Chế độ nuôi dưỡng phải phù hợp với đặc tính sinh lý tự
nhiên của động vật, phù hợp với yêu cầu của thí nghiệm và phải đồng nhất trong suốt quá
trình nghiên cứu. Không dùng thức ăn có khả năng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Lựa chọn giờ cho ăn hàng ngày hợp lý để đảm bảo khi cho uống thuốc thì dạ dày đã được
tiêu bớt, để hấp thu thuốc tốt hơn và tránh làm dạ dày căng quá mức gây hiện tượng khác
thường nhầm với tác dụng của thuốc.
- Số lượng động vật cần dùng tùy thuộc vào mỗi thí nghiệm nhưng nguyên tắc chung là
phải đủ để đảm bảo độ tin cậy cho kiểm định thống kê (tối thiểu 6 động vật /lô).
- Phương pháp chia lô động vật thí nghiệm: động vật thường được chia ngẫu nhiên thành
các lô để thử thuốc. Số lô tùy thuộc vào mục đích thí nghiệm. Các lô thường được sử
dụng trong thí nghiệm gồm:
Lô chứng sinh lý: dùng nước cất hoặc dùng dung môi pha thuốc.
Lô chứng bệnh lý: động vật được gây bệnh lý thực nghiệm rồi cho dùng nước cất hoặc
dung môi pha thuốc.
Lô chứng dương: động vật được gây mô hình bệnh lý thực nghiệm rồi dùng một thuốc đã
biết có tác dụng trên mô hình thử.
Lô thử: động vật được gây bệnh lý thực nghiệm rồi dùng thuốc nghiên cứu (có thể có
nhiều lô thử).
Liều dùng được tính theo khối lượng động vật và phù hợp với từng loài.
Đối với các thuốc đã biết rõ tác dụng dược lý và mức liều có hiệu quả trên người, liều
dùng trên động vaattj được xác định theo nguyên tắc ngoại suy dựa vào liều có hiệu quả
tương đương giữa các loài động vật và người (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Hệ số có hiệu quả tương đương giữa các loài động vật và người
Loài Chuột nhắt Chuột cống Thỏ Chó Người
trắng trắng

Chuột nhắt 1 1/2 1/4 1/7 1/12


trắng

Chuột cống 2 1 1/2 1/4 1/7


trắng

Thỏ (mèo) 4 2 1 3/5 1/3

Chó 7 4 5/3 1 1/2

Người 12 7 3 2 1

Đối với thuốc mới, liều thử trong thí nghiệm được xác định như sau: trước hết xác
định liều LD50, sau đó xác định mức liều tối đa có thể sử dụng cho thử nghiệm dược lý
(1/10 liều LD50). Từ mức liều này, giảm dần liều dùng (có thể theo cấp số nhân với công
bội là ½) đến mức liều thấp nhất còn thể hiện tác dụng dược lý trên mô hình đã chọn.
Chỉ tiêu đánh giá: mỗi thí nghiệm dược lý có thể lựa chọn 1 hay nhiều chỉ tiêu
đánh giá liên quan đến tác dụng dược lý hoặc độc tính cần thăm dò trong mô hình. Chỉ
tiêu này có thể phản ánh tác dụng dược lý ở mức độ cơ thể (ví dụ độ phù của bàn chân
chuột sau khi gây viêm bằng carrageenan hay thời gian ngủ của chuột sau khi tiêm
thiopental), mức độ tế bào (ví dụ nồng độ insulin trong môi trường nuôi cấy đảo tụy cô
lập), hay ở mức độ phân tử (ví dụ khả năng ức chế hoạt độ enzyme cyclooxygenase khi ủ
cơ chất và enzyme với thuốc). Chỉ tiêu đánh giá được thực hiện ở tất cả các lô thí nghiệm,
tại các thời điểm xác định theo thiết kế thí nghiệm để sau đó có thể xử lý kết quả và kiểm
định thống kê phù hợp.
Đánh giá kết quả của thí nghiệm: tùy theo thiết kế thí nghiệm mà lựa chọn kiểm
định thống kê phù hợp để:
+ So sánh trước- sau trên cùng một lô động vật thực nghiệm
+ So sánh giữa hai lô động vật thực nghiệm: nhóm thử và nhóm chứng bệnh lý,
nhóm chứng dương và các nhóm thử.
+So sánh lặp lại nhiều thời điểm trên cùng 1 lô động vật thực nghiệm
+ So sánh lặp lại nhiều thời điểm trên các lô động vật thực nghiệm khác nhau: có
thể so sánh trong cùng lô (within-group) hoặc giữa các lô (between-groups).
1.2. Ghi nhận kết quả và phân tích số liệu
1.2.1. Xây dựng bộ dữ liệu
Điều quan trọng nhất trong quá trình thực hiện thí nghiệm là theo dõi các thông số
đánh giá, ghi chép và lưu trữ kết quả thực nghiệm để phân tích, xử lý thống kê sau đó.
Thông tin cần lưu trữ bao gồm tên lô động vật thử, số thứ tự các cá thể trong lô và kết quả
các thông số đánh giá của từng cá thể.
Số liệu thu thập trong thí nghiệm dược lý thuộc 1 trong 4 loại biến số: biến định
danh (norminal), biến thứ bậc (ordinal), biến rời rạc hoặc liên tục (metric, discrete/
continuous). Đi từ biến định danh đến biến tham số, tính thông tin tăng dần nhưng khả
năng xuất hiện sai số đo lường cũng tăng dần. Loại số liệu nghiên cứu và đặc điểm phân
bố của mẫu số liệu sẽ quyết định việc lựa chọn phép toán thống kê để xử lý kết quả.
Phần mềm xử lý số liệu thường được sử dụng trong phân tích kết quả thí nghiệm
dược lý bao gồm: Microsoft Excel (Microsoft Office, Microsoft), Statistical Package for
Social Sciences (SPSS, IBM) hay GraphPad Prism (GraphPad Software, Inc).
Bảng 1.2. Đặc điểm của các loại số liệu trong thí nghiệm dược lý
Loại biến số Đặc điểm Ví dụ Các tham số Nội dung
thống kê mô tả thông tin
Biến định danh Bao gồm các số Giới tính, tình Tần số, tỉ lệ Thấp
liệu không có trạng sống/chết
thứ bậc
Biến thứ bậc Bao gồm các số Mức độ đau Tần số, tỉ lệ, Trung bình
liệu có thứ bậc (nhẹ, trung trung vị
nhưng khoảng bình, nặng)
cách giữa chúng
không định
lượng được
Biến liên tục Số liệu có thứ Số lượng hồng Tần số, tỉ lệ, Cao
hoặc rời rạc có bậ, nhưng phạm cầu/ µl máu trung bình,
thứ bậc vi giá trị được ngoại vi (rời trung vị, độ lệch
phân thành các rạc), chuẩn
khoảng có thể Hoạt độ enzyme
định lượng ASAT, ALAT
được. Số liệu có huyết thanh
được do đếm (liên tục)
(rời rạc) hoặc
do đo lường
(liên tục)
1.2.2. Một số khái niệm thống kê
Phân bố mẫu: có thể tuân theo phân bố chuẩn (Gausse) hoặc không tuân theo phân bố
chuẩn. Tính chuẩn của mẫu có thể xác định thông qua hình dạng của đường phân bố mẫu
(histogram) hoặc thông qua các kiểm định thống kê.

Phân bố chuẩn, đặc trưng bằng Phân bố không chuẩn, đặc trưng
X±SD, sử dụng kiểm định tham số bằng Median và tứ phân vị, sử
Hình dụng kiểm định phi tham số
1.1. Phân bố kết quả thực nghiệm chuẩn và
không chuẩn
-Giá trị trung bình (Mean, X):

-Độ lệch chuẩn (SD): diễn tả sự biến thiên của các giá trị quan sát của mẫu so với giá trị
trung bình. Nếu mẫu tuân theo phân bố chuẩn, 95% giá trị của mẫu được tìm thấy trong
khoảng X ± 2SD.

-Sai số chuẩn (SE): diễn tả sự biến thiên của giá trị đặc trưng (số trung bình) tính được từ
mẫu. Với mẫu tuân theo phân bố chuẩn, khoảng X ± 2SE là khoảng dao động của giá trị
trung bình trong 95% trường hợp.
SE=SD/ƴ n
-Tứ phân vị (quartiles): 25% hoặc 75% là giá trị mà tại đó tương ứng có 25% hoặc 75%
gia trị trong mẫu bé hơn giá trị này.
-Trung vị (median): giá trị giữa của mẫu, được tính là giá trị giữa nếu cỡ mẫu lẻ hoặc
trung bình của 2 giá trị giữa nếu cỡ mẫu chẵn.
-Kiểm định giả thuyết: phương pháp để xác định liệu có đủ bằng chứng để khẳng định giả
thuyết thay thế hay không. Có 2 giả thuyết: giả thuyết H0 và giả thuyết thay thế. Thí
nghiệm dược lý được thiết kế để chứng minh giả thuyết thay thế và chỉ ra xác suất sai cao
của giả thuyết H0.
-Giá trị p: biến cố tồn tại giả thuyết H0. Nếu p > 0,05, không phát hiện được sự khác biệt
ở mức ý nghĩa 95%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được xác định khi p < 0,05.
1.2.3. Xử lý số liệu thống kê
Phân tích thống kê được bắt đầu bằng test kiểm định phân bố của mẫu. Có thể xác
định khá chính xác đặc tính phân bố của mẫu với cỡ mấu lớn, tuy nhiên với khoảng 5-20
giá trị đo lường trong thực hành dược lý, việc thiết lập phân bố mẫu nhiều khi không
chính xác. Trong một số trường hợp, với n < 30 người ta coi dữ liệu phân bố phi tham số
(nomparametric distribution).
Kiểm định thống kê được áp dụng tùy theo đăch tính phân bố của mẫu. Trong
trường hợp mẫu phân bố tham số (parametric) như phân bố Gausse, mẫu được đại diện
bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn và được kiểm định bằng các test tham số. Trong
trường hợp phân bố phi tham số, mẫu được đại diện bằng các trung vị và các tứ phân vị
25% và 75% và được kiểm định bằng các test phi tham số. Test phi tham số cũng được áp
dụng với các biến định danh, biến thứ bậc và biến rời rạc.
Sau đó, tùy theo yêu cầu của nghiên cứu mà áp dụng các test kiểm định khác nhau.
Với 2 mẫu, có thể sử dụng test so sánh cặp (paired) và test so sánh mẫu độc lập (không
cặp, unpaired), tùy thuộc vào các mẫu là độc lập hay phụ thuộc. Trong trường hợp so sánh
nhiều hơn 2 mẫu hoặc đo lường lặp lại ở nhiều thời điểm, có thể áp dụng các kiểm định
khác.
Hình 1.2. Tóm tắt các kiểm định thống kê áp dụng khi so sánh 2 mẫu
Hình 1.3. Tóm tắt các kiểm định thống kê áp dụng khi so sánh nhiều mẫu
Bài tập áp dụng (kiểm định các mẫu độc lập, phân bố chuẩn với test tham số)
Nghiên cứu tác dụng tăng lực của thuốc trong thí nghiệm chuột bơi, thời gian bơi tính
bằng phút của chuột trong các lô (12 chuột/lô): lô chứng uống nước muối sinh lý (lô 1), lô
uống thuốc thử liều thấp (lô 2) và lô uống thuốc thử liều cao (lô 3), thu được kết quả như
sau:
Thời gian bơi của chuột (phút)
Thứ tự Lô 1 Lô 2 Lô 3
1 210 161 376
2 202 216 216
3 146 184 192
4 74 133 399
5 175 393 187
6 53 44 258
7 32 33 128
8 32 312 309
9 239 38 126
10 33 154 182
11 346 309 240
12 71 294 368
Từ kết quả thực nghiệm trên có kết luận gì về kết quả tăng lực của thuốc thử?
Giải quyết vấn đề bằng phần mềm SPSS 20.0:
-Khai biến

-Nhập số liệu

Bước 2: Tính toán các thông số đặc trưng mẫu về thời gian bơi của 3 lô
Kiểm định tính chuẩn của mẫu: sử dụng SPSS: Analyse\Descriptive Statistics\Explore\
Plot\Normality plots with tests.
Dùng phép kiểm định Kolmogorov-Smirnov khi cỡ mẫu > 50, dùng kiểm định Shapiro-
Wilk khi cỡ mẫu < 50. Mẫu được coi là phân phối chuẩn khi mức ý nghĩa (Sig.) > 0,05.

Kết quả kiểm định với dữ liệu ở 3 lô cho thấy các mẫu này có phân phối chuẩn.

Chú ý: Để nhận biết phân phối chuẩn của mẫu trong SPSS, cũng có thể sử dụng giản đồ
Histogram (phân phối chuẩn khi giản đồ có dạng hình chuông úp đối xứng với tần số cao
nhất nằm ngay giữa và các tần số thấp dần nằm ở 2 bên) hoặc giản đồ xác suất (normal Q-
Q plot) (phân bố chuẩn khi giản đồ xác suất này có quan hệ tuyến tính).
Tính toán các thông số đặc trưng của mẫu: giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (SD),
trung vị (Median), giá trị nhỏ nhất và lớn nhất (Min, Max) của các lô 1, 2, 3. Sử dụng
SPSS (Analyse\Descriptive Statistics\Explore\Statistics\ Descriptives).

Kết quả được như sau:


Thông số đặc trưng Thời gian bơi của chuột (phút)
của mẫu Lô 1 Lô 2 Lô 3
Mean ± SD 134,42 ± 101,50 189,25 ± 119,18 248,42 ± 94,86
Median 110 172,5 228
Min- Max 32-346 33-393 126-399
Bước 3: So sánh sự khác biệt về tác dụng của các lô dùng thuốc thử (lô 2 và lô 3) so với
lô chứng (lô 1).
Giả thuyết H0: không có sự khác biệt về thời gian bơi giữa lô chứng (lô 1) và lô uống
thuốc thử liều thấp (lô 2). Không có sự khác biệt về thời gian bơi giữa lô chứng (lô 1) và
lô uống thuốc thử liều cao (lô 3).
Dùng test T- student để so sánh sự khác biệt về giá trị trung bình của hai mẫu độc lập. Sử
dụng SPSS (Analyse\Compare Means\Independent Samples T test)
Kết quả thu được như sau:
Lô 1 Lô 2 Lô 3
Mean ± SD 134,42 ± 101,50 189,25 ± 119,18 248,42 ± 94,86
T0,05; 22 -1,213
-2,842
p P1-2 = 0,238
P1-3 = 0,009
Như vậy, p1-2 = 0,238 > 0,05, chấp nhận giả huyết H0, không có sự khác biệt trên
thời gian bơi của lô chuột dùng thuốc dùng liều thấp so với lô chứng. Ngược lại, p1-3=
0,009 < 0,05, do đó lô dùng thuốc thử liều cao làm kéo dài thời gian bơi rõ rệt có ý nghĩa
thống kê so với lô chứng.
II. KỸ THUẬT BẮT GIỮ, TIÊM VÀ CHO ĐỘNG VẬT UỐNG THUỐC
2.1. Kỹ thuật bắt giữ động vật
2.1.1 Kỹ thuật bắt và giữ chuột
Cách 1: bắt chuột bằng cách túm đuôi sát vùng thân chuột nhấc lên. Đặt chuột lên bề mặt
cứng, tốt nhất là đặt chuột lên các vật dụng có dạng lưới bằng thép để chuột có thể bám
chặt như nắp hộp nhốt chuột. Một tay cầm đuôi kéo nhẹ về phía sau, tay còn lại túm vào
gáy chuột sát phần gốc tai và giữ thật chặt đầu chuột sao cho chuột không thể quay đầu lại
để tấn công hoặc cắn được. Nhấc chuột lên, xoay ngửa bàn tay để chuột nằm lọt hẳn trong
lòng bàn tay và kẹp đuôi chuột vào giữa bàn tay và ngón tay đeo nhẫn hoặc ngón út để
giữ chặt.
Cách 2: Bắt giữ chuột bằng cách dùng một tay nắm vòng quanh lấy thân chuột ở vùng
ngực, ngón tay cái và ngón trỏ đặt ở hai bên đầu con vật ở phần hàm dưới giữ chắc chắn
để chuột không thể quay đầu lại cắn nhưng không được giữ chặt quá vì có thể làm con vật
ngạt thở.
2.1.2. Kỹ thuật bắt và giữ thỏ
Khác với chuột, thỏ có 2 chân sau rất khỏe, vì vậy bắt thỏ luôn phải dùng 2 tay.
Cách 1: Bắt thỏ bằng cách dùng 1 tay túm vào lớp da vùng gáy thỏ, tay còn lại đỡ ở phần
hai chân sau và nhấc lên. Chú ý không túm gáy hoặc túm tai thỏ xách lên vì động tác này
khiến thỏ giẫy dụa mạnh, có thể gây trật khớp hoặc hãy xương, đốt sống thắt lưng, làm
tổn thương các mạch máu ở tai ảnh hưởng đến nghiên cứu sau đó.
Cách 2: Cho con vật rúc đầu vào vùng khuỷu tay và ôm chặt vào người. Cách này thường
dùng chuyển thỏ từ chuồng này sang chuồng khác ở khoảng cách ngắn.
2.2. Kỹ thuật tiêm và cho động vật uống thuốc
2.2.1 Kĩ thuật tiêm thuốc
- Tiêm tĩnh mạch đuôi chuột
Để tiêm tĩnh mạch đuôi chuột nên sử dụng kim và bơm tiêm laoij 1 ml. Các bước tiến
hành như sau:
- Lấy thuốc vào bơm tiêm
- Nhốt chuột vào hộp thò đuôi ra ngoài, xoa nhẹ nhàng đuôi chuột để giãn nở mạch
máu, sát trùng vị trí tiêm
- Tay trái cầm đuôi chuột, tay phải cầm bơm tiêm đã lấy thuốc. Đặt kim tiêm chếch
q góc 20 độ vào vị trí tĩnh mạch đuôi ở khoảng 1/3 chiều dài đuôi chuột tính từ
chóp đuôi. Đưa kim nhẹ nhàng vào sâu tĩnh mạch. Cần phải kiểm tra xem đã đưa
kim vào đúng tĩnh mạch chưa bằng cách kéo pít tông lại, nếu máu được hút vào
bơm tiêm là đúng. Từ từ bơm thuốc vào tĩnh mạch cho đến khi hết thuốc.
-Tiêm tĩnh mạch tai thỏ:
Có thể dùng loại bơm tiêm 3-5 ml, tùy lượng thuốc cần đưa vào, các thao tác tương tự
như khi tiêm trên chuột gồm:
-Nhốt thỏ vào hộp thò đầu ra ngoài, cố định đầu thỏ. Xoa nhẹ nhàng vào vùng tai thỏ để
giãn nở tĩnh mạch vùng vành tai. Sát trùng vùng cần tiêm. Lấy thuốc vào bơm tiêm.
-Tay trái cầm vào vùng vành tai thỏ, vuốt căng vùng tĩnh mạch vành tai thỏ định tiêm, tay
phải cầm bơm tiêm đã được lấy thuốc. Đưa kim nhẹ nhàng vào vùng tĩnh mạch tai
thỏ
-Rút kim ra khỏi mạch máu, dùng bông sát trùng cồn, giữ chặt bông 1 phút, không cho
máu chảy ra ngoài
-Tiêm dưới da chuột
Tiêm dưới da chuột có thể thực hiện ở nhiều vị trí nhưng thường hay tiêm vùng gáy,
bụng, hoặc lưng chuột. Cách tiến hành như sau:
Sau khi xác định vị trí tiêm, dùng 1 tay véo lớp da cần tiêm lên, đâm kim vào giữa nếp
gấp của da. Có thể kiểm tra xem đã tiêm đúng hay chưa bằng cách kéo pít tông trở
lại, nếu không thấy máu hoặc dịch theo bơm là được. Sau đó, thả lại pít tông và
tiêm thuốc từ từ cho đến hết thuốc
-Tiêm dưới da thỏ
Tương tự như thực hiện trên chuột. Đối với thỏ, tiêm dưới da thường ở vị trí da gáy.
2.2.2. Kỹ thuật cho uống
-Cho chuột uống:
Thường cho uống bằng 1 xilanh có gắn 1 kim đầu tù đưa thuốc thẳng vào dạ dày chuột,
nếu thuốc dạng rắn cần tán đều thuốc trong dung môi thích hợp. Cách cho chuột
uống như sau:
-Xác định độ dài đoạn kim cho uống cần đưa tới dạ dày chuột bằng cách dùng kim cho
chuột uống để đo chiều dài từ miệng đến xương sườn cuối cùng của chuột
- Giữ chuột ở tư thế thẳng đứng, đầu chuột hướng lên trên sao cho thực quản chuột được
thẳng.
-Đưa kim cho uống vào phía bên phải hoặc bên trái miệng và đẩy kim từ từ vào thực
quản, sai cho kim chuyển động nhẹ nhàng, không ép buộc. Khi đã đưa kim vào đạt
được chiều dài mong muốn, từ từ bơm hết thuốc.
Trong khi bơm thuốc, quan sát biểu hiện của động vật có khó thở, thuốc trào ra ngoài
không.
-Cho thỏ uống thuốc
Thường cho thỏ uống thuốc bằng 1 xilanh có nối với ống canuyn hoặc kim đầu tù, bơm
thuốc vào cạnh miệng để thỏ tự nuốt.
Bảng 1.3. Hướng dẫn lựa chọn loại kim và thể tích thuốc dùng cho động vật theo các
đường dùng khác nhau

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày nguyên tắc thiết kế thí nghiệm?
2. Nêu các bước triển khai xây dựng mô hình nghiên cứu dược lý trên thực nghiệm?
3. Trình bày cách xử lý kết quả của bộ dữ liệu phân bố chuẩn?
4. Trình bày cách xử lý kết quả của bộ dữ liệu phân bố không chuẩn?
5. Trình bày kĩ thuật bắt, giữ động vật?
6. Trình bày kĩ thuật tiêm thuốc trên động vật?
7. Trình bày kĩ thuật cho uống thuốc trên động vật?
Bài 2
TÁC ĐỘNG HIỆP ĐỒNG VÀ ĐỐI LẬP CỦA THUỐC

Mục tiêu thực hành


Sau khi thực hành xong bài này, sinh viên có khả năng
1. Trình bày được nguyên tắc, cách tiến hành thí nghiệm của bài thực hành dược lý
2. Giải thích được tác dụng hiệp đồng và đối lập của thuốc.
3. Phân tích được thiết kế và kết quả của thí nghiệm.
4. Liên hệ được kết quả của thí nghiệm với thực tế sử dụng thuốc.

I. Cơ sở lý thuyết
Khi phối hợp hai hay nhiều thuốc tác dụng trên cùng receptor, cùng tổ chức hay hệ
thống phản hồi có thể xảy ra tương tác dược lực. Kết quả có thể làm tăng tác dụng (hiệp
đồng) hoặc giảm tác dụng (đối lập). Thí nghiệm được thiết kế để tìm hiểu tác dụng hiệp
đồng giữa clopromazin và clorofom và tác dụng đối lập giữa clopromazin và caffein thể
hiện thông qua kéo dài và rút ngắn thời gian mê.

II. Động vật, dụng cụ, hóa chất thí nghiệm


2.1. Động vật thí nghiệm
- Chuột nhắt trắng, 20 con, khỏe mạnh, có trọng lượng tương đương nhau, trọng lượng
18-22 g/ con, cùng giống là tốt nhất.
2.2. Dụng cụ, hóa chất, vật tư thí nghiệm
- Dụng cụ thí nghiệm:
Bơm-kim tiêm các loại, đồng hồ bấm giây, lồng nhốt chuột...
- Hóa chất thí nghiệm:
+ Dung dịch NaCl 0,9%
+ Dung dịch cafein 0,5%: 5 ống
+ Dung dịch clopromazin 0,125%: 5 ống
+ Cloroform: bình mở nắp tẩm bông hít

III. Quy trình tiến hành


- Đánh dấu để phân biệt chuột.
- Sau đó tiến hành thử thuốc như sau:
+ Lô chuột 1: tiêm phúc mạc dung dịch NaCl 0,9% với liều 0,2ml/con.
+ Lô chuột 2: tiêm phúc mạc dung dịch cafein 0,5% với liều 0,2ml/con
+ Lô chuột 3: tiêm phúc mạc dung dịch clopromazin 0,125% với liều 0,2ml/con.
- Quan sát hoạt động tự nhiên của mỗi chuột.
- Sau 20 phút, khi thuốc có tác dụng rõ, cho mỗi chuột dung dịch ngửi bông tẩm
cloroform.
Chỉ tiêu đánh giá:
- Quan sát hoạt động tự nhiên của mỗi chuột
- Sự thay đổi trạng thái của mỗi chuột sau khi dùng thuốc:
+ Thời gian xuất hiện tác dụng gây mê (tính bằng giây): là thời gian tính từ lúc bắt
đầu ngửi cloroform cho tới khi chuột mê (mất phản xạ lật sấp).
+ Thời gian kéo dài tác dụng gây mê (tính bằng giây): là thời gian tính từ lúc chuột
mất phản xạ lật sấp cho tới khi chuột tỉnh lại (tự lật sấp trở lại).
IV. Báo cáo kết quả thực hành
- Đánh giá kết quả từng chuột trước và sau khi thí nghiệm. So sánh 3 chuột.
- Giải thích kết quả thí nghiệm.
- Nêu ứng dụng lâm sàng của thuốc kích thích và ức chế thần kinh trung ương.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


Câu 1. Trình bày khái niệm tương tác thuốc.
Câu 2. Phân loại tương tác thuốc.
Câu 3. Cho ví dụ minh họa về từng loại tương tác dược động học.
Câu 4. Bệnh nhân bị ngộ độc barbiturat, ứng dụng tương tác trong quá trình thải trừ qua
thận, hãy trình bày các phương pháp có thể thực hiện để giải độc cho bệnh nhân.
Câu 5. Cho ví dụ minh họa về từng loại tương tác dược lực học.
Câu 6. Trình bày chỉ định và tác dụng không mong muốn của clopromazin.
Câu 7. Trình bày cơ chế tác dụng của caffein.
Câu 8. Nêu tóm tắt các bước thực hành với động vật.
Câu 9. Giải thích hiện tượng xảy ra trên động vật.
Câu 10. Nêu ứng dụng trên lâm sàng của caffein và clopromazin
Bài 3
TÁC DỤNG GÂY TÊ DẪN TRUYỀN THẦN KINH CỦA PROCAIN

Mục tiêu thực hành


Sau khi thực hành xong bài này, sinh viên có khả năng
1. Trình bày được nguyên tắc, cách tiến hành thí nghiệm của bài thực hành dược lý
2. Giải thích được tác dụng gây tê dẫn truyền thần kinh của procain
3. Phân tích được thiết kế và kết quả của thí nghiệm.
4. Liên hệ được kết quả của thí nghiệm với thực tế sử dụng thuốc.

I. Cơ sở lý thuyết
Thuốc gây tê ức chế dẫn truyền xung động trên dây thần kinh cảm giác làm giảm
hoặc mất cảm giác: cảm giác đau, xúc giác, nóng lạnh...liều cao thuốc ức chế cả dẫn
truyền xung động trên thần kinh vận động. Do đó thuốc gây tê có tác dụng làm giảm hoặc
mất phản xạ, tăng ngưỡng kích thích, tăng ngưỡng đau. So sánh ngưỡng kích thích hoặc
ngưỡng đau trước và sau khi dùng thuốc thử hoặc giữa nhóm được dùng thuốc thử và
nhóm chứng cho phép đánh giá được tác dụng của thuốc gây tê.

II. Động vật, dụng cụ, hóa chất thí nghiệm


2.1. Động vật thí nghiệm
- Ếch đồng khỏe mạnh, cân nặng 150,0 ± 15,0g/ con, không phân biệt giống, đủ tiêu
chuẩn thí nghiệm.
2.2. Dụng cụ, hóa chất, vật tư thí nghiệm
- Dụng cụ thí nghiệm:
Bộ phẫu thuật động vật nhỏ, bơm-kim tiêm các loại, lồng nhốt ếch, đồng hồ bấm
giây, bông, kéo, giá đỡ.
- Hóa chất thí nghiệm:
+ Novocain 1,0%: 5 ống
+ HCl 1,0%: 10 ml
III. Quy trình tiến hành
- Cắt bỏ não ếch, treo hàm dưới cuả ếch lên giá đỡ.
- Nhúng 1 chân của ếch vào dung dịch HCl 1,0%.
- Xác định thời gian ếch co chân.
(làm như vậy 3 lần và nhớ là phải lau sạch bàn chân ếch sau mỗi lầm thử phản xạ, và
lấy giá trị trung bình gọi là t1)
- Tiêm vào ổ bụng của ếch 2ml dung dịch procaine 3% chờ sau 10 phút sau đó
nhúng 1 bàn chân ếch vào HCl, Xác định thời gian ếch co chân lên gọi là t2. sau 5
phút ếch ko co chân là được.
Chỉ tiêu đánh giá:
- Đánh giá hoạt động bình thường của ếch.
- Diễn biến quá trình thí nghiệm: lần lượt kích thích và quan sát đáp ứng như sau.
- Sự thay đổi cảm giác đau sau khi dùng procain.

IV. Báo cáo kết quả thực hành


- So sánh trước khi thí nghiệm (so sánh t1 và t2)
- Nêu đặc điểm tác dụng gây tê của procain và giải thích cơ chế.
- Ứng dụng trên lâm sàng của procain.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


Câu 1. Trình bày định nghĩa thuốc gây tê.
Câu 2. Phân loại các phương pháp gây tê.
Câu 3. Phân loại thuốc tê theo đường sử dụng và theo cấu trúc hóa học.
Câu 4. Một bệnh nhân bị áp-xe nướu răng (abscess on the gums), nha sĩ cần gây tê để
thực hiện các bước điều trị trên nướu và răng. Vậy theo các anh chị, nha sĩ có cần sát
trùng tại vị trí nướu bị áp-xe trước khi gây tê không? Vì sao?
Câu 5. Trình bày cơ chế tác dụng của thuốc tê.
Câu 6. Trình bày dược động học của thuốc tê.
Câu 7. Trình bày dược động học của procain.
Câu 8. Nêu tóm tắt các bước thực hành với động vật.
Câu 9. Giải thích hiện tượng xảy ra trên động vật.
Câu10. Giải thích lý do phải cắt bỏ đầu ếch.
Bài 4
TÁC DỤNG CỦA ADRENALIN TRÊN MẠCH

Mục tiêu thực hành


Sau khi thực hành xong bài này, sinh viên có khả năng
1. Trình bày được nguyên tắc, cách tiến hành thí nghiệm của bài thực hành dược lý
2. Giải thích được tác dụng của adrenalin trên mạch
3. Phân tích được thiết kế và kết quả của thí nghiệm.
4. Liên hệ được kết quả của thí nghiệm với thực tế sử dụng thuốc.

I. Cơ sở lý thuyết
Adrenalin là một thuốc cường giao cảm trực tiếp tương tác với cả thụ thể α và β. Ở
liều thấp, tác dụng β2 (giãn mạch) trên hệ mạch chiếm ưu thế, trong khi ở liều cao, tác
dụng α1 (co mạch) là mạnh nhất. Adrenalin làm tăng đáng kể thời gian gây tê tại chỗ bằng
cách tạo ra sự co mạch tại vị trí tiêm. Các dung dịch adrenalin cũng có thể được dùng tại
chỗ để làm co mạch niêm mạc và kiểm soát sự rỉ máu ở mao mạch.

II. Động vật, dụng cụ, hóa chất thí nghiệm


2.1. Động vật thí nghiệm
- Thỏ khỏe mạnh, cân nặng 1,8 – 2,2 kg. Chọn thỏ có màu lông sáng (trắng thì càng tốt).
- Số lượng: 1 con
2.2. Dụng cụ, hóa chất, vật tư thí nghiệm
- Dụng cụ thí nghiệm: bơm - kim tiêm các loại, hộp nhốt thỏ, đồng hồ bấm giây, bông
(cồn).
- Hóa chất thí nghiệm:
+ Adrenalin 0,1% 1ml: 2 ống

III. Quy trình tiến hành


- Bắt thỏ, nhốt thỏ vào hộp. Quan sát hệ mạch, màu sắc và nhiệt độ tai của thỏ lúc
bình thường.
- Tiêm dưới da vùng loa tai 0,2 ml dung dịch adrenalin 0,1%.
Chỉ tiêu đánh giá:
+ Quan sát sự thay đổi của hệ mạch: kích thước, màu sắc và nhiệt độ tai thỏ sau khi
adrenalin cho tác dụng.
+ Thời gian xuất hiện tác dụng co mạch (giây).
+ Thời gian kéo dài tác dụng co mạch (giây)

IV. Báo cáo kết quả thực hành


- So sánh kết quả với trước khi thí nghiệm (lúc bình thường) hoặc với bên tai không tiêm.
- Nêu đặc điểm tác dụng trên hệ mạch ngoại vi của adrenalin và giải thích cơ chế.
- Nêu áp dụng thực tế của adrenalin trên hệ mạch ngoại vi.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


Câu 1. Phân loại các thuốc tác động lên hệ thần kinh thực vật.
Câu 2. Giải thích các khái niệm “cường giao cảm trực tiếp” và “liệt giao cảm gián
tiếp”
Câu 3. Trình bày ngắn gọn cơ chế và cho ví dụ về các thuốc cường giao cảm gián
tiếp.
Câu 4. Nêu nguồn gốc của adrenalin.
Câu 5. Nêu các con đường sử dụng adrenalin.
Câu 6. Trình bày tác dụng dược lý của adrenalin.
Câu 7. Sau khi tiêm adrenalin: kích thước, màu sắc mao mạch và nhiệt độ tai thỏ
thay đổi như thế nào?
Câu 8. Vì sao adrenalin lại được sử dụng trong sốc phản vệ và gây tê?
Câu 9. Vì sao khi tiêm dưới da lại gây đau hơn so với tiêm bắp?
Câu 10. Trình bày kỹ thuật tiêm tĩnh mạch loa tai thỏ?
Bài 5
ẢNH HƯỞNG CỦA pH DẠ DÀY ĐẾN SỰ HẤP THU THUỐC

Mục tiêu thực hành


Sau khi thực hành xong bài này, sinh viên có khả năng
1. Trình bày được nguyên tắc, cách tiến hành thí nghiệm của bài thực hành dược lý
2. Giải thích được ảnh hưởng của pH dạ dày đến sự hấp thu của thuốc đường uống
3. Phân tích được thiết kế và kết quả của thí nghiệm.
4. Liên hệ được kết quả của thí nghiệm với thực tế sử dụng thuốc.

I. Cơ sở lý thuyết
Dựa theo phương trình Haderson-Hasselbach, khi biết pH nơi hấp thu và pKa của
thuốc, ta sẽ biết được tỷ lệ nồng độ ion hóa và khả năng hấp thu qua màng của thuốc tại vị
trí đó. Thuốc có bản chất acid yếu sẽ hấp thu tốt trong môi trường acid, thuốc có bản chất
base yếu sẽ hấp thu tốt trong môi trường base và ngược lại.
Strychnin là một thuốc kích thích hệ thần kinh TW và kích thích mạnh trên tế bào
vận động, đặc biệt là trên tủy sống. Khi dùng liều cao dễ gây ngộ độc, gây ra các cơn co
giật kiểu tetani và có khả năng gây tử vong.

II. Động vật, dụng cụ, hóa chất thí nghiệm


2.1. Động vật thí nghiệm
- Chuột nhắt trắng khỏe mạnh, có trọng lượng tương đương nhau (20,0 ± 2,0g).
- Số lượng: 20 con.
2.2. Dụng cụ, hóa chất, vật tư thí nghiệm
- Dụng cụ thí nghiệm: bơm-kim tiêm các loại, kim cong đầu tù cho chuột uống, phễu thủy
tinh, đồng hồ bấm giây, lồng nhốt chuột, bông (cồn).
- Hóa chất thí nghiệm:
+ Dung dịch NaHCO3 5,0%: 10 ml
+ Dung dịch HCl 1,0%: 10 ml
+ Strychnin sulfat 0,1%: 8 ống
III. Quy trình tiến hành
- Chuột 1: Cho uống dung dịch NaHCO3 5,0% với liều 0,3ml/con, sau đó cho uống
dung dịch strychnin sulfat 0,1% với liều 0,3ml/con.
- Chuột 2: Cho uống dung dịch HCl 1% với liều 0,3ml/con, sau đó cho uống dung
dịch strychnin sulfat 0,1% với liều 0,3ml/con.
Chỉ tiêu đánh giá:
+ Quan sát hoạt động bình thường của chuột.
+ Thời gian xuất hiện co giật (tính bằng giây)
+ Thời gian kéo dài co giật và chết (tính bằng giây).

IV. Báo cáo kết quả thực hành


- So sánh kết quả thu được giữa các chuột.
- Giải thích kết quả thí nghiệm
- Nêu ứng dụng lâm sàng trong việc điều chỉnh pH dạ dày làm thay đổi hấp thu thuốc.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


Câu 1. Trình bày phương trình Handerson-Hasselbach
Câu 2. Trình bày ảnh hưởng của pH nơi hấp thu đến sự hấp thu thuốc đường uống
Câu 3. Phân loại các thuốc kích thích lên hệ TKTW.
Câu 4. Nêu cơ chế của strychnin.
Câu 5. Nêu tác dụng và chỉ định của strychnin.
Câu 6. Nêu liều độc của strychnin.
Câu 7. Trình bày cách cấp cứu khi bị ngộ độc strychnin.
Câu 8. Nêu sơ bộ cách tiến hành thí nghiệm.
Câu 9. Cần lưu ý những điểm gì khi tiến hành thí nghiệm.
Câu 10. Trình bày kỹ thuật cho chuột uống thuốc.
Bài 6
TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA DICLOFENAC

Mục tiêu thực hành


Sau khi thực hành xong bài này, sinh viên có khả năng
1. Trình bày được nguyên tắc, cách tiến hành thí nghiệm của bài thực hành dược lý
2. Giải thích được tác dụng giảm đau của diclofenac
3. Phân tích được thiết kế và kết quả của thí nghiệm.
4. Liên hệ được kết quả của thí nghiệm với thực tế sử dụng thuốc.

I. Cơ sở lý thuyết
Diclofenac thuộc nhóm ưu tiên ức chế COX-2 của NSAIDs - là nhóm thuốc hạ sốt,
giảm đau, chống viêm không có cấu trúc steroid. Thuốc dùng cho các chứng đau nhẹ, khu
trú, tác dụng tốt với các chứng đau do viêm.

II. Động vật, dụng cụ, hóa chất thí nghiệm


2.1. Động vật thí nghiệm
- Chuột nhắt trắng khỏe mạnh có trọng lượng tương đương nhau (20,0 ± 2,0g), không
phân biệt giống.
- Số lượng: 20 con.
2.2. Dụng cụ, hóa chất, vật tư thí nghiệm
- Dụng cụ thí nghiệm: phễu thủy tinh, bơm - kim tiêm các loại, lồng nhốt chuột, đồng hồ
bấm giây, bông (cồn).
- Hóa chất thí nghiệm:
+ Dung dịch diclofenac 1,0%
+ Dung dịch natri clorid 0,9%
+ Dung dịch acid acetic 1,0%

III. Quy trình tiến hành


- Chia chuột làm 2 nhóm, mỗi nhóm 5 con, đánh dấu để phân biệt chuột.
+ Nhóm 1: tiêm phúc mạc dung dịch natri chlorid 0,9% với liều 0,1ml/10g.
+ Nhóm 2: tiêm phúc mạc dung dịch diclofenac 1,0% với liều 0,1ml/10g.
- Chờ sau 10 phút, đồng thời tiêm phúc mạc cả 2 nhóm dung dịch acid acetic 1,0%, liều
0,1ml/10g. Tiêm xong, nhốt mỗi chuột vào phễu thủy tinh. Khi chuột xuất hiện đau quặn
thì thả chuột ra khỏi phễu để quan sát
Chỉ tiêu đánh giá:
+ Xác định thời gian xuất hiện đau quặn ở từng chuột (là thời gian từ lúc tiêm acid
acetic cho chuột cho tới khi xuất hiện cơn đau quặn ở chuột, tính bằng giây). Tính kết
quả trung bình của mỗi nhóm chuột.
+ Cường độ đau quặn ở từng chuột (đếm số cơn đau quặn trong 3 phút). Tính kết quả
trung bình của mỗi nhóm chuột.

IV. Báo cáo kết quả thực hành


- So sánh kết quả thu được từ 2 nhóm chuột.
- Nêu đặc điểm tác dụng giảm đau của diclofenac và giải thích cơ chế.
- Nêu ứng dụng lâm sàng của diclofenac.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


Câu 1. Viêm là gì?
Câu 2. Trình bày cơ chế viêm và cơ chế chống viêm của nhóm NSAID.
Câu 3. Trình bày cơ chế gây sốt và cơ chế hạ sốt của nhóm NSAID.
Câu 4. Trình bày cơ chế gây kết tập tiểu cầu và cơ chế ức chế kết tập tiểu cầu của
nhóm NSAID.
Câu 5. Nêu định nghĩa đau và viêm.
Câu 6. Trình bày tác dụng dược lý và chỉ định của nhóm NSAID.
Câu 7. Trình bày dược động học của nhóm NSAID.
Câu 8. Nêu và giải thích các tác dụng không mong muốn của nhóm NSAID.
Câu 9. Giải thích việc sử dụng acid acetic tiêm phúc mạc chuột nhằm mục đích gì?
Câu 10. Trình bày kỹ thuật tiêm phúc mạc chuột.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thị Vui (2018), Thực tập Dược lý, Trường Đại học Dược Hà Nội.
2. Viện Dược liệu (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược
thảo, NXB Khoa học và Kĩ thuật.
3. Hans Gerhard Vogel (2008), Drug Discovery and Evaluation: Pharmacological
Assays 3ed., Springer.

You might also like