You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN HÀNG HẢI

MÁY TÀU THỦY


MARINE MACHINARY

PhD HOANG VAN SI


2021 TS. HOÀNG VĂN SĨ 1
Chương 7
CÁC HỆ THỐNG TÀU THỦY – SHIP SYSTEMS

7.1 KHÁI QUÁT CHUNG


• Các hệ thống tàu thuỷ được bố trí để phục vụ cho sự an toàn, cho việc
sinh hoạt của thuyền viên trên tàu. Chúng thường được chia làm hai
loại: Các hệ thống thông dụng và các hệ thống chuyên dùng.
• Các hệ thống tàu thuỷ thông dụng (bất cứ tàu nào cũng phải có) bao
gồm:
- Hệ thống nước dằn tàu (Ballast).
- Hệ thống la canh (Bilge) (hút khô).
- Hệ thống cứu hoả (Fire fighting).
- Hệ thống nước sinh hoạt.
- Hệ thống thông gió.
- Hệ thống xử lý nước thải.
- Hệ thống xử lý dầu cặn, rác bẩn.
• Các hệ thống chuyên dùng chỉ bố trí trên những tàu chuyên dụng như
hệ thống làm hàng trên các tàu dầu, tàu chở hoá chất...
2021 TS. HOÀNG VĂN SĨ 2
Chương 7
CÁC HỆ THỐNG TÀU THỦY – SHIP SYSTEMS

7.2 HỆ THỐNG NƯỚC DẰN TÀU (BALLAST SYSTEM )


7.2.1 Nhiệm vụ
• Nâng cao tính ổn định cho con tàu đảm bảo cho con tàu luôn cân
bằng (không bị lệch, bị nghiêng).
• Nâng cao hiệu suất đối với hệ động lực đẩy của tàu.
• Hệ thống ballast dùng khi tàu chạy không chở hàng, khi xếp hàng
không đều hoặc khi có ngoại lực tác dụng lên tàu như sóng, gió … để
cân bằng lại tàu, đảm bảo an toàn cho tàu khi hành trình trên biển.
7.2.2 Sơ đồ hệ thống
• Hệ thống ballast gồm các thiết bị chính như: các két chứa nước
ballast, các bơm, hệ thống đường ống và các van.

2021 TS. HOÀNG VĂN SĨ 3


Chương 7
CÁC HỆ THỐNG TÀU THỦY – SHIP SYSTEMS

 Sơ đồ hệ thống Ballast

1 - Van thông biển. 2 - Hộp van hút của bơm.


3 - Bơm ballast. 4 - Van thoát mạn.
5 - Hộp van đẩy của bơm. 6 - Hộp van vào ra các két ballast.
7 - Các két ballast phải, trái. 8 - Két ballast mũi.
9 - Két ballast lái.
2021 TS. HOÀNG VĂN SĨ 4
Chương 7
CÁC HỆ THỐNG TÀU THỦY – SHIP SYSTEMS

 Nguyên lí làm việc


• Các két chứa nước ballast, các bơm, các van và hệ thống đường ống
của hệ thống ballast cần đảm bảo nước ở bất kì một két nào cũng có
thể luân chuyển được sang một két khác bất kì.
• Khi tàu chạy không thì người ta bơm nước ngoài tàu vào để tăng độ
chìm, giảm chiều cao mạn khô của tàu xuống để tránh lật tàu (dằn
tàu).
• Khi tàu bị nghiêng sang hai bên, hoặc chúi mãi, chúi lái do xếp hàng
không đều hoặc do ngoại lực tác động (sóng, gió…) thì bằng cách cho
luân chuyển nước hợp lí gữa các két người ta có thể cân bằng lại tàu,
đảm bảo độ an toàn cho tàu khi hành trình trên biển.

2021 TS. HOÀNG VĂN SĨ 5


Chương 7
CÁC HỆ THỐNG TÀU THỦY – SHIP SYSTEMS

7.3 HỆ THỐNG LA CANH (BILGE SYSTEM)


7.3.1 Nhiệm vụ
• Tất cả nước và dầu tích tụ trong buồng máy và trong các hầm hàng
gọi chung là nước la canh.
• Hệ thống la canh được trang bị dưới tàu có nhiệm vụ hút và phân
ly nước la canh, tách các tạp chất dầu cặn ra khỏi nước tích tụ để
đốt hoặc đưa lên bờ, còn nước sạch thì được xả ra biển đảm bảo
không xả nước lẫn dầu ra biển, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
7.3.2 Sơ đồ hệ thống và nguyên lí làm việc
• Hệ thống la canh bao gồm các két la canh, hệ thống van ống và các
bơm la canh.

2021 TS. HOÀNG VĂN SĨ 6


Chương 7
CÁC HỆ THỐNG TÀU THỦY – SHIP SYSTEMS
 Sơ đồ hệ thống la canh trên tàu

1 - Đường hút la canh. 6 - Cụm van một chiều.


2 - Van thoát mạn. 7 - Phin lọc.
3 - Máy phân ly dầu nước. 8 - Van nước biển.
4 - Van điện từ. 9 - Bơm la canh.
5 - Két dầu cặn.
2021 TS. HOÀNG VĂN SĨ 7
Chương 7
CÁC HỆ THỐNG TÀU THỦY – SHIP SYSTEMS

 Nguyên lí làm việc


• Hệ thống la canh bao gồm các két la canh, hệt hống van ống
và các bơm la canh. Nước la canh từ buồng máy và các hầm
hàng được dẫn xuống các két la canh nhờ các hố la canh.
• Bơm la canh còn có một đường ống hút thông ra biển để súc
rửa hệ thống, đường xả của bơm nối vào thiết bị phân ly
dầu nước (Oily- water Separator).
• Thiết bị dầu nước sẽ tách bỏ phần lớn dầu lẫn trong nước ra
một két riêng để đốt hoặc đem lên bờ. Đảm bảo nước xả ra
biển có nồng độ dầu theo quy định (không lớn hơn 15 phần
triệu).

2021 TS. HOÀNG VĂN SĨ 8


Chương 7
CÁC HỆ THỐNG TÀU THỦY – SHIP SYSTEMS
7.4 Hệ thống cứu hoả (Fire fighting system)
7.4.1 Nhiệm vụ và các phương pháp cứu hoả
• Hệ thống cứu hoả được trang bị trên tàu nhằm để đảm bảo an toàn cho
con người, con tàu và hàng hoá khi có hoả hoạn xảy ra.
• Hệ thống gồm hai phần: Phần báo động và phần dập lửa.
- Phần báo động có chức năng phát hiện vị trí đám cháy và phát tín hiệu âm
thanh, ánh sáng báo động.
- Phần dập lửa có chức năng dập tắt đám cháy.
• Các phương pháp cứu hoả trên tàu thuỷ tương ứng với các hệ thống cứu
hoả được trang bị trên tàu bao gồm:
- Hệ thông cứu hoả dùng nước.
- Hệ thống cứu hoả dùng CO2.
- Hệ thống các bình chữa cháy xách tay.
- Hệ thống khí trơ (Inert gas system) dùng trên các tàu dầu, tàu chở hoá
chất.

2021 TS. HOÀNG VĂN SĨ 9


Chương 7
CÁC HỆ THỐNG TÀU THỦY – SHIP SYSTEMS
7.4.2 Hệ thống cứu hoả dùng nước
 Nguyên lý chung
• Đối với hệ thống chữa cháy bằng nước biển thì bơm cứa hỏa được đặt
trong buồng máy, ở vị trí thấp hơn mớn nước để không phải mồi bơm,
ống hút nối với van thông biển.
• Trên tàu có phải có các bơm cứu hỏa chính và bơm cứu hỏa dự phòng.
• Một đầu ống mềm của vòi rồng được nối với ống phun còn đầu kia nối với
họng cứu hỏa.
• Họng cứu hỏa được lắp đặt ở bồng máy, hành lang, ca-bin, hầm hàng, mặt
boong .v. v. và tất cả chúng thường được sơn màu đỏ. Các vòi rồng cùng
với đường ống mềm của nó được đựng trong hộp sắt có cửa kính và vỏ
sơn màu đỏ.
• Đường ống của hệ thống cứu hỏa làm bằng thép liền, các van, vòi được
làm bằng đồng.

2021 TS. HOÀNG VĂN SĨ 10


Chương 7
CÁC HỆ THỐNG TÀU THỦY – SHIP SYSTEMS

 Sơ đồ nguyên lý hoạt động


• Hệ thống này gồm các bơm cứu
hoả chính lấy nước từ mạn tàu
cấp vào hệ thống cứu hoả.
• Hệ thống ống cứu hoả dẫn nước
ra boong tàu, lên các hành lang
buồng ở, thượng tầng, buồng
máy, kho vật tư...
• Khi có hỏa hoạn sảy ra tại vị trí
nào đó trên tàu ta mở van thông
biển, chạy bơm cứu hỏa, mở van
chặn chính, khi đó nước biển sẽ
chờ sẵn tại các họng của van cứu
hỏa, ta chỉ việc nối vũi rồng vào
khớp nối gần nhất nơi xẩy ra
đám cháy, và mở van cứu hỏa
trước vũi rồng và phun nước vào
đám cháy.

2021 TS. HOÀNG VĂN SĨ 11


Chương 7
CÁC HỆ THỐNG TÀU THỦY – SHIP SYSTEMS
7.4.3 Hệ thống cứu hỏa dùng CO2
• Hệ thống cứu hỏa bằng CO2 thường được lắp đặt trong các không gian
kín như buồng máy hoặc hầm hàng.
• Khi có hỏa hoạn sảy ra thì hệ thống báo động sẽ báo để người trong các
không gian đó thoát ra ngoài, sau đó đóng kín hết các cửa lại và xả khí
CO2 vào để dập lửa.
 Sơ đồ hệ thống và nguyên lý hoạt động
• Hệ thống bao gồm các bình chứa CO2 chính, các bình CO2 khởi động,
hệ thống đường ống, van chặn, van an toàn, các thiết bị chỉ báo, báo
động và bộ kích hoạt hệ thống.
• Khi xảy ra đám cháy thì thuyền trên tàu sẽ kích hoạt hệ thống xả CO2
vào đám cháy để giập lửa.

2021 TS. HOÀNG VĂN SĨ 12


Chương 7
CÁC HỆ THỐNG TÀU THỦY – SHIP SYSTEMS
Hệ thống cứu hỏa CO2

Khi xảy ra đám cháy, giật dây trong


hộp điều khiển (8) sẽ mở van chai
khởi động (6), đưa khí CO2 có áp
suất cao vào xilanh điều khiển (5)
làm cho piston điều khiển bị đẩy
trượt xuống dưới. Piston điều
khiển trượt xuống dưới kéo theo
dây giật kích hoạt mở các van khí
trên các chai CO2 chính (10), xả
CO2 vào đám cháy để giập lửa

1. Thiết bị báo động. 6. Bình CO2 khởi động.


2. Van an toàn. 7. Bộ báo động.
3. Dây giật mở van. 8. Hộp điều khiển.
4. Van chặn tới hầm hàng. 9. Đưong khí CO2 tới buồng máy.
5. Xilanh và piston điều khiển. 10. Bình CO2.
2021 TS. HOÀNG VĂN SĨ 13
Chương 7
CÁC HỆ THỐNG TÀU THỦY – SHIP SYSTEMS

7.5 Hệ thống nước sinh hoạt


• Bao gồm hệ thống nước ngọt và hệ thống nước mặn(nước biển) sinh
hoạt, có nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt và nước vệ sinh trên tàu.
• Trên tàu nước ngọt dùng cho sinh hoạt của thuyền viên và bổ sung cho hệ
thống động lực của tàu.
• Hệ thống nước biển sinh hoạt có nhiệm vụ lấy nước từ ngoài tàu đưa vào
các nhà toilet để phục vụ việc vệ sinh của thuyền viên.
• Về cơ bản, nguyên lí kết cấu và nguyên lí hoạt động của hệ thống nước
biển vệ sinh cũng tương tự như hệ thống nước ngọt sinh hoạt, tức là
cũng sử dụng bình tích năng (bình hydrophor) để cấp nước đến các vị trí
cần dùng. Tuy nhiên, trong hệ thống nước biển vệ sinh thì nước biển
không phải chứa trong các két chứa mà nó được bơm lấy trực tiếp từ
ngoài mạn thông qua hộp van thông biển.

2021 TS. HOÀNG VĂN SĨ 14


Chương 7
CÁC HỆ THỐNG TÀU THỦY – SHIP SYSTEMS
Hệ thống nước ngọt sinh hoạt.

1 - Rơle áp suất. 5 - Môtơ điện. 9 - Bình Hydrophor.


2 - Bộ khởi động cho bơm. 6 - Van chặn. 10 - Ống thuỷ
3 - Van một chiều. 7 - Két nước ngọt. 11 - Đường nước đi sinh hoạt.
4 - Bơm nước ngọt. 8 - Đường khí nén. 12 - Van xả đáy.
2021 TS. HOÀNG VĂN SĨ 15
Chương 7
CÁC HỆ THỐNG TÀU THỦY – SHIP SYSTEMS
Hệ thống nước biển vệ sinh

1 - Rơle áp suất. 5 - Môtơ điện. 9 - Bình Hydrophor.


2 - Bộ khởi động cho bơm. 6 - Van chặn. 10 - Ống thuỷ.
3 - Van một chiều. 7 - Van thông biển. 11 - Đường nước đi sinh hoạt.
4 - Bơm nước ngọt. 8 - Đường khí nén. 12 - Van xả đáy.
2021 TS. HOÀNG VĂN SĨ 16
Chương 7
CÁC HỆ THỐNG TÀU THỦY – SHIP SYSTEMS
Bài tập-thảo luận tuần 7
I. CÁ NHÂN TỪNG SINH VIÊN (làm ngắn gọn và gửi bài trước tuần 7)
1. Nhiệm vụ của hệ thống Ballast, đặc điểm và nguyên lý của hệ
thống.
2. Nhiệm vụ của hệ thống la canh, đặc điểm và nguyên lý của
hệ thống
II. BÀI THEO NHÓM (nhóm thảo luận online, nhóm trưởng gửi
báo cáo trước tuần 7)
Tìm hiểu một hệ thống cứu hỏa trên tàu, giới thiệu về hệ thống đó.
• Nhóm 1: tàu hàng
• Nhóm 2: tàu dịch vụ
• Nhóm 3: tàu chở dầu
• Nhóm 4: tàu chở Gas
• Nhóm 5: tàu chở hóa chất
2021 TS. HOÀNG VĂN SĨ 17
THANK YOU
2021 TS. HOÀNG VĂN SĨ 18

You might also like