You are on page 1of 12

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG TỔNG HỢP

TRUNG TÂM KẾT CẤU 1


NAGECCO Add: 29bis Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Quận 1, Tp. HCM
Tel: (84.8) 38279741 Fax: (84.8) 38279740

NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT

Dự án:

DỰ ÁN TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ


CHUNG CƯ

TƯ VẤN THIẾT KẾ:


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG TỔNG HỢP – NAGECCO

Tp. HCM, 2019


NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT

DỰ ÁN

DỰ ÁN TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ


CHUNG CƯ
CHỦ ĐẦU TƯ: Ngày tháng năm 2019

TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN: Ngày tháng năm 2019

CÔNG TY TNHH ARTELIA VIỆT NAM

TƯ VẤN THIẾT KẾ: Ngày tháng năm 2019

CÔNG TY CP. TƯ VẤN XÂY DỰNG


TỔNG HỢP – NAGECCO
MỤC LỤC

1. THÔNG TIN DỰ ÁN .............................................................................................................................. 1

2. MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT .......................................................................................................................... 1

3. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG TRONG KHẢO SÁT ..................................................................................... 1

4. NỘI DUNG KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT .............................................................................................. 2

4.1 Công tác hiện trường....................................................................................................................... 2


4.2 Các công tác thí nghiệm đất & nước trong phòng thí nghiệm ........................................................ 3
5. KHỐI LƯỢNG CÁC LOẠI CÔNG TÁC KHẢO SÁT ............................................................................. 5
5.1 Khối lượng công tác khảo sát hiện trường...................................................................................... 5
5.2 Khối lượng công tác thí nghiệm trong phòng .................................................................................. 5

6. CÔNG TÁC AN TOÀN & VỆ SINH CÔNG TRƯỜNG ........................................................................... 5

7. THỜI GIAN THỰC HIỆN CÔNG TÁC KHẢO SÁT & THÍ NGHIỆM ...................................................... 6

8. BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH.................................................................................. 6


8.1 Hướng dẫn công tác lập Báo cáo ................................................................................................... 6
8.2 Số lượng hồ sơ báo cáo cần cung cấp ........................................................................................... 7
PHỤ LỤC

MẶT BẰNG ĐỊNH VỊ HỐ KHOAN


1. THÔNG TIN DỰ ÁN

 Tên dự án: TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ CHUNG CƯ


 Địa điểm:
 Chức năng: Trung tâm thương mại và chung cư
 Số tầng nổi: 20
 Số tầng hầm: 02

2. MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT

Công tác khảo sát địa chất công trình cho dự án “TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ CHUNG
CƯ” nhằm cung cấp đầy đủ số liệu phục vụ công tác thiết kế kết cấu móng và kết cấu phần ngầm
của công trình.
Các số liệu địa kỹ thuật được cung cấp phải bảo đảm đủ thông tin để kỹ sư kết cấu đánh giá
được điều kiện đất nền, đề xuất các giải pháp khả thi của nền móng và các tính toán địa kỹ thuật
tương ứng như cường độ nền đất, sức chịu tải cọc, độ lún của cọc, sự làm việc của nhóm cọc, các
giải pháp thi công đào đất khả thi và giải pháp chống vách hố đào, đánh giá về nước ngầm và các
giải pháp hạ mực nước ngầm trong hố đào.
3. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG TRONG KHẢO SÁT
 TCVN 4419-1987: Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản;
 TCVN 9363-2012: Khảo sát cho xây dựng - Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng;
 22TCN 259-2000: Quy phạm khoan khảo sát địa chất;
 TCVN 2683-2012: Đất xây dựng - Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển,bảo quản mẫu;
 TCVN 5297-1995: Chất lượng đất. Lấy mẫu. Yêu cầu chung;
 TCVN 4195-2012: Đất xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí
nghiệm;
 TCVN 4196-2012 Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí
nghiệm;
 TCVN 4197-2012: Đất xây dựng - Phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong
phòng thí nghiệm;
 TCVN 4198-1995: Đất xây dựng - Phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí
nghiệm;
 TCVN 4199-1995: Đất xây dựng - Phương pháp xác định sức chống cắt trong phòng thí
nghiệm bằng máy cắt phẳng;
 TCVN 4200-2012: Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm;
 TCVN 4202-2012: Đất xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí
nghiệm;
 TCVN 9351-2012: Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm hiện trường, Thí nghiệm xuyên tiêu
chuẩn (SPT);

1
 TCVN 8868 : 2011: Thí nghiệm sức kháng cắt không cố kết, không thoát nước và cố kết thoát
nước của đất dính trên thiết bị nén ba trục;
 TCXD 81-1981: Nước dùng trong xây dựng - Các phương pháp phân tích hóa học;
 TCVN 3994-85: Chống ăn mòn trong xây dựng - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Phân
loại môi trường xâm thực;
 22TCN355-06: Thí nghiệm cắt cánh hiện trường;
 ASTM D2435-1995: Phương pháp thí nghiệm nén cố kết cho đất;
 ASTM D2166-91: Phương pháp thí nghiệm nén nở hông cho đất;
 ASTM D2850: Phương pháp thí nghiệm nén 3 trục không cố kết không thoát nước cho đất
dính;
 ASTM D4767: Phương pháp thí nghiệm nén 3 trục cố kết không thoát nước cho đất dính;
 TCVN 7572-10:2006: Xác định cường độ và hệ số hóa mềm của đá gốc;
Ghi chú: tiêu chuẩn ASTM được áp dụng bổ sung cho các thí nghiệm mà tiêu chuẩn Việt Nam
không đề cập đến hoặc đề cập chưa đầy đủ chi tiết.
4. NỘI DUNG KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT
4.1 Công tác hiện trường
 Chuẩn bị mặt bằng
Trước khi tiến hành công tác khoan, mặt bằng công trường cần phải được dọn dẹp các
chướng ngại vật và làm vệ sinh các vị trí lân cận các hố khoan.
 Định vị hố khoan
Vị trí các hố khoan khảo sát được xác định theo Bản vẽ mặt bằng định vị hố khoan (xem Phụ
lục đính kèm). Đơn vị khảo sát địa chất phải có kỹ thuật viên trắc đạc tại công trường để định vị các
lỗ khoan.Trong trường hợp vị trí hố khoan ngoài thực tế gặp địa vật trở ngại thì có thể di dời sang vị
trí khác trong phạm vi bán kính cho phép < 5 m quanh hố khoan đã chỉ định và phải xác định lại vị trí
tọa độ thực tế sau khi hoàn tất công tác khoan.
 Công tác khoan
Công tác khoan được thực hiện tại hiện trường nhằm các mục đích sau:
- Lấy mẫu đất dọc theo chiều sâu hố khoan với khoảng cách 2m để làm thí nghiệm.
- Lấy mẫu nước để làm thí nghiệm.
- Tiến hành thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) dọc theo chiều sâu hố khoan với khoảng cách
bằng 2m.
- Xác định chiều sâu mực nước ngầm.
- Các hố khoan phải khoan vào tầng đất ổn định có giá trị SPT N ≥ 50 tối thiểu 5.0m.
- Khi khoan đến chiều sâu đáy hố khoan mà giá trị SPT N < 50 thì phải thông báo ngay cho đơn
vị thiết kế để có hướng xử lý phù hợp trước khi kết thúc hố khoan. Trong trường hợp khoan
chưa đến chiều sâu dự kiến mà gặp đá thì khoan vào đá ít nhất 5.0m và tỷ lệ thu hồi lõi
70%.

2
- Sau khi hoàn thành khoan, chờ 24h, tiến hành quan trắc mực nước ngầm, sau đó lấp hố khoan
bằng đất đã đào và khôi phục bề mặt hiện trạng.
 Công tác lấy mẫu
- Mẫu đất
Các mẫu đất được lấy từ hố khoan trong quá trình khoan. Phải lấy mẫu đất tại đúng các vị trí
quy định (cách khoảng 2m dọc theo chiều sâu hố khoan). Các mẫu đất sau khi lấy phải được bảo
quản cẩn thận để bảo đảm trạng thái tự nhiên trong quá trình lưu kho và vận chuyển.
Đối với đất dính: mẫu đất nguyên dạng được lấy trong tất cả các lớp đất dính bằng cách ép
hoặc đóng ống mẫu.
Đối với đất rời: mẫu đất xáo động được lấy trong các lớp đất rời từ ống mẫu chẻ của thí
nghiệm SPT và được lưu giữ trong bao plastic có dán nhãn.
- Mẫu nước:
Tiến hành lấy 02 mẫu nước tại 02 hố khoan HK1 & HK3 ở độ sâu 12m so với mặt đất tự nhiên
đã được chỉ định trong mặt bằng nhằm xác định tính chất xâm thực, ăn mòn của nước ngầm đối với
kết cấu công trình.
 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (thí nghiệm SPT)
Công tác thử chùy tiêu chuẩn (thí nghiệm SPT) phải được thực hiện cho bất cứ địa tầng nào
gặp phải trong hố khoan (ngoại trừ đá cứng), cứ 2m đóng một điểm ngay sau khi lấy mẫu đất. Số
chùy phải được ghi nhận rõ cho từng độ sâu thâm nhập. Tổng số chùy tương ứng với độ sâu thâm
nhập 30 cm sau cùng chính là giá trị SPT.
Phương pháp đóng và các thông số của bộ phận xuyên tiêu chuẩn SPT phải theo đúng tiêu
chuẩn TCVN 9351:2012.
 Thí nghiệm đo mực nước ngầm
Mực nước ngầm được đo trực tiếp trong 3 hố khoan từ HK1 đến HK3.
4.2 Các công tác thí nghiệm đất & nước trong phòng thí nghiệm
Thí nghiệm trong phòng được thực hiện nhằm xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất và đặc tính
hóa học của nước ngầm, cụ thể gồm có:
 Thí nghiệm xác định thành phần hạt
Thực hiện theo Tiêu chuẩn TCVN 4198-2012: Đất xây dựng – Phương pháp xác định thành
phần hạt trong phòng thí nghiệm.
 Thí nghiệm xác định độ ẩm
Thực hiện theo Tiêu chuẩn TCVN 4196-2012: Đất xây dựng – Phương pháp xác định độ ẩm và
độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm.
 Thí nghiệm xác định trọng lượng riêng
Thực hiện theo Tiêu chuẩn TCVN 4195-2012: Đất xây dựng – Phương pháp xác định trọng
lượng riêng trong phòng thí nghiệm.
 Thí nghiệm xác định tỉ trọng

3
Thực hiện theo Tiêu chuẩn TCVN 4202-2012: Đất xây dựng – Phương pháp xác định tỉ trọng
trong phòng thí nghiệm.
 Thí nghiệm xác định các giới hạn Atterberg (giới hạn dẻo và giới hạn chảy)
Thực hiện theo Tiêu chuẩn TCVN 4197-2012: Đất xây dựng – Phương pháp xác định giới hạn
dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm.
 Thí nghiệm cắt nhanh trực tiếp
Thực hiện theo Tiêu chuẩn TCVN 4199-2012: Đất xây dựng – Phương pháp xác định sức
chống cắt trong phòng thí nghiệm bằng máy cắt phẳng.
 Thí nghiệm nén cố kết (Cv)
Thực hiện theo Tiêu chuẩn ASTM D2435-1995: Phương pháp thí nghiệm nén cố kết cho đất.
Được thực hiện đối với lớp đất dính.
 Thí nghiệm nén nở hông (qu)
Thực hiện theo Tiêu chuẩn ASTM D2166-91: Phương pháp thí nghiệm nén nở hông cho đất.
Được thực hiện đối với lớp đất dính.
 Thí nghiệm nén ba trục (UU)
Thực hiện theo Tiêu chuẩn ASTM-D2850: Phương pháp thí nghiệm nén 3 trục không cố kết
không thoát nước cho đất dính.
 Thí nghiệm nén 3 trục (CU)
Thực hiện theo Tiêu chuẩn ASTM-D4767: Phương pháp thí nghiệm nén 3 trục cố kết không
thoát nước cho đất dính.
 Thí nghiệm cường độ kháng nén của đá
Thực hiện theo Tiêu chuẩn 7572-10:2006: Xác định cường độ và hệ số hóa mềm của đá gốc.
Ghi chú:
- Đối với kết quả xác định hệ số rỗng e, module tổng biến dạng E0, cần lập bảng tổng hợp các
giá trị này theo từng cấp áp lực cho từng lớp đất theo TCVN 4200:2012.
- Kết quả khảo sát cần cung cấp mô đun biến dạng của đất sau khi đã chỉnh lý theo TCVN 9153-
2012: Đất xây dựng: Phương pháp chỉnh lý thống kê các kết quả xác định các đặc trưng của
chúng (mô đun thực của đất).
- Ngoài các chỉ tiêu thí nghiệm nêu trên, các đặc trưng khác của đất như: dung trọng khô, dung
trọng đẩy nổi, độ bảo hòa, độ rỗng, chỉ số dẻo, độ sệt, modun tổng biến dạng E0, v.v. cần được
xác định theo các công thức nêu trong các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
 Thí nghiệm mẫu nước
Thực hiện theo các Tiêu chuẩn:
- TCXD 81-1981: Nước dùng trong xây dựng - Các phương pháp phân tích hóa học.
- TCVN 3994-85: Chống ăn mòn trong xây dựng - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Phân
loại môi trường xâm thực
Các đặc trưng hóa học chính cần cung cấp:
 Độ pH;

4
 Hàm lượng sunfat;
 Hàm lượng Clo;
 Hàm lượng hữu cơ.
5. KHỐI LƯỢNG CÁC LOẠI CÔNG TÁC KHẢO SÁT
Căn cứ trên:
 TCVN 9363-2012: Khảo sát cho xây dựng - Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng
 Quy mô của công trình.
Thành phần khối lượng công tác khảo sát địa kỹ thuật được đề nghị cụ thể như sau:
5.1 Khối lượng công tác khảo sát hiện trường
Khối lượng cần thiết cho công tác khoan, lấy mẫu và thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT được
trình bày trong bảng sau:

BẢNG KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG

Số lượng mẫu
Số lượng mẫu đất Số điểm thí
Chiều sâu nước thí
STT Hố khoan thí nghiệm nghiệm SPT
nghiệm
(m) (mẫu) (mẫu) (điểm)
1 HK1 50 25 1 25
2 HK2 50 25 - 25
3 HK3 50 25 1 25
Tổng
03 150 75 2 75
cộng

Lưu ý: Nhà thầu khảo sát phải gửi kết quả báo cáo khảo sát hiện trường ngay sau khi khoan
xong mỗi hố.

5.2 Khối lượng công tác thí nghiệm trong phòng

Khối lượng cần thiết cho công tác thí nghiệm trong phòng được trình bày trong bảng sau:

BẢNG KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG

Thí Thí Thí Thí Thí


Thí nghiệm Thí nghiệm
nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm
Hố 9 chỉ tiêu cắt trực
STT nén cố kết nén 3 trục nén nở mẫu mẫu đá
khoan cơ lý tiếp
Cv CU hông qu nước (nếu có)
(mẫu) (mẫu) (mẫu) (mẫu) (mẫu) (mẫu) (mẫu)
1 HK1 25 25 4* 4* 4* 1 1
2 HK2 25 25 4* 4* 4* - 1
3 HK3 25 25 4* 4* 4* 1 1
Tổng
03 75 75 12 12 12 2 3
cộng
(*) Áp dụng ở độ sâu 5, 10, 15, 20m tại các hố khoan hoặc trao đổi thêm với đơn vị thiết kế nếu
gặp trường hợp đặc biệt.
6. CÔNG TÁC AN TOÀN & VỆ SINH CÔNG TRƯỜNG
Ngoài việc tuân thủ nội quy an toàn lao động trong xây dựng, cần phải chấp hành các quy định

5
sau đây trong công tác khảo sát địa chất:
- Người không có trách nhiệm không được vào khu vực khảo sát và thí nghiệm.
- Các phế liệu, gạch vỡ, bùn nhão, dầu mỡ v.v… trên hiện trường khảo sát phải được dọn dẹp
sạch sẽ để đảm bảo an toàn mặt bằng thi công.
- Phải có biện pháp bảo vệ thiết bị, máy móc khảo sát & thí nghiệm khỏi mưa gió, nắng nóng.
- Các thiết bị, máy móc dùng trong công tác khảo sát cần được định kỳ kiểm tra và vệ sinh sạch
sẽ. Thay thế kịp thời các bộ phận bị hư hỏng.
- Việc lắp đặt và tháo dỡ các bộ phận của giàn khoan khảo sát cần được thực hiện với biện
pháp an toàn thích hợp.
- Sau khi kết thúc công tác khảo sát, toàn bộ các thiết bị cần được tháo dỡ, vận chuyển khỏi hiện
trường và được bảo dưỡng cẩn thận.

7. THỜI GIAN THỰC HIỆN CÔNG TÁC KHẢO SÁT & THÍ NGHIỆM

Thời gian dự kiến để hoàn thành toàn bộ các công tác khảo sát & thí nghiệm theo nội dung nêu
ở mục 5 là 40 ngày. Trong đó:
 Công tác hiện trường : 20 ngày
 Công tác thí nghiệm trong phòng và báo cáo 20 ngày.

8. BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

8.1 Hướng dẫn công tác lập Báo cáo

Từ các số liệu nhận được ở hai trạng thái tự nhiên và phá hủy của thí nghiệm cắt cánh, tiến
hành lập đồ thị tương quan sức kháng cắt, xác định sức kháng cắt cực đại của hai trạng thái. Việc
tính toán xử lý số liệu và lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn ASTM D2573-94 và 22TCN355-06.
Báo cáo khảo sát địa chất công trình phải được lập với đầy đủ các kết quả khảo sát & thí
nghiệm và các bảng biểu tương ứng theo đúng các yêu cầu nêu trong Nhiệm vụ này và trong các
Tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn khảo sát, thí nghiệm hiện hành như sau:
 TCVN 10304: 2014: Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế;
 TCVN 9362:2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
 TCVN 9363-2012: Khảo sát cho xây dựng - Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng.
Trong đó phải bao gồm các nội dung chính sau đây:
a. Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
b. Đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình;
c. Vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng;
d. Tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng;
e. Khối lượng khảo sát;
f. Quy trình, phương pháp và thiết bị khảo sát;
g. Điều kiện địa chất công trình và thủy văn;
h. Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát;

6
i. Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế, thi công xây dựng công trình;
j. Kết luận và kiến nghị;
k. Tài liệu tham khảo;
l. Các phụ lục kèm theo:
 Sơ đồ bố trí hố khoan;
 Các hình trụ hố khoan;
 Mặt cắt địa chất công trình;
 Các biểu kết quả thí nghiệm đất;
 Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm cơ lý đất, v.v.

8.2 Số lượng hồ sơ báo cáo cần cung cấp

Số lượng Báo cáo khảo sát địa chất sau cũng cần được cung cấp như sau:
 Bản in: 06 bộ
 File điện tử (PDF): 01 CD.

7
Phụ lục
Mặt bằng định vị hố khoan

You might also like