You are on page 1of 4

CHỈ DẪN KỸ THUẬT 02 Số trang: 04

Công trình CHUNG CƯ QUANG PHÚC PLAZA


KHU PHỐ TÂN HÒA, PHƯỜNG ĐÔNG HÒA,
Địa chỉ
THÀNH PHỐ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chủ Đầu Tư CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN DĨ AN
Đơn vị TV CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BCONS
THÍ NGHIỆM THỬ TẢI CỌC
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ÉP TĨNH DỌC TRỤC – D600

1. Phạm vi
Tài liệu này là nhiệm vụ thí nghiệm khả năng chịu tải của cọc ống BTCT dự ứng lực
(DUL) bằng phương pháp nén tĩnh hiện trường cho dự án CHUNG CƯ QUANG PHÚC
PLAZA xây tại KHU PHỐ TÂN HÒA, PHƯỜNG ĐÔNG HÒA, THÀNH PHỐ
DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
2. Tiêu chuẩn áp dụng
 Thử tĩnh theo tiêu chuẩn: TCVN 9393:2012 Cọc -Phương pháp thử nghiệm tại hiện
trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục;
 Chế tạo cọc theo tiêu chuẩn: TCVN 7888:2008 Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước;
 Thi công cọc theo tiêu chuẩn: TCVN 9394:2012 Đóng và ép cọc – Thi công và
nghiệm thu.
3. Mục đích thí nghiệm
- Thí nghiệm nén tĩnh được thực hiện nhằm xác định sức chịu tải của cọc theo quy định
kiểm tra chất lượng cọc.
- Vị trí cọc thử được quy định rõ trên bản vẽ thiết kế.
- Trước khi thực hiện công việc, Nhà thầu thử cọc phải phải lập Phương án kỹ thuật thí
nghiệm cọc chi tiết trình Chủ đầu tư & Đơn vị Thiết kế phê duyệt. Công tác thí
nghiệm cọc chỉ được tiến hành khi có sự chấp thuận của Chủ đầu tư & Đơn vị Thiết
kế.
4. Thiết bị thí nghiệm
- Nhà thầu có trách nhiệm chuẩn bị các thiết bị thí nghiệm phục vụ công tác thử theo
yêu cầu của tiêu chuẩn. Các thiết bị này phải được kiểm định & hiệu chỉnh trước khi
thực hiện thí nghiệm. Các chứng chỉ kiểm định & hiệu chỉnh phải còn hiệu lực.
- Nhà thầu phải trình bày biện pháp lắp đặt & chuẩn bị các thiết bị thí nghiệm đảm bảo
tiến hành công tác thử tĩnh. Bản vẽ & quy trình phải được sự phê duyệt của Chủ đầu tư
& thiết kế truớc khi tiến hành thí nghiệm.
- Thiết bị thí nghiệm của Nhà thầu cần đảm bảo:
CHUNG CƯ QUANG PHÚC PLAZA Trang 9
 Hệ gia tải (Kích, bơm hệ thống thủy lực) phải hoạt động an toàn ở áp lực bằng
150% áp lực làm việc. Có hành trình làm việc >50mm. Có sức nâng lớn hơn 120
tấn. Có khả năng giữ tải ổn định >24giờ liên tục.
 Hệ đo đạc quan trắc độ lún bao gồm 4 đồng hồ đo lún được bắt chặt vào 2 dầm
chuẩn. Các dầm chuẩn phải được lắp đặt ổn định, đảm bảo không bị ảnh hưởng
bởi chuyển dịch đất nền và biến dạng của thiết bị. Sử dụng 4 đồng hồ hành trình
lớn nhất 100 mm, độ chính xác 0.01 mm để đo độ lún cọc.
 Hệ phản lực phải có tải trọng >=120% (600 tấn) tải trọng lớn nhất trong thí
nghiệm.
5. Chi tiết cọc thí nghiệm:
- Cọc thí nghiệm là cọc bê tông DUL. Vị trí cọc và tải trọng thí nghiệm lớn nhất của cọc
thí nghiệm được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1 - Chi tiết cọc thí nghiệm
Cọc bê tông DUL D600
Loại cọc
Ptn = 450 tấn
Số lượng; Tên cọc & Vị trí cọc Xem bản vẽ mặt bằng bố trí cọc

Đường kính cọc, mm 600

Chiều dài cọc (dự kiến), m 26.5

Tải trọng thiết kế, Tấn Dao động từ 234T đến 308T tùy nhóm

Tải trọng thí nghiệm, Tấn 450


- Thời gian nghỉ tối thiểu từ khi kết thúc thi công đến khi thí nghiệm là 07 ngày.
6. Quy trình gia tải.
6.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi thí nghiệm, cần thực hiện các công việc sau đây:
- Chuẩn bị hiện trường thí nghiệm;
- Chuẩn bị đầu cọc thí nghiệm;
- Vận chuyển thiết bị đến hiện trường;
- Lắp đặt thiết bị thí nghiệm.
6.2 Quy trình gia tải
Quy trình gia tải được thực hiện theo TCVN 9393: 2012 “Cọc - Phương pháp thí
nghiệm tải trọng tĩnh ép dọc trục”.
a. Gia tải trước
Tiến hành gia tải trước trước khi thí nghiệm nhằm kiểm tra hoạt động của thiết bị
thí nghiệm và tạo tiếp xúc tốt giữa dầm thí nghiệm và kích thủy lực. Gia tải trước
được thực hiện bằng cách gia tải khoản 5% tải trọng thiết kế, giữ tải trong vòng 10
phút và giảm tải hoàn toàn.
CHUNG CƯ QUANG PHÚC PLAZA Trang 10
b. Gia tải tiêu chuẩn
Theo quy gia tải tiêu chuẩn, cọc được gia tải và giảm tải bằng các cấp tải và giữ
tải trong khoảng thời gian quy định. Các số đọc thô về độ lún, tải trọng và thời
gian được ghi lại ngay lập tức trước và sau khi tác dụng tải.
Mỗi cấp gia tải và giảm tải được giữ trong khoảng thời gian quy định như trong
bảng 2 :
Bảng 2 - Quy trình gia tải và giảm tải của cọc D600, Ptn = 450 tấn

 Ghi chú: Cấp tải mới chỉ được thực hiện khi tốc độ lún  0.25mm/60 phút; tải trọng thí
nghiệm lớn nhất của các cọc thử Pmax được quy định trong bản vẽ thiết kế cọc thử kèm
theo.

CHUNG CƯ QUANG PHÚC PLAZA Trang 11


6.3 Quy trình ghi số liệu
Trong quá trình gia tải và giảm tải, các số đọc thời gian, tải trọng và độ lún đầu cọc
được ghi lại cho mỗi cấp tăng tải và giảm tải theo các khoảng thời gian 0, 10, 20, 30,
45 và 60 phút cho giờ đầu tiên, không quá 30 phút một lần cho giờ tiếp theo, không
quá 01 giờ một lần cho 10 giờ tiếp theo, không quá 2 giờ cho 12 giờ sau cùng.

6.4 Hủy bỏ thí nghiệm


Thí nghiệm sẽ bị hủy bỏ khi phát hiện thấy:
- Kích hoặc đồng hồ không hoạt động hay hoạt động không chính xác.
- Các mốc chuẩn đặt sai, không ổn định hay bị phá hỏng.
- Đầu cọc bị nứt hoặc vỡ.
- Các số đọc ban đầu không chính xác.
- Hệ phản lực không ổn định
6.5 Tiếp tục thí nghiệm
Thí nghiệm được tiếp tục khi mục 6.4 được khắc phục
6.6 Cọc bị phá hoại
Cọc thăm dò bị phá hoại khi xuất hiện một trong các hiện tượng sau:
- Vật liệu cọc bị vỡ;
- Tổng độ lún đầu cọc ≥ 10% đường kính hoặc tiết diện ngang cọc;
- Tốc độ lún tăng > 0.25mm/ giờ mặc dù không gia tăng tải.
6.7 Thí nghiệm xem là kết thúc khi:
- Đạt mục đích thí nghiệm như trên
7. Kết quả thí nghiệm
- Kết quả thí nghiệm phải được trình bày thành bảng số liệu thí nghiệm và bảng tổng
hợp kết quả thí nghiệm như quy định của phụ lục C - TCVN 9393:2012.
- Từ số liệu thí nghiệm, thành lập các biểu đồ sau:
 Biểu đồ quan hệ tải trọng – Chuyển vị.
 Biểu đồ quan hệ chuyển vị – Thời gian của các cấp tải.
 Biểu đồ quan hệ tải trọng – Thời gian.
 Biểu đồ quan hệ chuyển vị – Tải trọng - Thời gian.

CHUNG CƯ QUANG PHÚC PLAZA Trang 9

You might also like