You are on page 1of 14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


-------  -------

ĐỀ CƯƠNG
THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH CỌC
DỰ ÁN:
KHU VĂN HÓA - THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ - NHÀ GA
TRUNG TÂM A1
(KHU PHỨC HỢP WTC BÌNH DƯƠNG NEW CITY)

HẠNG MỤC:
HẦM ĐI BỘ A9

ĐỊA ĐIỂM:
LÔ ĐẤT A1, KHU LIÊN HỢP CÔNG NGHIỆP - DỊCH VỤ - ĐÔ THỊ
BÌNH DƯƠNG

----  ----

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH


CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA TP.HCM
Địa Chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
Điện Thoại: (028) 3864 5398; Fax: (028) 3864 5398
LAS-XD 238

TP. HCM, 9/2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY CP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁCH KHOA TP.HCM
ĐT: 028.3864 5398; Fax: 028.3864 5398 Tp. HCM, ngày 20 tháng 9 năm 2022
Số: 920/22/ĐCTN-BKTECHS

ĐỀ CƯƠNG
XÁC ĐỊNH SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC BẰNG
PHƯƠNG PHÁP TẢI TRỌNG TĨNH NÉN DỌC TRỤC

Dự án : KHU VĂN HÓA - THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ - NHÀ GA TRUNG


TÂM A1 (KHU PHỨC HỢP WTC BÌNH DƯƠNG NEW CITY)
: LÔ ĐẤT A1, KHU LIÊN HỢP CÔNG NGHIỆP - DỊCH VỤ -
Địa điểm
ĐÔ THỊ BÌNH DƯƠNG
Hạng mục : HẦM ĐI BỘ A9

Chủ đầu tư : TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - CTCP

Tư vấn Thiết kế : CÔNG TY CỔ PHẦN INNO

Đơn vị thí nghiệm : CÔNG TY CP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA TP.HCM
Phê duyệt bởi
Chủ đầu tư Tư vấn Thiết kế Tư vấn Giám sát

Đơn vị thí nghiệm Công ty Cổ phần Khoa học Công nghệ Bách Khoa Tp.HCM

Đề
1 20/9/2022 11 KS.Nguyễn Hoàng Bảo KS.Hồ Trung Vịnh ThS. Nguyễn Hữu Sơn
cương
Lần Phát hành Trang Hồ sơ Người lập PTP.KĐ – TN.VLXD Phó Tổng giám đốc
MỤC LỤC

1. CƠ SỞ LẬP ĐỀ CƯƠNG THÍ NGHIỆM: .................................................................................................... 1

2. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM ........................................................................................................................... 1

3. THUẬT NGỮ VÀ CÁC QUY ĐỊNH ........................................................................................................... 1

4. ĐẶC ĐIỂM CỌC THÍ NGHIỆM .................................................................................................................. 2

5. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM. .................................................................................................................. 2

6. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM CỌC ..................................................................................................................... 3

7. QUY TRÌNH GIA TẢI .................................................................................................................................. 4

8. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG .......................................................................................................... 6

9. DANH MỤC BÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ TĨNH CỌC ............................................................................... 7

10. AN TOÀN LAO ĐỘNG .............................................................................................................................. 8


1. CƠ SỞ LẬP ĐỀ CƯƠNG THÍ NGHIỆM:
1.1. Tuân theo Tiêu chuẩn TCVN 9393: 2012 “CỌC – PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM
HIỆN TRƯỜNG BẰNG TẢI TRỌNG TĨNH ÉP DỌC TRỤC”;
1.2. Căn cứ yêu cầu thí nghiệm cọc ghi trong thiết kế đã được phê duyệt.
2. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm nén tĩnh cọc ở giai đoạn thăm dò nhằm xác định số liệu cần thiết về cường
độ, biến dạng và mối quan hệ tải trọng – chuyển vị của cọc, làm cơ sở cho thiết kế hoặc
điều chỉnh đồ án thiết kế, chọn thiết bị và công nghệ thi công cọc phù hợp.
3. THUẬT NGỮ VÀ CÁC QUY ĐỊNH
3.1 Tải trọng giới hạn là tải trọng lớn nhất của cọc chịu được tại thời điểm xảy ra phá hoại
và được lấy bằng:
 Tải trọng thí nghiệm lớn nhất được duy trì trong thời gian quy định, cọc đạt độ ổn
định quy ước, không gây chuyển vị vượt quá giới hạn cho phép;
 Bằng tải trọng lớn nhất khi dừng thí nghiệm cọc;
 Bằng tải trọng trước cấp tải gây ra phá hoại vật liệu cọc.
3.2 Tải trọng cho phép là tải trọng của cọc tính theo điều kiện đất nền hoặc vật liệu cọc,
bằng tải trọng giới hạn chia cho hệ số an toàn.
3.3 Tải trọng thiết kế: Tải trọng làm việc dự kiến của cọc theo thiết kế.
3.4 Thời gian nghỉ của cọc tối thiểu là 7 ngày kể từ ngày thi công xong cọc (đối với cọc
BTCT thi công theo phương pháp ép tĩnh) và 21 ngày kể từ khi thi công cọc (đối với
cọc BTCT thi công theo phương pháp khoan hạ).
3.5 Qui định về ổn định qui ước:
Không quá 0.25mm/h đối với cọc chống vào đất hòn lớn, đất cát, đất sét từ dẻo đến dẻo
cứng.
3.6 Cọc bị phá hoại khi:
 Tổng chuyển vị đầu cọc vượt quá 10% đường kính cọc;
 Vật liệu cọc bị phá hoại.
3.7 Thí nghiệm được xem là kết thúc khi:
 Đạt mục tiêu thí nghiệm theo phương án thí nghiệm;
 Cọc thí nghiệm bị phá hoại;

1
 Tải trọng thí nghiệm không thể tăng thêm được nữa do cọc lún nhanh không dừng
trong quá trình tăng tải.
3.8 Thí nghiệm phải tạm dừng nếu phát hiện thấy các hiện tượng sau đây:
 Các mốc chuẩn đặt sai, không ổn định hoặc bị phá hỏng;
 Kích hoặc thiết bị đo không hoạt động hoặc không chính xác;
 Hệ phản lực không ổn định;
 Việc thí nghiệm có thể được tiếp tục sau khi đã xử lý, khắc phục.
3.9 Thí nghiệm bị hủy bỏ nếu phát hiện thấy:
 Cọc bị nén trước khi gia tải;
 Các sai sót ở mục 3.8 không thể khắc phục được.
4. ĐẶC ĐIỂM CỌC THÍ NGHIỆM
Đặc điểm cọc thí nghiệm:

Hạng mục Hầm đi bộ A9

Loại cọc Cọc vuông BTCT 300x300

Vật liệu sử dụng cọc Bê tông C30, Thép CB400-V

Tải trọng thiết kế PTK = 49 Tấn

Tải trọng thí nghiệm PTN = 100 Tấn

5. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.


 Cọc trong công trình được thí nghiệm bằng phương pháp dùng tải trọng tĩnh ép dọc
trục cọc sao cho dưới tác dụng của lực ép, cọc lún sâu thêm vào đất nền. Tải trọng tác
dụng lên đầu cọc được thực hiện bằng kích thủy lực với hệ phản lực là dàn chất tải;
 Phương pháp thí nghiệm là phương pháp duy trì tải trọng thí nghiệm tĩnh dọc trục trên
đầu cọc thử trong từng cấp tải trọng, hai chu kỳ, tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
9393: 2012;
 Quy trình gia tải là quy trình gia tải tiêu chuẩn. Yêu cầu lưu giữ tải ở cấp tải max cho
tới khi đạt độ lún ổn định;
 Cọc thí nghiệm tải trọng tĩnh được tiến hành bằng phương pháp chất đối trọng trước.

2
6. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM CỌC
6.1 Hệ thống gia tải: bao gồm kích, bơm và hệ thống thủy lực phải đảm bảo không bị rò
rỉ, hoạt động an toàn ở áp lực không nhỏ hơn 150% áp lực làm việc. Kích thủy lực phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
 Có sức nâng đáp ứng tải trọng lớn nhất theo dự kiện;
 Có khả năng gia tải, giảm tải với cấp tải trọng phù hợp với phương án thí nghiệm;
 Có khả năng giữ tải ổn định không ít hơn 24 giờ;
 Có hành trình đủ để đáp ứng chuyển vị đầu cọc lớn nhất theo dự kiến cộng với biến
dạng của hệ phản lực;
 Khi sử dụng nhiều kích, các kích nhất thiết phải củng chủng loại, cùng đặc điểm kỹ
thuật và phải được vận hành trên cùng một máy bơm.
Để thí nghiệm cọc trong công trình sử dụng:
 Kích thủy lực và đồng hồ áp suất thủy lực: sử dụng 1 kích 300T bố trí kích đảm bảo
tải trọng được truyền dọc trục, chính tâm lên đầu cọc; có sử dụng kích có khớp cầu
 Thiết bị được kiểm định còn trong thời gian hiệu lực;
 Bơm thủy lực: Sử dụng 1 bơm thủy lực có lưu lượng đến 5lít/phút, áp suất
600kg/cm2.
 Các thiết bị sử dụng tại công trình được kiểm định và hiệu chuẩn định kỳ.
6.2 Hệ phản lực: Dùng hệ dầm và đối trọng: Bao gồm 1 dầm chính I300x3m và 2 dầm
phụ I500x6m, 30 cục bê tông tải trọng 5 tấn. Tổng tại trọng khoảng 151 tấn.
Hệ phản lực phải lắp đặt theo nguyên tắc cân bằng, đối xứng qua trục cọc, bảo đảm
truyền tải trọng dọc trục, chính tâm lên đầu cọc, đồng thời tuân thủ các quy định sau:
 Các gối kê đủ rộng, nền chắc chắn, cả hệ thống ổn định. Điểm gần nhất của gối kê
cách tim cọc hơn 3D, và trong mọi trường hợp lớn hơn 1,5m;
 Khi lắp đặt xong cọc không bị nén trước.
6.3 Hệ đo đạc quan trắc: Hệ thống đo biến dạng bao gồm 4 đồng hồ đo lún có dải đo 1
đến 50mm, độ chính xác 0,01mm. Các đồng hồ được kẹp chặt bằng giá từ, giá từ lắp chắc
chắn trên kích, đầu đo tựa lên dầm chuẩn. Đồng hồ đo được kiểm định của cơ quan chức
năng.
6.4 Hệ cọc chuẩn: cọc chuẩn cắm chắc chắn, cách tim cọc ≥3D và không nhỏ hơn 1,5m,
dầm chuẩn được lắp đặt chắc chắn trên 2 cọc chuẩn.
6.5 Hệ thống mốc chuẩn: Hệ thống mốc chuẩn dùng trong công trình không bị biến
dạng hoặc chịu ảnh hưởng của tác động bên ngoài.
6.6 Chuẩn bị thí nghiệm:
 Những cọc sẽ tiến hành thí nghiệm cần được kiểm tra chất lượng theo các tiêu chuẩn
hiện hành về thi công và nghiệm thu cọc
3
 Việc thí nghiệm chỉ được tiến hành cho các cọc đã đủ thời gian phục hồi cấu trúc của
đất bị phá hoại trong quá trình thi công hoặc bê tông đạt cường độ để thí nghiệm theo
quy định của thiết kế (đối với cọc khoan nhồi). Thời gian nghỉ từ khi kết thúc thi
công đến khi thí nghiệm được quy định như sau
 Tối thiểu 21 ngày đối với cọc khoan nhồi
 Tối thiểu 7 ngày đối với các loại cọc khác
 Đầu cọc thí nghiệm có thể được cắt bớt hoặc nối thêm nhưng phải được gia công để
đảm bảo các yêu cầu sau
 Khoảng cách từ đầu cọc đến dầm chính phải đủ để lắp đặt kích và thiết bị đo
 Mặt đầu cọc được làm bằng phẳng, vuông góc với trục cọc, nếu cần thiết phải
gia cố thêm để không bị phá hoại cục bộ dưới tác dụng tải trọng thí nghiệm
 Cần có biện pháp loại trừ ma sát phần cọc cao hơn cốt đáy móng nếu xét thấy
nó có thể ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm
 Kích phải đặc trực tiếp trên tấm đệm đầu cọc, chính tâm so với tim cọc. Khi dùng
nhiều kích thì phải bố trí các kích sao cho tải trọng được truyền dọc trục, chính tâm
lên đầu cọc
 Chú thích 1: Không đặt kích trực tiếp lên đầu cọc thí nghiệm
 Chú thích 2: Nếu kích không có khớp cầu thì phải lắp ráp sao cho mặt phẳng
đầu kích (hoặc tấm đệm đầu kích) tiếp xúc hoàn toàn với mặt phẳng của dầm
chính
 Hệ phản lực phải lắp đặt theo nguyên tắc cân bằng, đối xứng qua trục cọc, bảo đảm
truyền tải trọng dọc trục, chính tâm lên đầu cọc
 Các dầm chuẩn được đặt song song hai bên cọc thí nghiệm, các trụ đỡ dầm được
chôn chặt xuống đất. Chuyển vị kế được lắp đối xứng hai bên đầu cọc và được gắn
ổn định lên các dầm chuẩn, chân của chuyển vị kế được tựa lên dụng cụ kẹp đầu cọc
hoặc tấm đệm đầu cọc (hoặc có thể lắp ngược lại)
 Chú thích 1: Chân của chuyển vị kế nên tựa trên mặt phẳng nhẵn, tốt nhất là
dùng các tấm kính nhỏ
 Chú thích 2: Khi dùng thiết bị điện, điện quang để đo chuyển vị đầu cọc, bộ
phận thu nhận được gắn chặt vào thân cọc hoặc dụng cụ kẹp đầu cọc
7. QUY TRÌNH GIA TẢI
 Trước khi thí nghiệm chính thức, tiến hành gia tải trước nhằm kiểm tra hoạt động của
thiết bị thí nghiệm và tạo tiếp xúc tốt giữa thiết bị và đầu cọc. Gia tải trước bằng cách tác
dụng lên đầu cọc khoảng 5% tải trọng thiết kế sau đó giảm về không, thời gian gia tải và
giữ tải: 10 phút;
 Thí nghiệm được thực hiện theo quy trình gia tải và giảm tải từng cấp, đến tải trọng
thí nghiệm lớn nhất theo dự kiến, cấp tải mới chỉ được tăng hoặc giảm khi chuyển vị đầu
cọc đạt ổn định quy ước hoặc đủ thời gian quy định;
4
 Chu kỳ thứ nhất: Gia tải đến 100% tải trọng thiết kế, sau đó giảm tải về không. Giá
trị mỗi cấp gia tải, giảm tải và thời gian giữ tải như trong bảng;
 Chu kỳ thứ hai: Gia tải đến cấp tải lớn nhất, sau đó giảm tải về không thời
gian giữ tải mỗi cấp theo bảng.

BẢNG: THỜI GIAN THEO DÕI ĐỘ LÚN VÀ GHI CHÉP SỐ LIỆU

Cấp tải trọng thí nghiệm

CỌC VUÔNG
%Ptk Thời gian theo dõi và
BTCT 300x300 Thời gian duy trì tải trọng
đọc , ghi số liệu
PTK = (PTN = 100T)
49T
Tấn

GIA TẢI SƠ BỘ

0 0,00 Ghi số liệu ban đầu

5% 2,50 Tối thiểu 10’ 0;10’

CHU KỲ 1

0 0,00 Ghi số liệu ban đầu

Tối thiểu 1 giờ cho trường hợp tốc độ lún đầu


12,50 0;10’; 20’; 30’;45’;
25% cọc đạt giá trị ổn định quy ước, nếu chưa đạt độ
60’; nếu tiếp 90’; 120’.
ổn định phải lưu thêm, nhưng không quá 2 giờ.

50% 25,00 Như trên Như trên

75% 37,50 Như trên Như trên

Tối thiểu 1 giờ cho trường hợp tốc độ lún đầu


49,00 0; 10’; 20; 30’;
100% cọc đạt giá trị ổn định quy ước, nếu chưa đạt độ
45’;60’; 2h;…
ổn định phải lưu thêm, nhưng không quá 6 giờ.

50% 25,00 30 phút 0; 10’; 20’; 30’

0% 0,00 60 phút, nhưng không quá 6 giờ 0;10’; 20’; 30’;45’; 60’

CHU KỲ 2

50% 25,00 Theo dõi trong 30 phút 0; 10’; 20’; 30’

5
100% 49,00 Như trên Như trên

Tối thiểu 1 giờ cho trường hợp tốc độ lún đầu


0;10’; 20’; 30’;45’;
125% 62,50 cọc đạt giá trị ổn định quy ước, nếu chưa đạt độ
60’; nếu tiếp 90’; 120’.
ổn định phải lưu thêm, nhưng không quá 2 giờ.

150% 75,00 Như trên Như trên

175% 87,00 Như trên Như trên

0; 10’; 20; 30’;


Tốc độ lún đầu cọc đạt giá trị ổn định quy ước
200% 100,00 45’;60’; 2h; 3h; …
và 24 giờ lấy thời gian lâu hơn.
11h; 12h; 14h…24h

150% 75,00 Theo dõi trong 30 phút 0; 10’; 20’; 30’

100% 49,00 Như trên Như trên

50% 25,00 Như trên Như trên

0% 0,00 60 phút, nhưng không quá 6 giờ 0;10’; 20’; 30’;45’; 60’

Cọc đạt ổn định quy ước khi tốc độ lún không quá 0,25mm/1 giờ (∆s/h≤0,25mm)
∆s: độ lún trong thời gian 1 giờ. h thời gian 1 giờ.

8. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG


8.1. TẬP KẾT THIẾT BỊ

TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Ghi chú

1 Kích thủy lực 300T Cái 1

2 Đồng hồ áp suất Cái 4

3 Bơm thủy lực Cái 1


Số lượng đáp
4 Dầm phụ I500x6m Dầm 2 ứng đủ cho
công trình
5 Giá từ tính Cái 4

6 Dầm chính I300x3m Dầm 1

7 Van, ống thủy lực, các loại chi tiết nối Bộ 1

6
8.2. TRÌNH TỰ THI CÔNG, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ:
- Đầu cọc có thể được cắt bớt hoặc nối thêm nhưng phải được gia công để đảm bảo các
yêu cầu sau: Khoảng cách từ đầu cọc đến dầm chính phải đủ để lắp đặt kích và thiết bị đo,
mặt đầu cọc được làm bằng phẳng, vuông góc với trục cọc bằng vữa Sika grout GP hoặc
Sika Grout 214-11;
- Đặt các gối kê, điểm gần nhất của gối cách tâm cọc lớn hơn 1,5m;
- Đặt kích trên tấm đệm đầu cọc thí nghiệm, chính tâm so với tim cọc thí nghiệm sao cho
tải trọng được truyền dọc trục, chính tâm lên đầu cọc;
- Lắp dầm chính trên đỉnh kích;
- Lắp hệ dầm và đối trọng cân đối trên hệ khung dàn chất tải;
- Cắm cọc chuẩn, lắp đặt dầm chuẩn;
- Lắp hệ thống thủy lực: van, đồng hồ, ống, các chi tiết nối, bơm thủy lục;
- Lắp đồng hồ so;
- Báo cáo giám sát trước khi gia tải, và thực hiện đúng quy trình gia tải.
9. DANH MỤC BÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ TĨNH CỌC
Báo cáo kết quả thí nghiệm:
Thông tin chung
- Đặc điểm công trình;
- Địa điểm hiện trường thí nghiệm;
- Điều kiện địa kỹ thuật;
- Sơ đồ bố trí cọc.
Đặc điểm cọc thí nghiệm
- Số hiệu, vị trí cọc;
- Thiết bị và phương pháp thi công cọc;
- Loại cọc;
- Vật liệu cọc;
- Kích thước cọc;
- Cao độ đầu cọc, cao độ mũi cọc;
- Đặc điểm cốt thép;
- Cường độ bê tông;

7
- Loại cọc thí nghiệm;
- Tải trọng thí nghiệm;
- Chuyển vị lớn nhất.
Sơ đồ thiết bị và thí nghiệm
- Ngày thí nghiệm;
- Loại thí nghiệm;
- Số lượng cọc thí nghiệm;
- Mô tả sơ bộ thí nghiệm;
- Sơ đồ bố trí cọc thí nghiệm và hệ thống thiết bị thí nghiệm;
- Sơ đồ bố trí hệ đo đạc quan trắc;
- Các chứng chỉ kiểm định thiết bị thí nghiệm.
Quy trình thử
- Chu kì thí nghiệm;
- Quy trình tăng tải, giảm tải;
- Biểu theo dõi, ghi chép số liệu thí nghiệm tại hiện trường.
Biểu diễn kết quả thí nghiệm:
+ Biểu đồ quan hệ tải trọng – chuyển vị;
+ Biểu đồ quan hệ chuyển vị – thời gian;
+ Biểu đồ quan hệ chuyển vị – tải trọng – thời gian.
Kết luận, kiến nghị (nếu có) về kết quả thí nghiệm.
10. AN TOÀN LAO ĐỘNG
 Người công nhân làm việc trên công trường phải mặc quần áo bảo hộ lao động, mũ
bảo hộ cứng, giày bảo hộ;
 Người điều khiển cẩu phải được đào tạo, có bằng điều khiển xe cẩu hàng;
 Cẩu phải được kiểm định theo định kỳ;
 Không đứng dưới vật cẩu;
 Người không có trách nhiệm không được vào khu vực thí nghiệm;
 Các phế liệu, gạch vỡ, bùn nhão, dầu mỡ… trên hiện trường thí nghiệm phải dọn
sạch sẽ;
 Phải có biện pháp bảo vệ thiết bị, máy móc thí nghiệm khỏi mưa gió, nắng nóng;
8
 Kích, bơm và hệ thống đường ống thủy lực, hệ thống van, đầu nối can được định kỳ
kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ, thay thế kịp thời các bộ phận hư hỏng;
 Việc lắp đặt và tháo dỡ đối trọng cần được thực hiện với biện pháp an toàn thích hợp;
 Dỡ bỏ các giá đỡ, và dọn sạch khu vực thí nghiệm để đảm bảo an toàn mặt bằng thi
công;
 Sau khi kết thúc thí nghiệm, toàn bộ các thiết bị thí nghiệm cần được tháo dỡ, vận
chuyển khỏi hiện trường và được bảo dưỡng cẩn thận.

9
Ngày thí nghiệm

Địa điểm:
Hạng mục:
Tên Công trình:

Người kiểm tra:


Ngày thí nghiệm:
Thời gian thí nghiệm (phút)
Người thí nghiệm:

Thời gian theo dõi

% tải trong Tk
TN
Tải trọng

Tải thí nghiệm (tấn)

Đồng hồ No.1 (mm)

Đồng hồ No.2 (mm)

Đồng hồ No.3 (mm)


Số đọc chuyển vị kế

Đồng hồ No.4 (mm)

Chuyển vị S1 (mm)
Số hiệu cọc:

Chuyển vị S2 (mm)
Chiều dài cọc:
Kích thước cọc:

Phương pháp gia tải:

Chuyển vị S3(mm)
Tải trọng thí nghiệm Max:

Chuyển vị S4 (mm)
Độ lún đầu cọc (mm)

10
Chuyển vị trung bình
Bảng tính đối trọng cho cọc thử 1000 kN

BẢNG TÍNH ĐỐI TRỌNG CỌC THÍ NGHIỆM

Số Tải trọng Tổng tải


Stt Loại đối trọng Kích thước
lượng (kN) trọng

1 Tải bê tông 30 1m x 2m x 1m 50 1500,0


2 Dầm chính 1 I300 x 3m 5 5,0
3 Dầm phụ 2 I500 x 6m 5 10,0
4 Tổng đối trọng 1515,0
5 Tải trọng thí nghiệm x 1.2 100 1200,0

Tổng đối trọng = 1+2+3 = 1515,0 kN > 1200 kN

Hình ảnh một số công trình đã thực hiện

11

You might also like