You are on page 1of 28

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC

----o0o----

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

MÔN HỌC: AN TOÀN THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY HÓA CHẤT

Giáo viên hướng dẫn: Vũ Hồng Thái

Mã lớp: 145930 Nhóm: 6 Nhóm trưởng: Phạm Tuấn Minh

Các thành viên trong nhóm:

STT Họ và tên MSSV

1 Phạm Tuấn Minh 20201626

2 Nguyễn Hà Hoàng Mai 20211882

3 Trần Quốc Luật 20201606

4 Trịnh Phương Nam 20201636

5 Trần Duy Long 20201602

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

1
MỤC LỤC

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG


NGHỆ………………..3

CHƯƠNG 2: AN TOÀN HỆ THỐNG BỒN CHỨA…………………………………


8

CHƯƠNG 3: An toàn cho hệ thống……………………………………16


TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………25

2
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ

I. Sơ bộ dây chuyền công nghệ:

Lưu huỳnh nguyên liệu được nhập về và lưu kho. Từ kho, lưu huỳnh cấp vào các phễu
để chuẩn bị lên băng tải. Tại ví trí băng tải lưu huỳnh được loại bỏ axit nhờ NaOH.
Lưu huỳnh chuyển vào thiết bị trao đổi nhiệt chuyển thành dạng lỏng, được lọc sạch
bởi màng lọc. Sau khi tinh chế lưu huỳnh lỏng cấp về bể lưu trữ. Từ bể lưu trữ, lưu
huỳnh lỏng chuyển đến lò đốt nhờ vòi phun cao áp. Tại lò đốt, lưu huỳnh cháy sinh ra
khí sản xuất SO2 là chủ yếu và tỏa ra lượng nhiệt lớn, nhiệt lượng này tận dụng đun
nồi hơi, sản xuất hơi cấp chủ yếu sang WPA. SO2 được đưa đến tháp chuyển hóa. Sau
khi qua các lớp xúc tác của tháp chuyển hóa, hình thành khí SO3 và được hấp thụ bởi
axit đặc 98% tạo thành axit có nồng độ cao hơn (98,2-98,6%)

Các khu vực và hệ thống chính tại SA


1: Hóa lỏng lưu huỳnh

3
Hình 2: Sơ đồ hóa lỏng

Việc nóng chảy lưu huỳnh được thực hiện trong bể nóng chảy lưu huỳnh là thiết bị
hình hộp lắp nổi trên mặt đất (V102a/b) có chứa các ống xoắn hơi để chuyển nhiệt đến
lưu huỳnh lỏng, trao đổi nhiệt với lưu huỳnh rắn được băng tải cấp đến bể nóng chảy
lưu huỳnh V102. Vôi cũng được định lượng cấp vào bể nóng chảy lưu huỳnh (V102) ở
một tỉ lệ được điều khiển, từ băng tải nóng chảy lưu huỳnh để trung hoà dư lượng axít
yếu nào trong lưu huỳnh. Lưu huỳnh nóng chảy chảy từ bể nóng chảy lưu huỳnh
(V102) tới bể lưu huỳnh bẩn (V103). Lưu huỳnh nóng chảy chưa được lọc được bơm
thông qua một máy lọc lưu huỳnh (X101 a/b) tới bể dự trữ lưu huỳnh (V106), có dự
phòng để tuần hoàn đến cả bể lưu huỳnh bẩn V103 và bể lưu huỳnh lót V104. Bể lưu
huỳnh lót (V104) có một cánh khuấy và được trang bị bơm để phủ lót thiết bị lọc bằng
chất trợ lọc và cải thiện hiệu suất lọc. Bể lưu huỳnh bẩn và bể lưu huỳnh lót là các bồn
chứa hình chữ nhật trên nền bê tông còn bể lưu huỳnh sạch V105 là bằng bê tông, hình
chữ nhật và nằm chìm. Lưu lượng lưu huỳnh sạch tự chảy từ bể dự trữ lưu huỳnh V106
a/b đến hố chứa lưu huỳnh sạch V105 theo yêu cầu của mức hố chứa lưu huỳnh sạch.
Hố chứa lưu huỳnh sạch chứa các bơm lưu huỳnh sạch (P103A/B), nó cấp lưu huỳnh
đến lò đốt lưu huỳnh (F201).

2. Khu vực chuyển hóa:

4
Hình 3; Hệ thống chuyển hóa

- Khí SO2 ra khỏi lò đốt sau khi được làm mát ở nồi hơi nhiệt thừa E201 sẽ được đưa
đến lớp xúc tác thứ nhất của tháp chuyển hóa R301. Khí rời khỏi lớp xúc tác thứ nhất
của tháp chuyển hóa được đưa đến thiết bị quá nhiệt nhiệt độ cao ( E301 ) tại đó chúng
được làm mát bằng gia nhiệt hơi trung áp. Luồng khí làm mát từ quá nhiệt nhiệt độ cao
(E301) đi đến lớp xúc tác thứ hai của tháp chuyển hóa ở đó chuyển hóa thêm SO2
thành SO3 diễn ra cùng chất xúc tác vanadium. Khí nóng rời khỏi lớp thứ hai của tháp
chuyển hóa được đưa đi làm mát nâng cao hiệu suất ở lớp xúc tác kế tiếp bằng việc cho
chúng đi qua thiết bị trao đổi nhiệt nóng trung gian (E302). Nhiệt độ khí ra được kiểm
soát bởi một đường đi tắt qua thiết bị. - Khí được làm mát ra khỏi thiết bị trao đổi nhiệt
nóng trung gian (E302) đi đến lớp chuyển hóa thứ ba. Khí nóng rời khỏi lớp chuyển
hóa thứ ba được làm mát qua việc chuyển chúng đến trao đổi nhiệt lạnh trung gian
(E303) và tận dụng nhiệt (E304).. Khí được làm mát ra khỏi tận dụng nhiệt (E304) đưa
tới tháp hấp thụ trung gian (T402). Trong tháp hấp thụ trung gian SO3 được hấp thụ
bởi acid sulfuric tuần hoàn.
5
-Khí ra khỏi tháp hấp thụ trung gian được đưa đến lớp vỏ ngoài của thiết bị trao đổi
nhiệt lạnh E303, sau đó sẽ đưa đến vỏ ngoài của thiết bị trao đổi nhiệt độ nóng E302
sau khi trao đổi nhiệt, được tăng nhiệt hỗn hợp khí được đưa tới tầng vào của lớp xúc
tác số 4 tháp chuyển hóa. - Sau khi vào lớp xúc tác thứ 4 hỗ hợp khí được chuyển hóa
thành hỗn hợp khí SO3 và được đi vào thiết bị trao đổi nhiệt E305 (thiết bị trao đổi
nhiệt trung bình), được rút nhiệt và tiếp tục đi vào tầng vào của lớp xúc tác số 5 của
tháp chuyển hóa, lượng khí SO2 còn lại được chuyển hóa thành khí SO3 (hiêu suất
chuyển hóa đạt 99,9%) và tiếp tục được đưa vào thiết bị trao đổi nhiệt E306 (thiết bị
tận dụng 1) và được đưa đi hấp thụ lần 2 tại tháp hấp thụ 2 (T403).

3: Khu vực sấy hấp thụ.

Hình 4: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sấy hấp thụ

Bơm P401 bơm axit từ bể V401 qua thiết bị trao đổi nhiệt E401 (trao đổi nhiệt vơi
nước làm giảm nhiệt độ axit) sau đó cho lên tháp T401 để sấy không khí. Axit lại được
tuần hoàn về V401. Bơm P402 bơm axit từ bể V401 qua thiết bị trao đổi nhiệt E402,
lên tháp T402 hấp thụ khí lần 1 từ lớp chuyển hóa thứ 3 của tháp chuyển hóa. Sau đó

6
axit lại được tuần hoàn về bể V401. Bơm P403 bơm axit từ bể V402, qua thiết bị trao
đổi nhiệt E403 đưa lên tháp T403 hấp thụ lần 2, axit sau hấp thụ được tuần hoàn về
V402. Axit trước khi đưa đi hấp thụ có nồng độ là 98,3%. Sau khi hấp thụ nồng độ axit
tăng lên khoảng 98,5%. Nồng độ axit trong các bể chứa luôn giữ ở nồng độ 98,3%, để
giữ nồng độ này, một lượng nước được bơm vào bể để nồng độ axit luôn được giữu ở
98,3%. Mực axit trong bể luôn được duy trì ở khoảng 1,75m. Nếu mực axit trong bể
cao quá mức cho phép hoặc cần vệ sinh bể, axit sẽ được chảy tràn xuống V403. Bơm
P401 có 2 cổ bơm, một cổ sẽ đem axit đi trao đổi nhiệt tại E404 sau đó đưa ra bể chứa
axit thành phẩm.

4: Hệ thống làm mát axit

Hình 5:Sơ đồ công nghệ khu vực tuần hoàn nước

Nước từ bể tuần hoàn được bơm P501-505 lên các thiết bị trao đổi nhiệt từ E401-404
trao đổi nhiệt làm mát axit chuẩn bị đi hấp thụ, sau đó nước được đẩy về hệ thống giàn
tười trên bể tuần hoàn. Giàn tưới có các tấm lamen giúp tăng diện tích và thời gian tiếp
xúc của nước và không khí. Hệ thống quạt làm mát có tác dụng hút hơi nóng làm giảm
nhiệt của nước, nước sau khi giảm nhiệt được rơi xuống về lại bể tuần hoàn.

7
CHƯƠNG 2: AN TOÀN HỆ THỐNG BỒN CHỨA

I. An toàn cơ khí.
1. An toàn thiết bị quay.

Đối tượng áp dụng: Băng tải, bơm, quạt gió, máy khuấy
- Cấm ngồi lên hệ thống băng tải.
- Cấm vệ sinh cơ cấu quay, lấy vật lạ khỏi hệ thống quay khi đang hoạt động.
- Cấm dùng tay, dụng cụ khác hãm, dừng cưỡng bức thiết bị.
2. An toàn khi làm việc trên cao.
Áp dụng đối với các trường hợp làm việc với độ cao trên 1.5m so vơi mặt đất hoặc sàn vận
hành diện tích lớn cứng vững.
- Sử dụng dây an toàn đã được kiểm tra đảm bảo an toàn. Đeo dây an toàn đúng kỹ thuật,
móc dây vào điểm cố định chắc chắn, điểm móc dây an toàn đúng kỹ thuật.
- Trường hợp công việc phải di chuyển liên tục trên cao phải có dây cáp cứu sinh, dây an
toàn phải móc vào dây cáp cứu sinh.
- Trường hợp phải leo cầu thang, giàn giáo luôn phải co ít nhất 1 trong 2 móc dây an toàn
được móc vào vị trí chắc chắn trong quá trình di chuyển lên hoặc xuống.
3. An toàn làm việc với thiết bị cầm tay.
- Cấm sử dụng máy cắt cầm tay lắp đá cắt để mài.
- Máy cắt cầm tay phải có bảo vệ đá.
II. An toàn điện
- Không làm việc với thiết bị điện khi phát hiện rò rỉ điện hoặc các mối nối không đảm bảo
an toàn.
- Làm việc trong bồn bể không được sử dụng nguồn điện trên 36V. Nếu phải sử dụng nguồn
điện có điện áp trên 36V phải đảm bảo:
+ Dây dẫn đủ tải, không đấu nối.
+ Treo dây cách ly khỏi bồn bể, điểm tiếp xúc phải sử dụng vật liệu cách điện.
- Cấm tự ý câu điện, đấu nối tắt các thiết bị điện.
- Cấm tự ý tháo các thiết bị điện.
- Cấm tự ý đóng điện khi đang treo biển “ Cấm đóng điện”.

8
III. An toàn vận hành
- Tuân thủ quy trình vận hành.
- Khi phát hiện nguy cơ mất an toàn cần báo ngay cho người quản lý để khắc phục.
- Cấm người không được đào tạo vận hành thao tác vận hành các thiết bị.
- Sử dụng đúng, đủ bảo hộ lao động, bảo hộ đặc thù của từng vị trí, công việc cụ thể cần sử
dụng bảo hộ theo quy định.
- Trường hợp sự cố rò rỉ khí, cháy lưu huỳnh thì người vận hành vị trí đó bắt buộc phải sử
dụng mặt nạ phòng độc, đứng ở vị trí đầu hướng gió để xử lý sự cố.
- Trường hợp sự cố tràn axit, bục đường ống dẫn axit người vận hành bắt buộc phải sử dụng
mặt nạ phòng độc, quần áo chịu axit, găng tay chịu axit, ủng chịu axit đứng ở vị trí cao
hơn mặt chất lỏng để xử lý sự cố.

9
A. QUY ĐỊNH AN TOÀN PHÂN XƯỞNG SA

1. Tuân thủ nội quy công ty.

2. Tuân thủ quy trình vận hành thiết bị công nghệ.

3. Tuân thủ quy định an toàn từng vị trí.

4. Chỉ người được đào tạo quy trình vận hành, và được cấp trên ra lệnh mới được thao
tác các thiết bị trong phân xưởng.

5. Trực đúng vị trí quy định

6. Nghiêm cấm bỏ vị trí, chỉ được phép dời vị trí vận hành khi được cho phép và có
người trực thay.

7. Tuân thủ hiệu lệnh của cấp trên.

8. Báo cáo khẩn cấp trưởng, phó ca các dấu hiệu, thông số bất thường.

9. Báo cáo các dấu hiệu, nguy cơ mất an toàn tại vị trí vận hành, các thiết bị khác trong
phân xưởng.

10. Báo cáo thông số vận hành theo quy định.

11. Trong trường hợp sự cố sảy ra báo cáo trưởng phó ca, xử lý sự cố theo quy trình, sử
dụng đầy đủ bảo hộ lao động đặc thù, đứng nơi đầu gió đối với trường hợp xỳ hở khí,
hoặc đứng ở nơi cao hơn mức axit rò rỉ để xử lý sự cố.

12. Nghiêm cấm sử dụng rượu bia, chất kích thích trước và trong quá trình làm việc.

13. Cấm hút thuốc lá trong khu vực phân xưởng sản xuất.

14. Luôn sử dụng bảo hộ lao động được trang cấp đúng mục đích, đúng cách trong quá
trình lao động sản xuất.

15. Vệ sinh sạch sẽ thiết bị, vị trí vận hành theo quy định.

16. Giao nhận ca đầy đủ theo quy định.

10
B. QUY ĐỊNH AN TOÀN CHO NGƯỜI MỚI

1. Tuân thủ nội quy công ty.

2. Nghiêm cấm sử dụng rượu bia, chất kích thích trước và trong quá trình làm việc.

3. Sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định của công ty.

4. Cấm hút thuốc lá trong khu vực phân xưởng sản xuất.

5. Nghiêm cấm thao tác các thiết bị trong khu vực xưởng.

6. Không đứng gần các thiết bị nguy hiểm, chỉ được phép tham quan thiết bị khi có
người hướng dẫn và được cấp trên cho phép.

7. Không đến gần nơi đang sửa chữa, hoặc nơi sảy ra sự cố.

8. Công nhân mới chỉ được phép trực tiếp thao tác sau khi được học an toàn cấp công
ty, cấp phân xưởng, quy trình vận hành thiết bị, quy định an toàn vận hành thiết bị và
vượt qua khảo sát đánh giá của quản đốc phân xưởng.

9. Trường hợp khách tham quan phân xưởng chỉ được phép tham quan khi có người
hướng dẫn, được sự cho phép của ban giám đốc công ty.

11
II. AN TOÀN HỆ THỐNG BỒN CHỨA

Hệ thống bể chứa là một phần quan trọng trong quá trình sản xuất H2SO4 của Tập
đoàn Hóa chất Đức Giang. Hệ thống này bao gồm các bể chứa axit sunfuric, bể chứa
dung dịch lưu huỳnh, bể chứa nước thải,...

H2SO4 là một hóa chất có tính axit mạnh, độc hại, có thể gây bỏng da, cháy mắt, tổn
thương đường hô hấp,... Do đó, việc đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất H2SO4
là rất quan trọng, trong đó hệ thống bể chứa là một yếu tố quan trọng cần được chú ý.

- Các nguyên nhân gây mất an toàn hệ thống bể chứa H2SO4


Có nhiều nguyên nhân có thể gây mất an toàn hệ thống bể chứa H2SO4, bao gồm:
 Lỗi thiết kế: Hệ thống bể chứa không được thiết kế đúng tiêu chuẩn, không đảm
bảo an toàn chịu lực, chịu nhiệt,...
 Lỗi thi công: Hệ thống bể chứa được thi công không đúng quy chuẩn, không
đảm bảo chất lượng vật liệu,...
 Lỗi vận hành: Hệ thống bể chứa được vận hành không đúng quy trình, không
đảm bảo an toàn,...
 Các yếu tố khách quan: Thiên tai, bão lũ,...

Để đảm bảo an toàn cho hệ thống bể chứa, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đã thực hiện
các biện pháp sau:

- Thiết kế và xây dựng hệ thống bể chứa theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
 Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đã thuê các đơn vị tư vấn có uy tín để thiết kế và
xây dựng hệ thống bể chứa. Hệ thống bể chứa được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu
chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn về kết cấu, vật liệu,...
- Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống bể chứa định kỳ
 Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng hệ
thống bể chứa định kỳ. Các hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng được thực hiện bởi đội ngũ
kỹ thuật chuyên nghiệp, đảm bảo hệ thống bể chứa luôn được vận hành an toàn.
- Tuân thủ các quy định về an toàn trong quá trình vận hành

12
 Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đã ban hành các quy định về an toàn trong quá
trình vận hành hệ thống bể chứa. Các quy định này được phổ biến đến tất cả nhân viên
liên quan, đảm bảo mọi người đều nắm rõ và thực hiện đúng.
- Có phương án ứng phó khẩn cấp
 Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đã xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp trong
trường hợp xảy ra sự cố đối với hệ thống bể chứa. Phương án này được thực hiện
thường xuyên, đảm bảo mọi người đều nắm rõ và thực hiện hiệu quả trong trường hợp
cần thiết.
 Với các biện pháp trên, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đã đảm bảo an toàn cho
hệ thống bể chứa trong quá trình sản xuất H2SO4.
- Dưới đây là một số biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn cho hệ thống bể chứa
trong quá trình sản xuất H2SO4:
- Về thiết kế và xây dựng
 Bể chứa phải được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo
an toàn về kết cấu, vật liệu,...
 Bể chứa phải được xây dựng ở vị trí có địa hình cao ráo, thoáng mát, tránh xa
khu vực dân cư.
 Bể chứa phải được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, như: hệ thống cảnh báo,
hệ thống báo cháy, hệ thống thoát khí,...
- Về kiểm tra, bảo dưỡng
 Hệ thống bể chứa phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, theo đúng kế hoạch
đã được phê duyệt.
 Các hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng phải được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật
chuyên nghiệp, có kinh nghiệm.
 Kết quả kiểm tra, bảo dưỡng phải được ghi chép đầy đủ và lưu giữ lại.
- Về tuân thủ các quy định về an toàn
 Tất cả nhân viên liên quan phải được phổ biến và thực hiện đúng các quy định
về an toàn trong quá trình vận hành hệ thống bể chứa.

13
 Các quy định về an toàn phải được cập nhật thường xuyên, phù hợp với tình
hình thực tế.
- Về phương án ứng phó khẩn cấp
 Tập đoàn phải xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp trong trường hợp xảy ra
sự cố đối với hệ thống bể chứa.
 Phương án ứng phó khẩn cấp phải được thực hiện thường xuyên, đảm bảo mọi
người đều nắm rõ và thực hiện hiệu quả trong trường hợp cần thiết.
 Việc đảm bảo an toàn cho hệ thống bể chứa là vô cùng quan trọng, cần được
thực hiện nghiêm túc để tránh xảy ra các sự cố đáng tiếc

Trong đó
1. Đối với các bồn chứa hoá chất bên trong
- Kiểm Soát Nhiệt Độ Bồn Chứa
 Đảm bảo rằng nhiệt độ bên trong bồn chứa hoá chất được theo dõi liên tục thông
qua hệ thống cảm biến nhiệt độ hoặc nhiệt kế.
 Chú trọng vào việc điều khiển nhiệt độ để tránh biến động đột ngột, đặc biệt là
đối với chất có thể phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ, thông qua quy trình tự động và
giám sát định kỳ.
- Kiểm Tra Định Kỳ
 Thực hiện kiểm tra định kỳ về trạng thái của bồn chứa, bao gồm kiểm tra chất
lỏng, kết cấu vật liệu, và hệ thống van an toàn để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả
trong mọi điều kiện.
- Lắp Đặt Hệ Thống Cảnh Báo Cháy Nổ Cho Các Bồn Chứa
 Xây dựng và duy trì hệ thống chống cháy đa lớp, bao gồm sử dụng hệ thống báo
cháy tự động và thiết bị chữa cháy hiện đại để đối phó với nguy cơ cháy nổ bồn và
ngăn cháy lan ra các khu vực khác.
- Lưu Trữ An Toàn

14
 Thiết kế khu vực lưu trữ để tránh va chạm giữa các bồn chứa hoá chất, kết hợp
với hệ thống phân loại dựa trên tính chất hóa học để giảm thiểu rủi ro phản ứng không
mong muốn.
- Xây Dựng Hệ Thống Tuần Hoàn
 Cài đặt hệ thống tuần hoàn chất lỏng với cảm biến áp suất và nhiệt độ, kết hợp
với hệ thống giám sát liên tục.
 Kiểm soát và giảm áp suất bên trong bồn để tránh tình trạng đóng cứng và đảm
bảo hoạt động ổn định.
- Hướng Dẫn An Toàn
 Triển khai các hướng dẫn an toàn chi tiết, bao gồm quy trình khẩn cấp để hướng
dẫn nhân viên xử lý tình huống nguy cấp
 Đào tạo nhân viên về cách sử dụng thiết bị an toàn và thực hiện kiểm tra định kỳ
để đảm bảo tính hiệu quả của chúng.
2. Đối với các bồn chứa hoá chất bên ngoài
- Bồn chứa hóa chất dạng lỏng phải có hệ thống đê hoặc tường bao và nền không
thấm nước để đảm bảo hóa chất không thoát ra môi trường khi xảy ra sự cố tràn đổ.
- Dung tích chứa của hệ thống đê hoặc tường bao phải lớn hơn hoặc bằng 110%
dung tích bồn chứa hoặc cụm bồn chứa trong hệ thống đê bao.
- Bồn chứa được dán các hình đồ cảnh báo an toàn phù hợp theo Hệ thống hài hòa
toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS). Vị trí dán hình đồ cảnh báo dễ quan
sát từ các lối vào khu vực bồn.
- Đối với bồn chứa đường kính từ 6 m trở lên: kích thước các cạnh hình đồ cảnh
báo không nhỏ hơn 50 cm.
- Đối với bồn chứa đường kính nhỏ hơn 6 m: kích thước các cạnh hình đồ cảnh
báo không nhỏ hơn 15 cm.

15
CHƯƠNG 3: An toàn cho hệ thống

1. Quy định về giao ca

Dưới đây là các quy tắc dành cho nhân sự khi giao ca [1]:

1.1 Người giao ca


 Công nhân phải lau dọn tất cả thiết bị và vị trí làm việc trước khi chuyển ca.
 Đưa ra lời chỉ dẫn chi tiết liên quan đến quá trình sản xuất, thiết bị đang chạy,
điều kiện vận hành, các vấn đề tồn tại và các phép đo cho ca sau.
 Nếu có hiện tượng bất thường xảy ra thì người giao ca giải quyết trước khi
chuyển ca.
 Trong trường hợp đặc biệt, phải có sự xác nhận của công nhân ca sau.
 Nếu thời gian giao ca bị kéo dài, công nhân ca sau chưa đến, thì người vận hành
vẫn phải ở lại làm việc cho tới khi người ca sau đến.
 “5 điều giao” và “5 điều không giao” mà người giao ca cần làm
o “5 điều giao”
 Giao lại chỉ số sản xuất, chỉ số quy trình và hiệu suất quy trình.
 Giao lại hiệu suất thiết bị, hiệu suất công cụ và kết quả đo lường.
 Giao lại các yếu tố không an toàn, phương pháp đo thích hợp và kết quả của
phép đo.
 Giao lại những ghi chép, những công việc đã hoàn thành và chưa hoàn thành, và
những khu vực đã được dọn sạch.
 Giao lại những yêu cầu và những chú ý từ người hướng dẫn.
o “5 điều không giao”
 Không giao lại những sự cố và những việc chưa được giải quyết mà có thể được
giải quyết từ ca trước.
 Không giao lại những ghi chép không rõ ràng.
16
 Không giao lại những thiết bị với những điều kiện không xác định.
 Không giao lại những dụng cụ không đầy đủ.
 Không giao lại những vị trí chưa được dọn sạch.

5.2. Công nhân ca sau

 Đến chỗ làm việc trước 30 phút, xem và kiểm tra lại các ghi chép và biết các
điều kiện
ở đó.
 Biết rõ điều kiện sản xuất liên quan đến vị trí đó và nắm rõ các yếu tố mà ảnh
hưởng đến từng thao tác vận hành.
 Khi có việc bất thường xảy ra trong khi giao ca, thì trách nhiệm giải quyết thuộc
về người của ca này.

5.3. Những yêu cầu đối với công nhân 2 ca

 Công nhân của 2 ca phải kiểm tra cẩn thận thiết bị đang chạy theo yêu cầu của
việc chuyển ca. Khi có vấn đề xảy ra, người của ca trước có trách nhiệm chính giải
quyết và người ca giao có trách nhiệm hỗ trợ.
 Cách thức chuyển ca:
o “3 điều bắt buộc”:
 Giao lại những phần quan trọng thật chi tiết.
 Giao lại những dữ liệu thật tỉ mỉ.
 Giao lại những công cụ từng cái một.
o “4 nên”:
 Khi giao ca, cái cần được nhìn thấy thì nên nhìn
 Khi giao ca, cái cần được chạm thì nên chạm
 Khi giao ca, cái cần được nghe thì nên nghe
 Khi giao ca, cái cần được ngửi thì nên ngửi
o “5 điều phải thông báo”:
17
 Thông báo những phần đã được kiểm tra
 Thông báo tên các mục
 Thông báo điều kiện sản xuất
 Thông báo các vấn đề còn tồn tại
 Thông báo các phương pháp đo đã được khẳng định
 Việc giao ca nên được xác nhận bởi chữ ký và thời gian giao ca. Nếu ca sau
không
ký, ca trước không được rời vị trí.
o Phải ghi chép những công việc đã làm và phần giao ca cẩn thận, rõ ràng và
chính xác.
o Nếu có tranh cãi giữa hai ca, người hướng dẫn sẽ đưa ra quyết định. Hai ca phải
chấp
hành nghiêm túc quyết định của người hướng dẫn.
2. An toàn bể chứa Axit Sulfuric
2.1 Các rủi ro có thể xảy ra

Dưới đây là các sự cố có thể xảy ra [2]:

2.1.1 Lỗi vận hành


- Quên đóng van xả
- Đổ tràn bể
- Đường ông đóng khi đang nạp
- Nhiệt độ đầu vào cao
2.1.2 Thiết bị/ Thiết bị đo lỗi
- Lỗi nhiệt kế
- Lỗi phân tích thành phần khí
- Vỡ van xả
- Thiết bị bị quá nhiệt
- Van thông hơi bị rỉ sét không mở
2.1.3 Sét đánh

18
- Tiếp đất kém
- Khí dễ cháy bị hở
- Rò rỉ vành
- Bị sét đánh trực tiếp
2.1.4 Tĩnh điện
- Tiếp đất kém
- Truyền chất lỏng
- Truyền chất rắn
- Quy trình lấy mẫu không đúng
2.1.5 Lỗi bảo trì
- Tia lửa/tia lửa biến áp
- Không sử dụng công cụ và động cơ chống nổ
- Phím tắt mạch
- Mối hàn
2.1.6 Nứt/vỡ bể chứa
- Mối hàn kém
- Biến dạng vỏ
- Chế tác kém
- Ăn mòn
- Bể bị lún
- Chất lỏng có áp suất cao từ hạ lưu
2.1.7 Nứt/vỡ đường ống
- Nhiệt độ thấp
- Bơm bị rò rỉ
- Bị đào trúc bởi máy xúc
- Chất lỏng dễ cháy rò rỉ
 Nổ

- Tự đánh lửa

19
- Động đất

- Hỏa hoạn

 Các sự cố rò rỉ mà nhà máy hoá chất Đức Giang đã gặp phải (năm 2018)

“…vào chiều 5/4, tại khu vực cống thoát mặt của Nhà máy sản xuất axit trích ly thuộc
Công ty cổ phần Hóa chất Đức Giang đã xảy ra sự cố nước thải có hiện tượng rò rỉ qua
thân đập chảy ra cống thoát nước thải ra suối tại khu vực thôn 5, xã Xuân Giao, huyện
Bảo Thắng. Bộ phận giám sát môi trường của công ty đo kiểm soát nhanh tại cống
thoát nước mặt chảy ra dòng suối khu vực thôn 5, xã Xuân Giao có nồng độ PH = 5,39.
Đây là hiện tượng bất thường có dấu hiệu bị rỉ từ hồ chứa nước thải tuần hoàn của Nhà
máy sản xuất axit trích ly.” [3]

Sự cố đã được khắc phục bằng cách lắp đặt đường ống và tiến hành thu hồi nước thải.

 Các yếu tố đảm bảo an toàn bể chứa Axit Sulfuric

Dưới đây là các yếu tố cần được thực hiện nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn [4]:

 Kiểm soát ăn mòn

- Kiểm soát ăn mòn là một trong những vấn đề phổ biến nhất khi xử lý axit sulfuric.
Hai cơ chế ăn mòn phổ biến: ăn mòn rãnh hydro và ăn mòn lớp ranh giới, chúng đặc
biệt nguy hiểm vì khản năng dẫn đến sự hình thành khí hydro (), rất dễ cháy, không
màu, không mùi và dễ bắt lửa. Hydro tạo thành một hỗn hợp nổ với không khí và oxy,
có giới hạn nổ dưới và trên (LEL và UEL) lần lượt là 4% và 74,2%. Có nghĩa là nếu
nồng độ H 2 nằm trong khoảng từ 4% đến 74,2% và hỗn hợp khí bốc cháy sẽ dẫn đến
phát nổ, có thể gây thiệt hại tài sản và thương vong

- Trong các nhà máy axit, bể chứa của tháp hấp thụ chứa máy phân tích axit kiểm soát
việc bổ sung axit loãng. Nếu những máy phân tích này gặp trục trặc, nó có thể dẫn đến
sự gia tăng nhiệt độ axit. Nếu axit ở nhiệt độ cao được chuyển vào bể chứa bằng thép
cacbon thì hiện tượng ăn mòn sẽ xảy ra với tốc độ nhanh hơn nhiều.
20
- Tốc độ ăn mòn vỏ chung của bể chứa axit sulfuric đậm đặc là khoảng 5 đến 20 triệu
mỗi năm (0,005 đến 0,020 in./năm) [5]. Cần cung cấp biện pháp bảo vệ anốt cho bể
chứa để giảm thiểu sự ăn mòn của vỏ.

 Kiểm tra định kì

- Việc đo độ dày của vỏ và mái bể để xác định xem bể có phù hợp để sử dụng hay
không phải được tiến hành định kỳ. Theo khuyến nghị của Hiệp hội kỹ sư ăn mòn quốc
gia (National Association of Corrosion Engineers - NACE; Houston; www.nace.org)
Tiêu chuẩn RP 0294-94, việc kiểm tra phía trong các bể chứa axit sulfuric sẽ được thực
hiện 5 năm một lần và kiểm tra bên ngoài được thực hiện hai năm một lần [6] trong quá
trình sử dụng.Việc kiểm tra định kỳ nên được thực hiện thường xuyên hơn khi bể trở
nên cũ hơn.

 Thiết bị đo đạc

- Việc đo và kiểm soát mức độ trong bể chứa axit sulfuric là vô cùng quan trọng. Tất cả
các bể chứa phải được cung cấp một thiết bị hiển thị mức axit trong bể. Ngoài ra, nên
trang bị các công tắc mức cao và mức thấp trên các bể chứa để kiểm soát tràn và tránh
trạng thái chân không khi máy bơm chuyển axit đến các nhà máy tiêu thụ. Tất cả các
công cụ đều phải tuân thủ mức độ toàn vẹn về an toàn (SIL) 2.

- Đối với bể chứa axit, nên sử dụng thiết bị đo mức loại radar cùng với hệ thống báo
động của phòng điều khiển. Tuy nhiên, nhiều cơ sở sử dụng thiết bị đo mức chênh lệch
áp suất (DP) cũng chưa ghi nhận gặp phải vấn đề. Các bộ phận bị ướt của máy đo mức
radar phải là thép không gỉ 316, Hợp kim 20 hoặc được lót bằng Teflon.

- Một số khu bể cũ sử dụng một loại thiết bị đo mức bể được gọi là “hệ thống bọt khí”,
Việc này là không nên, cần tránh sử dụng thiết bị đo mức dựa trên hệ thống tạo bọt
trong các bể chứa axit sulfuric, đặc biệt là với axit đã qua sử dụng, vì không khí có thể
tạo thành hỗn hợp nổ với các hydrocacbon dễ bay hơi có trong axit.

21
- Đo lưu lượng cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình xử lý axit sulfuric.
Lưu lượng kế từ tính, lưu lượng kế khối lượng Coriolis, lưu lượng kế quay hoặc lưu
lượng kế siêu âm có thể được sử dụng để đo lưu lượng axit vào và ra khỏi bể. Giống
như các thiết bị đo mức, tất cả các thiết bị đo lưu lượng đều phải tuân thủ SIL 2.

 Chuyển đổi bể chứa

- Một số bể chứa phải xử lý nhiều dạng axit sulfuric khác nhau và việc chuyển đổi giữa
các dạng này sẽ làm tăng rủi ro. Ví dụ, ở một số trang khu bể chứa, bể chứa phải được
làm trống để thực hiện chuyển đổi giữa oleum và axit sulfuric hoặc giữa axit sulfuric
đậm đặc và axit đã qua sử dụng loãng. Những chuyển đổi này thường không yêu cầu
làm sạch hoặc xả nước, chỉ cần loại bỏ càng nhiều tồn đọng càng tốt thông qua máy
bơm. Mỗi lần chuyển đổi là mỗi lần tăng thêm tình trạng ăn mòn và có khả năng giải
phóng hơi lưu huỳnh trioxit ( SO3) hoặc hơi hydrocacbon dễ bay hơi.

- Người vận hành phải chú ý và thận trọng với các bể đang chứa oleum. Oleum là axit
sulfuric (100%) chứa khoảng 23% SO3 tự do. Ở một số nhà máy sản xuất axit sulfuric,
oleum cũng được tạo ra bằng cách hấp thụ SO 3 trong axit sulfuric đậm đặc, và thông
thường các bể chứa oleum được đặt gần các bể chứa axit sulfuric. Khi oleum được đưa
vào bể chứa, khói SO3 thoát ra khỏi lỗ thông hơi, tạo ra ô nhiễm và bầu không khí ăn
mòn. Để hạn chế khói SO 3, các tháp đệm có đường kính nhỏ chứa đầy các vật liệu đệm
ngẫu nhiên (nên sử dụng Intallox Saddles) được lắp trên đầu các bể chứa.

 Bể chứa axit đã qua sử dụng

- Axit sulfuricchưa qua sử dụng thường chứa 98,4% axit và 1,6% nước. Axit đã qua sử
dụng thì thường có 88–95% axit và tới 5% nước, với phần còn lại bao gồm
hydrocacbon, bao gồm một số hydrocacbon nhẹ có thể bay hơi. Bể chứa axit đã qua sử
dụng phải được thiết kế và vận hành như thể nó chứa hydrocacbon dễ bay hơi [7].

- Phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi bảo quản axit sulfuric đã qua sử dụng
trong bể chứa. Axit đã qua sử dụng đến từ các ngành công nghiệp chế biến khác có thể

22
là một sản phẩm phụ và chứa các hydrocacbon dễ bay hơi, có thể được giải phóng khi
nhiệt độ thay đổi trong khí quyển. Do đó, nên phủ kín các bể chứa bằng khí trơ, chẳng
hạn như carbon dioxide hoặc nitơ. Ngoài ra, van thông hơi phải được trang bị hệ thống
thông hơi cho bể khẩn cấp và phải có kích thước phù hợp cho trường hợp xấu nhất, có
biện pháp phòng ngừa cho các tình huống như hỏng hệ thống trơ (cho phép dòng khí
trơ quá mức đi vào bể) hoặc cháy từ bên ngoài. làm bay hơi chất lỏng hydrocarbon
trong bể. Ngoài ra, nên đặt thiết bị chống cháy ở đường thông hơi.

- ác bể chứa axit đã qua sử dụng phải có mái dễ vỡ [10]. Mái dễ vỡ là phần gắn kết mái
với vỏ yếu, tốt nhất là bị hỏng so với các mối hàn khác khi chịu áp lực quá lớn. Hư
hỏng ở mối nối mái với vỏ là phương tiện để giảm áp suất quá mức và tránh hư hỏng
nghiêm trọng cho bể và mất mát axit bên trong.

 Hệ thống ngăn chặn thứ cấp

- Các biện pháp đặc biệt có thể được thực hiện để đảm bảo rằng axit không thoát ra môi
trường bằng hệ thống ngăn chặn thứ cấp, bao gồm cả việc lắp đặt đê điều. Đê phải
được xây dựng để chứa 110% dung tích bể chứa lớn nhất nhằm ngăn chặn sự cố tràn
do tai nạn hoặc sự cố nghiêm trọng của bể chứa. Đê cũng phải được thiết kế để không
chỉ chịu được tải trọng thủy tĩnh của chất lỏng trong bể mà còn chịu được hiệu ứng
sóng thủy triều động của tải trọng dòng chất lỏng trong trường hợp bể bị hỏng. Bên
trong đê phải lót gạch chống axit để axit tràn không thấm vào nước ngầm.

- Mặc dù đê có thể là một biện pháp cực kỳ hữu ích trong việc bảo vệ khỏi sự cố tràn
và hư hỏng bể chứa, nhưng cần phải thận trọng khi xử lý nước mưa tích tụ bên trong
khu vực đê để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Nước thu được từ đê sử dụng axit
sulfuric có tính chất axit do có thể xảy ra rò rỉ khí từ các lỗ thông hơi bên trong đê.
Điều này có thể tạo ra các vấn đề về môi trường nếu thải vào hệ thống mà không điều
chỉnh độ pH. Toàn bộ nước mưa tích tụ bên trong khu vực đê cần được thu gom và
kiểm tra độ pH (độ pH phải được điều chỉnh để đảm bảo nó nằm trong phạm vi chấp
nhận được, thường là 6,5 đến 8,5).

23
- Trên tường đê phải bố trí các van phù hợp để dẫn nước mưa sạch vào cống thoát
nước mưa chuyên dụng và nước mưa bị ô nhiễm về nhà máy xử lý nước thải. Bất kỳ
axit nào vô tình bị đổ phải được thu gom vào bể tràn và được trung hòa đúng cách
trước khi thải.

 PPE và HSE

Mặc dù axit sulfuric không dễ cháy nhưng không nên bảo quản nó gần các vật liệu hữu
cơ, nitrat, cacbua, clorat hoặc bột kim loại. Sự tiếp xúc giữa axit sulfuric nồng độ cao
và các vật liệu này có thể gây cháy. Thiết bị bảo hộ cá nhân (Personal Protective
Equipment - PPE) thích hợp và các biện pháp phòng ngừa về sức khỏe, an toàn và môi
trường (Health, Safety and Environment - HSE) là rất quan trọng ở bất kỳ cơ sở nào xử
lý axit sulfuric. Một số phương pháp thực hành tốt nhất đối với PPE và HSE trong xử
lý axit sulfuric như sau:

1. Các trạm rửa mắt thích hợp phải được đặt gần bể chứa để đảm bảo an toàn cho
nhân viên. Máy rửa mắt phải được kiểm tra mỗi ca làm việc.
2. Tất cả các mặt bích trong đường đi phải được bọc bằng lớp chì để bảo vệ nhân
viên vận hành khỏi sự cố rò rỉ axit.
3. Phải bố trí lối đi bằng kim loại để làm việc trên nóc bể chứa. Nhân viên vận
hành phải luôn sử dụng lối đi và không bao giờ đi trực tiếp lên vỏ bể.
4. Tất cả các đường ống phải dốc về phía bể chứa hoặc về phía điểm tiêu thụ. Điều
này sẽ ngăn chặn sự tích tụ axit ở các điểm thấp trong đường đi, từ đó loại bỏ
các mối nguy hiểm về an toàn có thể xảy ra.
5. Nhân viên vận hành nên đeo găng tay đủ lỏng để có thể dễ dàng tháo ra trong
trường hợp axit xâm nhập vào.
6. Nên đội mũ bảo hiểm mọi lúc. Để đảm bảo bảo vệ mắt và mặt, cũng cần phải có
tấm che mặt và kính bảo hộ. Kính bảo hộ và tấm che mặt đặc biệt quan trọng khi
làm việc ở nơi có thể xảy ra hiện tượng bắn nước bất ngờ. Điều cần thiết là phải
bảo vệ mắt từ mọi góc độ.

24
7. Trong trường hợp tràn đổ nhỏ, người ta nên ngăn chặn và trung hòa axit bằng
vôi.
8. Bất cứ khi nào thực hiện sửa đổi trong khu vực bể chứa, cần tiến hành nghiên
cứu mối nguy và khả năng vận hành (HAZOP) trước khi tiến hành thực hiện.
 Hệ thống thông gió
1. Một yếu tố quan trọng khác để đảm bảo an toàn cho bể chứa là hệ thống thông
gió đầy đủ. Một số phương pháp liên quan đến việc thông hơi bể như sau:
2. Mỗi bể chứa axit sulfuric phải được trang bị một van thở riêng. Đường kính lỗ
thông hơi được tính toán dựa trên yêu cầu thở vào, thở ra và thở nhiệt theo Tiêu
chuẩn API 2000 [8].
3. Diện tích lỗ thông hơi phải lớn hơn tổng diện tích đường vào, ra và thoát nước.
4. Van thông hơi (thở) phải được giữ ở đầu bể. Trong mọi trường hợp, nó không
nên được đặt trên mặt đất, vì nó có khả năng gây ngập lụt trong trường hợp vỡ
bể hoặc đê bị tràn axit hoặc nước mưa.
5. Nếu việc chuyển đổi axit (giữa oleum và axit sulfuric hoặc axit sulfuric đậm đặc
và axit đã qua sử dụng loãng) là thông lệ trong khu bể chứa, thì van thông hơi
phải có kích thước phù hợp với trường hợp thoát hơi xấu nhất.
6. Sau khi ngừng hoạt động, bể phải được đưa vào vận hành lại bằng cách đưa axit
vào thật chậm để tránh tĩnh điện.
7. Tính toàn vẹn về kết cấu của mái bể chứa phải được kiểm tra chi tiết.
8. Phải trang bị nắp hầm chống cháy nổ (kích thước tối thiểu 600 mm) trên mái bể.
 Bơm vận chuyển

Bơm chuyển được sử dụng để chuyển axit sulfuric từ bể chứa đến nhà máy chế biến
sản phẩm cuối cùng hoặc nhà máy tiêu thụ (ví dụ: nhà máy phân bón), nơi axit được
đưa vào lò phản ứng hóa học. Phải chú ý cẩn thận những máy bơm này. Một số khuyến
nghị cho hoạt động bơm truyền như sau:

1. Các máy bơm chuyển đến nhà máy tiêu thụ phải có hành trình bể ở mức lưu thể
thấp.

25
2. Đường xả phải được trang bị đồng hồ đo áp suất và van một chiều.
3. Để vận chuyển axit sulfuric từ tàu với tốc độ cao hơn, đường xả phải có van
kiểm tra dòng chảy quá mức để ngăn ngừa sự cố tràn axit ra môi trường xung
quanh hoặc vào các vùng nước.
 Hệ thống đường ống và van

Cần cân nhắc nhiều về thiết kế và vận hành đặc biệt đối với đường ống, ống mềm và
van dùng để xử lý axit sulfuric. Đối với đường ống chuyển axit, đường ống phải cao
hơn mức yêu cầu để giảm thiểu nguy cơ vỡ do tai nạn hoặc quá áp.

Vật liệu xây dựng đường ống phụ thuộc vào vận tốc dòng chất lỏng và mối quan tâm
về chất lượng. Nếu ô nhiễm sắt là mối lo ngại trong quá trình sản xuất, chẳng hạn như
trong sản xuất caprolactam, thì nên tránh sử dụng thép cacbon. Polyvinyl clorua (PVC)
và PVC clo hóa chỉ được sử dụng cho đường thông hơi và đường tràn.

Nói chung, đường ống phải được kiểm tra bằng mắt hàng năm. Kiểm tra độ dày siêu
âm nên được thực hiện hai năm một lần. Tùy theo kinh nghiệm thực tế của nhà máy mà
có thể cần phải tăng hoặc giảm lịch kiểm tra. Cần chú ý thêm đến khuỷu tay, chữ T,
van và bất kỳ khu vực nào khác trong đường ống nơi có thể xảy ra nhiễu loạn dòng
chảy (và xói mòn hoặc ăn mòn). Tiêu chí kiểm tra đường ống từ API 570 có thể được
sử dụng để hướng dẫn [9].

 Các công việc nhiệt độ cao trong khu bể chứa

Các công việc có nhiệt độ cao - những công việc đòi hỏi phải sử dụng lửa hoặc nhiệt
độ rất cao, chẳng hạn như hàn và cắt thép - phải được hoàn thành một cách đặc biệt cẩn
thận. Điều này rất quan trọng trong các khu bể chứa. Sau đây là một số hướng dẫn để
thực hiện các công việc gia công nóng tại các cơ sở lưu trữ axit sulfuric:

Chỉ được phép làm việc sau khi đã đo khí dễ cháy trong khu vực bể chứa. Việc đo khí
dễ cháy trong khu vực bể chứa phải được thực hiện liên tục trong thời gian làm việc
nóng.

26
Theo API RP 2009, trong trường hợp công việc bị trì hoãn hoặc đình chỉ ở khu vực
trước đây được tuyên bố là không có khí đốt, hệ thống giấy phép phải chỉ định khoảng
thời gian mà vượt quá thời gian đó phải lặp lại các thử nghiệm về máy dò oxy và tính
dễ cháy hoặc cấp lại giấy phép. [10].

Có thể cần phải kiểm tra lại khí dễ cháy và oxy định kỳ (hoặc giám sát liên tục) trong
khi tiến hành công việc. Giấy phép phải ghi rõ tần suất giám sát.

Nếu công việc nóng được thực hiện trên vỏ hoặc mái của bể chứa và nếu có lỗ trên
mái hoặc vỏ thì chất chứa trong bể phải được làm trống và làm sạch bằng khí trơ trước
khi thực hiện công việc nóng.

Trong nhiều trường hợp, việc không tuân thủ các biện pháp trên là nguyên nhân chính
gây ra vụ nổ trong bể chứa axit sunfuric.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] CTY TNHH MTV HÓA CHẤT ĐỨC GIANG LÀO CAI, 2023.

[2] James I. Changa, Cheng-Chung Lin, A study of storage tank accidents, Journal of
Loss Prevention in the Process Industries, 2006.

[3] Hồng Ninh, Lào Cai khắc phục sự cố rò rỉ nước hồ tuần hoàn Nhà máy sản xuất
axit ra môi trường, Báo ảnh Dân tộc và Miền núi, 2018.

[4] Koya Venkata Reddy, Safety in Sulfuric Acid Storage Tanks, Chemical
Engineering, 2015.

[5] U.S. Chemical Safety and Hazard Investigation Board (CSB), Investigation Report
— Refinery Incident, Motiva Enterprises LLC, Delaware City Refinery, 2001.

[6] National Association of Corrosion Engineers, NACE Standard RP 0294-94,


Design, Fabrication and Inspection of Tanks for the Storage of Concentrated Sulfuric
Acid and Oleum at Ambient Temperatures, 2006.

27
[7] McKetta, J.J., Encyclopedia of Chemical Processing and Design, CRC Press, 1995.

[8] American Petroleum Institute, API 2000 — Venting Atmospheric and Low-Pressure
Storage Tanks, 2014.

[9] American Petroleum Institute, API 570 — Piping Inspection Code, 2009.

[10] American Petroleum Institute, API RP 2009 — Safe Welding, Cutting and Hot
Work Practices in the Petroleum and Petrochemical Industries, 2002.

[11] DLC, Quy trình vận hành SA, Lào Cai, 2012.

28

You might also like