You are on page 1of 11

BIỆN PHÁP THI CÔNG CỌC XI MĂNG ĐẤT

CÔNG TRÌNH: KHU KHO CẢNG KCN THÀNH THÀNH CÔNG

ĐỊA ĐIỂM: KCN TTC, KP AN HỘI, PHƯỜNG AN HÒA, THỊ XÃ


TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH

HẠNG MỤC: THI CÔNG CỌC XI MĂNG ĐẤT D900

I. Các tài liệu căn cứ lập biện pháp tổ chức thi công đại trà
- Hồ sơ khảo sát địa chất do bên Đại Tín cung cấp.
- Căn cứ thực tế công trường.
- Căn cứ TCXDVN 9403-2012.
- Căn cứ kinh nghiệm thiết kế, thi công của công ty Cổ Phần Xây Dựng Thành
Xuyên
II. Thi công cọc thử, thí nghiệm:

Trang 1
1. Khoan cọc thử:
- Khảo sát địa chất 4 vị trí.
- Xưởng 1: HK1 và HK2.
- Xưởng 2: HK3 và HK4.
HK1 HK 2 HK 3 HK 4
Lớp 1 5.5 7 11.5 8.5 Bùn sét, TT chảy
Lớp 2 1.5 4 Sét, TT dẻo mềm
Lớp 3 4 Sét, TT nửa cứng
Lớp 4, 4a 5.5 3.5 1.5 (a ) Sét pha, TTdẻo mềm. TTnửa cứng ( a)
Lớp 5 3.5 2.5 4.5 6.5 Cát pha

Trang 2
- Tham khảo những khu vực đã thi công trong khu công nghiệp. Hàm lượng xi
măng 200 kg/m3, cường độ đạt theo yêu cầu thiết kế :
- Hàm lượng XM 200 kg/m3.
- Tổng số cọc thử cho một nhà xưởng : 2 cọc.
- Vị trí khoan xác định trực tiếp tại công trường.
- Những cọc này khoan chính xác vào tim cọc đại trà, sau khi thí nghiệm dùng
cho cọc đại trà.
- Qui trình thi công cọc thử giống quy trình thi công cọc đại trà.
2. Thí nghiệm :
- Nén tĩnh 02 cọc, cọc nén tĩnh hàm lượng xi măng 200 kg/m3. Tải trọng nén:
34 tấn/cọc
Theo yêu cầu Công ty Đại Tín cung cấp, khoan cọc vào lớp nửa cứng 0.5 m.
Vậy chiều sâu cọc tương ứng cho các vị trí hố khoan :
HK 1 : L=13m, HK2 : L= 15.3m, HK3 : L=12m, HK4 : L= 9m.
II. Mặt bằng bố trí hệ thống phụ trợ phục vụ thi công đại trà:
Mặt bằng lắp đặt trạm trộn, si lô.
Mặt bằng thi công khoan cọc.
Chọn vị trí đặt si lô sao cho xe bơm xi măng thuận tiện.
Nguồn điện 3 pha từ trạm hạ thế.
III. Thiết bị thi công dùng cho thi công đại trà
Thiết bị có năng lực thi công phù hợp yêu cầu về chất lượng và tiến độ công
trình
- Hệ thống thiết bị cơ bản bao gồm:
+ Hệ thống cung cấp điện được cung cấp bởi nguồn điện 3 pha của CĐT
cung cấp và đã được hạ trạm tại chân công trình.
+ Hệ thống cung cấp vữa trộn(trạm trộn), si lô.
+ Thiết bị cơ sở khoan đất tạo cọc đáp ứng các tính năng kỹ thuật theo yêu
cầu thiết kế và kiểm soát tốt trong suốt quá trình khoan tạo cọc.
+ Bơm vữa : cung cấp vữa cho cọc, điều chỉnh bằng biến tần.
+ Các hệ thống định lượng tự động phải lưu giữ và cung cấp kịp thời ngay sau
khi thi công cọc đất xi măng các thông số chính như sau (Dưới dạng phiếu in): thời
gian thi công, số hiệu cọc, chiều sâu thi công, lượng vữa phun vào cọc.

Trang 3
- Toàn bộ hệ thống khoan phun tạo cọc theo phương pháp trộn ướt phục vụ
cho thi công đại trà đã được nhà thầu tập kết tại công trường.
1. Nguyên lý thi công trộn ướt.
Nguyên lý trộn ướt được miêu tả trong sơ đồ như sau:

Nước Xi măng

Hệ thống Trộn và cung cấp vữa trộn Bồn chứa


Bơm áp lực

Kiểm soát độ sâu và quay

Tạo cọc Kiểm soát lưu lượng

2. Máy thi công và hệ thống thiết bị đồng bộ


Đơn vị thi công dung máy khoan ZGZ, máy khoan DHP80 máy khoan đã
dùng thi công cho các dự án: Đại Quang Minh, Thủ Thiêm. Dự án Kênh Nhiêu
Lộc Thị Nghè, Sân Bay Trà Nóc, Cần Thơ…
Trạm trộn, si lô tự động
Máy đào.
Bơm vữa 3 phít tông…
2.2. Bộ thiết bị đi kèm:
a. Trạm trộn vữa xi măng:
Hệ thống trạm trộn vữa xi măng đảm bảo định lượng chính xác khối lượng xi
măng nước theo yêu cầu thiết kế cho từng mẻ trộn. Các bồn trộn đảm bảo trộn
đều chất gia cố trước khi chất gia cố được đưa tới hệ thống bơm vữa. Toàn bộ hệ
thống được kiểm soát tự động hoặc bán tự động, các thông số kỹ thuật được cán

Trang 4
bộ kỹ thuật và công nhân quản lý, công nhân vận hành kiểm soát thường xuyên
trong suốt quá trình. Hệ thống trạm trộn bao gồm:
- Silô chứa ximăng : 50 tấn
- Thùng trộn lớn hơn : 0.8 m3
- Thùng khuấy lớn hơn : 0.8 m3
- Thùng nước

2.3. Cấu tạo của mũi khoan cho thi công cọc đại trà:
Bao gồm các loại mũi sau :
Chất lượng cọc phụ thuộc một phần vào mũi khoan: cánh động và cánh tĩnh
Cánh động.
Cánh tĩnh.
Vòi phun ở vị trí dưới cùng, nguyên tắc khoan và phun thuận.
IV. Thuyết minh sơ đồ tổ chức hiện trường
1. Nhân lực:
Danh sách đính kèm
3. Thời gian thi công:
3.1.Tiến độ thi công công trình:
Thời gian thi công trung bình 14 tiếng/ngày, khi cần thiết tăng tiến độ sẽ báo
bên A.
3.2. Một số biện pháp chính để đảm bảo tiến độ:
Tập trung thi công dứt điểm từng hạng mục và toàn bộ công trình.
Chỉ đạo thi công chặt chẽ.
Bố trí nhân lực hợp lý.
Cung cấp đầy đủ vật tư, thiết bị theo đúng tiến độ.
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật và vật liệu tiên tiến để đẩy nhanh tiến độ thi công.
Áp dụng chế độ tăng ca khi cần thiết.

V. Trình tự thi công :

Trang 5
1. Chuẩn bị mặt bằng thi công, lập hệ thống cột mốc khống chế tọa độ cọc :
- Đào đắp, san ủi để tạo mặt bằng thi công phù hợp với thiết bị khoan tạo cọc.
- Kiểm tra cao độ mặt bằng thi công.
- Định vị tim cọc.
2. Các bước thi công chính :
Bước 1:
- Định vị tim cọc, sơ đồ bố trí các cọc

Bước 2:
- Di chuyển thiết bị đến vị trí, điều chỉnh tim mũi khoan trùng với vị trí tim
cọc, điều chỉnh cân bằng máy, độ thẳng đứng của cần khoan.
- Kiểm tra hệ thống trộn cung cấp vữa các thiết bị đồng bộ.
Bước 3:
- Tiến hành trộn vữa xi măng trong bồn trộn, kiểm tra khối lượng riêng xi
măng ( do đơn vị xi măng cung cấp )
- Vận hành máy cho mũi khoan quay và đi xuống đất đồng thời phun vữa xi
măng bằng bơm áp lực thông qua đầu phun vữa ở mũi trộn, khi mũi khoan đạt độ
sâu thiết kế thì cho mũi khoan quay ngược lại và rút mũi khoan lên. Các cánh
của mũi khoan sẽ trộn vữa xi măng với đất tại chỗ. Việc phun vữa xi măng vào
đất cách mặt đất thi công tùy theo cao độ đầu cọc thiết kế. Các thông số hoạt
động của thiết bị và quy trình thực hiện được kiểm tra thường xuyên.
- Đảm bảo hệ thống cung cấp vữa xi măng đủ công suất trong quá trình thi
công theo yêu cầu thiết kế.
- Trong quá trình thi công phải ghi chép cập nhật thường xuyên đầy đủ các số liệu.
- Vệ sinh đường ống.
Bước 4:
- Di chuyển máy sang tim cọc mới.
Hướng thiết bị thi công : đi ngang và đi lùi.
VI. Biện pháp đảm bảo chất lượng công trình và nhà Thầu:

Trang 6
1. Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng
- TCXDVN 9403-2012.
2. Vật liệu:
a. Xi măng
Xi măng xá do bên A cung cấp.
b. Nước sử dụng trộn xi măng chế tạo vữa trộn để tạo cọc đất xi măng.
Nước sử dụng nước tại công trường không nhiễm dầu mỡ…
3. Yêu cầu về thiết bị thi công cọc đất xi măng công nghệ trộn ướt:
Thiết bị thi công cọc đất xi măng theo công nghệ trộn ướt bao gồm:
a. Hệ thống cung cấp điện.
b. Hệ thống sản xuất và cung cấp vữa trộn gồm si lô chứa xi măng bột,
bồn nước chứa nước để trộn vữa, hệ thống trộn vữa có kèm hệ thống định lượng
tự động có lưu giữ số liệu và hệ thống bơm cao áp cấp vữa cho máy cơ sở.
c. Máy cơ sở là máy thi công cọc đất xi măng có khả năng khoan đất tạo
hình cọc, đánh tơi đất và trộn đều đất với vữa xi măng. Vữa xi măng được cấp từ
hệ thống bơm cao áp và đưa xuống đất trong lòng trục khoan và lỗ phun ở mũi
khoan. Máy cơ sở đủ công suất và tính năng để thi công theo yêu cầu kỹ thuật
của thiết kế đề ra. Máy có trang bị hệ thống điều khiển tự động và bộ lưu giữ các
thông số vận hành trong quá trình thi công cọc đất xi măng.
- Để đảm bảo thi công được các cọc đất xi măng đúng theo yêu cầu của thiết
kế, thiết bị thi công cọc đất xi măng phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:
+ Máy cơ sở và đầu khoan: Máy cơ sở đủ độ ổn định khi thi công không bị
rung lắc. Đầu khoan đủ công suất và dùng đầu khoan điện để kiểm soát số vòng
quay và tốc độ quay.
+ Hệ thống cung cấp vữa xi măng phải đủ dung lượng công suất và tốc độ
cung cấp để cấp đủ vữa xi măng cho máy cơ sở trong quá trình thi công. Hệ
thống phải có bộ điều khiển định lượng tự động có lưu giữ số liệu để đảm bảo
cung cấp các loại vữa trộn theo các thành phần khác nhau về lượng xi măng và
tỷ lệ nước trên xi măng khác nhau theo yêu cầu của thiết kế. Xi măng phải được
chứa trong các si lô chuyên dụng để đảm bảo không bị ảnh hưởng của các yếu tố
thời tiết.

Trang 7
+ Các hệ thống định lượng tự động và điều khiển tự động phải lưu giữ và
cung cấp kịp thời ngay sau khi thi công cọc đất xi măng các thông số chính như
sau (dưới dạng phiếu in ); các thông số cọc: chiều sâu, hàm lượng vữa, tốc độ
khoan…
+ Năng lượng trộn hay số lần cánh trộn cắt qua đất trên một mét dài phải
đảm bảo yêu cầu: đánh tơi được đất (phân rã được cốt liệu đất) và trộn đều xi
măng với đất gia cố.
Con người, thiết bị :
Người quản lý và thợ vận hành thiết bị có kinh nghiệm trong thi công cọc xi
măng đất.
Thiết bị đưa vào thi công đều được kiểm định.
Thường xuyên vệ sinh trạm trộn vữa.
Thường xuyên cân, bộ đếm…
4. Yêu cầu kỹ thuật thi công cọc đất gia cố xi măng:
4.1. Yêu cầu về cấp phối :
Tỷ lệ trộn nước / xi măng: 0.8.
Hàm lượng vữa: 143 lít/m
4.2. Các thông số quy trình kiểm tra hiện trường:
- Số hiệu cọc.
- Thời gian thi công.
- Khối lượng vữa phun.
- Tỷ lệ nước / ximăng ( N/XM )
4.3. Thông số thiết kế cọc
- Hàm lượng xi măng: 200 kg cho một mét khối gia cố.
- Cọc có đường kính D900mm,
7. Ghi chép trong thi công:
- Tọa độ cọc, cao độ đầu cọc, cao độ mặt đất thi công.
- Loại máy khoan phun, mũi trộn dùng để chế tạo cọc.
- Loại và hàm lượng xi măng đã sử dụng, hỗn hợp vữa xi măng thiết kế và thực tế.

Trang 8
- Biểu in tại chỗ của hệ thống điều khiển tự động của máy cơ sở bao gồm các
thống số công nghệ thi công như: hàm lượng vữa, chiều sâu khoan cọc, tốc độ
khoan 1 cọc.
- Những điểm bất thường khi tạo cọc, gặp dị vật khi khoan, sự cố máy móc (nếu
có)
- Sau mỗi ngày thi công, nhà thầu tập hợp số liệu của tất cả các cọc đất xi
măng đã thi công trong ngày thành bảng biểu để theo dõi và làm hồ sơ nghiệm
thu cọc theo ngày, có xác nhận của TVGS hiện trường.
8. Biện pháp thi công cọc :
- Ổn định trong quá trình khoan, khi cần thiết dùng tôn lót. Thiết bị khoan đi
lùi.
9. Biện pháp ổn định các phần mềm tự động trong quá trình thi công:
- Các thiết bị điện tử, điều khiển phải được đặt trong các tủ thép và được che
chắn cẩn thận không cho nước ngấm vào làm ảnh hưởng đến các mạch điện, và
đặt trong khu vực có mái che thông thoáng, hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ.
- Mặt bằng vị trí đặt tủ điều khiển được chuẩn bị chắc chắn, thuận tiện cho
việc lắp đặt, hạn chế tác động bên ngoài như nước ngập, mưa …
Sau mỗi ca làm việc đều có công nhân kỹ thuật kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên.
VII. VỆ SINH ĐẦU CỌC:
Những cọc cao độ cao hơn mặt đất khỏa ra bằng.
VIII. Công tác đảm bảo an toàn lao động - An toàn giao thông phòng chống
cháy nổ & vệ sinh môi trường :
1. An toàn lao động:
1.1. Quy định chung về an toàn lao động:
- Tổ chức hướng dẫn nhân viên về ATLĐ.
- Thực hiện các yêu cầu bảo hộ an toàn khi sử dụng máy móc, thiết bị thi công.
Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của các thiết bị thi công, hướng dẫn an toàn cho
người vận hành thiết bị.
- Cùng đại diện bên A phối hợp, thống nhất biện pháp thi công đảm bảo an
toàn

Trang 9
- Cấm sử dụng các chất kích thích trước và trong quá trình làm việc(rượu,
bia..).
- Phải trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết về sơ cứu cấp cứu theo đúng chế độ
quy định.
- Công nhân trên công trường phải sử dụng đúng các thiết bị bảo hộ cá nhân đã
được cấp phát. Thường xuyên kiểm tra lại các điều kiện an toàn trong khu vực
thi công.
- Bố trí hệ thống đèn chiếu sáng đầy đủ trên phạm vi thi công, không được
phép làm việc ở chỗ thiếu ánh sáng.
- Cần lập nhật ký về an toàn lao động, ghi rõ đầy đủ tình hình sự cố tai nạn,
biện pháp khắc phục và sử lý trong quá trình thi công.
- Trên công trường phải có đầy đủ các công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt,
vệ sinh cho cán bộ, công nhân trong công trường.
- Ngoài những quy định chung về an toàn lao động còn có những quy định
riêng cho từng công tác, hạng mục thi công cần phải phổ biến đến công nhân.
1.2 Công tác an toàn điện :
- Phải thường xuyên kiểm tra các mối nối dây dẫn điện, phải bố trí các thiết bị
để phòng hỏa hoạn (máy bơm nước, bình chữa cháy, dụng cụ đựng cát..)
- Công tác an toàn điện trên phạm vi công trường:
+ Bố trí các biển báo nguy hiểm .
+ Kiểm tra sự an toàn của hệ thống điện, các điểm đầu nối, các thiết bị sử dụng
điện.
+ Dây dẫn phải sử dụng loại dây có vỏ bọc cách điện tốt, bố trí dây dẫn phải
chú ý đến sự an toàn đi lại của công nhân, người đi lại trong phạm vi công
trường.
+ Dây dẫn từ vị trí dây nguồn đến từng máy khoan phải được treo trên các
trụ hoặc dàn đỡ bằng gỗ hoặt sắt có cách điện (có thể di dời theo hướng máy thi
công)
+ Thiết bị phải được lắp đặt các bộ phận ngắt mạch quá tải phù hợp.
+ Cử cán bộ chuyên môn mới được sửa chữa và xử lý về điện
+ Khi xử lý sự cố điện phải ngắt điện

Trang 10
+ Khi sử dụng dụng cụ cầm tay chạy điện hoặc khí nén phải được kiểm tra, bảo
dưỡng, bảo quản chặt chẽ, kịp thời sửa chữa, đảm bảo an toàn trong quá trình sử
dụng.
2. Đảm bảo vệ sinh công nghiệp trật tự an toàn khu vực
2.1. Đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
- Sử dụng hệ thống kho bãi như bố trí trong tổng mặt bằng thi công, chất cặn
chất thải rắn, chất thải lỏng, bùn rác....Đều được thu gom vào một vị trí quy định
được định kỳ chuyển đến bãi rác.
2.2. Đảm bảo trật tự trị an khu vực:
- Trong và sau khi làm việc công nhân không đánh lộn, mọi vấn đề xảy ra báo
cấp trên quản lý…
Không để người lạ vào khu vực làm việc.
3. Vệ sinh môi trường, tiếng ồn, khói bụi:
- Có hố thu nước khi vệ sinh bồn trộn.
- Xung quanh khu vực thi công phải bố trí hệ thống mương rãnh thoát nước
tốt, đảm bảo thoát nước trong quá trình thi công, ở các vị trí cần thiết của mương
rãnh phải bố trí các khu vực thu bùn nước và rác thải.
- Xi măng bơm vào xi lô giảm tối thiệu bụi bay ra.
- Trong khu vực thi công phải có nhà vệ sinh phục vụ công nhân.
- Tổ chức diệt muỗi và côn trùng định kỳ mỗi tháng một lần, đặc biệt chú ý
các hố nước phải thường xuyên hơn.
- Không để các mẫu thép vụn, đinh thép… vương vãi ra mặt bằng và các khu
vực khác của dân, để tránh việc dẫm đạp gây xây xước, uốn ván…
- Không đốt cháy các loại vật liệu như nhựa đường, vật liệu nhựa…. để tránh
khói bụi ô nhiễm.

Trang 11

You might also like