You are on page 1of 18

Câu 1: Tình hình khai thác và tiềm năng phát triển điện gió tại Việt Nam ?

Tình hình khai thác: Hiện tại, ở Việt Nam với tất cả 20 dự án điện gió với dự kiến
sản xụất 20 GW. Nguồn điện gió này sẽ kết nối với hệ thống điện lưới quốc gia và sẽ
được phân phối và quản lý bởi Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
Một số nhà máy điện gió ở Việt Nam:
+ BT1 Gia Ninh (109,2 MW)
+ Trà Vinh 48 MW
+ Bạc liêu 99MW
………….
- Về chính phủ có những chính sách phát triển điện gió:
Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam; như hỗ
trợ ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, đất đai, hạ tầng,....
Tiềm năng:
Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3260 km, Tiềm năng gió ở Việt Nam tập trung
chủ yếu ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ (tỉnh Bình Thuận) và vùng duyên hải phía
Nam (các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu và Sóc Trăng) với tốc độ gió trung bình từ 7 m/s
trở lên
Việt Nam có tổng công suất gió ước tính 513.360 MW, lớn nhất Đông Nam Á - Tham
khảo: Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) 24 GW công suất kỹ thuật điện gió trên
bờ và 475 GW điện gió ngoài khơi (chưa có dự án nào)

1
Câu 2: Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu suất của tua-bin gió

- Hiệu suất của một Tuabin gió phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Tỷ lệ bậc 3 với tốc độ gió nên cần phải đặc biệt quan tâm đến vị trí đặt Tuabin
để thu được tốc độ gió lớn

+ Phụ thuộc vào độ mấp mô bề mặt, hay lực ma sát của gió thổi qua mặt đất nơi
lắp đặt tuabin gió

+ Phụ thuộc vào hệ số công suất của tuabin hay phụ thuộc vào chủng loại của
tuabin (Hãng sản xuất)

+ Phụ thuộc vào độ cao của trụ tuabin và diện tích cản gió của cánh quạt (hay
còn gọi là thông số kỹ thuật của tuabin).

Câu 3: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tuabin gió ?


• Cấu tạo gồm các bộ phận chính:
+ Anemometer: bộ đo lường tốc độ gió và truyền dữ liệu tốc độ gió tới bộ
điều khiển.
+ Blades ( cánh quạt): gió thổi qua các cánh quạt và là nguyên nhân làm
cho các cánh quạt chuyển động và quay tua bin phát điện.

2
+ Brakes ( bộ hãm): Dùng để dừng rotor trong tình trạng khẩn cấp bằng
điện, bằng sức nước hoặc bằng động cơ.
+ Controller ( bộ điều khiển): Bộ điều khiển sẽ khởi động động cơ ở tốc độ
gió khoảng 2m/s đến 3m/s và tắt động cơ khoảng 25m/s bởi vì các máy phát
này có thể phát nóng.
+ Gear box ( hộp số): Bánh răng được nối với trục có tốc độ thấp với trục có
tốc độ cao và tăng tốc độ quay từ 30 đến 60 vòng/ phút lên 1200 đến 1500
vòng/ phút
+ Máy phát (Generator): Máy phát làm nhiệm vụ biến đổi năng lượng cơ
học của rotor thành năng lượng điện
+ Trục truyền động của máy phát ở tốc độ cao (High-speed shaft)
+ Trục quay tốc độ thấp (Low-speed shaft)
+ Vỏ (Nacelle): Bao gồm rotor và vỏ bọc ngoài, toàn bộ được đặt trên đỉnh
trụ và bao gồm các phần: hộp số, trục truyền động tốc độ cao và thấp, máy
phát, bộ điều khiển và bộ hãm. Vỏ bọc ngoài dùng bảo vệ các thành phần bên
trong vỏ. Một số vỏ phải đủ rộng để một kỹ thuật viên có thể đứng bên trong
trong khi làm việc
+ Bước răng (Pitch):Cánh được xoay hoặc làm nghiêng một ít để giữ cho
rotor quay trong gió không quá cao hay quá thấp để tạo ra điện
+ rotor : bao gồm các cánh quạt và trục
+ trụ đỡ: được làm bằng thép hình trụ, trụ càng cao thì thu càng được nhiều
gió
Nguyên lý:
Một tua-bin gió làm việc trái ngược với một máy quạt điện, thay vì sử
dụng điện để tạo ra gió như quạt điện thì ngược lại tua-bin gió lại sử dụng gió
để tạo ra điện.
Các tua-bin gió hoạt động theo một nguyên lý rất đơn giản. Năng lượng
của gió làm cho 2 hoặc 3 cánh quạt quay quanh một rotor. Mà rotor được nối
với trục chính và trục chính sẽ truyền động làm quay trục quay máy phát để tạo
ra điện.
3
Các tua-bin gió được đặt trên trụ cao để thu hầu hết năng lượng gió. Ở
độ cao trên 30m so với mặt đất thì các tua-bin gió thuận lợi: Tốc độ nhanh hơn
và ít bị các luồng gió bất thường

Câu 4: Tiềm năng và tình hình khai thác năng lượng sóng biển tại Việt Nam ?

Việt Nam, với bờ biển dài hơn 3260 km, có một số vị trí năng lượng sóng tốt với thông
lượng năng lượng sóng ngoài khơi dao động từ 40-411 kW/m

Một nghiên cứu cho thấy tiềm năng năng lượng sóng dọc theo bờ biển Việt Nam
hàng năm là 212 TWh. Theo nghiên cứu này, nguồn năng lượng sóng tốt nhất là
từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận, chiếm 42,4% tổng nguồn tiềm năng. Tiếp theo
là khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Nam và từ Bình Thuận đến Bạc Liêu với
17,2% và 14,7% tổng nguồn tiềm năng Một nghiên cứu khác xác định được
Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Cù Lao Chàm (Quảng Nam),
Cồn Cỏ (Quảng Trị) và Hòn Mê (Thanh Hóa) là những địa điểm tiềm năng xây
dựng trang trại sóng.

Tình hình khai thác năng lượng sóng biển ở Việt Nam chưa hình thành: do công nghệ
năng lượng sóng vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, trải qua nhiều thử nghiệm vẫn chưa
đi tới một thiết kế khả thi về thương mại được chấp nhận trong ngành.

Câu 5: Tiềm năng và tình hình khai thác năng lượng sinh khối tại Việt Nam ?

- Việt Nam là một nước nông nghiệp nên có tiềm năng rất lớn khoảng 737
mw về nguồn năng lượng sinh khối như: gỗ, phế thải - phụ phẩm từ nông
nghiệp, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác…

- Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi thúc đẩy phát triển năng lượng tái
tạo.

+ Cơ chế hỗ trợ giá FIT (biểu giá điện hỗ trợ) cũng đã được Chính phủ
nghiên cứu và đề xuất giá mua điện cao hơn so với trước đây để kích
thích phát triển NLTT.

4
+Theo Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020,
có xét đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày
21/7/2011 thì Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ phát triển năng
lượng tái tạo chiếm 9,4% tổng công suất điện cả nước.

+Hiện nay Chính phủ đã bàn đến vấn đề đấu thầu, đánh thuế carbon
trong Nghị quyết 55 và trong Luật Năng lượng tái tạo (đang xúc tiến
xây dựng sớm). Với những bước đi đó, hy vọng sẽ tạo điều kiện cho
lĩnh vực năng lượng tái tạo nói chung, năng lượng sinh khối nói riêng,
phát triển.

- Ước tính, đến năm 2025 tổng tiềm năng lý thuyết nguồn sinh
khối đạt 130,59 triệu tấn (tương đương 454,89 triệu MWh) và năm
2030 đạt 138,41 triệu tấn (tương đương 483,16 triệu MWh).

Câu 6: Tiềm năng và tình hình khai thác điện mặt trời tại Việt Nam ?

1. Tiềm năng điện mặt trời tại Việt Nam:

Theo bản đồ bức xạ do Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển, tiềm năng năng
lượng mặt trời ở Việt Nam dựa vào dữ liệu bức xạ mặt trời và số giờ nắng là
rất lớn. Cường độ bức xạ mặt trời dao động từ 897 - 2108 kWh/m2/năm, tương
đương 2,46 và 5,77 kWh/m2/ngày. Cường độ bức xạ cao nhất tập trung ở các
tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ như Đắk Lắk, Gia Lai, Nha Trang, Ninh Thuận,
Bình Thuận, Tây Ninh và Bình Phước.

Tình hình khai thác điện mặt trời:

- Tính đến hết năm 2020, nguồn điện mặt trời nối lưới đã được đưa vào vận hành
lên tới 9 GW (trong đó, 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận gần 3,5 GW). Quy
mô công suất của các dự án điện mặt trời đã được bổ sung quy hoạch là trên 13
GW (tổng quy mô đăng ký xây dựng các dự án điện mặt trời nhưng chưa được
bổ sung vào quy hoạch là khoảng 50 GW). Theo Dự thảo quy hoạch điện VIII,
dự kiến công suất lắp đặt điện mặt trời sẽ tăng từ 17 GW (giai đoạn 2020-2025)
5
lên khoảng 20 GW (năm 2030). Tỷ trọng điện mặt trời được kỳ vọng sẽ chiếm
17% (năm 2025), 14% (năm 2030) trong cơ cấu các nguồn điện.

- Ninh Thuận có nhà máy Xuân Thiện, Trung Nam,…

- Ngày 11/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg


về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, trong đó
quy định cụ thể về thuế, giá bán điện mặt trời.

Câu 7: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của pin quang điện ?

Cấu tạo:

1. Khung Có nhiệm vụ đảm bảo tính ổn định của tất cả các bộ phận cấu thành
pin mặt trời.

2. Lớp kính cường lực: Giúp bảo vệ các tế bào quang điện trước các tác nhân
môi trường như mua giống bụi bẩn hoặc va đập mạnh
3. Lớp EVA: là chất kết dính dùng để tăng độ vững chắc cho kết cấu tổng thể
cũng như bảo vệ các tế bào quang điện được cố định hay bám bẩn gây giảm hiệu
suất
4. Lớp solar cell: Đóng vai trò chính trong cấu tạo. Trên mỗi tế bào quang điện,
tinh thể silic loại N và loại P xếp chồng lên nhau, nằm giữa hai lớp dẫn điện
ribbon và các thanh busbar.
5. Lớp nền: Nền được làm từ nhiều vật liệu như nhựa PP, polymer, PVC,... Màu
sắc của tấm nền thường là màu trắng.
6 Bộ phận dẫn điện sang biến tần: chủ yếu dùng để chứa các jack cắm, đường
dây đấu nối giúp dẫn điện mặt trời sang các máy biến tần

Nguyên lý:

Khi bề mặt tấm pin năng lượng mặt trời được chiếu sáng. Hiện tượng bức xạ mặt trời
thẩm thấu vào tế bào quang điện, mang theo nguồn năng lượng proton dồi dào. đến khi
đạt giới hạn chúng sẽ gây nên hiện tượng các electron bị bức ra khỏi cấu tạo nguyên
6
tử. Hình thành các electron tự do mang điện âm và các lỗ hổng mang điện dương .
Chúng kết hợp với từ trường của 2 hai lớp sili P và N di chuyển thành một dòng.

Câu 8: Trình bày sơ đồ thay thế của pin quang điện ?


Sơ đồ thay thế:

Pin năng lượng mặt trời là thiết bị bán dẫn chứa lượng lớn các diod p-n, dưới sự hiện
diện của ánh sáng mặt trời có khả năng tạo ra dòng điện sử dụng được. Sự chuyển đổi
này gọi là hiệu ứng quang điện.
Silic thuộc nhóm IV, tức là có 4 electron lớp ngoài cùng. Silic có thể kết hợp với
silicon khác để tạo nên chất rắn. Silic kết hợp với nguyên tử nhóm III (nhôm hay
gali) được gọi là loại bán dẫn p bởi vì năng lượng chủ yếu mang điện tích dương
(positive), trong khi phần kết hợp với các nguyên tử nhóm V (phốt pho, asen) gọi là
bán dẫn n vì mang năng lượng âm (negative). Lưu ý rằng cả hai loại n và p có năng
lượng trung hòa, tức là chúng có cùng năng lượng dương và âm, loại bán dẫn n, loại
âm có thể di chuyển xung quanh, tương tự ngược lại với loại p.
Nguyên lý hoạt động:
Khi một photon chạm vào mảnh silic, một trong hai điều sau sẽ xảy ra:
Photon truyền trực xuyên qua mảnh silic. Điều này thường xảy ra khi năng lượng của
photon thấp hơn năng lượng đủ để đưa các hạt electron lên mức năng lượng cao hơn.
Năng lượng của photon được hấp thụ bởi silic. Điều này thường xảy ra khi năng
lượng của photon lớn hơn năng lượng để đưa electron lên mức năng lượng cao hơn.
Khi photon được hấp thụ, năng lượng của nó được truyền đến các hạt electron trong
màng tinh thể. Thông thường các electron này lớp ngoài cùng, và thường được kết
dính với các nguyên tử lân cận vì thế không thể di chuyển xa. Khi electron được kích
thích, trở thành dẫn điện, các electron này có thể tự do di chuyển trong bán dẫn.
7
Khi đó nguyên tử sẽ thiếu 1 electron và đó gọi là “lỗ trống”. Lỗ trống này tạo điều
kiện cho các electron của nguyên tử bên cạnh di chuyển đến điền vào “lỗ trống”, và
điều này tạo ra lỗ trống cho nguyên tử lân cận có “lỗ trống”. Cứ tiếp tục như vậy “lỗ
trống” di chuyển xuyên suốt mạch bán dẫn. Đây chính là sơ đồ nguyên lý pin mặt
trời.

Câu 9: Trình bày nguyên tắc thiết kế của hệ thống điện mặt trời áp mái ?
- Cần khảo sát vị trí lắp đặt:
Để đảm bảo nhà cung cấp giải pháp lắp đúng kỹ thuật, bạn có thể kiểm tra để
chắc chắn hệ thống đã được triển khai hợp lý.
Hệ thống điện mặt trời cố định lắp đúng kỹ thuật
Mái nhà lý tưởng cho hệ thống điện mặt trời rộng từ 50m2 trở lên, không bị
cản trở – che khuất, quay mặt về hướng Nam hoặc Bắc, nghiêng ở độ cao 30
độ. Cần có hệ thống khung để điều chỉnh độ nghiêng cho các kết cấu mái bằng
ít hoặc quá dốc.
Các kết cấu nhà hướng Đông hoặc Tây chắc chắn sẽ cần tính toán kỹ hơn để
khoảng cách giữa các tấm pin hợp lý, giúp chúng không che khuất lẫn nhau khi
mặt trời chuyển hướng trong ngày.
- Cần xác định được công suất tiêu thụ của hộ gia đình. Từ đó có thể xác định
được công suất cần thiết khi lắp đặt, tránh nâng cao chi phí lắp đặt.

Câu 10: Tại sao cần phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam ? Các nguồn năng
lượng tái tạo đang được phát triển hiện nay
• Tại sao :
- Đảm bảo an ninh năng lượng: có nguồn năng lượng khác để thay thế
- thay thế nguồn NL hóa thạch bị cạn kiệt
- Bảo vệ mối trường, giảm phát thải khí nhà kính
- Đảm bảo ổn định chính trị, giảm nguồn nhập khẩu năng lượng
- Đảm bảo an toàn nguồn cung cấp năng lượng quốc gia bằng cách đa
dạng hóa các phương thức sản xuất năng lượng
- Đổi mới hiện đại hóa sản xuất điện
Các nguồn năng lượng tái tạo đang được phát triển ở VN:
- NL mặt trời,
- tua bin gió,
- thủy điện,
- nhiệt điện,
8
- sinh khối,
- địa nhiệt.

Câu 11: Hiệu ứng nhà kính là gì ? Nguyên nhân và hậu quả của hiệu ứng nhà
kính ?
• Hiệu ứng nhà kính là: (Greenhouse Effect) là hiện tượng không khí của Trái
đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu
xuống mặt đất. Và khi đó mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí
quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.
• Nguyên nhân:
CO2 (khí nhà kính) do các hoạt động sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất, khai thác
phát triển mạnh mẽ của con người, khí CO2 cũng tăng theo
+ Hợp chất CFC (mỗi năm tăng 4%) chiếm 20% gây hiệu ứng nhà kính được
dùng trong máy điều hòa, hệ thống làm lạnh của tủ lạnh, trong các quy trình
làm sạch các thiết bị điện tử và là sản phẩm phụ của một số quá trình hóa học.
+ CH4 (metan): chiếm 13% gây hiệu ứng nhà kính phát sinh từ sự phân huỷ
các chất hữu cơ trong các bãi rác thải rắn, việc sử dụng và đốt các nhiên liệu
hóa thạch
+ O3 ( ozon): chiếm 8% trong cơ cấu gây hiệu ứng nhà kính do phân hủy tầng
ozon ở tầng bình lưu gây mưa axit tạo thành khói quang hóa gây nên hiệu ứng
nhà kính,…

- Các khí khác như: N20

• Hậu quả:

- Hậu quả lớn nhất là gây biến đổi khí hậu

- Ảnh hưởng đến nguồn nước: gây sự thiếu nước sạch để sinh hoạt và sản
xuất

9
- Ảnh hưởng đến Sinh vật: sự nóng lên của Trái Đất làm thay đổi đột ngột
môi trường sống, nhiều loài sẽ không thích nghi được và dần biến mất và tuyệt
chủng.

- Gây nên hiện tượng băng tan: Tình trạng băng tan ở Bắc Cực và Nam Cực
đang diễn ra ngày càng nhanh. Điều này khiến nước biển dâng cao, một số khu
vực lân cận bị nhấn chìm. Thậm chí theo cảnh báo, trong nhiều năm tới có thể
một số quốc gia sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới.

- Ảnh hưởng đến con người: VD: thời tiết ấm nóng tạo điều kiện vi khuẩn, nấm
mốc phát triển thời tiết thay đổi ảnh hưởng đến sức khỏe người già và trẻ nhỏ

- Ảnh hưởng đến sinh vật: Sự nóng lên của toàn cầu kiến cho hệ sinh thái, động
thực vật bị thay đổi điều kiện sống. Nhiều động vật không thể thích nghi và dần
rơi vào tuyệt chủng. VD: nắng nóng dẫn đến cháy rừng

Câu 12: Trình bày các loại pin quang điện, ưu nhược điểm của từng loại ?

Tên Ưu điểm Nhược điểm

Mono silicon( - Hiệu suất cao: 14-21% (vì cấu tạo - Giá thành cao
đơn tinh thể) bởi các tấm silicon nguyên chất)
- Hiệu suất thấp nếu
- Giảm kích thước modun có cùng công suất bức xạ thấp
công suất( tiết kiệm không gian)

- Hiệu quả về mặt sản xuất

10
Poly Silicon( đa -Giá thành hợp lý phù hợp thị trường -Hiệu suất thấp hơn
tinh thể) mono
- Hiệu suất trung bình phù hợp (12-
14%) - Hiệu suất thấp nếu
công suất bức xạ thấp
-Làm việc hiệu quả

Vô định hình - Rẻ hơn 2 loại trên - Hiệu suất thấp

- Làm việc hiệu quả trong điều kiện - Hiệu suất giảm theo
asang yếu thời gian

- Chịu được nhiệt độ cao

Câu 13: Nêu các thành phần của 1 hệ thống điện mặt trời nối lưới ?

1. Tấm pin mặt trời: chuyển năng lượng mặt trời thành dòng điện 1 chiều

2. Máy biến tần inverter: Chuyển dòng 1 chiều thành xoay chiều

3. Tải tiêu thụ

4. Bộ hòa lưới: nếu không đủ điện tiêu thụ hoặc hoạt động về đêm thì bộ hòa
lưới sẽ tiếp tục cung cấp điện cho tải. Lượng điện không dùng đến sẽ hòa vào
lưới điện quốc gia

5. Lưới điện với các bộ phận khác như đồng hồ đo với tủ điện chống quá dòng
quá áp

11
Câu 14: Ưu và nhược điểm của điện sinh khối ?

Ưu điểm Nhược điểm

· Là công
· Mức độ sẵn có của nguồn sinh khối phụ thuộc vào địa
nghệ đã phương.
chín muồi
· Sử dụng sinh khối có thể có những hậu quả tiêu cực gián tiếp
và phổ biến.
là tạo ra sự cạnh tranh giữa sản xuất nhiên liệu và sản xuất thực
· Đốt sinh phẩm, tự nhiên/đa dạng sinh học.
khối bền
· Sinh khối là nguồn hữu hạn và sản xuất điện phải cạnh tranh
vững được
với các mục đích sử dụng sinh khối khác như giao thông, công
coi là trung
nghiệp, sưởi ấm và đun nấu.
tính về phát
thải CO2. · Trong dải công suất thấp (nhỏ hơn 10 MW), lợi thế kinh tế
nhờ quy mô kinh tế là khá lớn.
· Sử dụng
phụ phẩm
· Khi đốt sinh khối trong lò hơi sẽ tạo thành clo và lưu huỳnh
sinh khối rẻ trong nhiên liệu khí cháy và gây ăn mòn thành lò và các thiết bị
tiền. khác. Điều này có thể làm hỏng các ống và các thiết bị khác của
lò hơi và nhà máy phải ngừng vận hành để sửa chữa lò hơi.

· Tro bay có thể bám vào các ống lò làm giảm hiệu suất lò hơi
và có thể làm hỏng các ống của lò. Với nhiệt độ buồng đốt cao
hơn 1000°C, các chùm quả rỗng, bã mía, và vỏ dầu cọ sẽ tạo ra
xỉ chảy nhiều hơn các nhiên liệu sinh khối khác. Mức độ tro
chảy phải không được quá 15% để giữ cho lò không bị hỏng

· Đốt sinh khối làm phát thải SO2, NOx và bụi.

12
Câu 15: Trình bày các vấn đề cốt lõi (hạn chế, tiềm năng) liên quan đến việc
phát triển năng lượng sinh khối tại Việt Nam ?

- Tiềm năng:

· Việt Nam có nguồn sinh khối phong phú. Các nguồn bao gồm cọ dầu,
mía, cao su, dừa, lúa, ngô, sắn, phân động vật và rác thải đô thị. Trong đó
phổ biến nhất là các nhà máy điện bã mía với 378 MW đang hoạt động
đồng phát cho các nhà máy đường và phát điện lên lưới.

· Một số nhà máy điện bã mía lớn như ĐSK An Khê (95 MW) tại Gia
Lai, KCP Phú Yên (30 MW),…

· Ngoài ra, là nước phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp, Việt Nam cũng
có tiềm năng lớn nguồn điện trấu và điện gỗ với khoảng 100 MW điện
trấu và 70 MW điện gỗ đang được chuẩn bị đầu tư theo Dự thảo Quy
hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030 do Viện Năng
lượng lập

- Hạn chế:

· Loại hình năng lượng này đang vấp phải nhiều rào cản, từ sự thiếu sự
ổn định và bền vững trong cung cấp nhiên liệu, giá nguyên liệu… đến các
cơ chế khuyến khích của Chính phủ chưa hấp dẫn.

· Các chính sách của Chính phủ còn thiếu và các điều kiện cơ sở cho đốt
rác, thu hồi khí, phát triển điện sinh khối thì chi phí còn rất cao so với các
nguồn năng lượng tái tạo khác như gió, mặt trời..

13
Câu 16: Ưu và nhược điểm của điện gió ?

Ưu điểm Nhược điểm

· Không có phát thải làm ô nhiễm


· Sử dụng đất:
môi trường cục bộ từ vận hành.
+ Xây dựng trang trại điện gió
· Không có phát thải khí nhà kính từ trên bờ có thể phải phát quang rừng.
vận hành.
+ Mật độ dân số cao sẽ còn ít chỗ cho
· Chi phí ổn định và có thể dự báo trang trại điện gió trên bờ.
được do chi phí vận hành thấp và
· Sản lượng năng lượng thay đổi.
không mất chi phí nhiên liệu.
· Do tốc độ gió có sự biến đổi theo tự nhiên
· Công nghệ có tính mô đun cho
nên dự báo gió cần phải được thực hiện với
phép mở rộng công suất theo nhu
mức độ chính xác nhất định để có thể dự đoán
cầu, tránh phát triển quá nhiều và bị
sản lượng điện phát.
kẹt vì các chi phí.
· Ảnh hưởng tầm nhìn và tiếng ồn
· Thời gian thực hiện ngắn so với
hầu hết các công nghệ khác.

Câu 17: Trình bày các vấn đề cốt lõi (hạn chế, tiềm năng) liên quan đến việc
phát triển năng. lượng mặt trời tại Việt Nam ?
• Hạn chế:
- Các vấn đề về chính sách: Rào cản lớn nhất trong chính sách là thiếu quy hoạch
quốc gia về năng lượng điện mặt trời. Hiện tại, Việt Nam mới có quy hoạch phát triển
điện mặt trời ở cấp tỉnh, đặc biệt tập trung ở một số tỉnh, thành phố có tiềm năng. Ngoài
ra, các quy hoạch này của tỉnh mới chỉ áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời nối lưới,
không áp dụng cho các dự án điện mặt trời áp mái.

14
- Vấn đề công nghệ: Cơ sở hạ tầng ngành điện hiện nay chưa phát triển tương
xứng với tiềm năng của điện mặt trời.Ngoài ra, còn thiếu các quy định về tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong quá trình thiết kế, xây dựng,
vận hành và quản lý các dự án điện mặt trời. Năng lực hấp thụ công nghệ của Việt Nam
còn thấp nên các dịch vụ kỹ thuật và bảo trì cơ bản, vận hành và quản lý sau khi lắp
đặt các nhà máy điện mặt trời vẫn cần sự tham gia của chuyên gia nước ngoài
- Các vấn đề kinh tế và tài chính: Vướng mắc lớn nhất trong các vấn đề về kinh
tế, tài chính là trách nhiệm chia sẻ rủi ro tài chính không rõ ràng giữa các bên trong
hợp đồng mua bán điện theo thông lệ quốc tế. Cụ thể như những thay đổi về chính sách
thuế, phí, giá cả, quy hoạch, kế hoạch phát triển; rủi ro trong huy động vốn vay, lãi
suất, tỷ giá hối đoái; hoặc rủi ro bất khả kháng như lũ lụt, động đất… ngoài tầm kiểm
soát của doanh nghiệp.
• Tiềm năng:
- Địa hình, khí hậu thuận lợi
Việt Nam là đất nước nằm ở đường xích đạo đi qua, với khí hậu nhiệt đới. Vì thế lượng
nhiệt và ánh sáng mặt trời chiếu qua nước ta hàng năm là rất lớn. Đây là điều kiện
thuận lợi có thể khai thác tối đa, tận dụng nguồn năng lượng mặt trời.

- Diện tích tận dụng, khai thác lớn


Lượng nắng cao từ mặt trời phân bố trải dài khắp các địa hình, tỉnh thành trong cả
nước. Vì thế ở bất cứ khu vực nào của Việt Nam cũng đều có thể tiến hành khai thác
được nguồn năng lượng mặt trời. Đặc biệt cường độ ánh sáng tập trung cao nhất ở các
tỉnh miền Trung, Nam Trung Bộ và đây cũng là những nơi có tiềm năng về năng lượng
mặt trời lớn nhất nước.

- Nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ


Hiện nay, tại Việt Nam chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích các nhà
đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực khai thác nguồn năng lượng
mặt trời. Điều này mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện tốt nhất để thu hút sản xuất, đầu
tư ứng dụng năng lượng mặt trời. Với sự ra đời của các nhà máy điện năng lượng mặt

15
trời trước đây, Việt Nam tạo mọi sự hỗ trợ có thể để có thể mở rộng số lượng và quy
mô công trình nhằm khai thác tối đa lợi thế nguồn năng lượng mặt trời của đất nước.

- Nhu cầu sử dụng của người dân tăng


Trước đây, năng lượng mặt trời thường tập trung khai thác dưới mặt đất tại những công
trình lớn. Nhưng hiện nay, nhu cầu của người Việt Nam ngày càng tăng, năng lượng
mặt trời có thể khai thác bằng cách làm những tấm pin năng lượng áp mái. Chính vì
thế, chúng ta dễ dàng nhìn thấy những tấm pin năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình
và tại các tòa nhà công ty, trung tâm thương mại.

Câu 18: Tình hình khai thác và tiềm năng phát triển năng lượng địa nhiệt tại
Việt Nam ?

1. Khai thác:

Điện địa nhiệt của Việt Nam hiện còn khá khiêm tốn, được ước tính ở mức khoảng 3-
400 MW. Nguồn địa nhiệt tại các điểm thăm dò có mức enthalpy thấp với nhiệt độ
không vượt quá 100°C.

Cho đến nay năng lượng địa nhiệt được sử dụng rất hạn chế tại Việt Nam. Một phần
nguyên nhân có thể là chi phí đầu tư cao và thiếu kinh nghiệm.

Ở việt nam thì có Nhà máy Điện địa nhiệt đầu tiên tại Đakrông - Quảng Trị. Nhà máy
có công suất 25MW

Tiềm năng phát triển năng lượng địa nhiệt:

Việt Nam nằm trên khu vực tiếp giáp giữa lưu vực Biển Đông và thềm lục địa Đông
Nam Á. Có hơn 300 địa điểm khoáng nóng với nhiệt độ lên đến 105°C đã được phát
hiện. Ngoài ra, hơn 100 nguồn nước nóng với nhiệt độ lên đến 148°C đã được phát
hiện. Sáu khu vực triển vọng đã được xác định bao gồm: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ,
Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ là các khu vực có hoạt
động kiến tạo gần đây.

16
Câu 19: Tình hình khai thác và tiềm năng phát triển điện sinh khối tại Việt Nam ?
Tình hình khai thác:
- Việt Nam đẩy mạnh khai thác năng lượng sinh khối trong ngành mía đường.
- Sản lượng đường mía đang được cung cấp chính để sản xuất năng lượng điện.
- Bên cạnh mía đường, VN cx khai thác các nguồn sinh khối khác như: cây trồng
công nghiệp, tảo và các loài thực vật khác, hoặc là những bã nông nghiệp và lâm
nghiệp, …
- Có khoảng 60 triệu tấn phế phẩm từ nông nghiệp thì trong đó 40% được sử dụng
đáp ứng nhu cầu điện năng.
Tiềm năng phát triển điện sinh khối:
Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối từ chất thải từ
nông nghiệp, rác, nước thải đô thị… phân bổ rộng khắp trên toàn quốc.
Theo tính toán Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương, đến năm 2035,
Tổng tiềm năng sinh khối là hơn 9.600 MW.
Hiện nay, Việt Nam đã có một số dự án xây dựng nhà máy điện sinh học tại miền Bắc
và 1 số nhà đầu tư đang khai thác dự án điện sinh khối.

Câu 20: Cấu tạo của hệ thống điện mặt trời áp mái có nối lưới ?
1. Tấm pin năng lượng mặt trời Solar Panel
Các tấm pin năng lượng mặt trời chuyển đổi bức xạ mặt trời thành dòng điện
một chiều (DC)
2. Inverter hòa lưới
Dòng điện DC đó sẽ được chuyển hóa thành dòng điện xoay chiều (AC) bởi
inverter được trang bị thuật toán MPPT (Maximum Power Point Tracking)
nhằm tối ưu hóa năng lượng tạo ra từ hệ thống pin mặt trời.
Nguồn điện AC từ hệ thống pin năng lượng mặt trời sẽ được kết nối với tủ điện
chính của khu vực, hòa đồng bộ vào lưới điện hiện hữu, cung cấp điện năng
song song với nguồn điện lưới, giúp giảm điện năng tiêu thụ từ lưới của khu
vực sử dụng.

17
3. Hệ thống giám sát từ xa qua internet. smart phone
Hệ thống cho phép giám sát hoạt động của toàn bộ hệ thống tại chổ hoặc từ xa
thông qua điện thoại thông minh, máy tính… kết nối với internet giúp người
vận hành dễ dàng giám sát hoạt động của toàn bộ hệ thống điện mặt trời.
Tất cả thông số hoạt động của hệ thống như: công suất, điện năng tạo ra, trạng
thái hoạt động…sẽ liên tục cập nhật phân tích hoạt động và đưa ra khuyến nghị
cần thiết cho hệ thống hoạt động tốt nhất. Người vận hành có thể giám sát hoạt
động của hệ thống mọi lúc, mọi nơi.
4. Hệ thống khung đỡ, Hệ thống cắt sét lan truyền và tiếp địa, Cáp điện và các hệ
vật tư, phụ kiện trong hệ thống
Khung và giá đỡ giúp cố định các tấm pin trên mái nhà hoặc mặt đất. Thường
được làm thép hoặc nhôm. Thông thường, nó có sự kết hợp của thanh ray, kẹp
cuối, kẹp giữa, giá đỡ…
Khung và giá đỡ chiếm 8 – 15% tổng chi phí lắp đặt.
5. Đồng hồ đo đếm điện 2 chiều
Đồng hồ điện thông minh này gồm các tính năng thông minh như:
– Đo chỉ số điện năng từ lưới, điện năng từ hệ pin mặt trời.
– Tổng số điện năng tiêu thụ
– Khả năng giám sát thông số điện từ xa qua 3G/GPRS/GSM
– Nhiều chế độ lưu trữ các thời gian sử dụng điện, các biểu giá điện theo từng
thời điểm.
* Ưu điểm:
– Hệ thống đơn giản, gọn nhẹ
– Khả năng lưu trữ thông tin tốt.

18

You might also like