You are on page 1of 4

THAM KHẢO SSOP NGUỒN NƯỚC (NGÀNH THỦY SẢN)

VIẾT SSOP VỆ SINH CÁ NHÂN TRÊN CƠ SỞ CLIP ĐÃ XEM VÀ CÁC YÊU CẦU
TRONG QCVN 02-01:2009/BNNPTNT, QCVN 02-02:2009/BNNPTNT (ví dụ BHLĐ,
khử trùng ủng ....)

SSOP 1: SSOP VỆ SINH CÁ NHÂN


1. YÊU CẦU:
Việc vệ sinh cá nhân của người công nhân là điều cần thiết phải đạt yêu cầu tiêu chuẩn
QCVN 02-01:2009/BNNPTNT của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về về cơ
sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản – điều kiện chung đảm bảo an toàn thực phẩm
và QCVN 02-02:2009/BNNPTNT Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về cơ sở
sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản – chương trình đảm bảo chất lượng và an toàn
thực phẩm theo nguyên tắc HACCP.

2. ĐIỀU KIỆN HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY:

- Có 2-3 (Thực tế phải chính xác số lượng, 2 hoặc 3) vòi nước và bồn rửa tay, vòi
nước tay màu đen bằng inox (màu trắng) có van vặn (mở bằng tay?) , có bình xịt khử
trùng tay.
- Phòng rửa tay cách biệt hoàn toàn với phòng chế biến và không mở cửa thông trực
tiếp vào phòng chế biến. (Chép nguyên xi tiêu chuẩn)- chưa là mô tả thực trạng
- Chỗ rửa tay và mặc đồ bảo hộ là chung một phòng. Ví dụ Mô tả đúng “ có 3
phòng BHLD nữ và 1 phòng nam, trong mỗi phòng có 2 bồn rửa tay gồm vòi đạp
chân, xà phòng nước và máy sấy tay”
- Nam và nữ dùng chung phòng rửa tay và mặc bảo hộ.
- Công nhân mặc đồ bảo hộ màu trắng, gồm áo ay dài, khóa kéo trong, quần dài rời và
nón kèm khẩu trang màu trắng đeo kín mũi và miệng, ủng màu trắng, bao tay màu
trắng.
3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ:
3.1 Sức khỏe

- Công nhân không được tham gia hoạt động sản xuất, chế biến khi mắc các bệnh có
khả năng truyền nhiễm cho sản phẩm: bị bỏng, tiêu chảy, bệnh ngoài da…
- Công nhân phải được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng và tái khám định kỳ 1
lần/năm, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y Tế (cụ thể??). Hồ sơ theo dõi
sức khỏe phải được lưu trữ và bảo quản.
- Cán bộ quản lý sản xuất, công nhân tiếp xúc với sản phẩm phải được đào tạo (Nội
dung gì??).
3.2 Bảo hộ lao động:
3.2.1 Công nhân sản xuất trong thời gian làm việc phải có mặc đúng quy định BHLĐ:

- Đúng trang phục bảo hộ lao động và đi ủng


- Đội mũ bảo hộ che kín tóc
- Công nhân không được mặc quần áo bảo hộ ra ngoài khu vực sản xuất.
- Tại những nơi xử lý sản phẩm yêu cầu vệ sinh cao (Liệt kê là khu nào?), công nhân
phải đeo khẩu trang che kín miệng và mũi.

VD hiểu cách trình bày (Trường Hufi)

Cách 1- quy định không thực hiện được “SV phải bỏ dép ở ngoài, để trên kệ dép,
khi vào các phòng sạch”

Cách 2- Quy định đúng “Khi vào phòng máy tính, SV phải bỏ dép ở ngoài, để trên
kệ dép”

- Nếu sử dụng găng tay (Liệt kê là khu nào? Công việc gì?), phải đảm bảo găng tay
sạch, hợp vệ sinh và không bị thủng.
- Quần áo bảo hộ phải được cơ sở chế biến tập trung (cty, nhà máy, tổ giặt ủi) giặt
sạch sau mỗi ca sản xuất.
- Công nhân chế biến sản phẩm chưa bao gói phải mặc quần áo bảo hộ sáng màu (Tự
mâu thuẫn, ở phần “Hiện trạng” nêu cty chỉ có BHLĐ màu trắng)
- Quần áo (mô tả Hiện trạng + quy định cần nêu rõ là Mặc BHLĐ choàng ra ngoài
đồ cá nhân hay Thay ra?), vật dụng cá nhân của công nhân phải để bên ngoài khu
vực chế biến.( Chép TC chưa là quy định). Quy định “Đồ cá nhân để trong tủ, mỗi
CN có 1 ngăn tủ có khóa”
- Cán bộ quản lý, khách tham quan không được mang đồ trang sức, đồ vật dễ rơi,
hoặc đồ vật gây nguy cơ mất vệ sinh và phải mặc bảo hộ lao động khi vào phân
xưởng sản xuất.  không tương đương cho 2 nhóm đối tượng. QĐ khách không
mang trang sức, nhưng thiếu quy định tương tự cho CN.
- Khách vào khu vực chế biến phải mặc áo bảo hộ, đội mũ bảo hộ, đeo khẩu trang
(nếu cần) và đi ủng.

3.3 Vệ sinh cá nhân

Công nhân tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải rửa tay:

- Trước khi đi vào khu vực chế biến,


- Sau khi đi vệ sinh,
- Sau khi tiếp xúc với bất kì tác nhân có khả năng gây nhiễm bẩn nào (Cho ví dụ :
sau khi đổ rác, sau khi tiếp xúc máu cá…)
- Công nhân tay bị đứt, bị thương không được tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. ( Chép
TC, chưa có quy định).

 Bị đứt tay, CN phải băng bằng băng không thấm nước, đeo gang bên ngoài và
báo tổ trưởng để được sắp xếp công việc không tiếp xúc SP hở, ví dụ In date
trên carton, đếm sản lượng, ghi hồ sơ…)

4. GIÁM SÁT VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:


- Đội trưởng, tổ trưởng các đội (SX??CL? Vệ sinh??) có trách nhiệm triển khai quy
phạm
- Công nhân tại các tổ trách nhiệm làm đúng theo quy phạm
- Nhân viên trực vệ sinh có trách nhiệm nhắc nhở công nhân thực hiện đúng theo quy
phạm.  xem lại Hiện trạng có vị trí này không?
- QC phụ trách sản xuất tại các đội / tổ có trách nhiệm giám sát vệ sinh cá nhân hằng
ngày 2 lần/ ngày trước khi sản xuất. kết quả kiểm tra ghi vào biểu mẫu kiểm tra vệ
sinh hàng ngày
- Để đảm bảo công nhân không là nguồn lây nhiễm chéo, 1 lần/ tuần phòng kiểm
nghiệm vi sinh của công ty lấy mẫu đại diện để kiểm tra vệ sinh các nhân luân phiên
theo từng khu vực ngay sau khi công nhân vệ sinh và khử trùng tay xong
- Định kì 3 tháng một lần lấy mẫu vệ sinh công nghiệp gửi kiểm tra tại các cơ quan có
thẩm quyền
- Mọi bổ sung, sửa đổi quy phạm phải được Ban Giám Đốc phê duyệt.
5. HÀNH ĐỘNG SỬA CHỮA:
- QC có trách nhiệm kiểm tra nhân viên thực hiện vệ sinh cá nhân. Nếu phát hiện nhân
viên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng bước theo quy định vệ sinh sẽ
không cho vào và yêu cầu thực hiện lại.
- Khi phát hiện thiết bị vệ sinh bị hỏng thì báo ngay cho bộ phận kỹ thuật để sữa
chữa.==> Thừa vì bên trên Không quy định trách nhiệm KT tình trạng TB vệ sinh,
không phát hiện hư hỏng.
- Phòng vi sinh kiểm tra lấy mẫu và theo dõi kết quả phân tích. Nếu có vấn đề mất an
toàn thì phải báo cáo ngay với Đội trưởng hoặc đội phó Đội HACCP để tìm biện
pháp khắc phục
6. THẨM TRA:
- QC có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện qui định của vệ sinh cá
nhân theo đúng các tần suất
- Bộ phận vệ sinh, bảo dưỡng phải duy trì tình trạng vệ sinh của các nhà vệ
sinh.==> Quy định tuân thủ
- Bộ phân chuyên môn phụ trách xử lý nước hằng ngày kiểm tra các nhà vệ
sinh, phòng thay quần áo, nhà tắm trước khi sản xuất, giữa ca và cuối ca.
7. HỒ SƠ LƯU TRỮ:
- Ghi chép lưu trử hồ sơ kiểm tra vệ sinh hàng ngày.
- Thiết lập đủ biểu mẫu giám sát và phân công thực hiện.
- Kết quả kiểm tra được ghi theo mẫu và lưu hồ sơ chương trình PRP.
- Tất cả hồ sơ ghi chép trong quá trình giám sát.
- Hồ sơ gồm có :
+ Sơ đồ hệ thống khu vực vệ sinh cá nhân.
+ Báo cáo các sự cố vi phạm và hành động sửa chữa khu vực.

You might also like