You are on page 1of 16

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc


----------o0o----------

NHIỆM VỤ KHẢO SÁT

Chủ đầu tư : ………………


Công trình : ………………
Hạng mục : ………………
Địa điểm : ………………

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ


MỤC LỤC

I. Căn cứ pháp lý để lập nhiệm vụ khảo sát:......................................................3


II. Tên, đặc điểm và hiện trạng công trình:..........................................................3
1. Tên công trình:................................................................................................3
2. Đặc điểm và đối tượng khảo sát xây dựng......................................................3
III. Nhiệm vụ khảo sát:.........................................................................................5
1. Mục đích khảo sát...........................................................................................5
2. Nhiệm vụ khảo sát...........................................................................................5
3. Phạm vi khảo sát:............................................................................................5
IV. Phương án khảo sát và tiêu chuẩn áp dụng:....................................................6
1. Máy móc thiết bị phục vụ khảo sát:................................................................6
2. Nội dung khảo sát:..........................................................................................6
2.1. Khảo sát địa chất công trình:..........................................................................6
2.1.1. Trình tự công tác khảo sát:.......................................................................6
2.1.2. Công tác khoan lấy mẫu:..........................................................................6
2.1.3. Thí nghiệm hiện trường............................................................................7
2.1.4. Thí nghiệm trong phòng...........................................................................7
2.1.5. Khối lượng khảo sát dự kiến:....................................................................8
2.1.6. Báo cáo kết quả kháo sát địa chất công trình:...........................................9
2.2. Khảo sát địa hình:.........................................................................................10
2.2.1. Công tác lập lưới khống chế mặt bằng:..................................................10
2.2.2. Công tác lập lưới khống chế cao độ thủy chuẩn:....................................10
2.2.3. Công tác đo vẽ bản đồ địa hình:.............................................................11
2.2.4. Báo cáo kết quả khảo sát địa hình:.........................................................11
3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng...............................................................12
V. Thời gian thực hiện dự kiến:.........................................................................13
VI. Dự toán khảo sát:..........................................................................................13

2
I. Căn cứ pháp lý để lập nhiệm vụ khảo sát:
- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14
ngày 28/6/2020 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc
ban hành định mức xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ xây dựng quy
định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Các tiêu chuẩn liên quan đã ban hành.
II. Tên, đặc điểm và hiện trạng công trình:
1. Tên công trình:
- Công trình: ………………………………………..
2. Đặc điểm và đối tượng khảo sát xây dựng
- Địa điểm xây dựng: xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình;
- Quy mô: Tổng diện tích toàn khu 50.000 m2;
- Đặc điểm: Vị trí khu vực khảo sát nằm tại khu vực xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy,
tỉnh Hòa Bình xung quanh được giới hạn bởi các thửa đất đồi canh tác của hộ dân tại
địa phương. Khu đất được tiếp cận bởi tuyến đường giao thông bằng bê tông phục vụ
công tác đi lại và vận chuyển sản phẩm canh tác của người dân khu vực nên thuận lợi
cho việc thi công cũng như vận chuyển máy móc thiết bị vào công trình;
- Hiện trạng: chủ yếu là đất đồi, một số khu vực xen kẹp bởi đá cuội với đường
kính khoảng 2 – 5 m. Bề mặt khu đất có độ dốc vừa phải, được phủ kín chủ yếu bởi
cây keo với thời gian trồng khoảng 5 năm và đường kính từ 10-15cm. (Hình ảnh đi
kèm)

3
Vị trí khu vực khảo sát

Hiện trạng điển hình

4
III. Nhiệm vụ khảo sát:
1. Mục đích khảo sát.
Mục đích của công tác khảo sát nhằm thu thập các số liệu về hiện trạng và địa chất
công trình của khu đất phục vụ công tác thiết kế các hạng mục công trình dân dụng và
hạ tầng kỹ thuật, giao thông, san nền.... Công tác khảo sát phải phản ánh đúng và đầy
đủ các nội dung sau:
- Thể hiện địa chất công trình tại vị trí khoan khảo sát: Cấu trúc địa tầng, đặc trưng
cơ lý của các lớp đất đá phát triển dưới nền của công trình và mực nước ngầm (nếu
có);
- Thể hiện được phạm vi, ranh giới khảo sát;
- Thể hiện đầy đủ hiện trạng hiện hữu có trên đó như: nhà; vật thể kiến trúc; cây
xanh; hệ thực vật...;
- Thể hiện đầy đủ các hệ thống hạ tầng trong và ngoài phạm vi khu vực khảo sát
để làm cơ sở cho việc đấu nối với khu vực chung: giao thông; đường điện; đường cáp;
đường cấp, thoát nước...
2. Nhiệm vụ khảo sát.
- Khảo sát địa chất công trình:
+ Lập hồ sơ báo cáo địa chất công trình;
+ Công tác điều tra hiện trường, thu thập số liệu, tài liệu địa chất;
+ Công tác khoan, lấy mẫu, thí nghiệm hiện trường;
+ Công tác thí nghiệm trong phòng;
+ Thu thập số liệu địa chất của một số công trình lân cận đã tiến hành khảo sát
địa chất (nếu có).
- Khảo sát địa hình:
+ Lập hồ sơ báo cáo khảo sát đo đạc địa hình;
+ Đo vẽ bản đồ địa hình trên cạn tỷ lệ 1/200;
+ Đo lưới khống chế mặt bằng hạng IV;
+ Đo lưới khống chế độ cao thủy chuẩn hạng IV;
+ Đo lưới khống chế mặt bằng, đường chuyền cấp II;
+ Đo lưới khống chế độ cao, thủy chuẩn kỹ thuật.
3. Phạm vi khảo sát:
- Để phục vụ công tác thiết kế các hạng mục công trình dân dụng và hạ tầng kỹ
thuật, giao thông, san nền của Khu vực cần khảo sát;
- Trong phạm vi toàn bộ phần diện tích chỉ định khoảng 5ha và vị trí hố khoan
theo bản vẽ kèm theo;

5
IV.Phương án khảo sát và tiêu chuẩn áp dụng:
1. Máy móc thiết bị phục vụ khảo sát:
Máy khoan địa chất, máy cao đạc có bàn độ ngang, máy toàn đạc, máy kinh
vỹ, thước thép và các máy móc, dụng cụ thí nghiệm cần thiết khác.
2. Nội dung khảo sát:
2.1. Khảo sát địa chất công trình:
2.1.1. Trình tự công tác khảo sát:
- Nhận bàn giao mốc ranh giới từ Chủ đầu tư;
- Tiến hành các công tác chuẩn bị trước khi thực hiện công tác khảo sát;
- Định vị các vị trí hố khoan địa chất (theo bản vẽ mặt bằng bố trí hố khoan);
- Tiến hành công tác khoan khảo sát địa chất, lấy mẫu thí nghiệm;
- Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT;
- Tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật đối với công tác thí nghiệm hiện
trường (thí nghiệm thấm, quan trắc mực nước,...);
- Thí nghiệm trong phòng, xác định các chỉ tiêu cơ lý;
- Tính toán, tổng hợp kết quả thí nghiệm trong phòng.
2.1.2. Công tác khoan lấy mẫu:
- Phương pháp tiến hành theo Tiêu chuẩn TCVN 9437:2012;

6
- Mẫu đất nguyên dạng : Mẫu nguyên dạng phải được lấy ở tất cả các hố khoan với
khoảng cách trung bình cứ 2m/1 mẫu nhưng mỗi lớp đất phải có tối thiểu 1 mẫu. Đối
với các lớp và thấu kính xen kẹp có chiều dày mỏng cần lấy đại diện không ít hơn 1
mẫu;
- Mẫu xáo động: Nếu không lấy được mẫu nguyên dạng thì lấy mẫu xáo động để
xác định thành phần hạt và các chỉ tiêu vật lý của đất. Mẫu xáo động được lấy cho đất
rời, từ lõi khoan hoặc lõi mẫu SPT;
- Lấy mẫu, đóng gói và bảo quản vận chuyển phù hợp với tiêu chuẩn TCVN
2683:2012 “Đất xây dựng. Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu”.
2.1.3. Thí nghiệm hiện trường
- Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT theo tiêu chuẩn TCVN 9351:2012
+ Công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) : Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn
phải thực hiện với tất cả các lớp đất, phải tiến hành ngay sau khi lấy mẫu
nguyên dạng;
+ Khoảng cách giữa các lần thí nghiệm SPT là 2,0m. Bắt đầu thí nghiệm SPT từ
độ sâu -2,0m (so với mặt đất hiện trạng) đến hết chiều sâu hố khoan, không thí
nghiệm trong phạm vi lớp đất san lấp bề mặt;
- Thí nghiệm cắt cánh tại hiện trường cho các lớp đất sét dẻo mềm đến dẻo chảy
trong phạm vi độ sâu nhỏ hơn 30m.
2.1.4. Thí nghiệm trong phòng.
Xác định các chỉ tiêu cơ lý, đặc tính công trình và các chỉ tiêu hóa học của đất. Thí
nghiệm trong phòng được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Các chỉ tiêu cơ lý cần xác định:
* Với mẫu nguyên dạng:
- Thành phần hạt;
- Khối lượng riêng (tỷ trọng); khối lượng thể tích (trạng thái tự nhiên và khô);
- Độ ẩm;
- Giới hạn chảy, giới hạn dẻo;
- Các chỉ tiêu tính toán (độ rỗng, hệ số rỗng và độ bão hòa);
- Cắt trực tiếp; nén nhanh, nén cố kết (cho các lớp sét trạng thái dẻo mềm - dẻo
chảy).
*Với mẫu không nguyên dạng:
- Xác định các chỉ tiêu thành phần hạt, độ ẩm (nếu có), khối lượng riêng, giới hạn
chảy, giới hạn dẻo, chỉ số dẻo, chỉ số sệt (với đất dính), góc nghỉ ở trạng thái khô và
bão hòa(đối với đất rời), dung trọng.

7
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU THÍ NGHIỆM
TT Tên các chỉ tiêu kỹ thuật Ký hiệu Đơn vị
01 Thành phần hạt P %
02 Độ ẩm tự nhiên W %
03 Khối lượng thể tích tự nhiên  kG/m3
04 Khối lượng thể tích khô c kG/m3
05 Khối lượng riêng  kG/m3
06 Hệ số rỗng e0
07 Độ lỗ rỗng N %
08 Độ bão hoà G %
09 Độ ẩm giới hạn chảy Wch %
10 Độ ẩm giới hạn dẻo Wd %
11 Chỉ số dẻo Ip
12 Độ sệt Is
13 Lực dính kết C kG/cm2
14 Góc ma sát trong  độ
15 Hệ số nén lún a1-2 cm2/kG
16 Giá trị xuyên tiêu chuẩn SPT N30
17 Cường độ chịu tải quy ước R0 kG/cm2
18 Môđun tổng biến dạng các cấp E0,1,2 kG/cm2
19 Môđun biến dạng E50 E50 kG/cm2
- Thí nghiệm nén một trục cố kết:
TT Tên chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị
1 Hệ số cố kết Cv .10-4cm2/s
2 Hệ số thấm cố kết Kv .10-7cm/s
3 Chỉ số nén Cc
4 Chỉ số trương nở Cs
5 Áp lùc tiÒn cè kÕt pc KG/cm2
2.1.5. Khối lượng khảo sát dự kiến:
Số lượng hố khoan và chiều sâu hố khoan được bố trí như sau:
- Số lượng lỗ khoan: 05 hố khoan hạ tầng kỹ thuật mỗi hố 10m;
- Thí nghiệm SPT: 2m/thí nghiệm;
- Thí nghiệm cắt cánh hiện trường: 2m/thí nghiệm với các lớp đất yếu/1 lỗ khoan;
- Thí nghiệm nén cố kết: 1 mẫu/lớp/1 lỗ khoan;
- Thí nghiệm 7 chỉ tiêu với đất rời, 9 chỉ tiêu với đất dính: 2m/thí nghiệm;

8
- Công tác thí nghiệm mẫu đất: Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý toàn bộ các
mẫu đất lấy được tại hiện trường theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành;
- Công tác quan trắc mực nước dưới đất: Đo mực nước ổn định trong tất cả các lỗ
khoan (nếu có);
- Công tác chỉnh lý, lập báo cáo: Theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
Bảng khối lượng khảo sát dự kiến
Chiều sâu (m) Thí nghiệm
ST Lỗ
Đất cấp Đất cấp SPT SPT Mẫu Mẫu không Nén
T khoan
I-III IV-VI I-III IV-IV nguyên dạng nguyên dạng cố kết
1. HK1 10,0 5 3 1 1
2. HK2 10,0 5 3 1 1
3. HK3 10,0 5 3 1 1
4. HK4 10,0 5 3 1 1
5. HK5 10,0 5 3 1 1
TỔNG 50 25 15 5 5

Độ sâu khoan dự kiến là 10.0m, quá trình khoan kết thúc khi đảm bảo các yêu cầu sau:
- Chiều sâu khoan đến lớp đất tốt (khoan sâu vào lớp đất dẻo cứng hoặc lớp cát chặt
vừa) xuyên thêm 2m, lớp đất là đồng nhất, không bị xen kẹp các thấu kính hoặc dải đất
yếu;
- Lớp đất dừng khoan yêu cầu có giá trị xuyên tiêu chuẩn NSPT≥ 8 (theo điểm 7.3.3.2
TCCS31:2020/TCDB) tối thiểu 2m.
2.1.6. Báo cáo kết quả kháo sát địa chất công trình:
- Sau khi kết thúc toàn bộ công tác khảo sát ngoài hiện trường và thí nghiệm đất trong
phòng, tiến hành tổng hợp chỉnh lý số liệu thành lập báo cáo kết quả khảo sát;
- Báo cáo kết quả khảo sát phải đảm bảo cung cấp đủ số liệu phục vụ các giai đoạn
thiết kế;
- Báo cáo kết quả khảo sát bao gồm phần thuyết minh và phần phụ lục; hình thức nội
dung và quy cách báo cáo cần phù hợp với các tiêu chuẩn áp dụng.

9
2.2. Khảo sát địa hình:
2.2.1. Công tác lập lưới khống chế mặt bằng:
- Để có thể đo vẽ và thành lập bản đổ địa hình được chính xác thì cần thành lập một
hệ thống lưới khống chế mặt bằng khép kín hoặc gối đầu lên 2 điểm khống chế gốc.
Do vậy ta cần thành lập lưới khống chế đường chuyền hạng IV bằng công nghệ GPS,
lưới đường chuyền cấp II và lưới khống chế đo vẽ;
- Hệ tọa độ trong đo vẽ là tọa độ Quốc gia VN2000;
- Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9401:2012 kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS
trong quan trắc công trình: Để xác định được tọa độ công trình cần tối thiểu 02 mốc
tọa độ gốc. Do đó đơn vị Tư vấn khảo sát cần phải sử dụng 02 mốc tọa độ Nhà nước
gần khu vực khảo sát;
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn hiện hành và mặt bằng thực tế tại hiện trường thì khối
lượng mốc khống chế mặt bằng cụ thể như sau:

Số TT Nội dung công việc Đơn vị Khối lượng Cấp địa hình
1 Lưới khống chế mặt bằng hạng IV Điểm 02 IV
2 Điểm đường chuyền cấp II Điểm 04 IV

2.2.2. Công tác lập lưới khống chế cao độ thủy chuẩn:
- Dùng cao độ Nhà nước để bố trí cho toàn bộ công trình. Hệ cao độ sử dụng hệ
cao độ tại Hòn Dấu, Hải Phòng, do vậy Đơn vị Tư vấn khảo sát phải sử dụng 1 mốc
cao độ gốc để xác định cao độ khu vực khảo sát ;
- Lưới khống chế độ cao được bố trí trên các mốc lưới khống chế mặt bằng đã lập
trước đó;
Căn cứ vào các tiêu chuẩn hiện hành và mặt bằng thực tế tại hiện trường thì khối
lượng lưới khống chế cao độ thủy chuẩn dự kiến như sau:
+ Lưới thủy chuẩn hạng IV : Đo dẫn từ mốc cao độ Nhà nước về nên tạm tính
khoảng cách từ mốc Nhà nước về 2 mốc tại dự án là 05km;
+ Lưới thủy chuẩn kỹ thuật : Tổng cự ly các cạnh đo vẽ trong lưới đo vẽ sử
dụng hệ mốc đường chuyền cấp 2 dự kiến là 01km ;

Số TT Nội dung công việc Đơn vị Khối lượng Cấp địa hình
1 Lưới thủy chuẩn hạng IV Km 05 IV
2 Lưới thủy chuẩn kỹ thuật Km 01 IV

10
* Lưu ý : Khối lượng này là dự kiến, khối lượng thanh toán sẽ căn cứ vào khoảng
cách thực tế trong quá trình khảo sát.

2.2.3. Công tác đo vẽ bản đồ địa hình:


- Trên cơ sở lưới khống chế mặt bằng và cao độ đã lập, tiến hành đo vẽ bản đồ địa
hình khu vực cần khảo sát;
- Tiến hành đo vẽ bản đồ địa hình khu vực khảo sát với tỷ lệ 1/200, đường đồng
mức 0,5 để thể hiện 1 cách đầy đủ và chi tiết sự thay đổi bề mặt địa hình, các công
trình hiện hữu và hạ tầng nếu có trong khu vực;
- Trên bản đồ địa hình trong phạm vi khảo sát được đo bằng máy toàn đạc trên bình
đồ mô tả đầy đủ, chính xác kích thước các vật thể kiến trúc, ranh giới các loại cây
trồng… Trên bình đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm mốc khống chế mặt bằng, tọa độ,
cao độ hạng IV, các mốc đường chuyền cấp II và các điểm mốc tọa độ kỹ thuật đã
được lập ở trên;
- Khoảng cách các điểm mia, khoảng cao đều, khoảng cách đo, mật độ điểm đo
phải đúng theo quy định hiện hành;
- Phạm vi đo vẽ : đo hết phạm vi khảo sát như đã giới thiệu ở phần trên với khối
lượng đo vẽ như sau :

Số TT Nội dung công việc Đơn vị Khối lượng Cấp địa hình
1 Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, ha 5,0 IV
đường đồng mức 0,5

2.2.4. Báo cáo kết quả khảo sát địa hình:


Để đáp ứng được yêu cầu về số liệu phục vụ công tác thiết kế, báo cáo khảo sát
phải đạt các nội dung sau đây:
- Lập lưới khống chế mặt bằng và cao độ cho toàn bộ khu vực khảo sát.
- Lập bản đồ địa hình trên cạn tỷ lệ 1/200, đường đồng mức 0.5m khu vực khảo sát.
Trên bản đồ phải thể hiện đầy đủ các yếu tố địa hình, địa vật chủ yếu sau:
+ Cao độ khu đo;
+ Khu vực lân cận;
+ Các hệ thống hạ tầng trong và ngoài phạm vi khu vực khảo sát để làm cơ sở
cho việc đấu nối với khu vực chung: giao thông; đường điện; đường cáp; đường cấp,
thoát nước...
- Nếu có những địa hình, địa vật đặc biệt quan trọng nằm gần phạm vi đo đạc thì sơ
họa để thể hiện trên bản đồ.

11
3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
TT Tên tiêu chuẩn Mã hiệu
1 Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000, 96 TCN 43-90
1:2000, 1:5000 (phần ngoài trời)
2 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu TCVN 9398:2012
cầu chung
3 Quy trình khoan thăm dò địa chất TCVN 9437: 2012
4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới độ QCVN 11:2008/BTNMT
cao
5 Đất xây dựng - Phương pháp lấy, bao gói, vận TCVN 2683:2012
chuyển và bảo quản mẫu
6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, số liệu điều kiện tự QCVN 02:2009/BXD
nhiên dùng trong xây dựng
7 Phương pháp thí nghiệm hiện trường thí nghiệm TCVN 9351:2012
xuyên tiêu chuẩn (SPT)
8 Đất xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng TCVN 4195:2012
riêng trong phòng thí nghiệm (PTN)
9 Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm và độ TCVN 4196:2012
hút ẩm trong PTN
10 Đất xây dựng - Phương pháp xác định giới hạn dẻo TCVN 4197:2012
và giới hạn chảy trong PTN
11 Đất xây dựng - Các phương pháp xác định thành TCVN 4198:2014
phần hạt trong PTN
12 Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính chống cắt TCVN 4199:1995
trong PTN ở máy cắt phẳng
13 Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính nén lún TCVN 4200:2012
trong PTN
14 Đất xây dựng - Các phương pháp xác định khối TCVN 4202:2012
lượng thể tích trong PTN
15 Phương pháp xác định khối lượng thể tích khô lớn TCVN 8721:2012
nhất và nhỏ nhất của đất rời trong PTN
16 Phương pháp xác định góc nghỉ tự nhiên của đất rời TCVN 8724:2012
trong PTN
17 Thí nghiệm xác định sức kháng cắt không cố kết – TCVN 8868:2011
không thoát nước và cố kết – thoát nước của đất dính
trên thiết bị nén 3 trục
18 Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí 22TCN 333 - 06
nghiệm
19 Quy trình thí nghiệm xác định chỉ số CBR của đất, đá 22TCN 332 - 06
dăm trong phòng thí nghiệm
20 Và một số quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật khác

12
V. Thời gian thực hiện dự kiến:
Khảo sát phục vụ thiết kế sẽ được tiến hành ngay sau khi nhiệm vụ khảo sát và
phương án kỹ thuật khảo sát được duyệt. Thời gian thực hiện dự kiến khoảng 21 ngày
kể từ ngày ký hợp đồng khảo sát.
VI. Dự toán khảo sát:
- Tổng kinh phí cho công tác khảo sát là: 127.625.418 đồng.
(Có bảng Dự toán đi kèm)

13
BẢNG DỰ TOÁN

14
HẠNG MỤC: KHẢO SÁT CÔNG TRÌNH
CHỦ ĐẦU TƯ : …………………………………..
ĐỊA ĐIỂM : XÃ CỐ NGHĨA, HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH HÒA BÌNH

ĐƠN GIÁ
THÀNH
ĐƠN KHỐI (CHƯA VAT)
STT HẠNG MỤC CÔNG VIỆC TIỀN
VỊ LƯỢNG
DỰ TOÁN (CHƯA VAT)

I KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT       35.323.108


1 Định vị hố khoan trên thực địa Vị trí 5 152.192 760.958
Khoan xoay bơm rửa bằng ống mẫu ở
1m
2 trên cạn, độ sâu hố khoan từ 0m đến 50 380.454 19.022.700
khoan
30m, cấp đất đá I - III
Công tác thí nghiệm tại hiện trường, thí 1 lần
3 nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT, cấp đất thí 25 50.727 1.268.175
đá I-III nghiệm
Công tác thí nghiệm tại hiện trường, thí
4 điểm 0 139.500 0
nghiệm cắt quay bằng máy
  Mẫu nguyên dạng        
Thí nghiệm cơ lý hóa của đất trong
1 chỉ
5 phòng thí nghiệm, chỉ tiêu khối lượng 15 55.800 836.996
tiêu
riêng
Thí nghiệm cơ lý hóa của đất trong
1 chỉ
6 phòng thí nghiệm, chỉ tiêu độ ẩm độ hút 15 55.800 836.996
tiêu
ẩm
Thí nghiệm cơ lý hóa của đất trong
1 chỉ
7 phòng thí nghiệm, chỉ tiêu giới hạn dẻo, 15 46.500 697.505
tiêu
giới hạn chảy
Thí nghiệm cơ lý hóa của đất trong 1 chỉ
8 15 65.100 976.503
phòng thí nghiệm, thành phẩn hạt tiêu
Thí nghiệm cơ lý hóa của đất trong
1 chỉ
9 phòng thí nghiệm, sức chống cắt trên 15 83.700 1.255.502
tiêu
máy cắt phẳng
Thí nghiệm cơ lý hóa của đất trong
1 chỉ
10 phòng thí nghiệm, tính nén lún trong 15 83.700 1.255.502
tiêu
điều kiện không nở hông
Thí nghiệm cơ lý hóa của đất trong
1 chỉ
11 phòng thí nghiệm, khối thể tích (dung 15 65.100 976.503
tiêu
trọng)
Thí nghiệm cơ lý hóa của đất trong
phòng thí nghiệm, chỉ tiêu nén cố kết với 1 chỉ
12 5 418.501 2.092.503
đất yếu (các chỉ tiêu Pc, Cv, Cs, Cr, av, tiêu
K)
  Mẫu không nguyên dạng        
13 Thí nghiệm cơ lý hóa của đất trong 1 chỉ 5 Đã bao gồm

15
phòng thí nghiệm, chỉ tiêu khối lượng
tiêu
riêng
Thí nghiệm cơ lý hóa của đất trong 1 chỉ
14 5
phòng thí nghiệm, thành phẩn hạt tiêu
Thí nghiệm cơ lý hóa của đất trong
1 chỉ
15 phòng thí nghiệm, khối thể tích (dung 5
tiêu
trọng)
Thí nghiệm cơ lý hóa của đất trong
1 chỉ
16 phòng thí nghiệm, xác định góc nghỉ tự 5 46.500 232.502
tiêu
nhiên của đất rời
Quan trắc mực nước ngầm trong lỗ Lỗ
17 5 46.500 232.502
khoan khoan

Vận chuyển máy móc thiết bị đến và đi


18 lần 2 1.487.998 2.975.995
khỏi công trường

Vận chuyển máy khoan nội bộ giữa các


19 lần 5 380.454 1.902.270
điểm khoan
II KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH 1/200       65.700.000
1 Diện tích tổng đo vẽ ha 5 4.000.000 20.000.000
2 Lập lưới khống chế mặt bằng hạng IV điểm 2 1.400.000 2.800.000
3 Thủy chuẩn hạng IV km 5 8.000.000 40.000.000
4 Số lượng điểm đường chuyền cấp II điểm 4 600.000 2.400.000
5 Thủy chuẩn kỹ thuật km 1 500.000 500.000
Chi phí đi lại, in ấn, lập hồ sơ khảo Trọn
III 1 15.000.000 15.000.000
sát, đóng dấu, thuế VAT gói
116.023.
  Tổng cộng      
108
11.602.
  VAT (10%)      
311
127.625.
  Tổng cộng sau thuế      
418

16

You might also like