You are on page 1of 45

MÁY BIẾN ÁP

 Cấu tạo máy biến áp


- Các phần chính của máy biến áp bao gồm: Mạch từ, cuôn dây, thùng
trên và thùng dưới máy biến áp, hệ thống làm mát, sứ ra máy biến áp, bình
dầu phụ, rơ le hơi, bộ điều áp, dầu máy biến áp và các phụ kiện cần thiết
khác, được thể hiện ở hình 60.

Hình 60: Mặt cắt dọc máy biến áp T1 và T2


 Mạch từ
- Mạch từ máy biến áp dùng để dẫn từ thông, được chế tạo bằng thép
kỹ thuật điện có bề dày 0,3mm, là loại tôn silíc cán nguội có độ từ thẩm
cao, hệ số từ trễ và tổn hao thấp, mặt ngoài có phủ sơn cách điện rồi ghép
lại với nhau thành mạch từ. Mạch từ MBA gồm hai phần: Trụ và Gông.
Trụ là phần để đặt dây dẫn còn gông là phần nối liền giữa các trụ để tạo
thành mạch từ kín. Kết cấu mạch từ được thể hiện ở hình 61.
Hình 61: Mạch từ và cách bố trí dây quấn máy biến áp T1 và T2
 Cuộn dây.
- Nhiệm vụ của dây quấn MBA là nhận năng lượng vào và truyền năng
lượng ra. Dây quấn MBA làm bằng dây dẫn đồng, tiết diện hình chữ nhật,
bên ngoài dây dẫn có bọc cách điện. Dây quấn gồm nhiều vòng dây ghép
lại thành các đĩa dây dẫn có tiết diện hình chữ nhật lồng vào trụ thép. Giữa
các đĩa dây dẫn chèn các nêm cách điện nhằm mục đích cho dầu chui qua
các đĩa dây. Dây quấn MBA T1 và T2 có dạng dây quấn xen kẽ, nghĩa là
các bánh dây cao áp và hạ ép xen kẽ nhau dọc theo thân trụ mạch từ hình
61. Kết cấu dây quấn máy biến áp được thể hiện ở hình vẽ 62.

Hình 62: Kết cấu dây quấn máy biến áp T1 và T2


- Máy biến thế T1 Và T2 có tổ đấu dây YnΔ-11. Sơ đồ véctơ sức điện
động của máy biến áp T1 và T2 được thể hiện qua hình vẽ 63.
Hình 63: Sơ đồ sức điện động.

 Thùng MBA.
Thùng MBA làm bằng thép hàn gồm hai phần:
1. Thùng trên MBA: Chứa các bộ phận sứ ra cao áp, hạ áp và sứ trung tính,
bình dầu phụ, rơle hơi, van khóa dầu từ bình dầu phụ chảy qua bình dầu
chính, bộ đổi nấc cơ cấu điều khiển bộ đổi nấc bằng tay, hệ thống ống dẫn
dầu từ sứ cao áp đến bộ đổi nấc đến bình dầu phụ, lỗ chui chính. Bên trong
thùng chứa các đầu nối liên kết ba pha với nhau theo sơ đồ YnΔ-11 và các
đầu vào ra sơ cấp, thứ cấp và trung tính MBA.
2. Thùng dưới MBA: Gồm ba thùng riêng biệt, mỗi thùng là một pha, bên
trong chứa mạch từ, cuộn dây cao áp - hạ áp, xà gỗ đỡ mạch từ và cách ly
với thùng MBA, các chi tiết cố định mạch từ - cuộn dây trong thùng MBA
và dầu máy biến áp. Dầu biến áp làm nhiệm vụ tăng cường cách điện và
tản nhiệt. Lúc MBA làm việc, một phần năng lượng tiêu hao thóat ra dưới
dạng nhiệt làm dây quấn, lõi thép và các bộ phận khác nóng lên. Nhờ sự
đối lưu trong dầu và truyền nhiệt từ các bộ phận bên trong MBA sang dầu
và từ dầu qua vách thùng ra bộ làm mát MBA.Liên kến giữa thùng trên và
dưới MBA bằng các kẹp hình chữ C.
 Bình dầu phụ máy biến áp.
- Là một thùng hình trụ bằng thép đặt trên nắp và nối với thùng máy
biến áp bằng một ống dẫn dầu (Hình 64). Bình dầu phụ là nơi chứa lượng
dầu giãn nở khi nhiệt độ dầu cách điện trong máy biến áp thay đổi. Bình
dầu phụ có nhiệm vụ thu nhỏ diện tích tiếp xúc giữa dầu và không khí, lọc
hết hơi ẩm của không khí trước khi đi vào máy. Dầu trong thùng máy biến
áp thông qua bình dầu phụ giãn nở tự do. Kết cấu của bình dầu phụ được
mô tả ở hình 64.

Hình 64: Kết cấu bình dầu phụ máy biến thế T1 và T2.
- Dầu cách điện chiếm toàn bộ không gian bình dầu phụ trừ không gian
bên trong túi cao su và nó được cách ly hoàn toàn với không khí bên ngoài
bằng túi cao su gắn bên trong bình dầu phụ. Túi này được chế tạo bằng sợi
cao su tổng hợp chứa nhiều nitrile chịu được nhiệt độ nóng nhất của dầu và
thời tiết khắc nghiệt nhất, có tuổi thọ bằng tuổi thọ bình dầu phụ. Mặt đáy
của túi cao su tương ứng bằng với lượng dầu tại thời điểm giãn nở được
hiển thị ở đồng hồ đo mức dầu. Áp lực trong túi cao su luôn luôn duy trì
bằng áp lực không khí bên ngoài.
- Do đó, khi dầu cách điện giãn nở do nhiệt độ tăng cao đẩy túi cao su
lên và làm cho thể tích túi co lại, đẩy không khí trong túi thoát ra ngoài qua
bình lọc khí ẩm. Khi nhiệt độ giảm xuống dầu cách điện co lại làm cho túi
cao su hạ xuống nên thể tích túi tăng lên nên không khí được hút vào túi
thông qua bình lọc khí ẩm.
- Không khí sau khi qua bình lọc khí ẩm đã được lọc sạch và đã được
hút ẩm.
 Bình lọc khí ẩm.
- Bình lọc khí ẩm bao gồm một bình hình trụ bằng thép, bên trong chứa
hạt hút ẩm Sicagien có hai đầu: đầu trên nối với ống mềm thông với bình
dầu phụ, phía dưới là phễu dầu, đáy phễu chứa dầu Silicon. Kết cấu của
bình hút ẩm được thể hiện ở hình 65
- Khi không khí đi qua bình hút khí ẩm, tẩt cả cặn dầu, hơi ẩm, bụi
bặm,…được giữ lại. Vì vậy, khí vào trong máy biến thế chỉ là khí khô,
sạch.
- Hạt Silicagien luôn được cách ly với môi trường bên ngoài bằng phễu
dầu. Các hạt hút ẩm Silicagien có màu xanh khi ở trạng thái khô và chuyển
sang màu hồng khi chúng đã no nước.
Hình 65: Kết cấu bình hút ẩm

 Đồng hồ đo mức dầu ở bình dầu phụ.


Kết cấu đồng hồ đo mức dầu được thể hiện ở hình vẽ 66.
Hình 66: Kết cấu đồng hồ đo mức dầu.
- Khi mức dầu trong bình dầu phụ tăng lên hay giảm xuống theo sự
giãn nỡ hay co lại của dầu theo nhiệt độ bên trong MBA, khi đó phao sẽ
nổi lên hay hạ xuống.Sự thay đổi này làm quay cơ cấu bánh răng tác động
lên động cơ cảm ứng làm quay đĩa cam kéo theo trục kim quay chỉ ra mức
dầu hiện tại.
- Thang đo của đồng hồ từ mức 0 ÷ mức 10 được hiển thị trên mặt
đồng hồ. Ngoài ra, trong đồng hồ có gắn các tiếp điểm, khi kim đồng hồ trở
về vị trí 0 thì các tiếp điểm này đóng lại để đi báo mức dầu thấp. Hiển thị
mức dầu

Hình 67: Đường biểu diễn mức dầu

 Rele hơi
- Re le hơi đặt tại ống dầu liên thông giữa bình dầu phụ và thùng dầu
chính của máy biến. Làm việc khi có khí sinh ra do sự cố bên trong máy
biến áp và dòng dầuchảy qua vượt mức cho phép. Đa số các trường hợp sự
cố về điện của MBA, khí được sinh ra bởi nhiệt độ tăng cao khác thường
nguyên nhân do hồ quang hoặc quá nhiệt đốt nóng các phần kim loại làm
hư hỏng cách điện. Rơle hơi tác động và khép tiếp điểm đi báo độngvà cắt
máy cắt để cô lập MBA khi có dòng dầu vượt mức cho phép chảy qua.
- Nguyên lý cấu tạo rơle hơi được mô tả như hình 68. Nó bao gồm hai
phao F1và F2. Khi phao F1 hạ xuống đi khép tiếp điểm S1 đi báo động,
còn khi phao F2 tác động (đi xuống) khép tiếp điểm S2 để đi cắt máy cắt
liên quan.

Hình 68: Cấu trúc rơ le hơi


- Ở trạng thái làm việc bình thường, buồng dầu rơle chứa đầy dầu và
hai phao F1và F2 ở vị trí nổi như hình 68. Nếu có sự cố nhỏ nào đó trong
máy biến áp, bọt khí nổi lên trên buồng dầu rơle và phao F1 hạ xuống để
đóng tiếp điểm S1 đi báo động còn phao F2 không di chuyển.
- Nếu có sự cố lớn trong máy biến áp, một lượng khí rất lớn sinh ra kết
quả là lượng dầu phụt mạnh trong ống từ kết nối từ thùng dầu chính đến
bình dầu.
Hình 69 : Trạng thái báo động(96-1) Hình 70:Trạng thái tríp(96-2)
phụ máy biến áp và làm phao F2 hạ xuống khép tiếp điểm S2 đi cắt máy
cắt liên quan để cô lặp máy biến áp.
 Rơ le áp lực.
- Giải phóng áp lực tăng đột ngột thùng dầu chính MBA.
- Khi rơ le tác động thì áp lực được giải phóng và MBA được cô lập
ngay lập tức.
 Van chặn (shutter valve).
- Đặt tại vị trí được chỉ ở hình 60. Khi dầu MBA chảy qua nó với vận
tốc 35cm/s. thì Shutter valve sẽ tác động dừng MBA và không cho dầu từ
thùng dầu phụ xuống thùng dầu chính. Được mô tả như hình 71.
Hình 71: Kết cấu shutter valve.
 Van giảm áp.
- Giải tỏa áp lực trong máy biến áp khi áp lực trong máy tăng lên rất
cao. Nguyên lý hoạt đông của thiết bị này, là khi áp lực đạt 0,85kg/cm2 thì
lò xo tự giải tỏa áp lực để mở van cho dầu từ trong máy chảy ra ngoài theo
ống dẫn dầu.
 Sứ cách điện.
1. Sứ cao áp.
- Nhà sản xuất : ABB.
- Loại : GOM 1050.
- Điện áp định mức : 245kV.
- Dòng điện định mức : 1600A.
- Điện áp chịu đựng xung sét : 1050kV.
- Điện áp chịu đựng tần số công nghiệp : 550kV
2. Sứ hạ áp
- Nhà sản xuất : ABB.
- Loại : GOM 170/10.
- Điện áp định mức : 36kV.
- Dòng điện định mức : 10000A.
- Điện áp chịu đựng xung sét : 170kV.
- Điện áp chịu đựng tần số công nghiệp : 70kV
3. Sứ trung tính
- Nhà sản xuất : ABB.
- Loại : GOM 250/800.
- Điện áp định mức : 52kV.
- Dòng điện định mức : 800A.
- Điện áp chịu đựng xung sét : 250kV.
- Điện áp chịu đựng tần số công nghiệp : 105kV
Cấu tạo các loại sứ cao áp, hạ áp và sứ trung tính được mô tả ở hình 72.

Hình 72: Kết cấu sứ máy biến áp T1 và T2


 Bộ đổi nấc (OFF LOAD)
- Bộ đổi nấc đặt ở phía cao áp là loại OFF LOAD, gồm 5 nấc điều
chỉnh, giá trị điều chỉnh mỗi nấc ±2,5%Uđm.
- Cấu tạo chính của bộ đổi nấc bao gồm: Một cơ cấu vận hành bằng tay
quay, ống đỡ cách điện, trục dẫn động cách ly, hệ thống tiếp điểm động và
tĩnh. Các tiếp điểm động và tĩnh được bố trí theo kiểu tang trống và kết cấu
của bộ đổ nấc được mô tả như hình 73.

Hình 73: Kết cấu của Bộ đổi nấc DCT


Hình 74: Cơ cấu truyền động của bộ đổi nấc
 Hệ thống làm mát máy biến thế.
- Khi MBA làm việc, tổn hao năng lượng trong mạch từ và trong các
cuộn dây biến thành nhiệt năng đốt nóng các phần tử của chúng. Cần hạn
chế sự phát nóng của MBA để đảm bảo độ bền cách điện và thời gian vận
hành của chúng. Do đó,làm mát MBA để giữ nhiệt độ của nó nằm trong
giới hạn cho phép để MBA vận hành an toàn và hiệu quả nhất. Máy biến áp
T1 và T2 làm mát theo kiểu ONAN (Oil natural, air natural) và ONAF(Oil
natural, air force).
1. Kiểu làm mát ONAN: Dầu và khí đối lưu tự nhiên, kiểu làm mát này
đảm bảo công suất MBA tối đa 115MVA.
2. Kiểu làm mát ONAF: Dầu đối lưu tự nhiên và khí làm mát cưỡng bức
bằng quạt, kiểu làm mát này đảm bảo công suất MBA 165MVA.
- Kết cấu hệ thống làm mát Máy biến áp T1 và T2 bao gồm: 18 bộ tản
nhiệt; 18 quạt gió cưỡng bức có lưu lượng gió 150m3/min , công suất mỗi
quạt 0,55KW; dòng điện định mức 1,35A, dòng điện khở động 5A, hệ
thống ống dẫn, mặt bích kết nối ông dẫn, hệ thống cung cấp nguồn cho
quạt, mạch điều khiển quạt, tủ điều khiển quạt và các phụ kiện cần thiết
khác.

Hình 75: Mô tả hệ thống làm mát mát biến áp


Hình 76: Quạt làm mát bộ tản nhiệt
Sơ đồ động lực điều khiển quạt làm mát.
Hình 77: Sơ đồ động lực điều khiển quạt làm mát máy biến áp.
- Nguồn cấp cho hệ thống quạt làm mát được lấy từ tủ 1MCC đặt tại
cao trình 303: nguồn làm việc bình thường lấy từ MCCB-36 và nguồn khẩn
cấp cũng lấy từ MCCB-37. Toàn bộ hệ thống quạt làm mát được khiển bởi
hai công tắc tơ điều khiển 88F1 và 88F2 và có hai chế độ điều khiển:
+ Chế độ điều khiển tự động.
- Tiếp điểm 88F1 đóng khi nhiệt độ của cuộn dây MBA lên 80oC hoặc
nhiệt độ dầu lên đến 55oC, khởi động nhóm quạt làm mát số 1( Từ F1…
F9) và tiếp điểm 88F2 đóng để khởi động nhóm quạt số 2 (F10..F18) sau 5
giây kể từ khi 88F1 đóng.
+ Chế độ điều khiển bằng tay:
- Chuyển khóa 43C sang vị trí Manu. tiếp điểm 88F1 đóng khởi động
nhóm quạt làm mát số 1( Từ F1…F9) và tiếp điểm 88F2 đóng để khởi
động nhóm quạt số 2 (F10..F18) sau 5 giây kể từ khi 88F1 đóng.
Tất cả các quạt làm mát dừng khi có tín hiệu OFF.
 Hệ thống đo nhiệt độ

Hình 78: Bố trí cảm biến đo nhiệt độ dầu và cuộn dây máy biến áp.
- Nhiệt độ của máy biết áp được giám sát bởi cảm biến đo nhiệt độ của
cuộn dây và cảm biến đo nhiệt dầu đặt ở trong thùng trên máy biến áp,
được thể hiện rõ ở hình vẽ 78.
− Bộ cảm biến đo nhiệt độ cuộn dây: Gồm 4 tiếp điểm, trong đó có ba tiếp
điểm làm việc và một tiếp điểm dự phòng. Khi nhiệt độ cuộn dây lên đến
800C thì khởi động quạt làm mát, 1150C đi báo đông và 1250C đi cô lập
máy biến áp.
− Bộ cảm biến đo nhiệt độ dầu máy biến áp: Gồm 4 tiếp điểm, trong đó có
ba tiếp điểm làm việc và một tiếp điểm dự phòng. Khi nhiệt độ dầu lên đến
550C thì khởi động quạt làm mát, 900C đi báo đông và 1000C đi cô lập
máy biến áp.
Hình 79 : Chi tiết đặt RTD của máy biến áp.
 Hệ thống chữa cháy máy biến áp.
- Dùng nước dưới dạng phun sương để chữa cháy MBA. Hệ thống này
bao gồm: hệ thống ống dẫn nước, các vòi phun sương và các van đặt xung
quanh MBA.
 Nguyên lý hoạt động của máy biến thế.
- Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh làm việc theo định luật cảm
ứng điện từ dùng để biến đổi điện áp xoay chiều từ cấp điện áp này sang
cấp điện áp khác có cùng tần số.
- Do máy biến áp T1 và T2 được ghép từ 3 máy biến áp một pha hai
cuộn dây,nên ta chỉ xét nguyên lý hoạt động của MBA T1 và T2 trên một
pha. Sau đố xếp chồng kết quả:
Hình 80: Nguyên lý làm việc của máy biến áp.
- Máy biến áp làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Khi đặt
vào dây quấn sơ cấp có số vòng dây W1 một điện áp xoay chiều hình sin,
thì xuất hiện từ thông Φ (còn gọi là từ thông chính) khép mạch trong lõi
thép và móc vòng với cả dây quấn sơ cấp và thứ cấp:
Φ =Φ msinω t
- Do đó, theo định luật cảm ứng điện từ, sức điện động cảm ứng trong
các cuộn dây W1 và W2 sẽ là:
Là giá trị hiệu dụng của các s.đ.đ dây quấn 1 và dây quấn 2.
Ta định nghĩa tỷ số biến đổi

Nếu bỏ qua điện trở của dây quấn và từ thông tản ra ngoài không khí, có
thể coi gần đúng U1 ≈ E1. U2 ≈ E2 ta có.
MÁY BIẾN THẾ TỰ NGẪU AT3
 Các thông số chính của máy biến thế
- Hãng chế tạo : Mitsubishi.
- Loại máy biến thế : CORE TYPE 3 pha chung một thùng
- Số lượng : 01.
- Kiểu làm mát : ONAN/ONAF.
- Loại điều áp : ON LOAD.
- Công suất định mức (ONAF) : 63/63/5MVA
- Công suất định mức (ONAN) : 44/44/3MVA
- Điện áp định mức cuộn dây cao áp (HV) : 230kV.
- Điện áp định mức cuộn dây hạ áp (LV) : 115kV.
- Điện áp định mức cuộn dây trung áp (TV) : 23kV.
- Dòng điện định mức cuộn dây cao áp : 110/158A.
- Dòng điện định mức cuộn dây hạ áp : 221/316A
- Dòng điện định mức cuộn dây trung áp : 75,3/123A
- Tần số định mức : 50Hz
- Tổ đấu dây : YnaoΔ-11
- Điện thế ngắn mạch : 13%
- Số lượng nấc phân áp : 17
- Giá trị điện áp mỗi lần tăng/giảm nấc : ± 10%
- Nhiệt độ gia tăng của cuộn dây : 60K.
- Nhiệt độ gia tăng của dầu : 55K.
- Lượng dầu trong máy biến áp : 40.500L.
- Lượng dầu trong bộ đổi nấc : 700L.
- Tổng trọng lượng máy biến áp : 105.100kg.
- Vị trí lắp đặt ngoài trời tại trạm phân phối điện nhà máy.
 Câu tạo máy biến áp AT3.
- Các phần chính của máy biến áp tự ngẫu AT3 gồm: Mạch từ, cuôn
dây, nắp thùng và thùng dưới máy biến áp, hệ thống làm mát, sứ ra máy
biến áp, bình dầu phụ, rơ le hơi, bộ điều áp dưới tải, bình dầu phụ MBA,
bình dầu phụ bộ đổi nấc, rơ le dòng dầu bảo vệ bộ đổi nấc, hệ thống lọc
dầu bộ đổi nấc và các phạ kiện cần thiết khác.
 Mạch từ
- Mạch từ máy biến áp AT3 có dạng hình chữ E đựoc mô tả ở hình vẽ
81.

Hình 81: Mạch từ MBA AT3.


 Cuộn dây.
- MBA AT3 có ba cuộn dây ( cuộn 220kV, cuộn 110kV, cuộn 22kV)
được bố trí từ trong ra ngoài theo thứ tự, cuộn 22kV (LV) đến cuộn
110kV(MV) đến cuộn cao áp 220kV (HV) ngoài cùng. Trong đó, cuộn HV
và MV ngoài liện hệ về từ còn liên hệ về điện còn cuộn LV chỉ liên hệ về
từ. Cách bố trí dấy quấn MBA được thể hiện ở hình 83 và hình 84.
Hình 82: Kết cấu dây quấn máy biến áp ATT3.
- Máy biến thế AT3 có tổ đấu dây Yna0Δ-11. Sơ đồ véctơ sức điện
động của MBA được thể hiện qua hình vẽ 83.
Hình 83. Sơ đồ sức điện động.
 Thùng MBA.
Thùng MBA làm bằng thép hàn gồm hai phần: Thùng và nắp.
- Thùng MBA được làm bằng thép hàn mặt trong có gờ để tạo rãnh
thông dầu. Bên trong chứa mạch từ, cuộn dây cao áp – trung áp - hạ áp, xà
đỡ mạch từ và cách ly với thùng MBA, các chi tiết cố định mạch từ - cuộn
dây trong thùng MBA và dầu máy biến áp. Dầu biến áp làm nhiệm vụ tăng
cường cách điện và tản nhiệt.
- Lúc MBA làm việc, một phần năng lượng tiêu hao thóat ra dưới dạng
nhiệt làm dây quấn, lõi thép và các bộ phận khác nóng lên. Nhờ sự đối lưu
trong dầu và truyền nhiệt từ các bộ phận bên trong MBA sang dầu và từ
dầu qua vách thùng ra bộ làm mát MBA.
Nắp MBA dùng để đậy trên thùng và trên đó có các bộ phận quan trọng
như:
sứ cao áp, trung áp và sứ hạ áp; bình dầu phụ MBA; bình dầu phụ bộ đổi
nấc; ống bảo hiểm; rơ le hơi; rơle dòng dầu; hệ thống ống dẫn dầu và các
phụ kiện cần thiết khác.
 Bình dầu phụ máy biến áp.
- Bình dầu phụ của MBA và của bộ đổi nấc có cấu trúc hoàn toàn
giống nhau và giống máy biến áp T1 và T2. Hình 84.

Hình 84: Kết cấu bình dầu phụ máy biến thế AT3
 Bình lọc khí ẩm.
- Bình lọc khí ẩm của MBA AT3 của bình dầu phụ máy biến áp và
bình dầu phụ của bộ đổi nấc có cấu trúc giống như MBA T1 và T2. Hình
84
Hình 85: Kết cấu bình hút ẩm

 Đồng hồ đo mức dầu ở bình dầu phụ.


Kết cấu đồng hồ đo mức dầu được thể hiện ở hình vẽ 86.
Hình 86: Kết cấu đồng hồ đo mức dầu.
Nguyên lý cấu tạo và hoạt động giống như MBA T1 và T2.
Hình 87: Đồ thị hiển thị mức dầu của bình dầu phụ MBA AT3.
 Rele hơi
- Re le hơi đặt tại ống dầu liên thông giữa bình dầu phụ và thùng dầu
chính của máy biến thế. có cấu tạo và nguyên lý hoạt động giống như máy
biến áp T1 và T2.
- Nguyên lý cấu tạo rơle hơi được mô tả như hình 88 Nó bao gồm hai
phao F1 và F2. Khi phao F1 hạ xuống đi khép tiếp điểm S1 đi báo động,
còn khi phao F2 tác động (đi xuống) khép tiếp điểm S2 để đi cắt máy cắt
liên quan cô lập máy biến áp.
Hình 88: Cấu trúc rơ le hơi
 Van giảm áp .
- Giải phóng áp lực tăng đột ngột thùng dầu chính MBA.
- Khi rơ le tác động thì áp lực được giải phóng và MBA được cô lập
ngay lập tức.
Hình 89 :Van giảm áp.
 Van chặn (shutter valve).
- Đặt tại vị trí được chỉ ở hình 75. Tác dụng dùng để cô lập Rơ le hơi
và cô lập MBA khi dầu chảy qua nó với vận tốc 35cm/s. Shutter valve
được mô tả ở hình 90.
Hình 90: Kết cấu shutter valve.
 Rơ le bảo vệ bộ đổi nấc ( Rơ le dòng dầu)

Hình 91: Bình dầu phụ bộ đổi nấc và rơle dòng dầu.
Tác dụng bảo vệ MBA và tác động để cô lập MBA khi lượng dầu chảy qua
nó với vận tốc 35cm/s.
 Sứ cách điện.
- Sứ máy biến áp AT3 do Mitsubishi chế tạo bao gồm các sứ: Sứ
220kV; sứ 110kV; sứ 22kV và sứ trung tính. Có các thông số chính sau:
1. Sứ cao áp.
- Nhà sản xuất : Mitsubishi
- Loại : OT
- Điện áp định mức : 300kV.
- Dòng định mức : 630A
- Điện áp chịu đựng xung sét : 1050kV
2. Sứ hạ áp
- Nhà sản xuất : Mitsubishi
- Loại : PO
- Điện áp định mức : 24kV.
- Dòng định mức : 3150A
- Điện áp chịu đựng xung sét : 125kV.
3. Sứ trung tính
- Nhà sản xuất : Mitsubishi
- Loại : OT
- Điện áp định mức : 123kV.
- Dòng định mức : 630A
- Điện áp chịu đựng xung sét : 550kV.

 Bộ đổi nấc OLTC.


Hình 92: Cấu trúc minh họa bộ đổi nấc
Hình 93: Hình vễ minh họa mặt cắt dọc OLTC
- Bộ OLTC đặt ở phía 220kV( 1W, 1U, 1V) gồm 17 nấc phân áp, giá
trị mỗi nấc phân áp ±1,5%Uđm, các đầu phân áp được bố trí như hình 92.
Các bộ phận chính của OLTC bao gồm:
Hệ thống tiếp điểm động và tĩnh, động cơ điều khiển cam, cơ cấu
truyền động cam, cơ cấu điều khiển cam bằng tay, hệ thống lọc dầu OLTC,
tủ điều khiển và các phụ kiện khác được mô tả ở các hình 93, 94, 95.
Sơ đồ nguyên lý được mô tả như hình 94.

Hình 94: Sơ đồ điều khiển bộ đổi nấc AT3.


Hình 95: Bố trí thiết bị trong tủ điều khiển OLTC.
Các thông số chính của động cơ:
- Loại động cơ : ED100L ( 3 pha – 4dây).
- Công suất : 2,2kW.
- Tốc độ : 1500V/ph.
- Dòng định mức : 6,2A
- Điện áp định mức : 230/400V
 Hệ thống làm mát máy biến thế.
- Hệ thống làm mát của MBA AT3 tương tự như MBA T1 và T2.
Máy biến áp AT3 làm mát theo kiểu ONAN ( Oil natural, air natural) và
ONAF(Oil natural, air force).
1. Kiểu làm mát ONAN: Dầu và khí đối lưu tự nhiên, kiểu làm mát này
đảm bảo công suất MBA tối đa 44/44/3MVA.
2. Kiểu làm mát ONAF: Dầu đối lưu tự nhiên và khí làm mát cưỡng bức
bằng quạt, kiểu làm mát này đảm bảo công suất MBA 63/63/5MVA.
- Kết cấu hệ thống làm mát MBA AT3 bao gồm: 4 bộ tản nhiệt; 4 quạt
gió cưỡng bức có lưu lượng gió 150m3/min , công suất mỗi quạt 0,55KW;
dòng điện định mức 1,35A, dòng điện khởi động 5A, hệ thống ống dẫn,
mặt bích kết nối ông dẫn, hệ thống cung cấp nguồn cho quạt, mạch điều
khiển quạt, tủ điều khiển quạt và các phụ kiện cần thiết khác.

Hình 96: Sơ đồ động lực cấp nguồn điều khiển quạt làm mát máy biến áp.
- Nguồn cấp cho hệ thống quạt làm mát được lấy từ tủ LDB1 đặt tại
nhà phân phối 22kV ngoài trạm, nguồn làm việc bình thường lấy từ
MCCB-01 và nguồn khẩn cấp cũng lấy từ MCCB-02. Toàn bộ hệ thống
quạt làm mát được khiển bởi công tắc tơ điều khiển 88F có hai chế độ điều
khiển:
+ Chế độ điều khiển tự động.
Tiếp điểm 88F đóng khi nhiệt độ của cuộn dây MBA lên 650C hoặc nhiệt
độ dầu lên đến 550C, khởi động quạt làm mát.
+ Chế độ điều khiển bằng tay:
- Chuyển khóa 43C sang vị trí Manu. tiếp điểm 88F đóng khởi động
quạt làm mát.
- Tất cả các quạt làm mát dừng khi có tín hiệu OFF.
 Hệ thống đo nhiệt độ

Hình 97: Bố trí R.T.D đo nhiệt độ dầu và cuộn dây MBA.


- Nhiệt độ của máy biết áp được giám sát bởi cảm biến đo nhiệt độ của
cuộn dây và cảm biến đo nhiệt dầu đặt ở trong thùng trên máy biến áp,
được thể hiện rõ ở hình vẽ 88.
− Bộ cảm biến đo nhiệt độ cuộn dây: Gồm 4 tiếp điểm, trong đó có ba tiếp
điểm làm việc và một tiếp điểm dự phòng. Khi nhiệt độ cuộn dây lên đến
650C thì khởi động quạt làm mát, 1150C đi báo động và 1200C đi cô lập
máy biến áp.
− Bộ cảm biến đo nhiệt độ dầu máy biến áp: Gồm 4 tiếp điểm, trong đó có
ba tiếp điểm làm việc và một tiếp điểm dự phòng. Khi nhiệt độ dầu lên đến
550C thì khởi động quạt làm mát, 900C đi báo động và 1000C đi cô lập máy
biến áp.
 Hệ thống chữa cháy máy biến áp.
- Dùng nước dưới dạng phun sương để chữa cháy MBA. Hệ thống này
bao gồm: hệ thống ống dẫn nước, các vòi phun sương và các van đặt xung
quanh MBA
 Nguyên lý hoạt động của máy biến thế.
- MBA AT3 cũng tương tự như MBA nhiều cuộn dây, chỉ khác là 2
cuộn dây ngoài liên hệ về từ còn có cả liên hệ về điện nữa, cụ thể cuộn HV
và MV đấu sao, ngoài liên hệ về từ còn liên hệ cả về điện, còn cuộn LV
liên hệ với phía cao áp và trung áp theo nguyên tắc từ giống như máy biến
áp thông thường và nối tam giác.
- Cuộn sơ cấp (HV) 1A-X có số vòng dây W1 thay đổi; cuộn dây thứ
cấp (MV) 2A-X có số vòng dây W2 không đổi còn gọi cuộn dây chung;
cuộn dây 1A-a có số vòng dây W1 -W2 gọi là cuộn dây nối tiếp, cuộn dây
thứ ba (LV) 3A-x có số vòng dâyW3.(Hình 89)
Hình 98: Sơ đồ giải thích sự phân bố dòng trong một pha ba cuộn dây
của AT3.
MBA AT3 làm việc theo chế độ giảm áp, nghĩa là công suất truyền từ
cao áp sang trung áp ( CA → TA) đồng thời từ cao áp sang hạ áp ( CA →
HA), hay theo chiều ngược lại TA → CA đồng thời TA→ HA.
MBA AT3 đối xứng nên để tiện lợi ta nguyên cứu quá trình truyền
năng lượng trên một pha, sau đó áp dụng phương pháp xếp chồng kết quả.
Chọn chiều dương của dòng điện và điện áp theo chiều của mũi tên. Sơ đồ
nguyên lý được mô tả ở hình 98.
Phương trình sức từ động của MBA giảm áp 2 cuộn dây như sau:
IC W1 – IT W2 = Iμ W1
Trong đó: Iμ - Dòng từ hóa chạy qua cuộn dây 1A-X
IC - Dòng sơ cấp.
IT - Dòng thứ cấp.
Nếu bỏ qua dòng từ hóa, ta có:
IC W1 = IT W2
Và dòng chạy trong cuộn dây chung sẽ là:
ICh = IT - IC
Sức từ động trong cuộn dây nối tiếp là:
IC (W1 - W2) = ICW1 - ICW2
Thay ICW1 = IT W2 và chú ý Int = IC chúng ta nhận được:
Int (W1 - W2) = ( IT - IC)W2 = IChW2 (2.1)
Biểu thức (2.1) chứng tỏ nếu bỏ qua dòng từ hóa thì sức từ động trong
cuộn dây nội tiếp và cuộn dây chung về trị số và ngược pha nhau. Vì thế
cuộn dây nối tiếp (W1 – W2) có dòng İnt và cuộn dây chung W2 có dòng
ICh tương ứng có thể xem như là cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của MBA tự
ngẫu.Nếu bỏ qua tổn hao trong máy biến áp tự ngẫu, công suất trong MBA
tự ngẫu có biểu thức:
SB = SC = UCIC = ST = UTIT (2.2)
SB = UT(IC + ICh) = UTIC + UTICh = UTIC + UChICh (2.3)
Biểu thức (2.3) chứng tỏ công suất truyền từ sơ cấp sang thứ cấp gồm 2
thành phần:
Sđ = UTIC : gọi là công suất điện truyền trực tiếp từ cao sang trung.
St = UChICh : gọi là công suất từ truyền qua mạch từ.
Thành phần UChICh là công suất truyền bằng cách biến áp có sự tham
gia của từ trường, gọi là công suất biến áp. Tỷ số giữa công suất biến áp
với công suất toàn phần gọi là hệ số có lợi của MBA tự ngẫu.

Phân tích công suất truyền MBA AT3


Công suất của cuộn dây nối tiếp bằng:
Snt = Int.Unt (2.5)

You might also like