You are on page 1of 30

Mô phỏng tàu bằng

mô hình vật lý
Nhóm 4 :
Hoàng Khánh Lợi
Đồng Tiến Quang
Nguyễn Bá Cảnh
Hoàng Thanh Tùng
Nội dung chính
● Giới thiệu chung
● Lịch sử phát triển
● Bể thử tàu
● Mô hình vật lý
● Ví dụ, các thí nghiệm
Giới thiệu chung
Trong thiết kế tàu thủy, việc mô phỏng các mô hình để có thể đưa ra các số liệu
và tính toán chính xác là rất cần thiết, đặc biệt là mô phỏng về lực cản của tàu vì
nó liên quan đến việc chế tạo hình dạng và lựa chọn động cơ cho tàu.
Công việc mô phỏng này sẽ sử dụng mô hình vật lý chạy trong bể thử.
Lịch sử phát triển
Bể mô hình tàu là một bể được sử dụng để thực hiện các thử nghiệm thủy động lực
học với các mô hình tàu nhằm mục đích thiết kế một con tàu mới (có kích thước đầy
đủ) hoặc tinh chỉnh thiết kế của một con tàu để cải thiện hiệu suất của con tàu trên
biển.
Kỹ sư nổi tiếng người Anh William Froude đã xuất bản một loạt bài báo có ảnh hưởng
về thiết kế tàu để tối đa hóa sự ổn định trong những năm 1860.
Lịch sử phát triển
Ông đã thiết lập một công thức (nay được gọi là hệ số Froude ) mà
theo đó kết quả của các thử nghiệm quy mô nhỏ có thể được sử dụng
để dự đoán hoạt động của các thân tàu có kích thước đầy đủ.

Ông đã xây dựng một chuỗi các mô hình tỷ lệ 3, 6 và 12 foot và sử


dụng chúng trong các thử nghiệm để thiết lập các quy luật về lực cản
và tỷ lệ.
Lấy cảm hứng từ công việc thành công của Froude, công ty
đóng tàu William Denny and Brothers đã hoàn thành sản phẩm
thương mại đầu tiên trên thế giới về bể thử mô hình tàu vào năm
1883.
Bể thử tàu
Bể thử (ship model basin): là một bể mô hình dùng để thực hiện các thử nghiệm động
lực học với các mô hình tàu.
Bể thử tàu
Các loại bể thử thường được sử dụng thử nghiệm

1 2 3
Towing tank Seakeeping basin Ice tank

4 5 6
Cavitation tunnel Wind/Wave Basin Manoeuvring Basin
1 Towing tank

Là loại bể thử mô hình tàu có các thiết bị khung giàn lắp ráp chạy
trên hai đường ray trên bể để có thể kéo cho mô hình tàu di chuyển,
thường có kích thước dài và hẹp
Hồ kéo được sử dụng để nghiên cứu hiệu suất thủy động học của tàu
trong môi trường không sóng hoặc sóng có kiểm soát
2 Seakeeping basin

Là hồ nghiên cứu động lực và độ ổn định của tàu, đây là loại bể


thử tập trung vào nghiên cứu tính ổn định của tàu trong môi
trường có sóng và biển động. Trong bể có trang bị các thiết bị tạo
sóng có thể mô tả được nhiều trạng thái sóng biển khác nhau
3 Ice tank

Hồ thử nghiệm ứng phó với băng là loại hồ thử mô phỏng môi trường
nước có băng để kiểm tra tương tác giữa băng và thân tàu, kiểm nghiệm
độ an toàn, lực cản của tàu trong môi trường băng giá
4 Cavitation tunnel

Là loại bể mô hình tàu được sử dụng đặc biệt để nghiên cứu hiện tượng xâm thực chân vịt. Được sử
dụng để kiểm tra tác động của xâm thực đến hiệu suất tàu, chẳng hạn như hiệu suất cánh quạt, tiếng
ồn và để phát triển các thiết kế chống xâm thực.
5 Wind / Wave basin

Là một cơ sở kết hợp cho phép kiểm tra mô hình tàu dưới điều kiện gió và
sóng kết hợp. Những bể này được trang bị các thiết bị tạo sóng, tạo gió và
cơ chế kéo, cho phép mô phỏng điều kiện gió và sóng kết hợp thực tế để
đánh giá hiệu suất và sự ổn định của tàu trong điều kiện thời tiết bất lợi.
6 Manoeuvring Basin

Một loại bể mô hình tàu tập trung vào nghiên cứu các đặc tính vận hành của
tàu, như khả năng quay đầu, dừng lại và cập bến. Những bể này thường được
trang bị cơ chế kéo, thiết bị tạo sóng và các công cụ đo lường để mô phỏng
các điều kiện thực tế cho nghiên cứu vận hành tàu.
Bể thử tàu
Các thiết bị cơ bản của một bể thử

1 Hồ nước.

2 Hệ thống tái tạo môi trường.


3 Thiết bị đo lường.
4 Thiết bị kéo.

5 Thiết bị xử lý dữ liệu.
01
Hồ nước
Là nơi để đưa tàu vào để tiến hành thử nghiệm.
Kích thước của hồ phải đủ lớn để chứa tàu và
đảm bảo độ sâu đủ để tàu di chuyển một cách tự
do.
02
Hệ thống tái tạo môi trường

Gồm các thiết bị tạo sóng, gió, tạo băng trên


mặt nước.
03
Thiết bị đo lường
Bao gồm các loại cảm biến áp suất, vận tốc,
góc nghiêng, lực cản, máy quay tốc độ cao.
04
Thiết bị kéo
Được sử dụng để giúp mô hình di chuyển được
trong bể nhằm thực hiện các thí nghiệm về vận
hành, tương tác với sóng, gió.
Thiết bị này có thể được điều khiển để mô
phỏng theo điều kiện làm việc của động cơ, tốc
độ và độ chuyển động của tàu
05
Thiết bị xử lý dữ liệu
 Bao gồm các máy tính và phần mềm được sử
dụng để phân tích và đánh giá các dữ liệu đo
được từ bể thử, giúp tính toán và dự đoán sức
cản và các chỉ số khác của tàu trong các điều
kiện khác nhau.
Mô hình vật lý

1 Mô hình cố định

2 Mô hình tự do

Mô hình được chế tạo có độ chính xác, đồng dạng nhất định và được tùy
chỉnh theo kích thước, mục đích của thử nghiệm.
01
Mô hình cố định
Mô hình cố định được điều khiển chạy bằng kéo
hoặc gắn vào khung dàn.
02
Mô hình tự do
Mô hình tự do được gắn động cơ để chạy.
Phương pháp để mô phỏng
• Chế tạo mô hình tàu.
• Đưa tàu vào bể thử, thiết lập điều kiện môi trường và các chế độ để
thử.
• Phân tích kết quả bằng phần mềm sau khi chạy thử mô hình thật và thu
thập dữ liệu qua cảm biến
Ví dụ và các thí nghiệm

1. Thử nghiệm động lực học


Ví dụ và các thí nghiệm

2. Seakeeping and
maneuvring basin
Ví dụ và các thí nghiệm

3.Towing tank test


Thanks for
watching!

You might also like