You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

HƯỚNG DẪN
THỰC HÀNH HÓA ĐẠI CƯƠNG 1

ThS. Nguyễn Văn Kiệt

Bà Rịa, tháng 10 năm 2023


LƯU HÀNH NỘI BỘ
1
MỤC LỤC

NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM ...........................................................................2


NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN .............................................................3
Bài 1 – AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM..............................................................4
Bài 2 – DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ CƠ BẢN ............................................................8
Bài 3 – ĐO LƯỜNG VÀ XỬ LÝ SÔ LIỆU THỰC NGHIỆM ..............................18
Bài 4 – XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG MOL SỬ DỤNG ĐỊNH LUẬT KHÍ LÝ
TƯỞNG....................................................................................................................25
Bài 5 – XÁC ĐỊNH ĐƯƠNG LƯỢNG MAGIE ....................................................29
Bài 6 – TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NHÓM A .................................33
Bài 7 – TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NHÓM B ..................................36
Tài liệu tham khảo....................................................................................................40
Phụ lục. Bảng thứ nguyên và các hằng số. ..............................................................41

1
NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM

Sinh viên (SV) phải tuân thủ tuyệt đối nội quy, quy định an toàn sau đây trong Phòng thí nghiệm
(PTN):
1. Đến làm thí nghiệm phải đúng ngày, giờ qui định, không được trễ quá 5 phút.
2. Không mang những chất dễ cháy, nổ vào khu vực PTN. Không mang thức ăn, nước uống
vào PTN.
3. Để túi sách, vật dụng và trang thiết bị PTN đúng nơi quy định. Không di dời hóa chất hay
thiết bị từ chỗ này sang chỗ khác, tuyệt đối không nghịch phá hay mượn dụng cụ và hóa
chất của nhóm khác.
4. SV không thực tập không được vào PTN. Khi vào làm việc tại PTN phải đeo thẻ SV,
mặc áo Blouse.
5. Giữ gìn trật tự, hạn chế di chuyển trong PTN khi không cần thiết, không làm việc riêng,
không sử dụng điện thoại trong PTN.
6. Trước và sau khi tiến hành thí nghiệm SV phải kiểm tra đầy đủ dụng cụ, hóa chất. Mọi
hư hao, mất mát, SV hoàn toàn chịu trách nhiệm.
7. Không tự ý làm những thí nghiệm không có trong bài hay điều chỉnh các thiết bị khi
chưa được sự đồng ý của Cán bộ hướng dẫn. Mọi sự cố về máy móc phải liên hệ ngay
với người phụ trách PTN.
8. Trường hợp có sự cố xảy ra, SV phải thực hiện đúng các qui tắc phòng độc, chữa cháy,
các qui tắc sơ cứu, an toàn trong PTN.
9. Tiến hành xong thí nghiệm, phải rửa sạch dụng cụ, sắp xếp lại hóa chất, vệ sinh nơi làm
thí nghiệm, khóa điện, nước và bàn giao cho Cán bộ phụ trách.

2
NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN

SV cần thực hiện nghiêm túc những yêu cầu của GV như sau:

- Khi vào PTN phải tuân thủ nội qui và chuẩn bị bài trước ở nhà.
- Phải tiết kiệm hóa chất khi làm thí nghiệm. Hiểu rõ thông tin hóa chất, hiểu rõ công việc
của mình khi thao tác với hóa chất đó.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, kiểm tra thiết bị và dụng cụ thí nghiệm trước khi tiến hành.
Khi gặp vấn đề gì chưa rõ phải hỏi Cán bộ hướng dẫn, tuyệt đối không tự ý thao tác với
thiết bị.
- Khi làm thí nghiệm, hạn chế di chuyển trong PTN, đi nhẹ nhàng, tránh va chạm, 2 tay
giữ chặt dụng cụ hóa chất trong khi di chuyển.
- Không để vật dụng, hóa chất trên nền nhà hay trên lối đi. Không rời khỏi PTN trong khi
đang thực hành. Không lấy dụng cụ hóa chất của PTN mang về nhà.
- Không đổ hóa chất không tan trong nước và chất thải rắn vào Lavabo hay máng nước.
- SV không đi thực hành ở nhóm khác vì bất cứ lý do nào. Nếu vắng mặt một buổi trong
đợt thực hành sẽ bị cấm thi.
- Số liệu đo được sau mỗi buổi thực hành phải có GV xác nhận. Các bài báo cáo thực hành
(làm chung cả nhóm) làm trên giấy A4, đóng thành quyển kèm theo kết quả đã xác nhận
và nộp cho GV sau một tuần khi kết thúc các bài thí nghiệm, nếu trễ sẽ không được
nhận.
- Cuối buổi thực hành phải vệ sinh nơi làm việc, tổ trực sẽ vệ sinh chung PTN, báo cáo các
sự cố trong PTN cho GV và ghi nhận vào sổ nhật ký.
- Điểm môn học bao gồm kết quả quá trình thực hành và điểm thi lý thuyết thực hành.

3
Bài 1 – AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM

1.1. AN TOÀN CHUNG


Để đảm bảo an toàn trong thí nghiệm, SV cần phải nghiêm túc nội quy, quy định trong phòng thí
nghiệm:

1.2. AN TOÀN VỚI HOÁ CHẤT


1.2.1. Yêu cầu chung
Nắm kỹ các ký hiệu cảnh báo về độ độc, độ an toàn và phải tuân theo những yêu cầu về hướng
dẫn của hóa chất khi sử dụng:

- Các hóa chất ăn mòn. Ví dụ như axit sunfuric (H2SO4) đặc, khi rơi vào vải, giấy, gỗ,…
sẽ tạo ra vết cháy đen, nếu rơi vào da sẽ bị bỏng nặng.
- Các hóa chất nguy hiểm (harmful substances): Tùy thuộc và đặc tính và nồng độ, mức
độ ảnh hưởng mà độ nguy hiểm khác nhau.
- Các hóa chất độc hại (toxic substances): Đều có thể gây tử vong nếu ở một liều lượng
nào đó.

4
- Các chất gây nguy hiểm cho môi trường.
- Chất nổ: Chất khi tạo thành thể tích khí lớn, ở nhiệt độ cao, áp suất cao, trong thời gian
ngắn sẽ phát nổ và gây chấn động mạnh.
- Chất dễ cháy: Các chất khí, chất lỏng, chất rắn có thể bắt cháy nếu tiếp xúc với nguồn
lửa. Ví dụ như các ankan, etanol, benzene,…là những chất rất dễ cháy.

1.2.2. Kỹ năng, thao tác với hoá chất


1.2.2.1. Kỹ năng và thao tác chung
- Tuyệt đối không ngửi trực tiếp các hóa chất.
- Khi làm việc với các thí nghiệm sinh ra khí độc hoặc thí nghiệm có tiếp xúc với hơi độc
(benzene, toluene, HCl đặc, HNO3 đặc…) cần tiến hành trong tủ hút.
- Không mồi lửa đèn cồn trực tiếp từ một đèn cồn đang cháy khác.
- Thao tác cầm và xoay hay tháo lắp các thiết bị thủy tinh dễ vỡ.
1.2.2.2. Lấy hóa chất
- Đối với hóa chất lỏng: Dùng pipet nhỏ giọt, hoặc ống đong hoặc dùng phễu. Đối với
pipet thể tích, dùng quả bóp cao su hoặc trợ hút pipet để lấy dung dịch, tuyệt đối không
hút hóa chất bằng miệng.
- Đối với hóa chất rắn: Dùng thìa hoặc kẹp, không dùng tay lấy trực tiếp.
- Đối với chất khí: Dùng ống dẫn khí và đảm bảo hệ thống phải kín.
*Lưu ý: Khi lấy xong hóa chất phải đậy nhanh lọ hóa chất lại và trả về vị trí ban đầu.
1.2.2.3. Pha hóa chất
- Đối với hóa chất lỏng: Cho hóa chất cần pha vào một lượng nước cất sau đó định mức
bằng nước cất rồi lắc đều để được dung dịch có nồng độ cần pha. Lưu ý khi pha loãng
axit H2SO4 đặc, ta luôn cho axit H2SO4 đặc vào nước, tuyệt đối không làm ngược lại.

5
- Đối với hóa chất rắn: Cho phần rắn vào beaker hoặc bình định mức thì phải dùng phễu
rồi thêm một ít nước cất vào để hòa tan. Cần khuấy để tăng tốc độ hòa tan, sau khi chất
rắn tan hết, tiếp tục định mức bằng nước cất rồi lắc đều để được dung dịch đồng nhất.
1.3. AN TOÀN VỀ ĐIỆN VÀ AN TOÀN NGUỒN NƯỚC
1.3.1. An toàn về điện
Xác định các mối nguy hiểm của điện trong phòng thí nghiệm như điện giật, nhiễm/chập
điện, bỏng do nhiều nguyên nhân như mạch điện bị hở, tiếp xúc với nguồn nước, hơi ẩm, hoá
chất, người làm thí nghiệm, nối đất thiết bị,…
Để tránh những nguy cơ mất an toàn về điện người thí nghiệm cần nắm rõ sơ đồ mạch
điện phong phòng thí nghiệm, biết cơ chế điện giật và phòng tránh, quy tắc vận hành các thiết bị,
công xuất thiết bị, tránh để nhiễm điện khi sử dụng thiết bị trong quá trình thí nghiệm như để
hoá chất dễ cháy, dụng cụ đổ vỡ,…gây cháy gần dây điện. Khi kết thúc thí nghiệm cần kiểm tra
an toàn tắt điện theo quy trình trước khi ra về.
1.3.2. An toàn về nguồn nước
Nguồn nước cấp cho phòng thí nghiệm là yếu tố không thể thiếu vì vậy cần chú ý nguồn
nước sau cho đảm bảo về áp suất, tránh để áp cao gây vỡ đường dẫn, rò rỉ nước ra ngoài. Khi kết
thúc thí nghiệm cần kiểm tra khoá nguồn nước trước khi ra về.
1.4. SƠ CỨU KHI BỊ TAI NẠN
1.4.1. Khi bị thương
Khi bị đứt tay, chảy máu nhẹ dùng bông thấm máu vết thương rồi bôi thuốc sát trùng
(cồn 90o, thuốc tím loãng, cồn iot,…). Vết thương động mạch, dùng dây cao su hay khăn tay
buộc chặt phía trên vết thương, giữ vết thương tránh nhiễm trùng, dùng bông sạch phủ lên vết
thương rồi băng lại, nếu máu chảy ra nhiều phải đưa đến phòng y tế.
1.4.2. Khi bị bỏng
- Khi bị bỏng vật nóng (thuỷ tinh, kim loại, nước nóng,…), không làm vỡ nốt phồng trên
mặt vết bỏng, cần bôi vadơlin và băng lại. Có thể dùng axit picric bôi lên vết bỏng.
- Khi bị bỏng do axit đặc như H2SO4 đặc, kiềm đặc phải rửa thật nhiều dưới vòi nước,
sau rửa lại vết thương do âit bằng dung dịch NaHCO3 2%, vết thương do kiềm bằng
dung dịch CH3COOH 2%.
- Khi bị axit bắn vào mắt, dùng hệ thống eyewash rửa nhiều lần, sau đó rửa bằng dung
dịch borac 2%, nếu làm kiềm rửa bằng dung dịch CH3COOH 2%.
- Khi bị bỏng bởi photpho phải ngâm lâu trong dung dịch thuốc tím hoặc dung dịch
CuSO4 5% sau đó nhúng băng trước khi buộc vết thương bằng dung dịch CuSO4 5% rồi

6
đưa đến phòng y tế để lấy hết photpho còn lại trong vết bòng. Khôi bôi vadơlin lên vết
bỏng vì photpho hoà tan trong chất này.
- Khi bị bỏng brom lỏng lên da phải rửa nhiều lần bằng benzen hoặc dung dịch natri
thiosunfat 5%, thấm khô, bôi vadơlin, băng lại và đưa đến phòng y tế.
- Khi bị bỏng do phenol cần rửa sạch với nước nhiều lần sau đó bôi glixerin nhiều lần để
làm mát vết bỏng.
1.4.3. Khi bị ngộ độc
- Hít phải khí độc như H2S, Cl2, Br2, NO2,…đưa ngay nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nếu
cần dùng bình oxi để thở.
- Ăn uống phải chất độc, nhanh chóng cho nạn nhân nôn ra rồi đưa đến phòng y tế cấp
cứu.
1.4.4. Khi bị cháy
- Quần áo đang mặc trên người bị cháy với diện tích lớn, tuyệt đối không được chạy hoặc
ra chỗ thoáng gió, phải nằm xuống đất và lăn; cháy ở diện tích bé dùng khăn ướt, nước
để dập tắt.
- Nếu xảy ra cháy lớn trong phòng thí nghiệm phải dùng bình chữa cháy theo đúng quy
tắt. Khi cháy các hoá chất, tuỳ loại mà dùng phương pháp chữa cháy thích hợp.

7
Bài 2 – DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ CƠ BẢN

2.1. KỸ THUẬT VỚI DỤNG CỤ


2.1.1. Một số dụng cụ cơ bản

Burette Beaker Erlenmeyer flask Volumetric pipette

Graduated pipette Dropper Volumetric flask Wash bottle

Graduated cylinder Test tube Filtering flask Funnel

Thermometer Tongs Test-tube holder Test-bube rack

8
Wire brush Micro spoon Forceps/tweezers Weighing dish

Ring stand Pipette bulb Utility clamp Mortar and pestle

Rubber stoppers Condenser Separatory funel Filter paper

2.1.2. Kỹ thuật gấp giấy lọc


Tùy vào mục đích lọc mà có các cách gấp giấy lọc khác nhau:

a) Lọc lấy dung dịch b) Lọc lấy kết tủa


2.1.3. Đọc thể tích
Khi đọc thể tích trên buret hoặc pipet vạch hoặc bình định mức cần xem mặt cong phía
dưới chất lỏng để đảm bảo ghi đúng số có nghĩa.

a). b). c).


Phải đặt mắt ngang mực chất lỏng như hình a. Đối với chất lỏng trong suốt, đọc như hình c
(24,87 ml). Đối với chất lỏng có màu, đọc như hình b (25,62 ml).
2.1.4. Cách sử sụng dụng cụ thuỷ tinh đo thể tích chính xác
• Pipet
9
• Buret

• Bình định mức

2.2. KỸ THUẬT VỚI THIẾT BỊ CƠ BẢN


2.2.1. Một số thiết bị

Analytical balance Magnetic heating stirrer Magnetic stirrer

10
Fume hood Drying oven

Calcination oven Water distillation

Pressure regulator pH meter

Centrifuge Ultrasonic cleaner

11
2.2.2. Sử dụng các thiết bị thông dụng
2.2.2.1. Bình khí nén và van điều áp
Các bình khí được nén ở áp suất rất cao. Do đó cần:
- Được giữ chặc, tránh rơi, va chạm, tránh xa nguồn nhiệt, nguồn điện.
- Nghiêm cấm lấy khí trực tiếp từ bình mà không qua bộ phận giảm áp.
- Trước khi xả khí từ bình, phải kiểm tra kỹ van khóa, ren, lỗ thoát khí và đồng hồ đo áp
suất. Vặn van khí, điều chỉnh giảm áp phải thật chậm.
- Nếu lấy khí vào bình thủy tinh, phải thông áp bình thủy tinh với khí trời để tránh nổ do
tăng áp.
- Khi kết thúc công việc, phải đóng van chặn bình khí, sau đó tháo khí dư khỏi bộ giảm
áp (kiểm tra theo kim đồng hồ cao áp).
- Kiểm tra tình hình rò rỉ khí bằng bọt xà phòng. Khi có hở, xì khí thì cần khóa bình khí
hay ở bộ giảm áp.
Bảo quản và giám định:
- Để riêng các bình khí rò rỉ tại nơi an toàn và dùng biện pháp khắc phục.
- Không để các bình khí oxy và các bình khí dễ cháy cùng một vị trí.
2.2.2.2. Tủ sấy
Điện áp tủ sấy thường dùng 220V hoặc 110V, tủ sấy thường có nhiệt độ nhỏ hơn 200oC
nhưng đặt nhiệt độ sấy cần thiết thường ở 100oC.
Nguyên lý cấp nhiệt cho tủ sấy là sử dụng sợi đốt niken-crom, có bộ phận điều chỉnh nhiệt
độ mong muốn. Tác dụng của tủ sấy là:
- Làm khô các dụng cụ thuỷ tinh.
- Loại nước hiđrat hoá hoặc nước hút ẩm của một số muối.
- Làm khô mẫu trước khi nung, làm khô một số loại mẫu phân tích.
Tuyệt đối không sấy các chất dễ cháy, nổ, bình định mức, pipette.
2.2.2.3. Tủ hút
Tủ hút sử dụng nguồn điện 3 pha. Trước khi sử dụng phải bật Aptomat, sau đó bật nút
Power và nút Fan, nếu không đủ ánh sáng thì bật nút Lamp.
Chức năng làm việc của tủ hút là hút các khí hay chất dễ bay hơi độc lên. Do đó khi làm
việc với các chất này phải tiến hành trong tủ hút.
Khi làm việc xong tắt thứ tự Lamp, Fan, Power, Aptomat.
2.2.2.4. Máy cất nước

12
Máy cất nước có thể sử dụng dòng điện 2 pha hoặc 3 pha. Là một thiết bị không thể thiếu
trong phòng thí nghiệm, được dùng để chưng cất, tạo ra loại nước tinh khiết, không có chứa bất
cứ thành phần hữu cơ hay vô cơ nào khác. Có 2 loại: chưng cất 1 lần và chưng cất 2 lần trong đó
máy cất nước 2 lần sẽ cho ra nước có chất lượng cao hơn. Thiết bị có cấu tạo gồm mạch điều
khiển, điện trở (thanh đốt bằng kim loại) và bình ngưng tụ thường bằng thủy tinh chịu nhiệt.
Khi sửu dụng máy cất nước cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tránh mất hoặc thiếu nguồn
nước cấp đột ngột, chú ý thiết bị quá nhiệt hoặc tràn nước ra ngoài. Trước khi tắt thiết bị cần để
hệ thống nước làm mát ít nhất 5 phút để giảm nhiệt độ của bình chưng cất.
2.2.2.5. Máy ly tâm
Máy ly tâm thường sử dụng nguồn điện 220V. Là thiết bị được sử dụng để tách hỗn hợp
hai pha rắn - lỏng hoặc lỏng - lỏng thành các phần riêng biệt. Máy có một rotor quay với tốc độ
lớn tạo ra lực ly tâm cao, dưới tác dụng của lực ly tâm, các phần tử có khối lượng riêng khác
nhau sẽ được phân lớp theo hướng của gia tốc trường lực. Phần tử có khối lượng riêng nhỏ nhất
sẽ tập trung ở tâm của rotor, ngược lại phần tử có khối lượng riêng lớn nhất sẽ tập trung ở vùng
xa rotor nhất.
Khi sử dụng máy ly tâm cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tránh vỡ ống ly tâm, cần đặt ống
ly tâm phù hợp với máy và tránh mất cân bằng lực khi ly tâm.
2.2.2.6. Cân phân tích
Cân phân tích là một dạng cân điện tử tiểu ly dùng để đo lường xác định khối lượng của
một vật với độ chính xác cao đến 0.1mg. Kết quả thí nghiệm hay nghiên cứu có độ chính xác
hay không phụ thuộc phần lớn vào cân. Cân phân tích thường sử dụng nguồn điện 220V qua bộ
biến thế về nguồn 12-24V.
Khi sử dụng cân cần lưu ý:
- Trước khi cân phải kiểm tra độ thăng bằng của cân thông qua bộ điều chỉnh thăng bằng.
- Khi cân, người ngồi trên ghế đối diện với cân, thao tác phải nhẹ nhàng, tránh va đập.
- Bật nguồn điện khi đó đèn báo hiệu và hiển thị màn hình, đợi đến khi ổn định, màn hình
hiển thị “0,000 g” thì tiến hành cân.
- Đóng kín tủ cân trước khi mở hãm cân/ bật cân, chờ màn hình hiển thị ổn định mới bắt
đầu đọc giá trị trọng lượng.
- Tuyệt đối không để vật cân lên quá giới hạn tải trọng của nó. Đặt vật cân ở giữa đĩa cân
để tránh dao động.
- Chỉ cân khi vật cân có nhiệt độ bằng nhiệt độ của môi trường xung quanh.

13
- Tuyệt đối không để trực tiếp hoá chất lên mặt cân. Dùng đĩa cân và cân như sau: cân
đĩa cân, sau đó bù trừ khối lượng đĩa cân bằng cách ấn nút T (Tare) rồi lấy lượng chất
cân cần thiết.
- Khi cân xong, phải khoá/ tắt cân, vệ sinh cân và khu vực cân sạch sẽ, đóng cửa tủ cân.
2.2.2.7. Các điện cực (điện cực pH, điện cực so sánh, điện cực đo độ dẫn)
Điện cực là một cảm biến dùng để xác định các thông số đặc trưng. Tuỳ loại điện cực mà
có chức năng, cấu tạo và khả năng làm việc khác nhau cũng như yêu cầu về cách sử dụng và bảo
quản cũng khác nhau.
Khi sử dụng các điện cực thuỷ tinh cần lưu ý:
- Thao tác với điện cực phải cẩn thận, nhẹ nhàng, chắc chắn nhằm tránh vở điện cực.
- Khi dùng điện cực với một dung dịch khác nồng độ hoặc khi sử dụng xong phải dùng
bình tia rửa thật sạch điện cực với nước cất rồi dùng khăn giấy thấm nhẹ phần nước
bám trên điện cực. Khi ngưng làm việc luôn ngâm điện cực trong dung dịch hay nước
cất, tuyệt đối không để điện cực trơ trong không khí.
- Bảo quản điện cực trong dung dịch bảo quản.
2.3. RỬA DỤNG CỤ HOÁ HỌC
Rửa dụng cụ hoá học cần biết tính chất của những chất làm bẩn dụng cụ để từ đó chọn
phương pháp rửa cũng như dung môi để rửa. Có hai phương pháp rửa là phương pháp rửa cơ
học và phương pháp hoá học.
2.3.1. Phương pháp cơ học
- Một tay cầm chổi, một tay cầm hơi chếch vật cần rửa
- Cho nước vào ống nghiệm, cầm chổi xoay nhẹ để cho lông chổi cọ xát vào đáy và thành
ống, đồng thời kéo chổi lên xuống, vừa kéo vừa xoay để rửa thành ống.
Lưu ý:
o Không thọc mạnh chổi vào đáy vật cần rửa.
o Cần chọn chổi thích hợp với từng dụng cụ cần rửa
o Sau khi rửa sạch bằng nước máy, dùng nước cất tráng lại
o Đối với chất bẩn không tan trong nước, có thể rửa bằng các dung môi hữu cơ
như: ete, axeton, xăng, ancol etylic,…
2.3.2. Phương pháp hoá học
Thường dùng hỗn hợp sunfocromic, hỗn hợp H2SO4 với KMnO4, kiềm đặc,…để rửa.

14
- Pha hỗn hợp sunfocromic: lấy 10 g K2Cr2O7 cho vào cốc tẩm ước bằng 3-4ml nước, vừa
khuấy vừa thêm 100 ml H2SO4 98%. Sau khi rửa xong hỗn hợp sunfocromic được đổ trở
lại bình chứa để dùng lần sau, chỉ khi nào hỗn hợp chuyển sang màu xanh đen mới bỏ đi.
Lưu ý hỗn hợp sunfocromic là chất oxi hoá mạnh, tác dụng lên da và quần áo, phải cẩn
thận khi sử dụng.
- Dung dịch KMnO4 4% axit hoá bằng H2SO4 đặc là dung dịch rửa tốt. Thường pha 4-5 ml
H2SO4 đặc vào 100 ml dung dịch KMnO4 4%.
- Ngoài ra có thể pha kiềm trong rượu bằng cách hoà tan 5-10g NaOH trong 100 ml rượu
etylic để rửa.
Lưu ý khi rửa các dụng cụ:
- Dụng cụ phải rửa sạch, tráng bằng nước cất rồi để vào nơi quy định.
- Không dùng giấy lọc, khăn mặt lau thành bên trong các dụng cụ vừa rửa xong, có thể
làm khô trong tủ sấy (trừ các dụng cụ chia vạch).
- Tiết kiệm và dùng chất rửa rẻ tiền, thu hồi dung dịch, chất quý và hoá chất rắn còn dùng
được.
- Các dung dịch axit, kiềm đặc, chất độc, mùi thối, dung môi hữu cơ không tan trong nước
không được đổ vào chậu rửa, cần thu hồi theo phân loại.
Làm khô các dụng cụ:
Các dụng cụ có thể làm khô nguội và sấy khô nóng. Để làm khô nguội, dụng cụ sau khi
rửa sạch úp trên các giá đỡ. Dụng cụ đã rửa sạch, nếu cần tránh không bị bẩn lại, có thể để trong
bình hút ẩm (khi cần thiết). Sấy khô nóng thường trong tủ sấy ở 80-100oC.

2.4. KHI LÀM THÍ NGHIỆM


2.4.1. Nguyên tắc chung
- Kiểm tra dụng cụ, hoá chất cần thiết (số lượng, nồng độ,…).
- Các dụng cụ pipet thể tích, pipet nhỏ giọt, buret, becker, erlen, ống đong, bình định
mức,…trước khi lấy hoá chất cần tráng dụng cụ với nước cất sau đó tráng qua hóa
chất cần lấy (từ 1-3 lần).
- Khi tiến hành xong thí nghiệm cần vệ sinh nơi làm việc, kiểm tra, sắp xếp dụng cụ về
vị trí ban đầu.
- Trước khi rời phòng thí nghiệm cần kiểm tra sắp xếp dụng cụ hoá chất đúng nơi quy
định, khoá nước, điện.
2.4.2. Viết báo cáo kết quả thực hành

15
Trong qua trình làm thí nghiệm/nghiên cứu SV cần có sổ nhật ký thí nghiệm, ghi chép các
điều kiện và kết quả thí nghiệm,…Số liệu đo được, sau khi làm thí nghiệm xong, SV phải viết
báo cáo kết quả thực hành cần ngắn gọn, cần thể hiện rõ mục đích và đối tượng nghiên cứu;
phương pháp sử dụng; xử lý số liệu thực nghiệm; kết quả thí nghiệm và trả lời câu hỏi, bàn luận.
Thông thương các bài thí nghiệm được thiết kế sẵn mẫu báo cáo, SV cần thực hiện theo
đúng mẫu quy định.

2.5. SAI SỐ TRONG PHÉP ĐO


2.5.1. Độ ngờ
Độ ngờ là một đại lượng biểu thị mức độ lập lại của một phép đo. Chỉ những phép đo có
độ lặp lại cao mới đáng tin cậy. Độ ngờ được xác định như sau:
B1. Từ một loạt các giá trị đo (3 hoặc nhiều hơn) xác định giá trị trung bình.
B2. Đối với mỗi giá trị đo, xác định độ lệch so với giá trị trung bình.
B3. Xác định trung bình của các độ lệch (không xét đến dấu). Đó là độ ngờ.
Ví dụ: Khi đo nồng độ của một acid bằng phương pháp chuẩn độ, ta thu được 4 giá trị là
0,1026M; 0,1018M; 0,1020M; 0,1024M.
B1. Giá trị trung bình là (0,1026 + 0,1018 + 0,1020 + 0,1024)/4 = 0,1022 M
B2. Độ lệch giá trị của mỗi phép đo là: 0,0004 ; 0,0004 ; 0,0002; 0,0002
B3. Trung bình của các độ lệch: (0,0004 + 0,0004 + 0,0002 + 0,0002)/4 = 0,0003
Như vậy giá trị trung bình đo được không chắc là 0,1022M mà nằm trong khoảng 0,1019
đến 0,1025 và kết quả phải được viết dưới dạng 0,1022M  0,0003M. Từ đó ta thấy kết quả đo
được sẽ không chính xác ở số lẻ thứ 4 và ghi số 4 lẻ, không ghi là 0,102200M  0,003.
Do đó cần phân biệt ý nghĩa khác nhau của các con số 0,1M; 0,10M và 0,100M …. có n số
lẻ được ghi ra có nghĩa là sự nghi ngờ xảy ra ở số lẻ thứ n.
2.5.2. Sai số
Sai số là sự khác nhau giữa giá trị đo được và giá trị thực.
Ví dụ: Giá trị đo được của nồng độ acid vừa nêu là 0,1022M. Giá trị thực của nồng độ acid
được xác định bằng nhiều phương pháp hiện đại hơn là 0,1014M.
Sai số của phép đo là: 0,1022M – 0,1014 = + 0,0008
Dấu của sai số cho biết phép đo giữa thu được giá trị lớn hay nhỏ trị thực. Với mỗi loại
dụng cụ đều có đại lượng sai số tương tứng tùy thuộc loại dụng cụ đó và số lấn lấy hóa chất. Ví
dụ, với buret 25 ml sai số gặp phải một lần lấy dung dịch là 0,02 ml.
Sai số trong phép đo sẽ được trình bày kỹ trong bài số 3.

16
Câu hỏi:
1. Tại sao phải đóng cửa cân khi cân và để nguội các vật nung nóng trước khi cân?
2. Độ chính xác của cân phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hiểu thế nào khi nói độ
chính xác của cân phân phân tích là 0,0002g.

17
Bài 3 – ĐO LƯỜNG VÀ XỬ LÝ SÔ LIỆU THỰC NGHIỆM

3.1. ACCURACY AND PRECISION


- Precision is a measure of how well a result can be determined (without reference to a
theoretical or true value). It is the degree of consistency and agreement among
independent measurements of the same quantity; also the reliability or reproducibility of
the result. That mean multiple measurements, same result.
- Accuracy is the closeness of agreement between a measured value and a true or accepted
value (how close measurement is to true value). Measurement error is the amount of
inaccuracy.

3.2. ERRORS IN MESUREMENT


No matter how careful you are, there is always error in a measurement. Error is not a
"mistake"—it's part of the measuring process. In science, measurement error is called
experimental error or observational error. There are two broad classes of observational errors:
random error and systematic error.

18
3.2.1. Indeterminate Error – They are Random
Random errors usually result from the experimenter’s inability to take the same
measurement in exactly the same way to get exact the same number. That mean the random
error varies unpredictably from one measurement to another. These changes may occur in the
measuring instruments or in the environmental conditions. Random errors are unavoidable, but
cluster around the true value. The random error is reduces reliability.
For examples:
- Weighing yourself on a scale, you position yourself slightly differently each time.
- When taking a volume reading in a flask, you may read the value from a different
angle each time.
- Measuring the mass of a sample on an analytical balance may produce different
values as air currents affect the balance or as water enters and leaves the specimen.
- Measuring your height is affected by minor posture changes.
Random error can be reduced by:
- To take multiple data points (repetition of at least 3 and range of 5).
- Using an average measurement from a set of measurements.
3.2.2. Determinate Error – They are Systematic
Systematic errors are usually caused by measuring instruments that are incorrectly
calibrated or are used incorrectly. That mean there is something wrong with the instrument or
its data handling system and the instrument is wrongly used by the experimenter.
For examples:
- The thermometer was dropped and has small air bubbles in it, leaking gas syringe
(physical errors in the measuring device).
- Improper or sloppy use of measuring device. You measured the values in Fahrenheit
instead of Celsius, you didn’t select the right size/range for/of the instrument, the
instrument wasn’t calibrated or cleaned, parallax error, chemical splashes (can be
random error too).
+) Offset or zero setting error is an error caused by not setting an instrument to zero
prior to its use. Forgetting to tare or zero a balance produces mass measurements that
are always "off" by the same amount.
+) Not reading the meniscus at eye level for a volume measurement will always
result in an inaccurate reading. The value will be consistently low or high, depending
on whether the reading is taken from above or below the mark.

19
- Ambient conditions: the temperature, pressure, or air currents changed during the
experiment, evaporation.
+) Measuring length with a metal ruler will give a different result at a cold
temperature than at a hot temperature, due to thermal expansion of the material.
+) An improperly calibrated thermometer may give accurate readings within a certain
temperature range, but become inaccurate at higher or lower temperatures.
+) Measured distance is different using a new cloth measuring tape versus an older,
stretched one. Proportional errors of this type are called scale factor errors.
+) Drift occurs when successive readings become consistently lower or higher over
time. Electronic equipment tends to be susceptible to drift. Many other instruments
are affected by (usually positive) drift, as the device warms up.
Systematic error can be reduced by calibrating equipment, but if left uncorrected, can
lead to measurements far from the true value (reduces accuracy).
3.3. SIGNIFICANT FIGURES
To determine the number of significant figures in a number use the following 3 rules:
- Non-zero digits are always significant
- Any zeros between two significant digits are significant
- A final zero or trailing zeros in the decimal portion ONLY are significant
Example:
0.216 three significant figures
90.7 three significant figures; zero is significant
800.0 four significant figures; all zeros are significant
0.0670 three significant figures; only the last zero is significant
For multiplication and division use the following rule:
- The LEAST number of significant figures in any number of the problem
determines the number of significant figures in the answer.

For addition and subtraction use the following rules:


- Count the number of significant figures in the decimal portion ONLY of each
number in the problem.
- Add or subtract in the normal fashion

20
- Your final answer may have no more significant figures to the right of the
decimal than the LEAST number of significant figures in any number in the
problem.

➔ Ag2MoO4 is = 357.68

3.4. UNCERTAINTY
In many measurements, one estimated digit that is uncertain will be included. This is the
last significant figure in the measurement; any digits beyond it are meaningless.
The uncertainty estimate associated with a measurement should account for both the
accuracy and precision of the measurement.
For glassware and similar instruments, the uncertainty is haft the smallest increment (the
smallest scale division) of the instrument. For digital instruments, the uncertainty is the smallest
digit (smallest unit shown).

The uncertainty is half the smallest The length of the wooden stick is 4.50 ± 0.05cm
digit = ½ = 0.5. Answer is 17.5 ± 0.5
cm3.

The mass on the scale is 0.025 ± 0.001g

Absolute uncertainty is the ± value in a reading and percentage uncertainty is the ± value
in a reading divided by the reading. Eg. If you took a reading of 5 point zero plus or minus 0.5,
the absolute uncertainty would be 0.5 and percentage uncertainty is 0.5x100%/5.0 = 5%.

21
3.5. WAY OF EXPRESSING ACCURACY
3.5.1. Absolute errors
Measured value less accepted value (is your final answer so you do a calculation). The
difference between the true value and the measured value, with regard to the sign. Eg. If a 2.62 g
sample of material is analyzed to be 2.52 g, the absolute error is –0.10 g.
If the measured value is the average of several measurements, the error is called the
mean error. The mean error can also be calculated test results by taking the average difference,
with regard to sign, of the individual test results from the true value.
3.5.2. Relative error
The absolute or mean error expressed as a percentage of the true value is the relative
error. The relative accuracy is the measured value or mean expressed as a percentage of the true
value.
The above analysis has a relative error of (–0.10/2.62)x100% = –3.8% and relative
accuracy of (2.52/2.62)x100% = 96.2%.
3.6. ESTIMATING EXPERIMENTAL UNCERTAINTY
3.6.1. For a Single Measurement
Any measurement you make will have some uncertainty associated with it, no matter the
precision of your measuring tool.
The uncertainty of a single measurement is limited by the precision and accuracy of the
measuring instrument, along with any other factors that might affect the ability of the
experimenter to make the measurement.
Measurement = (measured value ± uncertainty) units
3.6.2. In Repeated Measurements
- Take average of measured values
- Find deviation of each measured value from the average value
- Take the average value of all deviations
Eg. 0,1026 ; 0,1018; 0,1020; 0,1024 mol/L. The mean of measured is 0.1022. The
deviation of each measured are 0.0004 ; 0.0004 ; 0.0002; 0.0002. The mean of the deviation is
0.003 => The reported is 0.1022 ± 0.003 mol/L
Actually, you need to calculate standard deviation (uncertainty) for measured values:

s - standard deviation Example

x - measured values Student1 Student2 Student3

- mean value 3.47 cm 3.40 cm 3.44 cm

N - number of measured Reported: ± s (3.44 ± 0.04) (~ 68%)

3.7. PROPAGATION OF ERRORS


3.7.1. Addition and subtraction

Example: (65.06 ± 0.07) + (16.13 ± 0.01) – (22.68 ± 0.02) = 58.51 (± ?)


22
For addition and subtraction, absolute uncertainty are additive:

So the answer is 58.51 ± 0.07


If we wish to express it as a relative uncertainty, this would be:

3.7.2. Multiplication and division

Consider the following operation:

The relative uncertainty are additive:

The absolute uncertainty is given by:


The answer is 356.0 ± 0.9
Examlpe 1:
Calculate the uncertainty in the number of millimoles of chloride contained in 250.0 mL
of a sample when three equal aliquots of 25.00 mL are titrated with silver nitrate with the
following results: 36.78, 36.82, and 36.75 mL. The molarity of the AgNO3 solution is 0.1167 ±
0.0002 M.
Solution
The mean volume is: 36.78 mL. The standard deviation is: s = 0.035
 The mean volume = 36.78 ± 0.04 mL
mmol Cl- titrated = (0.1167 ± 0.0002 mmol/mL)(36.78 ± 0.04 mL) = 4.292 (± ?)

23
The absolute uncertainty in the millimoles of Cl- is 4.292 x (± 0.0019) = ± 0.0082
mmol Cl- in 25 mL = 4.292 ± 0.0082 mL => in 250 mL = 42.92 ± 0.08 mmol
Examlpe 2:
You determine the acetic acid content of vinegar by titrating with a standard (known
concentration) solution of sodium hydroxide to a phenolphthalein end point. An approximately 5
mL sample of vinegar is weighted on an analytical balance in a weighing bottle (the increase in
weight represent the weight of the sample) and is found to be 5.0268 g. The uncertainty in
making a single weighing is ± 0.2 mg. The sodium hydroxide must be accurately standardized
(its concentration determined) by tatrating known weights of high-purity potassium acid
phthalate, and three such titrations give molarities of 0.1167, 0.1163, and 0.1164 M. A volume
of 36.78 mL of sodium hydroxide is used titrate the sample. The uncertainty in reading the
burtet is ± 0.02 mL. What is the percent acetic acid in the vinegar, and what is its uncertainty?
Solution
Two weighing are required to obtain the weight of the sample: that of the empty
weighing bottle and that of the bottle plus sample. Each has an uncertainty of ± 0.2 mg, and so
the uncertainty of the net sample weight (the difference of the two weights) is:

The mean of the molarity of the sodium hydroxide is 0.1165 M, and its standard
deviation is ± 0.0002 M. Similarly, two buret readings (initial and final) are required to obtain
the volume of base delivered, and the total uncertainty is

The moles of the acetic acid are equal to the moles of sodium hydroxide used to titrate it,
so the percent of acetic acid is

= 5.119 ± ?%

The uncertainty in the formula weight of acetic acid is assumed to be negligible (we
could actually caculate it to six figures to be exact)

= 5.119 x 0.0020 = ± 0.010% acetic acid


Hence, the acetic acid content is 5.119 ± 0.010%
24
Bài 4 – XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG MOL SỬ DỤNG
ĐỊNH LUẬT KHÍ LÝ TƯỞNG

I. LÝ THUYẾT
Các phân tử khí giả thuyết hoàn toàn không tương tác nhau (tương tác hút và đẩy), khi đó
phương trình khí lý tưởng sẽ cho nghiệm đúng:
P V = n  R  T (1)

R - hằng số khí V – thể tích khí

P – áp suất T – nhiệt độ

Đối với khí thực (các phân tử khí có tương tác nhau), phương trình (1) được xem như định
luật giới hạn. Khí thực trở nên hoạt động hơn như khí lý tưởng khi mật độ của nó giảm, khi đó
khoảng cách giữa các phân tử khí khá lớn, sự tương tác giữa các phân tử khí trở nên không đáng
kể.
Ở điều kiện tiêu chuẩn (T = 298 oK, P = 1 bar), nhiều khí tuân theo phương trình (1) một
cách khá tốt, do đó có thể dùng để xác định khối lượng mol của các khí một cách đơn giản theo
biểu thức (2):

m  R T
M= (2)
p V

Nếu biết thể tích chiếm bởi một chất khí cho trước, cân được khối lượng ở nhiệt độ và áp
suất nhất định ta sẽ tính được khối lượng mol của khí đó.
II. THỰC HÀNH
1. Nội dung thực hành
1. SV làm mô phỏng thí nghiệm này để quen với thao tác (có thể làm với không khí).
2. Tiến hành xác định khối lượng mol khí cacbon đioxit và metan (mỗi thí nghiệm lặp lại
3 lần lấy kết quả trung bình).
2. Dụng cụ và hóa chất

STT Tên thiết bị chính và đặc tính kỹ thuật Số lượng Hình 1.1

1 Bộ giá đỡ 1 ⑥
2 Xilanh khí 100 ml, có van 3 chiều 1 ④
3 Bình cầu thủy tinh 100 ml, 2 van khóa 1 ③
4 Chai an toàn với áp kế 1 ②
25
5 Bơm chân không 1 ①
6 Bộ theo dõi thời tiết 1 ⑦
7 Bình khí CO2 1

8 Bình khí CH4 1
9 Các ống nối cao su 3
10 Cân kỹ thuật 1
3. Lắp đặt và các bước tiến hành

S1 S2 S3 ⑦

⑤ ④



Hình 1.1. Lắp đặt thí nghiệm


Bộ thí nghiệm được lắp đặt như hình 1.1, trong đó S1, S2 và S3 là các van. Đảm bảo
xilanh khí, bình cầu thủy tinh được làm sạch và sấy khô hoàn toàn, đồng thời pittong dừng ở vị
trí đầy xilanh để có thể lấy thể tích đạt 100 ml.
Đóng S2, mở S3 và mở bơm chân không trong 10 phút để rút hết không khí trong bình
cầu. Sau đó đóng S3, tháo bình cầu và đem cân.
Lắp bình cầu chân không trở lại, mở S2 và S3. Xoay S1 để thông khí cả 3 chiều, tiếp tục
dùng máy bơm rút hết không khí trong 10 phút nữa. Đóng S2 và S3, tắt máy bơm, xoay S1 (90o
sang trái) để thông giữa xilanh và bình khí nén, mở van kim trên bình khí nén thật chậm để khí
vào đầy xilanh (Chú ý: dùng tay chắn ở đầu pittong để tránh pittong phụt ra khỏi xilanh).
Ghi lại thể tích trên xilanh (giữa 97 đến 100 ml) tới chính xác 0,5 ml.
Cho khí từ xilanh vào bình cầu bằng cách xoay S1 (90o sang trái) rồi mở từ từ S2 (Chú ý:
dùng tay còn lại nắm giữ phần đầu của pittong sao cho pittong được hút từ từ vào), đóng S2,
tháo bình cầu thủy tinh với dòng khí và đem cân lại.

26
Tính khối lượng khí trong bình cầu thủy tinh và ghi lại kết quả cùng với áp suất và nhiệt
độ môi trường xung quanh trên bộ theo dõi thời tiết.
Mỗi chất khí tiến hành thí nghiệm 3 lần lấy kết quả trung bình.
4. Số liệu và xử lý kết quả
Kết quả của thí nghiệm mẫu được cho trong bảng sau, cho thấy sự xác định tương đối đơn
giản và kết quả tương đối phù hợp.

Khối lượng Mol


Thể tích Khối lượng Áp suất Nhiệt độ M (g/mol)
Khí
V (ml) m (g) P (mm Hg) T (oK) Thực Lý
nghiệm thuyết
99,0 0,178 746,0 294,7 44,3
99,0 0,175 746,0 294,7 43,5
CO2
98,0 0,179 746,0 294,7 45,0
Trung bình 44,3 44,01
99,5 0,066 744,5 294,7 16,4
100,0 0,072 744,5 294,7 17,8
CH4
98,0 0,069 744,5 294,7 17,7
Trung bình 17,3 16,04

27
Báo cáo thí nghiệm bài 4
XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG MOL
SỬ DỤNG ĐỊNH LUẬT KHÍ LÍ TƯỞNG

Ngày thí nghiệm: …………………………Lớp:……………………………………………


Ca thí nghiệm:…………………………….Nhóm:…………………………………………
Họ tên: (1)………………………………............(2)……………………………………….
(3)………………………………………(4)……………………………………….

1. Kết quả thực nghiệm

Khối lượng Mol


Thể tích Khối lượng Áp suất Nhiệt độ
Khí M (g/mol)
o
V (ml) m (g) P (mmg Hg) T ( K)
TN LT

….. ….. ………….. ……… ………

CO2 ….. ….. ………….. ……… ………

….. ….. ………….. ……… ……… …..

….. ….. ………….. ……… ………

CH4 ….. ….. ………….. ……… ………

….. ….. ………….. ……… ……… ….

2. Xác định khối lượng mol của các chất khí đã đo trong thí nghiệm (có trình bày phương pháp
tính).
3. Sử dụng phương trình PV = nRT là chính xác hay gần đúng? Tại sao?
4. Hãy phân tích các yếu tố chính gây ảnh hưởng đến sai số của kết quả thí nghiệm.
5. Thế nào là khí lý tưởng? Chứng minh biểu thức n = V(đktc)/22,4.

28
Bài 5 – XÁC ĐỊNH ĐƯƠNG LƯỢNG MAGIE

I. LÝ THUYẾT
Đương lượng nguyên tố
Đương lượng của một chất là số phần khối lượng của chất đó có thể thay thế (hay kết
hợp) vừa đủ với 1,008 phần khối lượng của hiđro, hoặc với 8 phần khối lượng của oxi, hoặc với
một đương lượng đã biết của một chất bất kỳ. Đương lượng của một chất được ký hiệu là E.
Đương lượng gam của một chất là lượng chất đó tính bằng gam và có giá trị bằng đương
lượng của nó. Cũng có thể dùng các đơn vị khối lượng là ước số hoặc bội số của gam để chỉ
đương lượng của chất. Ví dụ: đương lượng miligam, đương lượng kilogam…
Đương lượng của một chất có thể thay đổi theo điều kiện và sản phẩm tạo thành của
phản ứng mà nó tham gia. Trong nhiều trường hợp, người ta có thể tính đương lượng của một
chất theo công thức:

M
Ñ=
n
M: khối lượng nguyên tử, phân tử hoặc ion
n: hóa trị hoặc mức oxi hóa của nguyên tố; số ion H+ mà một phân tử axit (hoặc bazơ)
cho (hay nhận) trong phản ứng trung hòa; số electron của một phân tử hoặc ion trao đổi trong
phản ứng oxi hóa-khử.
Theo định luật đương lượng, các chất sẽ phản ứng với nhau theo những phần khối lượng
tỉ lệ với đương lượng của chúng:

mA mB E m
= → A = A
ÑA ÑB ÑB ÑB

mA , mB - khối lượng tác dụng vừa đủ của chất A và chất B trong phản ứng
ÑA , ÑB - đương lượng của các chất A và B.
Nói cách khác, số đương lượng của các chất trong phản ứng phải bằng nhau.
Trong thí nghiệm này ta xác định đương lượng magie bằng phản ứng:

Mg + 2 H + → Mg 2+ + H 2
mA mB

Bằng thực nghiệm ta xác định được mA và mB . Biết đương lượng của hiđro là 1,008, ta
suy ra được đương lượng của magie. Trong đó khối lượng mA xác định bằng cách cân; khối

29
lượng hiđro mB xác định bằng phương trình pV = nRT khi đo được áp suất và thể tích hiđro, ta
tính được số mol và suy ra khối lượng hiđro.
II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
- Mục đích: Áp dụng định luật đương lượng để xác định đương lượng của một chất
chưa biết khi biết đương lượng của chất khác.
- Yêu cầu: SV làm mô phỏng thí nghiệm này để quen với thao tác trước khi tiến hành
làm thí nghiệm có hóa chất.
III. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
- Dây magie :1 - Ống nghiệm chữ Y :1
- Dung dịch H2SO4 20% :1 - Giá đỡ buret :1
- Giấy nhám mịn :1 - Cốc 100 ml :1
- Đĩa cân: :1 - Hai buret thông nhau :1
- Kéo cắt magie :1 - Pipet 5 ml :1
- Nhíp gấp sợi magie :1 - Bóp cao su :1
- Bộ theo dõi nhiệt độ và áp suất môi trường :1
IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Lắp bộ dụng cụ như hình vẽ (hình 2.1):

Ống nghiệm chữ Y (1)

Buret (3) Buret (2)

2. Đánh bóng sợi Mg bằng giấy nhám mịn.


3. Cân khoảng 20-25 mg magie rồi dùng nhíp gấp cho vào nhánh 1 của ống nghiệm 2
nhánh. Dùng pipet lấy khoảng 5 ml dung dịch H2SO4 20% cho vào nhánh 2 của ống
nghiệm (Chú ý: không để axit dính vào nhánh chứa Mg).
4. Hạ buret (2) xuống và nâng buret (3) lên để mức nước trong buret (2) dâng lên gần đầy.
Lắp ống nghiệm chữ Y vào buret (2) như hình 2.1.
5. Kiểm tra độ kín của hệ thống bằng cách hạ buret (3) xuống từ từ, nếu mực nước trong
buret (2) chỉ hạ xuống một chút rồi giữ nguyên không thay đổi chứng tỏ hệ thống đã kín,

30
nếu mực nước trong buret (2) hạ xuống liên tục không dừng lại, chứng tỏ hệ thống bị hở,
cần kiểm tra lại các mối nối cho thật kín.
6. Chỉ khi chắc chắn hệ thống đã kín hoàn toàn thì mới bắt đầu tiến hành thí nghiệm. Làm
thăng bằng mực nước ở buret (2) và (3). Ghi mực nước ở buret (2) khi thăng bằng là V1.
7. Nghiêng ống nghiệm hai nhánh để axit chảy hết sang nhánh chứa Mg. Khí H2 sinh ra sẽ
đẩy mực nước trong buret (2) xuống thấp dần. Trong lúc đó, cần hạ dần buret (3) xuống
cho mực nước ở hai buret (2) và (3) luôn xấp xỉ nhau. Khi Mg đã phản ứng hết (thấy
không còn bọt khí thoát ra và mực nước trong buret (2) không hạ xuống nữa), để thêm
khoảng vài phút cho ống nghiệm hai nhánh trở lại nhiệt độ phòng. Làm thăng bằng mực
nước trong buret (2) và (3), ghi mực nước trong buret (2) lúc này là V2, đồng thời ghi
nhận nhiệt độ và áp suất phòng tại thời điểm này.
Lặp lại thí nghiệm trên 3 lần để lấy kết quả trung bình.

*Lưu ý: Ghi các số liệu thí nghiệm vào bảng được cho ở phần mẫu báo cáo thí nghiệm. Áp suất
riêng phần của hơi nước ở nhiệt độ lúc thí nghiệm PH2O = 10,3 mbar

31
Báo cáo thí nghiệm bài 5

XÁC ĐỊNH ĐƯƠNG LƯỢNG MAGIE

Ngày thí nghiệm: …………………………Lớp:……………………………………………


Ca thí nghiệm:…………………………….Nhóm:…………………………………………
Họ tên: (1)………………………………............(2)……………………………………….
(3)………………………………………(4)……………………………………….

o Kết quả thí nghiệm

Đại lượng Kết quả

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình

Khối lượng Mg mMg (g)

Thể tích khí H2 V1 (ml)

V2 (ml)

V = V2 – V1 (ml)

Áp suất khí quyển lúc


PKK (mmHg)
thí nghiệm

Nhiệt độ phòng lúc thí


T = t0C + 273 (0K)
nghiệm

Áp suất khí H2 PH2 = PKK – PH2O


(mmHg)

o Câu hỏi
• Trình bày phương pháp tính và kết quả đương lượng magie?
• Công thức PH2 = PKK – PH2O đã đúng chưa. Thực tế phải ghi thế nào mới đúng?
• Sử dụng phương trình PV = nRT là chính xác hay gần đúng? Tại sao?
• Phân tích những yếu tố chính dẫn đến sai số của kết quả thí nghiệm?

32
Bài 6 – TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NHÓM A

I. DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT


1. Hoá chất
- Dung dịch: Phenolphtalein; Mg2+, Al3+, NH3 0,5N, HCl 0,5N, NaOH 0,5N, Na2SiO3,
NaHCO3, BaCl2, Co2+, Na3[Co(NO2)6], KCl (đ), SrCl2, CaCl2, Na2SO4.
- Chất rắn, tinh thể: Na rắn, sợi Mg.
2. Dụng cụ
Cốc 1 lít, giấy lọc thấm, phễu thủy tinh lớn, nhíp gấp mẫu Na, đĩa Petri, dao cắt mẫu Na,
mẫu giấy A4, ống nghiệm (10 cái), giá đỡ ống nghiệm, bình tia, kẹp ống nghiệm, kéo cắt Mg,
giấy nhám mịn.
II. THỰC HÀNH
Lưu ý: - Tất cả các mẫu kết tủa thải đều thu hồi lại, không đổ trực tiếp vào lavabo.
- Các thuật ngữ “cho (thêm) từ từ” nghĩa là cho dung dịch chất phản ứng từng giọt chảy
từ thành ống nghiệm xuống.
1. Natri tác dụng với nước
Thí nghiệm sau phải được tiến hành trong tủ hút, mang găng tay khi gấp mẫu Na.
Cho nước cất vào beaker 1 lít khoảng 1/2 thể tích. Dùng nhíp gấp lấy mẫu nhỏ Na bằng hạt
đậu xanh và đặt lên trên đĩa Petri (nếu hạt to thì dùng dao cắt, nếu bên ngoài mẫu Na có bám dầu
hỏa thì dùng giấy lọc thấm khô). Dùng mẫu giấy A4 xếp thành thuyền nhỏ rồi cho mẫu Na trên
vào sau đó cho vào chậu nước. Liền lấy phễu thủy tinh lớn đậy lên. Sau khi phản ứng kết thúc,
thêm vào 1 giọt dung dịch phenolphtalein. Viết phản ứng và giải thích hiện tượng.

Câu hỏi: Vì sao lại phải úp phễu thủy tinh lên beaker ? Phản ứng trên tỏa nhiệt hay thu nhiệt ?
Kim loại nào sau đây tan được trong nước: K, Cs, Mg, Ba, Ca, Al ? Viết phản ứng nếu có.
2. Sự cháy của Mg
Dùng giấy nhám đánh bóng sợi Mg sau đó cắt 1 đoạn (khoảng 3mm). Dùng nhíp kẹp
mãnh Mg và đưa lên ngọn lửa đến khi thấy xuất hiện đốm trắng thì di chuyển kẹp ra khỏi ngọn
lửa. Viết phản ứng và giải thích hiện tượng.
Câu hỏi: Mg có cháy trong khí CO2 không? Nêu cách thực hiện và viết phản ứng (nếu có)?

3. Điều chế Mg(OH)2, Al(OH)3 và thử tính chất hydroxit


Cho vài giọt giọt dung dịch Mg2+ vào ống nghiệm sau đó cho thêm dung dịch NH3 0,5N
vào đến dư. Ly tâm lấy kết tủa. Chia kết tủa làm 2 phần: Phần 1 cho vài giọt dung dịch HCl
0,5N đến dư. Phần 2 cho vài giọt dung dịch NaOH 0,5N đến dư.
Lặp lại thí nghiệm tương tự trên với dung dịch Al3+.
33
Viết phản ứng và giải thích hiện tượng.
Câu hỏi: Mg(OH)2 và Al(OH)3 tan được trong dung dịch NH4Cl, K2SO4 không? Viết phản ứng.

4. Các muối
- Cho vào ống nghiệm vài giọt dung dịch Na2SiO3, NaHCO3 loãng rồi thêm vào 1-2 giọt
dung dịch phenolphtalein. Quan sát và giải thích hiện tượng.
- Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống vài giọt dung dịch BaCl2 loãng, Co2+ tương ứng. Thêm
vào mỗi ống 1-2 giọt dung dịch Na2SiO3 loãng. Quan sát và giải thích hiện tượng.
- Cho 3 giọt dung dịch NaHCO3 vào ống nghiệm sau đó thêm 3 giọt dung dịch BaCl2.
Quan sát và giải thích hiện tượng.
- Cho 3 giọt dung dịch NaHCO3 vào ống nghiệm sau đó thêm 3 giọt dung dịch NaOH
sau đó thêm 3 giọt dung dịch BaCl2. Quan sát và giải thích hiện tượng.

Câu hỏi: Muối nào sau đây tan được trong nước: Ca(HCO3)2, Al2(CO3)3, Al2(SO4)3, MgSO4.
Xác định pH của dung dịch muối thu được.
5. Nhận biết ion K+, Ba2+, Ca2+, Sr2+
- Cho vào ống nghiệm vài giọt dung dịch KCl đặc, thêm tiếp vài giọt dung dịch
Na3[Co(NO2)6]. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.
- Cho 3 giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm sau đó thêm tiếp 1-3 giọt dung dịch
Na2SO4. Lập lại thí nghiệm với các dung dịch SrCl2 0,1N và CaCl2.

34
Báo cáo thí nghiệm bài 6

TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NHÓM A

Ngày thí nghiệm: …………………………Lớp:……………………………………………


Ca thí nghiệm:…………………………….Nhóm:…………………………………………
Họ tên: (1)………………………………............(2)……………………………………….
(3)………………………………………(4)……………………………………….

1. Hiện tượng quan sát


...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
2. Phương trình phản ứng, giải thích hiện tượng và trả lời câu hỏi
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

35
Bài 7 – TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NHÓM B

I. DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT


1. Hoá chất
- Dung dịch: HCl 2N, H2SO4 2N, HNO3 2N, NH3, NaOH, KSCN, Na2CO3, KI, glucose,
FeCl3, CuSO4, AgNO3, Zn2+, HNO3 đặc, Mn(NO3)2, KNO3, K4[Fe(CN)6], (NH4)2S.
- Chất rắn, tinh thể: muối Mohr Fe(NH4)2(SO4)2, đinh sắt, lá Cu, Zn viên, K2CrO4, giấy
pH, (NH4)2S2O8.
2. Dụng cụ
Kính thủy tinh (đĩa petri), đèn cồn, kẹp ống nghiệm, ống nghiệm (10 cái), bình tia, cốc 100
ml (2 cái), bật lửa, thìa lấy hóa chất (2 cái).
II. THỰC HÀNH

Lưu ý: - Tất cả các mẫu kết tủa thải đều thu hồi lại, không đổ trực tiếp vào lavabo.
- Các thuật ngữ “cho (thêm) từ từ” nghĩa là cho dung dịch chất phản ứng từng giọt chảy
từ thành ống nghiệm xuống.
1. Sắt (Fe) và hợp chất
a. Fe kim loại
Cho vài giọt các dung dịch HCl 2N, H2SO4 2N, HNO3 2N vào 3 ống nghiệm tương ứng
sau đó thêm vào mỗi ống nghiệm một mẫu đinh Fe. Sau một thời gian xảy ra phản ứng, lấy đinh
Fe ra rồi cho tiếp 3 giọt dung dịch KSCN loãng vào các ống nghiệm. Giải thích hiện tượng và
viết các phản ứng.
b. Muối Fe2+ và Fe(OH)2
Cho vài hạt tinh thể muối Mohr vào 2 ống nghiệm rồi thêm nước cất đến khoảng 1/3 ống
để hòa tan hoàn toàn. Dùng giấy pH xác định môi trường của dung dịch.
Nhỏ 3 giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm 1. Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 đến dư vào
ống nghiệm 2. Ly tâm lấy kết tủa trong cả 2 ống rồi đặt lên mặt kính thủy tinh sau 30 phút.
Giải thích hiện tượng và viết các phản ứng.
c. Muối Fe3+ và Fe(OH)3
Cho vài giọt dung dịch FeCl3 vào 5 ống nghiệm tương ứng sau đó: Nhỏ từ từ dung dịch
NaOH đến dư vào ống 1. Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 đến dư vào ống 2. Nhỏ từ từ dung dịch
dung dịch KI vào ống 3. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào ống 4. Cho 3 giọt dung dịch
K4[Fe(CN)6] vào ống 5. Giải thích hiện tượng và viết các phản ứng.
2. Đồng và hợp chất
a. Cu kim loại
36
Cho lá Cu vào lần lượt các ống nghiệm chứa sẵn dung dịch HCl 2N, H2SO4 2N, HNO3
loãng, KNO3 + 3 giọt HCl 2N. Giải thích hiện tượng và viết các phản ứng.
b. Muối Cu2+ và Cu(OH)2
Cho vài giọt dung dịch CuSO4 vào 5 ống nghiệm tương ứng: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH
vào ống nghiệm 1 đến dư, gạn lấy kết tủa, đem đun nóng hỗn hợp trong vài phút. Nhỏ từ từ dung
dịch NH3 vào ống nghiệm 2 đến dư, sau đó đem đun nóng trong vài phút. Nhỏ dung dịch KI vào
ống nghiệm 3 sau đó thêm 3 giọt dung dịch NaOH, đun nhẹ. Thêm dung dịch glucose vào ống
nghiệm 4, sau đó thêm 3 giọt dung dịch NaOH loãng và đun nhẹ. Nhỏ dung dịch (NH4)2S vào
ống nghiệm 5 sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 2N đến dư. Giải thích hiện tượng và viết các
phản ứng.
3. Muối Ag+

Cho 3 giọt dung dịch AgNO3 vào 4 ống nghiệm: Thêm 3 giọt dung dịch KCl vào ống 1.
Thêm 3 giọt dung dịch KBr vào ống 2. Thêm 3 giọt dung dịch KI vào ống 3. Thêm 3 giọt dung
dịch (NH4)2S vào ống nghiệm 4. Giải thích hiện tượng và viết các phản ứng.
4. Kẽm (Zn) và hợp chất
a. Zn kim loại
Cho vài giọt các dung dịch HCl 2N, H2SO4 2N, HNO3 2N vào 3 ống nghiệm tương ứng.
Cho tiếp 3 viên Zn vào 3 ống nghiệm trên. Sau vài phút thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào cả
ống 1, ống 2 và đối chiếu hiện tượng so với thời điểm chưa thêm CuSO4 vào. Giải thích hiện
tượng và viết các phản ứng.
b. Muối Zn2+ và Zn(OH)2
Cho vài giọt dung dịch Zn2+ vào 2 ống nghiệm tương ứng: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH
loãng vào ống 1 đến dư sau đó thêm tiếp từ từ dung dịch HCl đến dư. Nhỏ từ từ dung dịch dung
dịch NH3 vào đến dư. Nhỏ 3 giọt dung dịch (NH4)2S vào ống 4 sau đó thêm vào từ từ dung dịch
HCl đến dư. Giải thích hiện tượng và viết các phản ứng.
5. Hợp chất Crom và Mangan
Cho một ít tinh thể K2CrO4 vào ống nghiệm 1 rồi cho khoảng 1 ml nước cất để hòa tan
hoàn toàn. Chia làm 2 phần, phần 1 cho 1-2 giọt dung dịch HCl 2N loãng vào, rồi thêm dung
dịch NaOH loãng vào đến khi chuyển màu. Phần 2 cho 1-2 giọt dung dịch AgNO3. Giải thích
hiện tượng và viết các phản ứng.
Cho vào ống nghiệm vài tinh thể (NH4)2S2O8, thêm tiếp 2 ml nước cất. Lắc nhẹ cho muối
tan hết, thêm tiếp 3 giọt dung dịch HNO3 đặc, 1 giọt dung dịch AgNO3. Đun vừa sôi nhẹ hỗn
hợp rồi cho tiếp 1 giọt Mn(NO3)2. Giải thích hiện tượng và viết các phản ứng.

37
Câu hỏi:
1. Khi pha dung dịch các muối Zn2+, Al3+ thì sau một khoảng thời gian trong dung dịch xuất
hiện vẫn đục hoặc lớp chất rắn màu trắng lắng dưới đáy bình. Giải thích và nêu cách
khắc phục.
2. Dung dịch Fe2+ có màu trắng hơi xanh, nhưng sau khi pha dung dịch để vài ngày thì dung
dịch xuất hiện màu nâu và xuất hiện lớp cặn dưới đáy bình. Giải thích và nêu cách khắc
phục.
3. Vì sao dung dịch AgNO3 phải đựng trong chai (lọ) màu nâu? Giải thích.

38
Báo cáo thí nghiệm bài 7

TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NHÓM B

Ngày thí nghiệm: …………………………Lớp:……………………………………………


Ca thí nghiệm:…………………………….Nhóm:…………………………………………
Họ tên: (1)………………………………............(2)……………………………………….
(3)………………………………………(4)……………………………………….

1. Hiện tượng quan sát


...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
2. Phương trình phản ứng, giải thích hiện tượng và trả lời câu hỏi
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

39
Tài liệu tham khảo

1. Vũ Ngọc Ban, 2007. Giáo trình thực tập Hóa lý. Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.
2. Tạ Thị Thảo. Cẩm nang thực nghiệm hóa học. Trường Đại học KHTN – ĐHQG Hà Nội.
3. Lâm Ngọc Thụ, 2005. Cơ sở Hóa học phân tích. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Thí nghiệm hóa đại cương – Vô cơ 1. NXB ĐHQG TP HCM, 2011.

40
Phụ lục. Bảng thứ nguyên và các hằng số.

m N
1J = 1N 1m = 1kg.m2.s-2 N = g Bar =
s2 m2
Niuton là lực cung cấp cho vật thể có khối lượng 1kg trong gia tốc 1m/s2.
1L.atm = 101.325 J 1atm = 1,01325.105Pa = 1,01325.105 N.m-2
1cal = 4,184 J

 J   cal   l  atm 
R = 8,314   = 1,987   = 0,082  
 mol  K   mol  K   mol  K 
0 0 0

Hằng số Faraday: F = 96493 (C)

1Pa = 9,87 10−6 atm 1kilopascal (kPa) = 0.01 atm 1kPa = 10 hPa

1hectopascal (hPa ) = 9,87 10−4 atm = 1Milibar = 0, 75 mmHg 1Bar = 0,99 atm

41

You might also like