You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA/VIỆN KỸ THUẠT HÓA HỌC


------

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


AN TOÀN TRONG NHÀ MÁY HÓA CHẤT

Đề tài: Nghiên cứu hệ thống an toàn trong công đoạn xử


lý SO2 trong nhà máy sản xuất H2SO4

Giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Trung Dũng


Nhóm: 5
Lớp: 142670

Năm học 2022- 2023


Họ và tên mssv Nhiệm vụ

Lê Thị Thanh 20201731 Làm nội dung phần II +


(Trưởng nhóm) tổng hợp word

Nguyễn Thị Ngọc 20201649 Làm nội dung phần II+


III

Nguyễn Thị Thu 20201508 Làm nội dung phần I+


Hồng III

Trịnh Thị Hương 20201532 Làm Silde + I


MỤC LỤC

…………………………………………………………………………Trang
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ THẢI SO2
1.Giới thiệu về SO2………………………………………………
2.Quy trình xử lý SO2……………………………………………
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN CỦA THIẾT BỊ
MÀ CHÚNG TA ĐANG ĐỊNH THIẾT KẾ.
1.Các thiết bị..……………………………………………………..
2.Những yếu tố gây ảnh hưởng đến tính an toàn của hệ thống……
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN
1.Giải pháp…………………………………………………………
2. Yêu cầu………………………………………………………….
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ HÓA CỦA QUÁ TRÌNH OXH SO2 TRÊN
CHẤT XÚC TÁC.
1.Giới thiệu về SO2
- Lưu huỳnh đioxit công thức hóa học là SO 2, là sản phẩm chính của quá
trình đốt cháy lưu huỳnh.
- SO2 được tạo ra bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ
hoặc bằng cách nấu chảy quặng nhôm, sắt, kẽm và chì.
1.1.Tính chất lý hóa của SO2
- Chất khí không màu, nặng hơn không khí, mùi hắc, độc, tan trong nước.
- Nhiệt độ nóng chảy khoảng -72oC, nhiệt độ sôi -10oC
- SO2 tác dụng với nước, phản ứng với dung dịch bazo tạo muối sunfit và
hydrosunfit.
1.2.Ứng dụng của SO2
- Là chất trung gian trong sản xuất acid sunfuric
- Làm nguyên liệu tẩy trắng giấy, bột mì, dung dịch đường…
- Dùng để xử lý nước thải công nghiệp và đô thị, nước chứa clo.
- Kháng khuẩn và chống oxy hóa trong rượu vang.
1.3.Tác hại của SO2
- Khí SO2 là khí độc, nếu hít phải khí SO2 sẽ gây viêm đường hô hấp
- SO2 bị oxy hóa ngoài không khí và phản ứng với nước mưa tạo thành axit
sulfuric là tác nhân chính gây hiện tượng mưa axit, ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển thực vật.
- SO2 trong không khí ẩm tạo thành axit là tác nhân gây ăn mòn kim loại,
bê-tông và các công trình kiến trúc.
2.Quy trình xử lý SO2

2.1.Sơ đồ công nghệ

a) Sản xuất H2SO4


http://hoachatcoban.com.vn/wp-content/uploads/2019/08/cong-nghe-
sx-acid-sunfuric.png
- Mặc dù trong quy trình sản xuất H2SO4 hiện nay là hệ thống gồm hai
tháp hấp thụ nhưng lượng để đảm bảo lượng SO 2 dư xả ra môi nằm ở
lượng cho phép. Tuy nhiên SO2 là một chất gây hại đến sức khỏe con
người, môi trường, hệ sinh thái… Vì vậy ta cần phải có biện pháp xử lý
SO2.

- Những biện pháp xử lý SO2 trong công nghiệp hiện nay:

+ Hấp thụ SO2 bằng nước: là phương pháp đơn giản nhưng khó
thực hiện, tốn kém, yêu cầu nồng độ SO 2 ban đầu tương đối cao
và xả được nước thải ra môi trường.

+ Hấp thụ khí SO2 bằng đá vôi (CaCO3) hoặc nung vôi (CaO): đây
là phương pháp phổ biến và hiệu quả khi có thể hấp thụ 85-90%
lượng SO2.

b) Sơ đồ xử lý SO2 bằng đá vôi hoặc nung vôi

Dung dịch chất hấp thụ là Ca(OH)2


Nguồn: https://lh4.googleusercontent.com

1.Tháp hấp thụ 3.Bộ lọc chân không

2.Bộ phận tách tinh thể 4,5. Bơm 5.Thùng trộn sữa vôi
 Nguyên lý làm việc

Khói thải sau khi được lọc sạch tro bụi đi vào scrubo 1 để hấp thụ khí
SO2. Nước chứa acid chảy ra từ scrubo có chứa nhiều sunfit và canxi
sunfat dưới dạng tinh thể: CaSO3.0,5H2O, CaSO4.2H2O và một ít tro bụi
còn sót lại sau bộ lọc tro bụi, do đó cần tách các tinh thể nói trên ra khỏi
dung dịch bằng bộ phận tách tinh thể 2. Sau bộ phận tách tinh thể 2, dung
dịch 1 phần đi vào tưới cho Scruber, phần còn lại đi qua bình lọc chân
không 3, ở đó các tinh thể bị giữ lại dưới dạng cặn bùn và được thải ra
ngoài. Đá vôi được đập vụn và nghiền thành bột và cho vào thùng 6 để
pha trộn với dung dịch loãng chảy ra từ bộ lọc chân không số 3
cùng với 1 lượng nước bổ sung để được dung dịch sữa vôi mới.

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN CỦA THIẾT BỊ MÀ


CHÚNG TA ĐANG ĐỊNH THIẾT KẾ
1. Các thiết bị
 Tháp hấp thụ : ( tháp đệm)
- Làm từ vật liệu: thép không gỉ chịu ăn mòn cao, chịu áp suất làm
việc
- Chọn bề dày chịu ăn mòn và chịu dc áp suất lm việc. Tuy nhiên
khi dòng khí vào với lưu lượng lớn thì áp suất sẽ làm thiết bị bị
biến dạng. Tháp cũng dễ bị sặc, khó thấm ướt..
 Hệ thống Bơm gồm bơm chính và các bơm dự phòng :
Sử dụng bơm ly tâm, nhỏ ngọn, công suất lớn, đảm bảo ít xảy ra xung
động đường ống.
 Thiết bị khuấy trộn:
- Là loại thiết bị, làm từ inox 304, 316 chịu lực tốt và chịu ăn mòn
cao, thiết bị có cánh khuấy dễ dàng tạo ra dung dịch sữa vôi từ đá
vôi được đập, nghiền thành bột với dung dịch loãng chảy ra từ bộ
lọc chân không số 3 cùng với lượng nước bổ sung.
- Công suất thiết bị cao, lực khuấy của thiết bị nhanh và đều, tuy
nhiên thiết bị có thể gặp tình trạng bị rung lắc
 Bình lọc chân không:
- Thiết bị lọc này dùng để phân riêng hỗn hợp không đồng nhất qua
lớp lọc, bã được giữ lại trên lớp lọc, dung dịch đi qua lớp lọc dưới
áp suất dư so với áp suất bên dưới vật ngăn.
- Bình lọc chân không dễ bị tắc do các tinh thể bị giữ lại ở đó dưới
dạng bùn => Tắc nghẽn hệ thống .Làm thất thoát lượng SO 2 chưa
xử lý ra ngoài môi trường xung quanh.
 Các đường ống :
- Làm từ vật liệu thép hợp kim đặc biệt thuộc nhóm thép không gỉ,
chúng có tính chống ăn mòn cao trong điều kiện làm việc. Thường
xuyên theo dõi, kiểm tra, xử lý các đường ống, vì thiết bị dễ đóng
cặn tạo thành caso3, caso4 gây tắc các đường ống và ăn mòn thiết
bị., kiểm tra nhiệt độ để đảm bảo ổn định.

2. Những yếu tố gây ảnh hưởng đến tính an toàn của hệ thống
- Vị trí đặt các thiết bị lồi lõm, hoặc thiết kế giá đỡ, chân đỡ mảnh, chất
liệu kém, các thanh kim loại mỏng không chống đỡ được cho thiết bị có
thể dẫn đến các thiết bị bị sụp đổ, kéo theo dây chuyền đổ.
- Những người lạ, không có phận sự tùy ý đi vào nhà máy, đi qua thiết bị
có thể chạm vào bất cứ thứ gì trong dây chuyền như là van, thiết bị diều
khiển …
- Các yếu tố từ thiên nhiên như động đất, bão, sét..
- Nguy cơ từ con người: nhân viên vận hành không tỉnh táo, căng
thẳng…
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN
TOÀN
1. Giải pháp
 Lắp đặt các thiết bị cảnh báo, hệ thống tự động như van đóng ngắt tự động
khi xảy ra sự cố…
 Xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy.
 Cần có các nguồn điện tích trữ đề phòng khi bị ngắt điện
 Các thiết bị cần được bảo trì, bảo dưỡng định kì
 Dự báo, cảnh báo các mối nguy từ môi trường để có biện pháp kịp thời
 Cơ cấu tổ chức: Cần có hệ thống quản lý, giám sát an toàn

 Bố trí các biển báo nguy hiểm hoặc biển báo cấm
 Nhân viên cần được đào tạo khóa học an toàn hàng năm.
 Đảm bảo an toàn cho các thiết bị:
+ kiểm định các thiết bị trước khi sử dụng, kiểm tra đường ống, van,
máy bớm, thùng trộn, thiết bị hấp thụ.. thử cho chạy xem có bị lỗi ko.
+ kích thước, chiều dài rộng cao của thiết bị phù hợp.
+ Thêm 2 bơm phụ cho 2 bơm chính để đề phòng sự cố xảy ra.
+ kiểm tra nguồn điện, lượng khí sạch thoát ra theo TCVN.
+ Đảm bảo ánh sáng.
2. Yêu cầu
Các thiết bị phải hợp lý với dây chuyền sản xuất, có sẵn ngoài thị trường,
đảm bảo để hệ thống hoạt động ổn định, giá thành không quá cao…

You might also like