You are on page 1of 5

AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM và HƯỚNG DẪN

(Laboratory Safety and Guidelines)

Quy tắc chung


(General Safety Considerations)
An toàn phòng thí nghiệm là phần quan trọng nhất trong thí nghiệm hóa đại
cương. Kiến thức vững chắc về an toàn phòng thí nghiệm khá cần thiết cho các cá
nhân trong phòng thí nghiệm. Sinh viên nên tiến hành thí nghiệm một cách nghiêm
túc, và cần tuân theo những quy tắc được liệt kê phía dưới.
Phòng thí nghiệm hóa học là nơi nguy hiểm. Ở đây, có nhiều dung môi dễ
bốc cháy, có các hóa chất độc và các hóa chất ăn mòn, có các dụng cụ điện, có dụng
cụ thủy tinh dễ vỡ, … Nếu sinh viên nhận thức được điều này, khả năng gây xảy ra
tai nạn sẽ được cực tiểu hóa. Để làm được điều này, sinh viên phải chuẩn bị
trước khi đến phòng thí nghiệm và nắm rõ quy trình tiến hành. Một thứ nguy
hiểm nhất trong phòng thí nghiệm là sinh viên không chuẩn bị bài hoặc không hiểu
quy trình tiến hành. Luôn luôn hỏi ý kiến giảng viên hướng dẫn nếu có bất kì thắc
mắc nào.
Kính bảo vệ mắt
(Eye protection)
Phải mang kính bảo hộ (safety glasses/ safety goggles) trong phòng thí
nghiệm. Sinh viên phải mang kính từ khi bước vào đến khi rời khỏi phòng thí
nghiệm. Tuyệt đối không có bất kì ngoại lệ nào.
Quần áo
(Clothing)
Sinh viên phải mặc áo choàng phòng thí nghiệm trong suốt thời gian thí
nghiệm. Sinh viên phải mặc quần dài (quần tây hoặc quần jean,…), giày, tất/vớ đủ
dài để che toàn bộ phần chân và mắt cá. Sinh viên bị đuổi ra phòng thí nghiệm ngay
tức khắc nếu mang quần ngắn, áo ngắn tay, sandal, dép lê, giày cao gót, boots,…
Nếu sinh viên có tóc dài, phải búi tóc lại gọn gàng.

1
Găng tay
(Gloves)
Sinh viên phải đeo găng tay khi làm việc trong phòng thí nghiệm. Găng tay
được sử dụng là găng tay nitrile. Găng tay sẽ giúp bảo vệ sinh viên khỏi hóa chất,
vết bẩn. Lưu ý, các acid mạnh, base mạnh, dung môi hữu cơ có thể thấm qua các
găng tay nitrile; do đó, với các trường hợp này, tuyệt đối không nên sử dụng các
găng tay này thêm nữa. Trong khi sử dụng găng tay, không bao giờ để găng tay
chạm vào mắt, hoặc chạm mặt, hoặc chạm vào điện thoại. Trong một vài trường
hợp, xảy ra dị ứng da. Hãy báo cho giảng viên biết nếu điều này xảy ra.
Thức ăn và nước uống
(Food and Drink)
Thức ăn và nước uống bị cấm sử dụng trong phòng thí nghiệm. Sinh viên
nên ăn đầy đủ trước khi đến phòng thí nghiệm. Sinh viên phải đứng trong suốt quá
trình làm thí nghiệm nên có thể dẫn đến tình trạng mệt hay nhức đầu. Nếu sinh viên
thấy cần sử dụng thức ăn và nước uống, hãy xin phép giảng viên. Khi được phép,
sinh viên phải ra khỏi phòng thí nghiệm để sử dụng.
Hóa chất
(Chemicals)
Nếu sinh viên để hóa chất dính vào da, nhanh chóng rửa với nước ít nhất 15
phút. Nếu sinh viên làm đổ hóa chất ra khu vực thí nghiệm, hoặc ra sàn nhà, hãy
báo cho giảng viên biết để lau dọn. Nếu sinh viên đổ lượng lớn hóa chất hoặc hóa
chất nguy hiểm lên cơ thể hoặc quần áo, phải sử dụng vòi tắm an toàn.
Rửa tay trước khi rời khỏi phòng thí nghiệm. Xà phòng rửa tay được bố trí
tại khu vực rửa tay.
Dụng cụ thủy tinh
(Glassware)
Cẩn thận khi làm việc với các dụng cụ thủy tinh để tránh tai nạn trong phòng
thí nghiệm. Khi sử dụng các dụng cụ thủy tinh, luôn luôn theo các quy tắc an toàn
sau:
Không bao giờ được sử dụng các dụng cụ thủy tinh bị vỡ, bị nứt. Kiểm tra tất cả các
dụng cụ thủy tinh trước khi sử dụng.

2
Lưu ý đến các dụng cụ thủy tinh đang nóng. Thủy tinh khá lâu nguội, nên
phải cẩn thận khi sử dụng thủy tinh nóng.
Bị thương
(Injuries)
Nếu bị tai nạn, bất kể mức độ thế nào, phải báo cho giảng viên biết. Trong
trường hợp nhẹ (vết cắt nhỏ, bỏng nhẹ,…), giảng viên sẽ hướng dẫn cách sơ cứu
bằng bộ sơ cứu y tế. Không bao giờ tự ý sơ cứu khi không có hướng dẫn giảng viên.
Lửa và đổ hoá chất nguy hiểm ra ngoài
(Fires and Serious Chemical Spills)
Nếu ngọn lửa xuất hiện, nhanh chóng rời xa nó và báo cho giảng viên biết.
Giảng viên sẽ quyết định sử dụng cách chữa cháy hợp lý và sử dụng bình cứu hoả
nếu cần.
Sinh viên chỉ sử dụng bình chữa cháy khi ngọn lửa chặn lối thoát hiểm.
Thông báo ngay cho giảng viên việc rơi vãi hoặc đổ hoá chất nguy hiểm ra
ngoài. Nếu lượng hoá chất lớn và nguy hiểm hãy rời xa khu vực ngay lập tức.
Quá trình sơ tán
(Evacuation Procedure)
Nếu có đám cháy xuất hiện, nhanh chóng tắt cầu dao điện (cầu dao điện nằm
ở bên phải cửa chính), di chuyển ra khỏi phòng thí nghiệm, và xuống lầu ra khỏi
khu vực tòa nhà thí nghiệm. Giảng viên sẽ hướng dẫn sinh viên trong trường hợp
khẩn cấp. Nếu giảng viên thông báo sinh viên rời khỏi phòng thí nghiệm, phải tuân
theo lập tức.
Vi phạm quy tắc
(Violations of Safety & Laboratory Policy)
Sinh viên sẽ bị nhắc nhở nếu vi phạm lần đầu với lỗi vi phạm nhỏ.
Nếu vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm lặp đi lặp lại, sinh viên sẽ bị bắt rời
khỏi phòng thí nghiệm và nhận điểm 0 cho bài thí nghiệm hôm đó.
Bình chữa cháy
(Fire Extinguishers)
Bình chữa cháy được đặt ở ngay bên phải cửa chính. Trong trường hợp có
đám cháy xảy ra, lập tức báo cho giảng viên. Nếu đám cháy xuất hiện ngay cửa ra

3
vào, sinh viên sử dụng bình chữa cháy để dập tắt lửa ngay cửa ra vào tạo điều kiện
cho việc di tản dễ dàng. Sau đó, nhanh chóng ra khỏi phòng thí nghiệm, rời xa khu
vực cháy và lập tức gọi điện thoại cho lực lượng chữa cháy (số điện thoại 114).

4
CÁC CÂU HỎI AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM

1. Em hãy cho biết các yêu cầu về giày dép, đầu tóc và áo khoác khi vào phòng
thí nghiệm?
2. Em nên làm gì nếu em bất cẩn làm đổ hóa chất lên da hoặc quần áo trong khi
đang tiến hành thí nghiệm?
3. Em nên làm gì nếu hóa chất bắn vào mắt của mình trong khi đang tiến hành
thí nghiệm?
4. Em nên làm gì nếu bị vật nhọn cắt đứt tay khi đang tiến hành thí nghiệm?
5. Em nên làm gì trong trường hợp chỉ có một lửa nhỏ bùng phát trong phòng
thí nghiệm?và trong trường hợp ngọn lửa cháy trên diện rộng?

You might also like